Thứ Hai, 1 tháng 11, 2021

đọc thêm (3) : " vì sao nhạc sĩ THANH TÙNG không chịu đi bước nữa sau khi vợ mất? "/ Hà Tùng Long -- source : dantri.com.vn>

 Báo điện tử Dân trí - Tin tức cập nhật liên tục 24/7

Thứ hai, 21/03/2016 - 12:34

Vì sao nhạc sỹ Thanh Tùng không chịu đi bước nữa sau khi vợ mất?


HÀ TÙNG LONG
Dân trí

 Cho đến bây giờ, nhiều người vẫn đặt câu hỏi: “Vì sao nhạc sỹ Thanh Tùng, một người đàn ông tài ba, đào hoa, phong nhã, đa tình… lại không đi thêm bước nữa khi vợ ông mất từ lúc trẻ?”. Chính các con ông cũng đã không ít lần “bật đèn xanh” hoặc tỏ lời động viên ông tái hôn nhưng ông vẫn ở vậy cho đến khi tạ thế.

Quyết không tái hôn vì một lời hứa!

Anh Nguyễn Thanh Bách, con trai trưởng của cố nhạc sỹ “Một mình” cho biết, thời còn đi học, nhạc sỹ họ Nguyễn học chung lớp với anh trai của vợ. Trong một lần đến nhà bạn học chơi, nhạc sỹ thấy ông bạn có cô em xinh xinh nên lân la làm quen. Tình cảm giữa hai người lúc đầu chỉ là anh em nhưng rồi lớn dần thành tình yêu từ lúc nào không biết. Năm 1971, nhạc sỹ Thanh Tùng quyết định xin cưới bà Phạm Thị Minh làm vợ. Đến năm 1972, anh Nguyễn Thanh Bách ra đời tựa như “trái ngọt tình yêu” của một cuộc tình đầy lãng mạn.

Nhạc sỹ Thanh Tùng lúc còn trẻ. Ảnh: GĐCC.

Nhấn để phóng to ảnh

Nhạc sỹ Thanh Tùng lúc còn trẻ--  . ảnh: GĐCC.[ gia đình cung cấp] 

Thời đó, sau khi tốt nghiệp lớp Lý - Sáng - Chỉ (lý luận, sáng tác, chỉ huy) tại Nhạc viện Bình Nhưỡng (Triều Tiên), nhạc sỹ Thanh Tùng trở về và công tác tại Dàn nhạc giao hưởng Việt Nam. Sau đó, ông được cử vào công tác ở Đài Phát thanh Giải phóng. Những ngày đó, bà Minh cũng chuyển vào công tác ở Đài Truyền hình TP. Hồ Chí Minh để có điều kiện được chăm sóc ông. Tuy nhiên, sau đó không lâu, bà Minh xin nghỉ làm ở Đài Truyền hình TP. Hồ Chí Minh để về làm kinh tế ở ngoài.

Theo anh Bách, sở dĩ bố anh có thể dành nhiều tâm sức cho âm nhạc là bởi khi bà Minh còn khoẻ mạnh, nhạc sỹ Thanh Tùng không phải lo lắng về vấn đề kinh tế và quán xuyến gia đình. Bà Minh lúc đó, không chỉ vừa chăm sóc con, vừa quán xuyến gia đình mà còn đảm trách cả vấn đề kinh tế. Và dù nhạc sỹ có rất nhiều mối quan hệ bên ngoài nhưng cuộc sống gia đình lúc nào cũng hạnh phúc, các con có đầy đủ tình thương của bố mẹ.

Tuy nhiên, cuộc sống không ai nói trước được chữ “Ngờ”. Năm 1990, bà Minh mắc trọng bệnh rồi ra đi khi mới ngoài 40 tuổi. Trước lúc mất, bà có gọi chồng đến bên cạnh dặn dò chuyện chăm sóc các con. Trong đó, bà có hỏi ông một câu: “Nếu em chết anh có lấy vợ mới và bỏ các con không?”, lúc đó ông trả lời “Không”. Sau này nhạc sỹ Thanh Tùng có giải thích rằng, lúc đó ông không có câu trả lời nào khác. Và tình yêu sâu đậm cùng lời hứa với người vợ trước lúc nhắm mắt xuôi tay đã khiến ông không dám bước tiếp trong cuộc sống hôn nhân.

Vợ mất, nhạc sỹ Thanh Tùng đã rất chếnh choáng. Ông phải trải qua một giai đoạn cực kỳ khó khăn. Một tay phải chăm sóc ba con nhỏ, một tay phải làm kinh tế để nuôi sống cả gia đình và vẫn phải nuôi dưỡng niềm đam mê âm nhạc.

Chân dung bà Phạm Thị Minh, người vợ quá cố của cố nhạc sỹ Thanh Tùng khi còn trẻ. Ảnh: GĐCC.

Nhấn để phóng to ảnh

Chân dung bà Phạm Thị Minh, người vợ quá cố của cố nhạc sỹ Thanh Tùng khi còn trẻ. Ảnh: GĐCC.

“Mẹ tôi mất, ba tôi phải đối diện với bao nhiêu là vấn đề về tâm lý và cuộc sống. Trước ông không phải lo gì về kinh tế cả bởi mọi việc mình mẹ tôi lo hết. Mẹ tôi mất, ông phải gánh tiếp gánh nặng của bà. Ông vừa phải đóng vai trò người bố, vừa phải làm mẹ, chăm sóc các con. Trong mắt chúng tôi, ông là người đàn ông có thành tích cao nhất vì vợ mất sớm nhưng vẫn một tay nuôi được ba người con đi học nước ngoài đầy đủ, điều này kể cả những gia đình đầy đủ bố mẹ cũng không thể làm được”, anh Bách xúc động nói.

Sau này, hiểu được chuyện “con chăm cha không bằng bà chăm ông”, các con của nhạc sỹ đã nhiều lần “bật đèn xanh”, kể cả tỏ lời động viên ông đi thêm bước nữa để có người chăm sóc, bầu bạn tuổi già nhưng ông vẫn nhất quyết nói “không”. Biết tính ông khái tính, lại là người rất khó lay chuyển nên sau nhiều lần thuyết phục không được, các con đành phải chiều theo ý ông dù lúc đó ông cũng có khá nhiều người phụ nữ vây quanh.

Vợ chồng gia đình nhạc sỹ Thanh Tùng và ba con trong một lần đi nghỉ mát ở Đà Lạt. Ảnh: GĐCC.

Nhấn để phóng to ảnh

Vợ chồng gia đình nhạc sỹ Thanh Tùng và ba con trong một lần đi nghỉ mát ở Đà Lạt. Ảnh: GĐCC.

“Bố tôi là người tài hoa nhưng sống rất phóng khoáng, tình cảm, các đức tính đó phụ nữ rất thích. Vì thế, bố tôi có rất nhiều người phụ nữ vây quanh nhưng ông vẫn không chịu ai. Chắc ông không muốn mẹ tôi buồn”, anh Bách chia sẻ thêm.

Nguyện ước cuối đời là được đoàn tụ với vợ

Theo anh Bách, lúc sinh thời nhạc sỹ “Hoa tím ngoài sân” rất hay kể cho các con nghe những kỷ niệm về vợ mình. Trong cảm nhận của các con thì tình yêu của ông dành cho bà rất sâu đậm. Cho đến những ngày cuối cùng của năm 2008, trước khi ông bị tai biến nằm liệt một chỗ, ông nằm mơ thấy bà về trong giấc mơ liền bật dậy viết nên ca khúc “Hoa cúc vàng” với đầy sự nhung nhớ, yêu thương và khao khát đoàn tụ. Sau bài hát ấy, ông không sáng tác được thêm ca khúc nào nữa vì bị bệnh và cũng không còn cảm xúc.

Cách đây khá lâu, cũng đã có một vài lần nhạc sỹ họ Nguyễn bày tỏ tâm nguyện với các con là sau này đưa mộ của bà Minh từ TP. Hồ Chí Minh (mộ bà Minh hiện vẫn đang yên vị ở TP. Hồ Chí Minh) để nếu ông có tạ thế thì ông bà được nằm cạnh nhau. Và sắp tới đây, khi hoàn thiện khu nghĩa trang rộng hơn 1000m nằm trong Công viên Nghĩa trang Thiên Đức (Phú Thọ), ba anh em anh Bách cũng sẽ đưa bà Minh về bên cạnh mộ của nam nhạc sỹ để ông bà được đoàn tụ.

Vợ chồng nhạc sỹ Thanh Tùng cùng người thân trong dịp sinh nhật con. Ảnh: GĐCC.

Nhấn để phóng to ảnh

Vợ chồng nhạc sỹ Thanh Tùng cùng người thân trong dịp sinh nhật con.--   ảnh: GĐCC.

Nói về người bố vừa nằm xuống, anh Bách luôn dành cho ông một sự yêu thương, kính trọng lẫn khâm phục. Anh Bách cho rằng, dù mẹ anh mất sớm nhưng bố anh đã luôn làm tròn bổn phận của cả hai: mẹ - bố. Ông giáo dục các con rất cẩn thận trong đối nhân xử thế, cách làm việc, cách kinh doanh…

“Những điều ông dạy chúng tôi như thế nào thì bây giờ chúng tôi dạy lại các con của mình như thế. Chính tôi, dù bây giờ trưởng thành rồi nhưng vẫn luôn nhìn vào các sống của bố mình để học tập. Không mong được như bố mình nhưng cũng mong được một phần của bố. Điều đó sẽ khiến chúng tôi tốt hơn lên. Bố tôi là người rất quảng đại, hào sảng, phóng khoáng… Ông rất rộng rãi với người thân, bạn bè và những người xung quanh. Ông chưa bao giờ tính toán chi li từng đồng từng hào với ai cả. Ông viết nhạc xong toàn đưa cho mọi người hát chứ không có đòi hỏi phải thế này thế kia gì cả. Ông cũng sống rất thẳng thắn và chính trực, chưa bao giờ biết “luồn cúi” là gì.

Nhạc sỹ Thanh Tùng cùng con gái út. Ảnh: GDCC.

Nhấn để phóng to ảnh

Nhạc sỹ Thanh Tùng cùng con gái út. -- ảnh: GDCC.

Có lẽ vì cách sống đó nên bố tôi rất nhiều bạn bè. Bạn của bố tôi có nhiều người là chính khách, doanh nhân, nghệ sỹ và cả những người thường dân. Bạn bè của ông cũng chơi với ông rất chân tình”, anh Bách nói.

Anh Bách cho biết, dù có tới ba người con nhưng nhạc sỹ Thanh Tùng chưa bao giờ có ý ép các con phải theo nghiệp âm nhạc của mình vì ông vì ông quan niệm theo đuổi âm nhạc cũng phải có năng khiếu. Trong ba anh em, bản thân anh Bách nhìn nhận mình không có chút năng khiếu nào nhưng hai người em thì có chút năng khiếu. Họ cũng biết chơi đàn, cũng hát được nhưng chắc không có duyên với nghệ thuật nên đến bây giờ vẫn chưa thấy bén duyên. Điều này khiến anh hơi tiếc nhưng vẫn có thể trông chờ vào lớp cháu con kế cận.

“Bố tôi quan niệm, nếu đã là nghệ thuật đích thực thì phải để thưởng thức chứ không phải thi thố. Ai thấy hay thì hay, không thì thôi. Chẳng bao giờ ông có suy nghĩ phải sáng tác nhạc để đặt được giải thưởng này giải thưởng kia hoặc tham gia thi cuộc thi này cuộc thi kia. Quan điểm sáng tác của bố tôi là hoạ sỹ hay nhạc sỹ, khi sáng tác đều phải đưa cảm xúc thật vào tác phẩm. Vì chỉ có cái gì xuất phát từ trái tim mới đến được với trái tim. Cảm xúc thật sẽ khiến người nghe nhạc dễ tìm thấy mình trong đó, vì ai cũng có lúc buồn, lúc vui… còn viết theo đơn đặt hàng gì đó nó sẽ bị khiên cưỡng, cảm xúc không thật. Cho nên bố tôi viết bằng cảm xúc thôi chứ không viết theo kiểu bị ai đó ép hoặc viết theo đơn đặt hàng. Các bài hát của ông vì thế mà đều có màu sắc riêng.

Bức ảnh chụp nhạc sỹ Thanh Tùng và các con trong đêm nhạc Một mình diễn ra ở Hà Nội vào năm 2011. Anh Bách mặc áo đen, anh Thông áo sọc và con gái út Bạch Dương.

Nhấn để phóng to ảnh

Bức ảnh chụp nhạc sỹ Thanh Tùng và các con trong đêm nhạc "Một mình" diễn ra ở Hà Nội vào năm 2011. Anh Bách mặc áo đen, anh Thông áo sọc và con gái út Bạch Dương.

Nhờ tốt nghiệp Lý - Sáng - Chỉ nên bố tôi không chỉ biết sáng tác mà còn biết chỉ huy và dàn dựng chương trình. Ông có thể viết được tổng phổ cho một dàn nhạc, kèn đánh như thế nào, dàn dây đánh ra sao, trống đánh thế nào... Kiến thức âm nhạc của ông rất uyên thâm nên ông có thể làm được nhiều thứ”, anh Bách kể thêm.

Dù rất giỏi trong âm nhạc nhưng trong đời nhạc sỹ, nhạc sỹ Thanh Tùng chỉ có hai học trò đúng nghĩa đó là nhạc sỹ Quốc Trung và nhạc sỹ Ngọc Lễ. Theo anh Bách, nhạc sỹ Quốc Trung được nhạc sỹ Thanh Tùng dạy nhiều về hoà âm phối khí, còn nhạc sỹ Ngọc Lễ được dạy nhiều về sáng tác. Sở dĩ nhạc sỹ Ngọc Lễ được nhạc sỹ Thanh Tùng nhận làm học trò vì thời đó Ngọc Lễ thường hay đến nhà riêng của ông dạy anh Bách về đàn guitar và tiếng Anh, đổi lại nhạc sỹ Thanh Tùng dạy anh về sáng tác âm nhạc. Ngoài ra, dù không chính thức nhưng cũng có rất nhiều ca sỹ gọi nhạc sỹ “Chuyện tình của biển” là thầy bởi ông cũng góp phần dạy họ trong âm nhạc và có những ca khúc viết riêng cho họ.

Hà Tùng Long

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét