Thứ Bảy, 18 tháng 12, 2021

" nhân phiên tòa của nước Cộng hòa Xã Hội Chủ nghĩa Việt Nam xử Phạm Đoan Trang, đọc lại tư liệu về 2 phiên tòa xử Nguyễn An Ninh & Tạ Thu Thâu, dưới thời thực dân Pháp " / Nguyễn Đức Hiệp -- trích: GIAO BLOG ( Dec., 19/ 2021)

 

Danh Ngôn

Danh ngôn của Martin Luther King, Jr.

 

Không bay được thì chạy, không chạy được thì đi, không đi được thì bò, nhưng làm gì thì cũng phải tiến lên.”

(If you can't fly then run, if you can't run then walk, if you can't walk then crawl, but whatever you do you have to keep moving forward.”)

Diễn văn đọc tại Spelman College, tháng Tư 1960.

 

“Có lúc im lặng là phản bội.”

(There comes a time when silence is betrayal.)

Diễn văn tại Riverside Church, New York City, 4 tháng Tư, 1967

 

Rốt lại, chúng ta sẽ không nhớ lời nói của kẻ thù, mà lại nhớ sự im lặng của bạn bè chúng ta.”

(In the end, we will remember not the words of our enemies but the silence of our friends.)

Bài nói tại Montgomery, Alabama, 17 tháng Mười Một, 1967

 

Người ta chết khi không chịu đứng lên vì điều đúng đắn. Người ta chết khi không chịu đứng lên vì công lý. Người ta chết khi không chịu đứng lên vì sự thật.”
(A man dies when he refuses to stand up for that which is right. A man dies when he refuses to stand up for justice. A man dies when he refuses to take a stand for that which is true.)

Diễn văn ngày 8 tháng Ba, 1965 tại Selma, Alabama

Bất công ở bất cứ nơi nào cũng là sự đe dọa cho công lý ở mọi nơi.”

(Injustice anywhere is a threat to justice everywhere.)

Thư từ nhà tù Birmingham, 16 tháng Tư, 1963

Ban biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com


Nhân phiên tòa của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam xử Phạm Đoan Trang, đọc lại tư liệu về hai phiên tòa xử Nguyễn An Ninh và Tạ Thu Thâu dưới thời thực dân Pháp


Nguyễn Đức Hiệp




Nếu không có bài tường thuật của luật sư Ngô Anh Tuấn trong phiên tòa xử Phạm Đoan Trang thì không ai biết công lý được áp dụng ra sao.

Đọc xong bản tường thuật và so sánh lại các tường thuật trên báo chí trong các năm 1920-1930 về các phiên tòa chinh trị xét xử Nguyễn An Ninh, Tạ Thu Thâu, Nguyễn Văn Tạo, Dương Bạch Mai, … thì thấy có nhiều sự giống nhau và khác nhau về công lý hiện nay và dưới thời Pháp thuộc. Sự khác nhau chính là báo chí công khai viết và dân chúng đều được tham dự vào phiên tòa. Phiên tòa xử Tạ Thu Thâu là đông nhất (hơn 500 người dân tham dự tràn ra ngoài phòng xử). Sự tường thuật của báo chí đã làm dân chúng biết nhiều về các nhân vật chính trị này và làm họ trở thành những người yêu nước tăm tiếng. Ngay cả sau này họ đã được bầu vào nghị viên Hội đồng thành phố (Tạ Thu Thâu, Nguyễn Văn Tạo, Trần Văn Thạch) vì được dân tín nhiệm bỏ phiếu. Và trong phiên tòa các bị cáo đều được nói và tranh luận với quan tòa mà không bị không cho nói.

Tôi xin trích đây một đoạn về các phiên tòa xử Nguyễn An Ninh và Tạ Thu Thâu năm 1926 từ sách Sài Gòn – Chợ Lớn: Đời sống xã hội và chính trị qua tư liệu báo chí (1925-1945), Nxb Tổng hợp TP HCM, 2019  (tr. 244-261, 319-337), trong số nhiều phiên tòa để có thể so sánh với phiên tòa ngày nay.

 

SỨC MẠNH CỦA Ý TƯỞNG

Chính quyền thuộc địa ở Saigon và Nam Kỳ sợ nhất các ý tưởng kêu gọi chống áp bức, đòi tự do, nhân quyền mà tiêu biểu là ông Nguyễn An Ninh được ủng hộ và mến mộ trong giới thanh niên, nhất là sau buổi diễn thuyết bài nói chuyện bằng tiếng Pháp “Idéal de la Jeunesse Annamite” (“Lý tưởng thanh niên An Nam” hay Cao vọng thanh niên An Nam) ngày 15/10/1923 ở Hội khuyến học Nam Kỳ. Bài diễn thuyết này đã làm cho chính quyền Pháp chú ý và thống đốc Nam Kỳ Cognacq áp lực kỷ luật Hội khuyến học Nam Kỳ khi để Nguyễn An Ninh nói với thanh niên không chỉ sống cho bản thân và có địa vị trong xã hội mà phải nghĩ đến tương lai đất nước và dân tộc. Cognacq đã ép Hội khuyến học Nam Kỳ không cho phép Nguyễn An Ninh diễn thuyết về sau. Sau đó Nguyễn An Ninh ra báo Chuông Rè (La cloche fêlée) cuối năm 1923. Báo chuông rè sau này có Phan Văn Trường và Dejean de la Batie cộng tác. Khi Nguyễn An Ninh bị bắt sau buổi diễn thuyết ngày 21/3/1926 thì Phan Văn Trường đảm nhiệm tiếp tục ra tờ Chuông Rè.

clip_image002

Hình - Nguyễn An Ninh - Ảnh Khánh Ký chụp năm 1923

Ngày 21/3/1926, Nguyễn An Ninh là người chính trong buổi diễn thuyết trước công chúng ở đường Lanzarotte (nay là đường Đoàn Công Bửu) trong khu vườn xoài của bà đốc phủ Nguyễn Tấn Tài. Buổi diễn thuyết này được tổ chức để phản đối sự trục xuất Trương Cao Đông về Trung Kỳ của thống đốc Nam Kỳ Cognacq. Chủ bút báo Écho Annamite, Dejean de la Batie, tranh đấu cho Trương Cao Đông, đã đến dự. Trong buổi diển thuyết còn có luật sư Paul Monin, ông Trương Văn Bền và ông Lê Quang Liêm (nghị viên Hội đồng Quản hạt) tham dự. Ông Liêm chủ tọa buổi họp.

Ngoài quần chúng đông đảo, công nhân ở xưởng Ba Son, còn có nhiều thanh niên trong nhóm Jeune Annam đã đến và phát biểu. Đến phiên Nguyễn An Ninh đứng lên diễn thuyết, ông được sự ủng hộ nồng nhiệt của thanh niên. Ông diễn thuyết hùng hồn sôi nổi thu hút thanh niên và thính giả và nhất là khi phát biểu những lời ông đã viết trong tờ truyền đơn phát ra trước đó kêu gọi dân chúng đến dự buổi nói chuyện (9). Buổi nói chuyện không còn giới hạn trong vụ Trương Cao Đông mà lan ra lãnh vực đòi tự do, độc lập bình đẳng nếu không sẽ có bạo động.

Sau buổi diễn thuyết Nguyễn An Ninh, Dejean de la Batie và Lâm Hiệp Châu bị bắt. Dejean de la Batie bị bắt là vì trong truyền đơn nảy lửa do ông Ninh viết có tên ông. Lâm Hiệp Châu, một thanh niên 20 tuổi, trong nhóm Jeune Annam cũng bị bắt vì trước đó trong tờ báo duy nhất phát hành gọi là Jeune Annam do ông đảm nhiệm đã có đăng lại một bài từ báo Le Paria và một bài từ báo Argus Indochinois (9). Các bài trong Jeune Annam có chủ ý kêu gọi bạo động đánh đổ sự cai trị của Pháp ở Đông Dương.

Trước đây đảng lập hiến và nhóm Jeune Annam (Thanh niên An Nam) có sự liên hệ hỗ tương trong việc bảo vệ quyền lợi người bản xứ chống lại nhóm thực dân bảo thủ. Nhóm Jeune Annam đặt kỳ vọng vào sự thay đổi do đảng lập hiến có thể mang lại cho người bản xứ về tự do, bình quyền và độc lập có thể có sau này. Điển hình là trong buổi đón tiếp Bùi Quang Chiêu từ Pháp về vào ngày 24 tháng 3 năm 1926, những thành viên trong nhóm Jeune Annam đã đứng ra tổ chức ủng hộ buổi đón tiếp. Nhưng thực sự thì lúc này sau khi Nguyễn An Ninh vừa bị bắt sau buổi diễn thuyết ngày 21/3/1926 và họ đã coi Nguyễn An Ninh là người lãnh đạo tinh thần, có can đảm nói lên thực sự ước nguyện người Việt. Đón tiếp Bùi Quang Chiêu nhưng khẩu hiệu vang lên là phải thả Nguyễn An Ninh.

Ba ngày sau buổi diễn thuyết ở đường Lanzarotte, ngày 24/3/1926, nhà chí sĩ yêu nước Phan Châu Trinh mất ở Saigon sau khi từ Pháp trở về nước sống ở Saigon từ năm 1925. Sự kiện này đã gây ra nhiều xúc động trong lòng người Việt. Các phu khuân vác ở các nhà máy lúa trong Chợ Lớn nghỉ việc, các học trò nhiều trường cũng như nhiều công chức làm việc trong chính phủ đeo băng tang, các tầng lớp trí thức, nghệ sĩ, doanh nhân, doanh nghiệp, báo chí người Việt tỏ vẻ tiếc thương. Chưa bao giờ một chí sĩ mất lại đoàn kết tất cả người Việt như vậy. Tại Mỹ Tho, đầu tháng 4 năm 1926, có sự đụng độ giữa các học sinh và cảnh binh. Các cuộc đình công và bãi khóa cũng để lên tiếng ủng hộ đòi hỏi thả Nguyễn An Ninh.

Ngày 23/4/1926, Nguyễn An Ninh và Lâm Hiệp Châu ra tòa xử ở Saigon. Báo Écho Annamite ngày 24/4/1926 đã có tường thuật đầy đủ phiên tòa này. Qua bài tường thuật này ta thấy sức mạnh của ý tưởng và sự thu hút của Nguyễn An Ninh đối với các đoàn thể nhất là thanh niên đã làm sợ hãi chính quyền thuộc địa. Ông Dejean de la Batie không bị truy tố vì ông khai là ông không kiểm xem ông Ninh đã viết những gì trong truyền đơn mặc dầu tên ông là một trong những người ký tên trong truyền đơn, và quan trọng hơn là tên ông đứng đầu nhóm chữ ký (Écho Annamite 21/5/1926).

“Vụ Nguyễn An Ninh và Lâm Hiệp Châu trước tòa

Trường hợp thứ nhất, xử, Lâm Hiệp Châu bị phạt 100 Fancs vì tội vi phạm điều 6, 7 và 9 luật báo chí. Trường hợp thứ hai được xem xét và tuyên bán trong tuần sau.

An ninh trật tự được ban hành

Chiều hôm qua, một sự chuẩn bị toàn thể

Người ta mang ra xử vụ nổi tiếng Nguyễn An Ninh và Lâm Hiệp Châu, mà chúng tôi đã nói trước đây là chính phủ và ngành tư pháp dường như đã coi nó có tầm quá quan trọng hơn là nó thực sự xứng đáng có được.

Quân đội, cảnh sát, cảnh binh, bảo an, cảnh sát đô thị, cảnh sát chìm sẳn sàng như đang ở trận tuyến

Gần như phá điều lệ được coi là thiêng liêng bất khả xâm phạm, ông Duval, ủy viên trung ương Saigon đã ra lệnh cho nhân viên dưới quyền, người Âu hay bản xứ, phải có mặt làm việc từ trưa đên 19 giờ mà không được nghĩ lúc nào!

Những người can đảm thì than phiền một chút. Ghê thật! Có chuyện gì vậy! Có phải họ là người hay là thú cày bừa mà làm như vậy?

Và tại sao có nhiều sự xáo trộn và thay đổi như vậy?

Chỉ vì hai thanh niên – một trong hai chưa đến tuổi thanh niên, hầu như là một đứa trẻ! – mà họ muốn tôn vinh tên tuổi long trọng của các nhà cách mạng!

Họ không bỏ quên thứ gì để biện minh cho sự mô tả như vậy: sự điều động bất thường binh lính để canh gác chung quanh dinh thống đốc, tòa án, khám lớn; tin đồn lan ra là không một ai biết chuyền gì trong trường hợp bản án ban ra kết tội các bị cáo, sự bất hợp tác sẽ được châm ngòi ngay lập tức bởi những người An Nam chống lại chính quyền Pháp; tuyệt đối cấm những công dân thanh bình của hòn ngọc viễn đông (*) đi qua các con đường Lagrandière, d’Espagne, Filippini, Taberd và MacMahon (**), mà không có kéo cắt kẻm gai được phân bố trước và rất thận trọng bởi công tố viên cộng hòa, khi có yêu cầu khẩn cấp – Nhân viên của cơ quan tư pháp chính họ cũng bị ràng buộc bởi sự tuân thủ nghiêm ngặt này, và rất nhiều thư ký và thông dịch viên đã không thể đến văn phòng của họ được, vì họ không đủ điều kiện.

Ông Gallet sẽ nói là người ta đã đặt Nguyễn An Ninh lên trên một bệ cao lớn, nơi đó ông sẽ kêu ông Ninh vui lòng đi xuống.

Nhưng đây có phải là chính trị khôn ngoan?

Hay là tất cả biện pháp này chỉ là nhằm gây ấn tượng đến công chúng, nâng cao giá trị vượt tầm của các bị cáo – để mà biện minh một hình phạt nặng nề cho họ - và làm phiền ông Varenne, bằng cách cho ông ta thấy những phiền toái và xáo trộn đã được dự báo trước do chính sách chính trị tiến bộ cởi mở đối với dân bản xứ gây ra?

Không nghi ngờ gì, có một chút sự thật về tất cả các điều trên, và ông Maurice Cognacq, mà người ta kết án là tác giả của vụ này, chắc là xoa hai tay hài lòng, trên tàu Paul Lecat (***), khi nghĩ tới ý tưởng chơi khăm của mình, sau khi rời khỏi thuộc địa, tới vị toàn quyền đảng xã hội, vì lỗi của vị toàn quyền là đã không chia sẽ tất cả những ý kiến của ông.

Trong lúc nghe xử án, một tiếng nổ thật lớn vang dội, thu hút sự chú ý của các viên sĩ quan trông coi trật tự, tưởng là phải đối phó với tiếng sung nổ từ đám đông dân bản xứ khiếm nhã muốn Nguyễn An Ninh phải được thả ran gay.

Cuối cùng! Đó chỉ là tiếng bánh xe hơi bị nổ dưới trời nóng nọc vào tháng 4 ở Saigon.

Điều này làm chúng ta nhớ lại, vài tuần sau khi vụ đánh bom ở Quảng Châu (****), làm cho ông hãi sợ. Ông Merlin đã phóng nhảy trốn khi một bóng đèn nổ trong lúc ông đang đọc diễn văn tại Phòng thương mại người Hoa ở Chợ Lớn.

Quả thật, thần tình cờ may rủi là một ông già làm trò cười!

Buổi nghe và chất vấn

Tòa được chủ tọa bởi ông Jodin. Ông công tố viên cộng hòa Lafrique ngồi ở phía bên công tố và công chúng.

Ông Loupy trong vào thư ký ghi buổi nghe và chất vấn; ông Cavillon là người hướng dẫn buổi nghe.

Chủ tọa tuyên bố buổi nghe và chất vấn bắt đầu vào lúc 15 giờ

Người ta muốn giải quyết phần nhỏ và dễ trước khi vào phần chính.

Lâm Hiệp Châu coi như phần đầu của vụ vi phạm luật báo chí.

Anh đã được cảnh cáo, ông chủ tòa nói với giọng hệ trọng, đã vi phạm ở Saigon các điều 6, 7 và 9 của luật báo chí. Anh là trẻ vị thanh niên và điều hành tờ báo gọi là Jeune Annam. Anh phải suy nghĩ về hậu quả của các hành động của anh và phải biết những điều kiện mà một tờ báo được xuất bản. Anh thiếu thành thật và trung thành khi khai không đúng về việc in tờ báo của anh: nhà in báo không phải ở số 36 đường MacMahon, như anh đã khai, văn phòng của tờ báo không phải ở đó, thêm nữa anh đã không nộp lưu chiểu.

“Đây không phải là lỗi tại tôi”, bị cáo trả lời, “nếu tôi nộp lưu chiểu báo lúc 7 giờ ½, trong khi viện kiểm sát chỉ nhận lưu chiểu vào lúc 2 giờ chiều!”

Số đầu tiên và số duy nhất của tờ Jeune Annam đăng nhiều bài rất bạo động. Nếu anh nộp lưu chiểu viện kiểm sát sẽ cấm lưu hành tờ báo. Vì thế, bán lậu bí mật là đồng phạm với tuyên truyền cáhc mạng của anh!

Tôi có thể khích động một cuộc cách mạng được không, thưa quan tòa, khi các đồng bào tôi không nghe tôi?

Và ông Lâm Hiệp Châu đã chứng tỏ sự bất lực của mình để kích động quần chúng nổi dậy.

Đến phiên phía công tố lên tiếng

Ông Lafrique kêu gọi áp dụng đeều khoản 6, 7 và 9 của luật báo chí tháng 7 1881.

Ông Gallet đứng ra biện hộ cho Lâm Hiệp Châu

Tờ báo Jeune Annam, vị luật sư nổi tiếng nói, là tờ báo trẻ, hiện diện trước tòa, nóng giận với những lời tố cáo đè nặng lên anh ta. Thân chủ của tôi bắt đầu làm báo đối lập và vi phạm không chối cãi luật báo chí. Tôi xin tòa khoan dung cho tuổi trẻ”

Tòa xử phạt ông Châu 100 francs về tội đã nói ở trên.”

(Chú thích: (*) Lúc này Saigon đã được gọi là hòn ngọc (Perle) (**) ngày nay là đường Lý Tự Trọng, Lê Thánh Tôn, Nguyễn Trung Trực, Nguyễn Du và Nam Kỳ Khởi Nghĩa (***) Cognacq bị buộc về hưu năm 1926, và rời Nam Kỳ trên tàu Paul Lecat của công ty dịch vụ hàng hải, Compagnie des messageries maritimes).

Liên quan đến phiên tòa xử Nguyễn An Ninh, qua các lời chất vấn và trả lời của Nguyễn An Ninh trước tòa cho ta biết nhiều thông tin về Nguyễn An Ninh và vì sao chính quyền Pháp sợ hãi thanh thế và tư tưởng ông trong quần chúng người Việt. Bài tường thuật của tờ Écho Annamite ngày 24/4/1926 tiếp tục như sau và qua các lời bình luận của báo ở một số đoạn cho thấy tờ báo này có cảm tình với ông Ninh và cho rằng quan tòa đã quá khắt khe và không công tâm khi đặt một số câu hỏi.

Đến phiên Nguyễn An Ninh, được hỏi về danh tánh, bị cáo đã trình bày

Tôi tên là Nguyễn Văn Ninh, đươc biết với tên là Nguyễn An Ninh, 26 tuổi, trí thức, ngụ tại Mỹ Hòa (Gia Định)

Anh chắc hẳn là người trên trung bình về phương diện tri thức, chủ tòa nói. Anh được bằng luật khoa. Anh được miễn học tú tài để lấy bằng luật. Anh thấy đó, nước Pháp rất rộng lượng cho anh! Anh đã được cấp học bổng học ở Đại học Đông Dương ở Hà Nội hai năm.

Anh đã qua Âu châu, và những nước nào anh đã viếng thăm?

Tôi viếng rất nhanh, Nguyễn An Ninh trả lời, Ý, Áo, Đức, Hòa Lan và Bỉ. Tôi tin rằng những câu hỏi này ngoài phạm vi cuộc tranh luận

Những câu hỏi này là mối quan tâm của tòa án, chủ tòa trả lời có hơi phẫn nộ, trả lời hay tự đặt anh vào chổ của tôi!

Ông Nguyễn An Ninh được yêu cầu giải thích về sự thành lập của báo Chuông Rè (la Cloche fêlée), ngưng xuất bản và tái hiện tờ báo. Ông Ninh nói rằng quản trị tờ báo đã được giao cho ông Phan Văn Trường, từ lúc ông từ Pháp trở về.

Nhưng tờ Chuông Rè được biết đến cổ võ bạo lực, ông chủ tòa nói với tất cả sự tin tưởng

Anh sống về nghề báo chí? chủ tòa tiếp tục theo đuổi hỏi

Rất khó khăn khổ sở

Và càng khổ hơn sau khi anh không còn làm báo chí?

Tôi sống dễ dàng, không công việc và thanh bình trong làng tôi.

Từ khi đến xứ này, chủ tòa tiếp tục, nước Pháp luôn luôn rộng lượng, và anh kêu gọi bạo động! Anh đã nói chuyện ở hội trí thức “Sociétés Savantes” ở Paris, trước các sinh viên An Nam. Anh đã nói tại đó: “Phải trả lời sự áp bức bằng bạo động và khởi nghĩa; sự bất công bằng sự bất công!” và trước đó nữa: “Trong vòng bốn năm, khởi nghĩa sẽ nổ ra và tai họa gầm thét ở Đông Dương”. Phải vậy không? Người ta cho rằng anh là người ghét Pháp.

Tôi, chống Pháp? Nguyễn An Ninh trả lời sôi nổi

Tôi không phải là người tố cáo trước công chúng, chủ tòa ngắt lời. Tôi đưa ra những lời kết án của người ta đối với anh. Anh đã phát tán những tuyên bố bạo động chống nước Pháp!

Tôi rất đổi ngạc nhiên, ông Nguyễn An Ninh nói tiếp. Bởi vì chưa bao giờ tôi đã viết hay tuyên bố những lời cách mạng. Tôi tin rằng cho tới ngày nay, bản chất con người lúc nào cũng dùng bạo động khi nó bị áp bức. Sự tuyên truyền của chúng tôi không thể bị xuyên tạc vu khống do sự thiếu thận trọng.

Anh giảng dạy bạo lực cho dân quê, nếu họ theo anh?

Tôi chỉ nói lên sự thật, đó là điều tự nhiên. Tôi khuyên những đồng bào tôi những giải pháp hòa bình và hợp pháp.

Chủ tòa đọc lên những đoạn chứng tỏ ông Ninh có tội khuyến khích bạo động từ hai bài công kích liên quan đến buổi mít-tinh diễn thuyết ngày 21 tháng 3 vừa qua, và lời tuyên bố của ông Nguyễn An Ninh với các sinh viên An Nam ở Paris, tài liệu tịch thu ngày 28 tháng 3 ở nhà ông Ninh.

Ông Ninh ngạc nhiên là lời tuyên bố cho thấy ông Ninh có tội lại thuộc thẩm quyền tòa án thuộc địa, trong khi lời tuyên bố này được phát biểu ở chính quốc.

Chủ tòa giận dữ khiển trách bị cáo về sự không hiểu biết luật, và tiếp tục đọc bản tuyên ngôn.

Trước đó ông đã nói đến, thưa ông quan tòa, ông Nguyễn An Ninh giải thích – những câu để chứng minh là tôi rao giảng bạo động, nhưng tôi chỉ nêu lên những dữ kiện như trong nghiên cứu xã hội. Tôi làm việc để giải phóng chủng tộc của tôi và sửa soạn cho tương lai của nó. Tôi khuyên giải những giải pháp hợp pháp và hòa bình, để đi đến kết quả đôi này.

Anh quả quyết là trong bốn năm, sẽ có một cuộc cách mạng.

Tôi chỉ dự kiến mà thôi

Anh đã dùng thì của động từ rất hiểm độc. Khi là người thuyết giáo thì người ấy phải nói trắng hay đen. Thế nhưng anh có học thức cao, anh viết tiếng Pháp còn hay hơn chính những người Pháp.

Tôi tiên đoán có sự tranh đấu kịch liệt giữa hai chủng tộc và tai họa, nhưng tôi không thể bảo đảm gì hết là nó sẽ xảy ra như vậy: tôi không phải là người mê thích tiên tri.

Tại sao anh lại dùng những hình thức và chữ nghĩa kích thích bạo động và cách mạng?

Bởi vì sự thật gây bạo động và cách mạng!

Tại sao anh đã tiên đoán sẽ có xung đột khắp nơi và đấu tranh giữa hai chủng tộc?

Khi chúng ta nhận ra điều gì đó, chúng ta có quyền nói nó ra. Tôi không chống lại việc mang hai chủng tục chung lại với nhau, nhưng tôi nói là điều đó không thể thực hiện được.

Quan chủ tòa đọc hai tường trình bằng tiếng Pháp về diễn văn ông Ninh đã phát biểu ở buổi mít-tinh ngày 21 tháng 3 vừa qua, diễn văn, mà ông chủ tòa xác nhận chắc chắn là chống Pháp, và ông ta hỏi bị cáo có phải là toàn bộ hai báo cáo có đúng không.

Ông Nguyễn An Ninh nói rõ là diễn văn của ông bằng tiếng Việt và ông không có trách nhiệm gì về sự dịch ra tiếng Pháp.

Ông cũng xác nhận là ông đã tìm cách để khắc sâu vào lòng đồng bào ông một nhận thức rõ ràng về quyền lợi và nghĩa vụ của họ.

Nhưng, tiếp tục đòi hỏi, ông quan tòa hỏi ông Ninh là, có hay không, bản dịch của diễn văn ông Ninh là chính xác.

Cho câu hỏi này, ông Ninh trả lời “tôi không thể nhớ những gì tôi ứng khẩu nói cách đây một tháng! Tôi cần giải thích cho chính tôi.

Quan tòa khiển trách ông Ninh lần nữa với một câu trích từ một trong các tác phẩm viết bằng chữ quốc ngữ và đây là bản dịch

“Chừng nào mà một dân tộc bị ép buộc phải tuân theo và dân tộc đó phục tùng, thì cũng tốt; nếu ngay khi dân tộc ấy có thể trút bỏ ách gông xiềng, và dân tộc đó trút bỏ được, dân tộc đó còn tốt hơn: bởi vì lấy lại được tự do dùng chính quyền tự do đà làm dân tộc ấy hạnh phúc, hay họ có chính nghĩa lấy lại được, hay quyền tự do ấy họ không thể bị tước đi.”

Nhưng ông Ninh không thể cho đây là tư tưởng của ông, được biết lấy từ trong một tác phẩm, hay ở trường học, quyển Khế ước xã hội (Contrat social) của Jean-Jacques Rousseau, từ đó phát xuất ra hiến pháp cộng hòa Pháp.

Anh trích Rousseau để chống hay chập thuận đoạn đó?

Không chống mà cũng không chấp nhận. Tôi chỉ muốn người An Nam cập nhật những ý tưởng được dùng chỉ đạo trong các xã hội thời nay.

Cuối cùng, làm như vậy, anh vẫn có một mục đích, một dự tính

Đó là ý định duy nhất của tôi

Cho phép chúng tôi có nhận định ở lúc này, sự nghiêm khắc của quan tòa dường như thái quá.

Và ông quan tòa sẽ trả lời sao nếu chúng ta đặt câu hỏi này với ông!

“Ông chấp nhận hay không chấp nhận tư tưởng này của Jean-Jacques Rousseau và tại sao? ông thấy nó có lý hay không hữu lý?”

Cũng vậy, ông quan tòa không chứng tỏ sự công tâm hoàn toàn khi ông chất vấn ông Nguyễn An Ninh

“Cách đây 80 năm, người Cam Bốt đã phải – nói một cách tương đối - đối diện với người An Nam giống như hoàn cảnh ngày nay người An Nam với người Pháp.

“Anh sẽ làm gì, nếu, anh xét xử cách đây 80 năm những người Cam Bốt nổi dậy chống chính quyền An Nam?”

Tôi sẽ tha tội họ, ông Nguyễn An Ninh trả lời không do dự

Chúng tôi thấy rằng câu hỏi này của ông chủ tòa là không đúng lúc, được đặt ra với mục đích thấy rõ là làm cho bị cáo hổ thẹn, bởi vì

1. Nếu Nguyễn An Ninh đã là quan tòa xử người Cam Bốt, cách đây 80 năm, ông ta sẽ không có mặt trước tòa án lúc này, vì ông chắc là ở trong một thế giới khác rồi.

2. Ông Ninh không thể biết được lương tâm công lý của ông đã buộc ông phải làm ra sao, nếu cách đây 80 năm, ông đã phải xử những người Cam Bốt dựa vào luật pháp An Nam

Bộ ông quên, ông Jodin, là điều gì xảy ra khi người ta bỏ Đông Dương vào trong lọ?

Trường hợp thứ hai Lâm Hiệp Châu

Ông Lâm Hiệp Châu lần nữa được gọi lên trước tòa.

Quan tòa nói với ông Châu là ông bị truy tố vì đã hành động có khả năng gây tổn hại đến an ninh công chúng và kích động sự nổi dậy. Là người điều hành tờ báo Jeune Annam, ông có trách nhiệm về những bài đăng trong tờ báo này, rất là bạo động và có khả năng gây ra sự hận thù giữa các chủng tộc.

Ông quan tòa đọc những đoạn điển hình nhất của các bài đăng, và hỏi bị cáo là có ý định gì khi đăng những bài này?

Những bài này được lấy từ tờ báo Argus Indochinois và tờ Paria

Anh có chia sẽ những ý kiến của các tác giả bài bào cách mạng đã được đăng lại trong báo của anh?

Không, thưa ông quan tòa, tôi làm như vậy là để khiển trách bạo lực của họ và đẩy đồng bào của tôi khỏi những ý tưởng này. Tôi không có thì giờ để bình luận về các bài này

Các câu trả lời trẻ con, thái độ lúng túng, những tuyên bố vụng về của Lâm Hiệp Châu nhạo báng một chút với các thẩm phán và công chúng.

Người ta không thể không cảm thấy thương hại cho cậu bé đáng thương này, thật thà đến nỗi anh ta từ chối sự trợ giúp của một thông dịch viên, mặc dù anh ta diễn tả bằng tiếng Pháp quá đáng thương.

Chúng tôi không muốn mướn người đồng nghiệp trẻ này, mà quần sọt vẫn còn mang dấu vết của sự tiếp cận với các băng ghế của trường tiểu học.

Chúng tôi chỉ trách cứ chính quyền đã đăng kết, bởi các xếp đặt vô lý mà chính quyền làm bao quanh vụ này, một hào quang mà cá tính nhỏ bé của anh ta không đáng

Công tố án

Sau khi tòa tạm nghĩ 15 phút, ông Lafrique tuyên bố án

Ông nói ngắn gọn và trung dung

Sau khi trình bày các dữ kiện, ông chỉ ra những trường hợp làm nhẹ án, hai bị cáo đều trẻ, họ có học nhưng học sai lầm.

Một trong hai, Lâm Hiệp Châu, học tiểu học.Anh ta đi lạc vào đường nguy hiểm, anh ta c`on vị thành niên, anh ta thuộc vào giới trẻ mà sự mù quáng có thể hiểu giải thích được, nếu không nói là hoàn toàn có thể tha thứ được, anh làm chủ yếu là do sự vô minh.

Người kia, Nguyễn Văn Ninh, tự Nguyễn An Ninh, có trình độ học vấn cao. Anh ta có bằng luật và có học bổng của chính phủ. Anh đã ở Pháp, nơi anh ta nuôi dưỡng các ý tưởng rộng lượng và cấp tiến, - mà không hiểu sâu chúng cũng không hiểu hết các nhược điểm mà các ý tưởng này có thể mang lại khi chúng được mang vào áp dụng thực hiện.

Ông Lafrique kế đó dẫn đến hai cáo buộc về ông Nguyễn An Ninh

Ông trích dẫn ý kiến của ông Dejean de la Batie về một trong các câu được coi là bạo động này, có lẽ không nhận ra là ý kiến này có lợi cho tác giả của các câu này.

“Dejean de la Batie, chính ông ta”, ông Lafrique nói, “đã nói khi khai báo là ông không thể chấp nhận các câu ấy cả về nội dung và về hình thức, bởi vì những cáo buộc rất lố bịch buồn cười mà các câu này chứa đựng “

Ông Dejean de la Batie nói lố bịch buồn cười, ông ta không nói lật đổ.

Vậy thì, tại sao lại gắn vào nó một sự hệ trọng quá đáng?

Ông Lafrique đòi hỏi, trong lức chấm dứt, áp dụng điều 91 của luật hình sự, đã sữa đổi áp dụng cho người bản xứ, mà ông có đọc một bình luận.

Sự tiên tri của ông Phan Văn Trường về chủ đề này đã trở thành hiện thực.

Lời biện hộ

Công việc biện hộ rất dễ dàng đối với người hùng biện qui mô như ông Gallet.

Ông trạng sư ưu tú lỗi lạc đã nói với chúng tôi “Tôi không tuyệt vọng cứu được họ”

Không một phút nào mà ông đi ngoài khỏi sự đảm bảo này.

Lúc thì thống thiết và dễ chịu, luôn luôn hùng biện bậc thầy, thể hiện con người ông ta, ông phá hủy từng cái này đến cái kia tất cả những cáo buộc chính.

Ông chứng tỏ là Nguyễn An Ninh và Lâm Hiệp Châu chưa bao giờ kêu gọi bạo động, bởi vì họ biết quá rõ sự yếu kém về của cải sức lực của người An Nam trước lực lượng vũ trang của người Pháp ở xứ này.

Sự nổi dậy của họ, ông nói, là sự nổi dậy tinh thần, lực lượng mà họ kêu gọi cũng là lực lượng tinh thần, không ảnh hưởng gì hết đến chủ quyền của người Pháp, trong đó người ta chấp nhận chỉ trích lạm dụng quyền lực, những ngông tưởng, những sai lầm của chính phủ, miễn rằng những chỉ trích này, ngay cả quá khích xúc phạm, không đe dọa an ninh người Pháp thiết lập trong thuộc địa, an ninh mà người ta không thể bước qua mà không phạm luật giống như lan can phân định những gì được phép và những gì bị cấm.

Sự nổi dậy tinh thần này, trong câu hỏi cao hơn nữa, dù muốn hay không, ông Gallet nói thêm, không thiếu một sự cao thượng nào đó, và nó cũng phù hợp với tính khí của người Pháp, bởi vì sự nổi dậy tinh thần này phục vụ quyền lợi xứ sở, người ta chỉ đấu tranh chống nó, trong trường hợp khi mà người ta tin là nó đi ngược lại quyền lợi của “nước bảo hộ”.

Trạng sư xuất sắc của tòa chứng minh kế tiếp là điều 91 không thể áp dụng cho những bị cáo bởi vì ông Nguyễn An Ninh không phải là Abdel-Kader, cũng không phải Abdel-Krim, cũng không là Ménélick, và Lâm Hiệp Châu khác rất xa không giống chút nào lãnh tụ một băng đảng.

Luật sư biện hộ cuối cùng nhấn mạnh vai trò giử hòa bình của công lý, và kêu gọi có một tuyên án làm bình yên tinh thần, cả bên phía người Pháp và bên người An Nam để sự thông hiểu giữa hai chủng tục được khơi dậy và bền chặt có lợi cho tất cả.

Vụ án được xem xét

Kết quả vụ án tòa sẽ được tuyên bố trong vòng một tuần

E.A”

Sau khi tòa tuyên án giam Nguyễn An Ninh 18 tháng, thì đúng như chính quyền lo sợ, phong trào đòi thả Nguyễn An Ninh được phát ra ngay sau đó. Phong trào đấu tranh đòi thả Nguyễn An Ninh được nhiều thành phần trong xã hội ủng hộ, trong đó nhóm Jeune Annam là chủ đạo và các thành phần công nhân, thợ thuyền như các công nhân hãng Ba Son.đã tham gia đình công.

Nguyễn An Ninh chỉ bị giam 10 tháng chính quyền Pháp đã thả ông ra qua sức ép của dư luận quần chúng, Ngày 8 tháng 8 1927, Nguyễn An Ninh qua Pháp cho đến đầu năm 1928 thì trở về nước cùng với ông Nguyễn Thế Truyền.

 

TẠ THU THÂU – TINH HOA THANH NIÊN YÊU NƯỚC 1930-1945

Cũng như Nguyễn An Ninh, Tạ Thu Thâu được rất nhiều thanh niên giới trẻ ở Saigon coi là thần tượng, tại phiên tòa sử ông, đông đảo thanh niên học sinh giáo viên kéo đến xem có ngót 500 người. Tờ Saigon (21/6/1935) có đăng chi tiết phiên Tòa Tiểu hình như sau.

Vụ TROSKYSTE đã ra trước tòa Tiểu-hình

Vì sao có vụ Troskyste nầy? – Biên-bãn của 3 nhà giáo-tự ở Saigon – Lyon và Seine

Tòa đình vụ Trsokyte lại tuần sau –

Vụ Tạ-thu-Thâu còn đình lại tuần sau mới tuyên-án

Sớm mới hôm qua, Tòa Tiểu-hình nhóm xử vụ Troskyste, bị cáo là ông hội-đồng Thành-phố Tạ-thu-Thâu.

Quan sảnh Tòa, lúc bấy giờ, náo nhiệt lạ thường. Thiên hạ đi xem thật đông, cho đến đổi năm, sáu viên cò mật-thám và cãnh-sát phải đến giữ trật tự. Đi xem vụ nầy đông nhứt là các anh em học sanh trường tư và các giáo viên.

Nếu ta có thể đếm được thì số người đi xem phiên xử ấy thì không dưới 500 người.

***

Chánh tòa: M. Chevalier

Biện lý: M. Vidil

Bị cáo: Tạ-thu-Thâu

Các người chứng: M. Perroche

Nguyễn-văn-Minh

Nguyễn-văn-Bé

Nguyễn-văn-Vinh

M. Giaccobi

M. Sicot

***

Tòa bắt đầu kêu Tạ-thu-Thâu vào nói rằng:

Hôm nay chúng tôi nhóm xữ anh về vụ anh có dính líu trong đảng Troskyte, tức là hội kín ở garage Orly năm 1932. Vậy anh nên khai thật cho chúng tôi nghe.

Người ta cáo gian cho tôi có chưn trong đảng Troskyste nhưng vô bằng cớ, vì mấy bức thơ sỏ mật-thám tìm được ở nhà Trần-văn-Xuân, không phải của tôi viết ra.

clip_image002[4]

TẠ THU THÂU

Chính hai nhà chuyên môn gião tự Robin và Locard, đều nhận tuồng chữ của anh, sao anh còn chối nổi gì?

Tơi không phải sợ mà chối chính nhà chuyên môn giảo tự ở quận Seine (Pháp) củng nói là tuồng chữ của người khác.

Đó là một bằng cớ biết đâu hai nhà chuyên môn Robin và Locard có lầm lộn mà nhận rằng tuồng chữ của tôi

Tôi thú thật rằng tôi vô tội.

Người ta khai rằng: Anh là một đảng viên trọng yếu trong hội kín ấy.

Những người khai cho tôi là gian, chính trước quan Bồi-thẩm tôi vẫn khai là vô tội, mà nhiều người trong đảng ấy cũng không nhìn biết được tôi.

Anh biết Phan-văn-Chánh không?

Bẩm, biết vì anh em chúng tôi có từng học bên Pháp.

Trong đảng Troskyste bị bắt, có tên Ng-v-Thượng khai anh là đầu đảng

Đó là lời khai bậy của Thương ở sở mật-thám, sau giải qua Bồi-thẩm, nó khai khác hết.

Anh biết Bé không?

Bẩm, Không!

Trong lúc anh ở Pháp, quá giang tàu Athos II về Saigon, anh và Phan-văn-Chánh lập hội lại để làm gì?

Anh em chúng tôi lập hội để giúp đỡ nhau

Tòa cứ hỏi…. Thâu cứ trả lời …

Đến quan Biện-lý Vidil, cũng đứng lên hỏi Thâu nữa.

***

Tòa liền đòi M. Perroche vào hỏi rằng: Anh hiểu rỏ hết vụ nầy ra sao, kể lại cho tôi nhge\.

Viền cò Perroche đọc lại y như lời khai trước mặt Bồi-thẩm và nhận chắc rằng Tạ-thu-Thâu là một đãng viên trọng yếu của hội-kín.

Thâu cải lại kịch-liệt.

Tòa liền đòi người chứng thứ nhì là Nguyễn-văn-Minh vào, thì anh nầy khai rằng: Tôi không hiểu gì hết.

Người chứng thứ ba là Ng-v-Bé, làm thợ máy vào khai rằng: Lúc trước tôi bị đánh, quá nên khai cho Thâu là đầu đảng, nhưng thật sự tôi không biết Thâu là ai cả?

Anh khai rỏ ràng trước mặt Bồi-thẩm, sao nay lại chối?

Vì Nguyễn-v-Thường xúi tôi khai như vậy, và tôi sợ bị đòn nửa, nên khai như vậy.

Tòa đòi viên cò Perroche vào hỏi rằng:

Chú có đánh Bé hay không?

Bẩm, không hẳn.

Người chứng thứ tư là Ng-v-Vinh, làm sớp-phơ vào khai cũng y như lời khai của Bé.

Đến phiên Me Giaccobi và Me Sicot, là hai người chứng chót, khai quyết rằng không phải Thâu, mà chính một người lạ mặt viết mấy bức thơ ấy.

Lời buộc tội

Quan Biện-lý Vidil đứng lên buộc tội Thâu rất gắt. Ngài nhắc lại những chuyện của Thâu làm rắc rối lúc ở bên Pháp năm 1930, cho đến lúc về Saigon.

Những chuyện xảy ra ở Bà-hom, Đức-hòa, Hocmon, v.v… Quan Biện-lý đều đổ trút vào cho Thâu, và buộc Thâu là chánh cọng-sản

Sau rốt Ngài buộc Thâu là nhà chánh-trị lợi hại nên trừ, và ngài xin Tòa phải kêu án Thâu và hủy quyền công dân.

Lời cải hộ

Thầy kiện Giáo đứng ra binh-vực cho Thâu, viện nhiều lẽ hay lắm.

Ông lấy cái chuyện gião tự để gỡ rất nhiều cho Thâu và nói rằng: Nếu như Tòa chắc rằng tuồng chữ trong mấy bức thơ ấy của Thâu thì là sái hằng.

Vì ba nhà chuyên môn gião-tự đều nói khác nhau hết, không thể tin bên nào được. Vậy xin tòa lấy đòn cân công-lý mà tha bổng Thâu.

Đến phiên Me Viviès, ông này cãi hùng hồn lắm, song ông ta nói xúc phạm đến quan Biện-Lý, nên ngài giận cãi lại rất kịch liệt.

Quan Biện-Lý cãi củng phải, vì Me Viviès hỏi quan chánh Tòa và quan biện-lý có thể làm được như Thâu chăng?

Me Viviès nói mình lấy cái ví dụ mà cãi, song có nhiều sự lôi thôi phiền lắm.

Giứt lời, ông ta cũng xin Tòa tha bổng Tạ-thu-Thâu. Đồng hồ lúc đó điểm 12 giờ thiếu 20 phút.

Thâu, đứng ra xin Tòa lấy đòn cân công lý mà xét xữ.

Tòa đình lại tuần sau mới tuyên án.

Nhắc lại hồi sở Mật-thám Saigon bắt được một đảng bí-mật.

Ngày 8 Aout 1932, ông cò Perroche đem mấy người lính mật-thám tới vây một căn phố ở ngõ hẻm đường Frère Louis (*) bắt được một đám thanh-niên du-học rất đông, trong số đó có Phan-v-Chánh, Lê-v-Thữ, Hồ-hữu-Tường, Huỳnh-văn-Phương, Phan-hiếu-Kinh và nhiều giấy tờ cổ-động cho chũ nghĩa cọng-sản như quyển A.B.C cọng sản, Đảng Troskyste tổ chức bằng cách nào? Lao-động-báo, Vô-sản báo, nhiều quyển sách và truyền-đơn khác đều có gạch một bên câu nầy: “Tả-phái đối lập Opposistion de Gauche”.

Căn nhà bị xét bắt nầy là một cái ga-ra để xe hơi của M. Kinh, có bằng cấp kỹ sư, làm chủ.

Trong số người bị bắt ấy, có cả ông Khánh-Ký, chủ tiệm chụp hình, hiện nay còn ở Pháp nữa.

Những người nầy đều bị cáo là đảng-viên cũa đảng Troskyste.

Đảng Troskyste là đảng gì?

Cùng thờ một chũ-nghỉa của Mã-khắc-Tư như Staline, Trosky cũng là một nhà lãnh tụ có thế-lực ở Nga. Nhưng sau hai người bất bình với nhau Trsky tách mình ra lập Đệ-tứ Quốc-tế (4e internationale) để sữa đổi lại cho hoàn toàn cách tổ chức của Đệ-tam Quốc-tế (3è internationale). Đảng ấy không được truyền bá ở Nga, mà Staline cũng hết sức phản kháng Trosky, nên nhà lãnh tụ nầy phải bị trục xuất ra ngoại-quốc, và bị các nước giữ gìn rất chặc chịa không để cho Trosky có thì giờ và cơ hội truyền bá chủ nghĩa của mình ra được dân cả. Rày đây mai đó, phiêu lưu khắp cả Âu-châu, Trosky trong ngày 18 Juin 1935 nầy đã từ giã Pháp mà qua Norvège (**). Nhưng ở Norvège, nhà lảnh-tụ cũng chủi ở được 6 tháng và bị cấm không được hạt động chánh-trị.

Thế là chủ-nghĩa của Trosky lâu nay không thiệt hành ở đâu được cả, chỉ nằm trong tư-tưởng mà thôi.

Nhưng hồi đó ở ta đây mà có vụ nầy được là vì một du-học-sanh ở Pháp là Phan-văn-Chánh nhơn lúc trong xứ có những cuộc biểu-tình ở các nơi dịch sách của Mã-khắc-Tư (Karl Marx) và in bằng xu-xoa phát không cho nhơn dân.

Phan-v-Chánh lại theo lý thuyết của Trosky mà phân tích tình hình kinh tế, chánh-trị trong xứ ra.

Thế là từ đó ở nhà Phan-văn-Chánh có một số người như đã kể tên trên kia tới lui ấy lại có một tên điềm-chỉ nên không bao lâu sở mật-thám do ông cò Perroche đem lính tới lượm trọn ổ.

Ông cò Mật-thám theo lời khai của mấy người bị bắt nầy tới xét nhà người thợ máy Trần-văn-Xuân ở đường hẽm Trương-minh-Ký, rồi bắt luôn nữa chục người nữa là Nguyễn-văn-Bé, Nguyễn-văn-Thượng, Phạm-văn-Lưu, Phạm-văn-Đông, và Đại. Trong số nầy có cả TẠ-THU-THÂU. Cọng chung số người bị bắt là 31 người.

Vì sao có phiên tòa tiểu hình nầy?

Nằm bót mất đâu 4 tháng trời Tạ-thu-Thâu xin cho mình đối diện với mấy người ấy muốn trốn đòn nên kèm Thâu vào, chớ Tạ-thu-Thâu không có chưn trong đảng ấy.

Nhờ vậy, Thâu được xét là vô tội, rồi được thả ra.

Thế nhưng chưa xong, vì lúc xét nhà tên Trần-văn-Xuân, sở Mật-thám có bắt được mấy bức thơ giống tuồng chữ cũa Tạ-thu-Thâu, nên toàn còn cần phải xét lại. Nhưng M. Thâu không nhận tuồng chữ ấy là của mình, nên tòa đưa cho viên gião-tự Robin ở nhà Hình Saigon xem xét, viên này lại dề quả quyết là chữ của Thâu.

Muốn rõ hơn, tòa lại giao cho nhà giảo-tự chuyên môn bên Pháp ở thành Lyon là ông Locard xem xét một lần nữa. Ông Locard cũng nhìn nhận là tuồng chữ của Thâu như ông Robin\.

Phiên tòa tiểu-hình ngày 1er Juin 1934 tòa đem ra xử lại. Nhờ Trạng sư Dương-văn-Giáo và Blaquière đem chứng cớ ra, quả quyết tuồng chữ ấy là không phải của Thâu nên tòa lại gữi mấy bức thơ ấy cho tòa án quận Seine xét giùm.

Vì theo biên bản của hai ông Robin và Locard quã quyết là chữ của Thâu, nên ai cũng định rằng rồi đây Thâu sẽ bị kêu án.

Chẵng ngờ, vừa rồi tòa án Seine gởi qua cho hay rằng tuồng chữ ấy xét kỷ không phải của Thâu nên phiên tòa ở Saigon xữ ngày 20 Juin 1935 nầy lại đem Thâu ra xữ lại.

(chú thích: (*) đường Nguyễn Trãi ngày nay (**) Nước Na Uy)

Tờ Hà Thành ngọ báo, ngày 25/6/1935, cũng có đăng lại từ báo Công Luận ở Saigon chi tiết về phiên tòa ngày 20/6/1935 này. Đáng để ý là các câu chất vấn và trả lời của Tạ Thu Thâu có giống như trên nhưng có thêm một số các chi tiết khác. Ở tòa ta thấy các nhân chứng đã phản cung và khai là vì bị đánh nên mới phải khai là ông Thâu có liên hệ với các đảng cộng sản đệ tam và đệ tứ chứ thật ra họ không biết ông Thâu.Qua những lý lẽ và đòi hỏi của công tố viên, ta thấy mục đích của chính quyền là làm sao tước quyền công dân của ông Tạ Thu Thâu và như thế ông sẽ không còn là nghị viên của Hội đồng Thành phố Saigon.

“Tại tòa trừng-trị Saigon phiên ngày 20 Juin

Hơn 500 người đi coi xử vụ Tạ Thu Thâu

Lời khai của ông Thâu – Quan Chưởng lý buộc tội ông Thâu – Lời khai của mấy người chứng – Quan Chưởng lý kể lại cái đời chánh-trị của ông Thâu ở Pháp và về đây, rồi xin tòa rút quyền công dân của ông Thâu không cho làm Hội viên thàtnh-phố - Trạng sư Dương Văn-Giáo và Trạng sư Viviès bênh vực và cho ông Thâu tận tình.

Tòa đình vụ này đến phiên họp 27 Juin sẽ tuyên án

Saigon. - Hôm 20 Juin, công chúng kéo đến tòa Saigon xem xử vụ ông Tạ Thu-Thâu liên-can vào đảng Trozkyste đông lắm. Số người ước có 500, nhưng vào xem được chỉ độ hơn 300 người thôi, còn vì e lính canh gác hỏi giấy thuế thân nên không dám vào.

Tám giờ đúng, tòa bắt đầu họp. Ông Chevalier ngồi ghế Chánh tòa chủ-tọa phiên họp, còn ghế Chưởng-lý là ông Vidil.

Vào vụ ông Tạ Thu Thâu, tòa gọi mấy người chứng là viên Cẩm Perroche, trạng sư Giacobbi, trưởng tòa Sicot, Ng. Văn-Đinh, Ng. Văn-Bé đều đủ mặt, duy thiếu có Ng. Văn-Minh đi trễ thôi

Tòa hạch hỏi ông Thâu

Quan tòa: Tòa hôm nay họ xử vụ anh bị cáo có liên can trong vụ hội kín Trotzkyste và Đông-dương Cộng sản đảng toan phá rối cuộc trị-an của Chánh-phủ. Các nhà giảo-tự đã xem xét xong giấy tờ của anh, vậy anh có lời gì chữa mình hay không?

Ông Thâu: Tôi không dính líu gì với đảng Trotzkyste và đảng Đông-dương Cộng-sản hết. Vụ này có 16 người bị xử trong hai mươi mấy người bị bắt mà chỉ có 2 người cáo tôi là lãnh tụ của hai đảng ấy, còn hết thẩy đều nói tôi không có quan hệ gì với họ. Vả lại hai người ấy, sau khi khai ở sở Mật-thám xong, trước mặt quan Bồi-thẩm lúc khai lại, họ lại bảo rằng vì bị đánh đập quá nên họ mới khai như vậy.

“Về việc giấty ờ mà nhà chuyên trách bắt được ở nhà Minh và bảo rằng, chính là của tôi viết, các nhà giảo-tự đã thí-nghiệm và nói rất rõ ràng những bản bắt được ở nhà Minh, nét chữ giống hệt với những bản của một người lạ mặt đã viết trước mắt Trạng-sư Giacobbi, Trạng-sư Couget và Trưởng tòa Sicot.

“Còn những bản tôi viết trước mặt Cẩm Perroche, trước mặt quan bồi-thẩm Lavau, và Trưởng-tòa Sicot và mấy bức thư riêng lấy ở nhà tôi, nét chữ khác với chữ trong những bản bắt được ở nhà Minh. Số là Trạng-sư của tôi dò hỏi biết được kẻ viết những bức thư bắt được tại nhà Minh mới mời người ấy đến một phòng kín nọ có mặt Trạng sư Giacobi, Trạng-sư Gouget và Trưởng-tòa Sicot thị-chứng cho anh ta viết một bức thư.

“Lúc khởi làm việc này vào hồi 17 giờ 40, người ấy viết xong vào hồi 18 giờ, người ta liền đưa tôi vào viết lại bức thư ấy, thì té ra chữ hai bên khác nhau rõ ràng. Chữ của người nọ viết giống với chữ trong thư bắt được tại nhà Minh, còn chữ của tôi thì khác hẵn. Tôi đã không phải người viết bức thư bắt được ở nhà Minh thì tôi đâu có quan hệ với vụ Trotzkyste và Đông-dương Cộng-sản đảng!

Quan Tòa: Anh có giao thiệp với những đảng-viên của hai đảng ấy không?

Ông Thâu: Phần đông họ là anh em bạn học với tôi lúc còn ở bên này và hồi qua Pháp.

Quan Tòa: Anh có theo chủ-nghĩa của họ không?

Ông Thâu: Chủ nghĩa của họ khác, của tôi khác.

Quan Tòa: Anh nói anh không có liên can gì trong hai đảng ấy, sao đảng viên hai đảng ấy lại khai cho anh?

Ông Thâu: Như tôi đã nói với ngài, ở sở Mật-thám họ khai như vậy mà đến khi đối diện với tôi, họ lại khai khác. Và họ đã nó ivì bị đánh nên họ mới khai như vậy.

Quan tòa: Tại sao ở đây người ta biết anh nhiều?

Ông Thâu: Lúc tôi ở Pháp bị đuổi về đây, người ta có chụp hình tôi đăng lên báo và tôi có dự vào các cuộc diễn thuyết Hội-đồng thành-phố. Họ biết tôi không phải là việc lạ.

Quan tòa: Lúc ở Pháp anh có viết bài cho một tờ báo phe Trotzkyste không?

Ông Thâu: Tôi ở Pháp 3 năm, có tập viết bài cho nhiềtu ờ báo, nay khônng hớ được.

Quan tòa: Nhà chuyên-trách xét hòm xiểng anh lúc anh về đây, có bắt được nhiêu cuốn sách của Trotzkyste và Angels (sic), như vậy đủ chỉ rõ anh theo chủ nghĩa của mấy người ấy.

Ông Thâu: Ở Pháp tôi theo học khoa xã-hội-học (sociologie). Mấy ông thầy tôi bảo tôi hãy đọc mấy quyển sách ấy nên tôi mới mua mà đọc cho biết, còn theo hay không, cái đó là tự ý riêng của mỗi người.

Quan tòa: Ở Pháp anh thường đọc báo “Humanité” của đảng Cộng-sản lắm phải không?

Ông Thâu: Chẵng những tôi có đọc báo Humanité mà tôi còn đọc các báo khác như “Le petit Parisien” “Le Journal” v.v…

Quan Tòa: Anh đọc các báo ấy nhưng anh ghét sự thật phải không?

Ông Thâu: Tôi ưa Sự thật và tôi kính trọng nó lắm.

Quan Tòa: Anh có biết Phan V. Chánh chớ?

Quan Tòa: Anh có biết Nguyễn Thường không? Thường đã khai cho anh là lãnh-tụ đảng Đông-dương Cộng-sản.

Ông Thâu: Tôi không biết người ấy, lúc người ta cho tôi đối diện với Thường thì Thường cũng nhận là không biết tôi.

Quan Tòa: Còn Ng. Văn-Bé là người đã khai cho anh là lãnh-tụ đảng Đông dương Cộng-sản và có tên hiệu là Đại-Nam. Anh biết Bé chớ!

Ông Thâu: Tôi không hề biết Bé là ai.

Rồi quoan Tòa lại đem chuyện một buổi chiều nọ, ông Thâu dủ (sic) mấy anh em trong đảng Trotxkyste xuống Chợ-cũ ăn uống rồi đem nhiều vấn-đề ra bàn cãi, hai bên bất đồng ý kiến, cự nhau rất kịch liệt rồi từ đấy mới có sự chia rẽ mà lập đảng “Tả đối lập” tức “Đông-dương Cộng-sản”.

Quan Tòa lại kể những cuộc diễn thuyết của ông Thâu ở Pháp nữa.

Kế, ngài lại hỏi ông Thâu có biết đảng của Staline đã đánh đổ đảng Trotzkyste không?

Ông Thâu trả lời rằng chỉ đọc sách biết qua thôi chớ không biết rõ lắm.

Quan Tòa: Anh là người Nam-kỳ hay Bắc-kỳ?

Ông Thâu: Tôi là người Nam-kỳ.

Quan Tòa: Anh có học ở bắc không?

Ông Thâu: Không

Quan Chưởng-lý hạch hỏi ông Thâu

Quan Tòa hỏi ông Thâu đến đây thì quan Chưởng-lý Vidil chụp ngay ông Thâu mà hỏi gắt những câu sau này:

Chưởng lý: Hồi nảy anh có nói hai tiếng xu-hướng (tendance) và tổ-chức (organisation), vậy hai tiếng ấy anh biết nghĩa nó thế nào?

Ông Thâu: Xu-hướng là tán thành chịu một việc gì đó, song không hề có chân trong các tổ-chức về những việc đó. Còn tổ-chức thì có cơ quan xếp đặt hẳn hoi, hành động hẳn hoi.

“Nếu tôi xu-hướng chủ-nghĩa quá-khích mà tôi không có chân trong các tổ-chức quá-khích thì to^I CO” tội gì đâu, vì tôi có quyền tự do tư tưởng.

Chưởng-lý: Nếu anh không có chân trong các tổ-chức Cộng-sản thì sao anh được đắc cử Hội-viên thành phố? Ít ra anh cũng có đem chủ-nghĩa Cộng-sản mà bày tỏ cho nhiều người rõ nên họ mới biết anh mà bỏ phiếu cho.

Ông Thâu: Tôi làm giáo-sư trường tư có quen với cha mẹ học-sinh, họ biết tôi nên bỏ phiếu chớ có gì lạ. Vả lại lúc ra tranh cử Hội-viên thành phố, tôi có rải truyền đơn, in các lời tuyên bố thiết-thực, dân trong thành phố nhận chương trình của tôi là hợp nên mới bỏ phiếu cho tôi. Ngoài ra tôi có viết báo “La Lutte” bênh vực họ thì tất nhiên họ hiểu tôi nhiều và tín nhiệm ở tôi.

Chưởng lý: Hồi năm 1929 ở Pháp, anh có làm lãnh tụ đảng “Annam độc lập” không?

Ông Thâu: Không.

Chưởng lý: Ngày 1er Février và 17 Mars 1929, anh có hội-họp học sinh Annam trong một quán cà-phê ở trước đền Panthéon mà diễn-thuyết; rồi qua 21 Mars, tòa án Seine tuyên án giải tán hội “Annam độc lập” ấy. Lúc bấy giờ, bị lôi ra tòa, anh lại dám diễn thuyết giữa tòa nữa, có hay khổng

Ông Thâu: Tôi chỉ muốn cắt nghĩa cho tòa biết…

Chưởng lý: Rồi sau đó, anh đi Francfort. Có hay không?

Ông Thâu: Có.

Chưởng-lý: Ngày 22 Mars 1930, anh có cầm đầu một toán học sinh Annam biểu-tình trước điện Elysée không?

Ông Thâu: Tôi có dự vào cuộc biểu tình ấy chớ không có cầm đầu ai hết.

Chưởng lý: Trước khi ấy, anh có viết nhiều bài đăng vào báo “La Vérité” nói về cuộc dấy loạn ở Yên-báy. Anh lại viết truyền đơn và giấy gián vào vách tường cổ động cuộc biểu-tình của anh cần đầy. Có hay không?

Ông Thâu: Tôi xin nói lại một lần nữa rằng tôi có dự vào cuộc biểu-tình ấy chớ chưa hề được sự hân-hạnh cầm đầu ai hết.

Chưởng-lý: Anh viết báo “La Lutte” tuyên truyền chủ nghĩa Cộng-sản đánh đổ Chánh-phủ Pháp phải không?

Ông Thâu: Tôi chỉ bênh bọn dân bị áp chế và bọn lao-động.

clip_image004

Viên Cẩm Perroche với ông Thâu

Ông Vidil hạch hỏi ông Thâu xong, tòa cho phép ông Thâu ngồi nghĩ kế gọi đến ông Cẩm Mật-thám Perroche vào, bảo thuật lại vụ khám phá đảng Trotzkyste.

Ông Cẩm Perroche thuật y như những lời của ông đã khai trong phiên xử ông Thâu ngày 1er Juin 1934\. Viên Cẩm Perroche khai xong, ông Thâu lại được tòa cho phép chỉ mấy chổ mâu-thuẫn của những tờ trình của ông Perroche lúc bảo ông không liên can vào đảng Trotzkyste, lúc bảo ông có dính líu với cả hai đảng. Chẵng những vậy thôi, trong các biên bản của tòa cũng có sự mâu thuẫn với các tờ trình của viên Cẩm Perroche nữa.

Các người chứng

Tòa gọi hỏi Nguyễn Văn Minh trước.

Minh lấy câu “tôi không biết gì hết” mà trả lời với những câu hỏi của tòa.

Đảng Tả-đối-lập (Opposition de Gauche) Minh không biết.

Tạ Thu-Thâu, Minh cũng không biết. Mà cho đến thư từ bắt được tại nhà Minh, Minh cũng không biết nữa.

Minh bảo rằng nhà ấy không phải của Minh.

Kế Minh, đến Ng. Văn-Bé.

Tôi cũng không biết gì hết. Sở dĩ tôi khai ra cho Thâu là tại tôi bị đòn. Thường bảo với tôi nếu chịu khai như thế sẽ tránh khỏi đòn nên tôi bày đặt ra mà khai.

Tòa kêu viên Cẩm Perroche vào hỏi có đánh Bé không thì ông ta trả lời rằng không. Còn Bé thì cứ nhận là có.

Nguyễn-Văn-Dinh nói rằng không khi nào anh ta khai cho ai hết. Sở Mật-thám viết tờ trình rồi bắt anh ta ký tên vào. Anh ta không ký tên thì bị đánh nên phải ký.

Viên Cẩm Perroche bị tòa đòi hỏi có nói không đánh ai hết.

Trạng sư Giacobbi và Trưởng-tòa Sicot bị gọi hỏi cũng khai giống nhau rằng đã chứng nhận việc người lạ mặt viết bức thư kia và ông Thâu viết lại bức thư ấy, hai lối chữ khác nhau và là hai người khác nhau. Chữ người kia nhỏ hơn chữ ông Thâu nhiều. Vả lại, sau khi người kia ra thì ông Thâu liền vào lập tức, không thể nào ông Thâu có thời giờ giả dạng được để trở vào viết nữa.

Bây giờ đến phiên quan Chưởng lý Vidil đứng lên buộc tội ông Thâu. Ông cho ông Thâu là một đảng viên Cộng sản lợi hại, càng lợi hại hơn nữa là hiện nay ông Thâu là dân biểu, là hội viên thành phố.

Ông Vidil kể cái đời của ông Thâu lại thật kỹ. Lúc nào học ở trường Chasseloup Laubat và trường Sư phạm rất siêng năng, giỏi giang, đỗ cao.

Qua Pháp ông Thâu làm những việc gì, lo việc chánh trị, viết báo nào v.v… quan Chưởng lý không hề bỏ sót một mẩy, ông còn kể thêm truyện ông Thâu vào bộ Thuộc địa xin giấy thông hành đi ngoại quốc mà không chịu bỏ nón. Ông bảo ông Thâu ghét tây lắm. Biểu tình ở Pháp bị đuổi về đây, ông Thâu ngồi không làm ra bộ hoạt động nữa, nhưng ông ta hoạt động ngầm và khi người ta khuynh phúc Chính phủ.

Sau một lúc lên án đảng Cộng sản, ông Vidil mới trở lại vụ ông Thâu mà kết luận và xin tòa phải phạt ông Thâu cho gắt: hãy rút quyề n công dân của ông Thâu để ông mất quyền ấy mà không làm hội viên thành phố được và phải phạt tù ông Thâu cho nặng nữa bởi vì ông Thâu ghét tây mà người như ông Thâu, học giỏi, khôn ngoan, lại càng nguy cho Chánh phủ nên càng phải phạt nặng mới đáng.

Ông Vidil đem lời buộc tội ông Thâu mà đọc cho tòa nghe và cố ý xin phạt từ 1 tới 5 năm tù, 100 đến 500 quan tiền phạt và mất quyền công dân trong 10 năm.

Các trạng-sư biện hộ

Trạng sư Dương Văn Giáo đứng ra biện hộ cho ông Thâu trước. Ông chỉ rõ những sự mâu thuẩn trong mấy tờ trình của sở Mật thám.

Sở dĩ có những lời khai gian của bọn cáo ông Thâu là tại họ bị đánh đập. Sự thật trong vụ này, ông Thâu không dính dấp gì với hai đảng kia hết. Ông Giáo cắt nghĩa rành rẽ lắm. Nhất là về các lối chữ trong mấy bức thư bắt được tại nhà Minh và lối chữ của Thâu, Trạng sư Giacobbi, Trạng sư Couget vớti trưởng tòa Sicot, thì ông chỉ ra phân minh lắm. Kết luận, ông Giáo xin tòa hãy tha bổng ông Thâu vì không có bằng cớ gì buộc được ông là có liên can vào hai đảng kia hết.

Nối lời ông Giáo, ông Viviès đứng lên bênh vực ông Thâu.

Ông Viviès nói rằng ông lấy làm lạ mà thấy quan Chưởng lý toan buộc tội ông Thâu thật gắt. Nhất là quan Chưởng-lý lại muốn lột quyền công-dân của ông Thâu. Cũng tại ông Thâu là Hội-viên thành-phố. Lột làm chi? Lột để ông ấy phải mất chức Dân-biểu. Việc ấy thật rõ như ban ngày! Chẳng những ông lấy làm lạ mà hết thảy hơn 300 người đến xem buổi họp này cũng đều lấy làm lạ như ông vậy.

Hôm nay, ông tới tòa không có xắp (sic) đặt hồ-sơ bênh vực cho ông Thâu trước, ông chỉ đến tay không, bởi vì ông thấy bao nhiêu chứng-cớ của ông bạn đồng nghiệp ông là ông Giáo trương cho ông xem, ông cũng đủ thấy sự vô tội của ông Thâu rồi và ông chắc tòa cũng sẽ thấy như ông và ông chắc thế nào tòa cũng cho ông Thâu trắng án.

Nếu người ta muốn nhân vụ này, hay mốn dùng dịp này mà làm cho ông Thâu mất quyền công dân đi thì thật là một việc vô lý hết sức, quan tòa là người công bình cũng thấy rõ chớ chẳng không.

Ông Viviès cực lực phản đối việc người ta toan làm bại cái đời chánh trị của ông Thâu và chỉ rõ những cách của sở Mật-thám xắp đặt để lôi kẻ có tội là ông Thâu vào vụ này.

Kết luận, ông Viviès xin tòa hãy tha bổng ông Thâu và tha bổng là đúng lắm.

Quan Chưởng-lý Vidil có trả lời cho ông Viviès, và một lần nữa ông lại buộc tội ông Thâu thật gắt và yêu cầu thế nào tòa cũng phải phạt nặng ông Thâu.”

Ông Thâu sau đó đã trả lời một cách hùng hồn bác bỏ các điều đặt ra của công tố viên. Ông cho biết ông làm giáo sư dạy ở các trường tư để kiếm sống, chứ không phải ngồi không chỉ huy những người làm cách mạng.

“Sau rốt, ông Thâu được phép trả lời quan Chưởng lý về việc quan Chưởng-lý cáo ông không bỏ mũ ở bộ Thuộc-địa và về đây ngồi không, chỉ để chỉ huy các tay cách mệnh.

Ông Tạ Thu-Thâu nói:

Việc tôi không bỏ mũ ở bộ Thuộc-địa là truyện bịa đặt. Tôi cực-lực phản đối mà nói thẳng rằng không có.

Còn bảo từ năm 1930 tôi bị đuổi về đây, ngồi không để chỉ-huy các tay cách mệnh thì vô lý lắm. Tôi ngồi không thì đã chết đói rồi. Tôi phải đi dạy học ở các trường tư mới sống được. Thời giờ đâu tôi chỉ huy các tay cách mệnh? Nếu tôi có làm việc ấy thì sở Mật-thám đã biết rồi, tôi đâu còn được tự do đến ngày hôm nay.

Người ta sở dĩ biết tôi nhiều và bỏ phiếu cử tôi làm Hội-viên thành phố là vì tôi là Giáo-sư và tôi có tham dự vào các cuộc diễn thuyết tuyển-cử như hồi năm 1933 mà tôi đã bàn về cuộc phổ-thông đầu phiếu, được nhiều người tán-thành. Sự tôi đắc cử cũng là lẽ thường. Sau rốt, tôi nhắc cho tòa biết rằng trong 16 bị cáo nhân trong 2 vụ Trotzkyste và Đông-dương Cộng sản đảng, chỉ có 2 người cáo tôi là lãnh tụ, nhưng họ cũng khai sự thật lại hết rồi và nhận sở dĩ họ cáo tôi là vì họ chịu không nổi với sự đánh đập.

Bây giờ tôi chỉ trông cậy vào sự công bình và ngay thẳng của tòa mà thôi.

Ông Thâu nói xong, quan Chánh tòa Chevalier liền tuyên bố đình vụ này lại phiên họp sau, nhằm ngày 26 Juin sẽ tuyên án.

Công Luận”

Không những ông Thâu bị bắt mà các ông hội đồng cộng sản khác là ông Trần Văn Thạch, Nguyễn Văn Tạo và Dương Bạch Mai cũng bị bắt ra tòa. Sau khi các ông được thả, báo Saigon ngày 28/2/1936 cho biết các ông Tạo, Thạch, Thâu và Mai đã viết bản thỉnh cầu đến hội đồng thành phố trong phiên nhóm công khai của hội đồng ngày 27/2/1936 kêu gọi hội đồng thành phố phản đối nhà cầm quyền đã bắt các ông nghị viên hội đồng.

…….

Có lẽ chính quyền thuộc địa Nam Kỳ qua sức ép dư luận ở Nam Kỳ và Pháp đã phải thả các ông trong nhóm La Lutte (Thâu, Tạo, Mai, Sổ) vì viết báo mà bị qui cho là phá rối trị an không thể được coi là đúng nghĩa “tự do báo chí” trong dư luận Pháp và Việt. Những bài viết xúc động công khai trong dư luận của ông Diệp Văn Kỳ kêu gọi lương tâm của mọi người trước bản án trái với tinh thần tự do báo chí của cộng hòa Pháp đã phản ảnh điều này.

clip_image006

Tạ Thu Thâu (Tự Do 14/1/1939)



nguồn: VĂN VIỆT


====================

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét