Thứ Sáu, 26 tháng 11, 2021

' chân dưng thi sĩ TÚ KẾU [ i.e. Nguyễn Huy Nhiên 1937- 2002 / Sài Gòn ] / Nguyễn Thanh Châu -- source : trang VHNT Phạm Cao Hoàng ( Mỹ )

 


FRIDAY, NOVEMBER 26, 2021

2208. Chân dung thơ miền nam 1955-1975: TRẦN ĐỨC UYỂN - Nguyễn Thanh Châu sưu tầm và giới thiệu




TIỂU SỬ:


Tên thật: NGUYỄN HUY NHIÊN

Bút hiệu: TÚ KẾU

Nơi sinh: Sơn Tây

Năm sinh: 1937

Năm mất: 25/4/2002


 

TÁC PHẨM:  Thơ Đen,Thơ Chì, Thơ Xám

Được biết nhiều với bút hiệu TÚ KẾU, ông viết thơ trào phúng cho các báo ngày, các tạp chí văn nghệ. Bên cạnh đó, ông cũng sáng tác nhiều thơ trữ tình và dịch thuật một số thơ và truyện nước ngoài thường đăng trên VĂN NGHỆ, NGÀN KHƠI, TIẾNG NÓI… Sau 1975, TRẦN ĐỨC UYỂN bị vào tù Cộng Sản hơn 10 năm. Những ngày tháng cuối đời, ông bị bệnh mất trí nhớ và qua đời tại Sài Gòn lúc 8:30 ngày 25 tháng 4 năm 2002.


Tràn Đức Uyển (1937-2002)
Ảnh do Viên Linh chụp lại từ bìa báo Khởi Hành


TRÍCH THƠ:

 

TÚ KẾU TÔI

 

Tôi buồn tôi hát nghe chơi

Nguồn cơn máu chảy trăm lời thở than

Nhìn ra cảnh phố điêu tàn

Soi gương ngồi đọng da vàng xanh xao

Núi sầu lớp lớp đùn cao

Hồn bay chưa biết phương nào ghé thăm

Dưới trời chim đã mù tăm

Một không gian hẹp tôi nằm bó thân

Lá khô mộng biếc thưa dần

Tuổi xuân nhánh mọc đôi vần chiêm bao

 

 

ĐIỆP KHÚC CHIM

 

con chim sơn ca bay đi rồi

còn lại bâng khuâng trong hồn tôi

bốn bức tường căn nhà sụp xuống

và chôn luôn đôi mắt của người

 

con chim sơn ca bay đi rồi

còn lại cô đơn trong hồn tôi

trái tim này hôm qua ở đó

thôi bây giờ lấy dao chia đôi

 

con chim sơn ca bay đi rồi

còn lại đau thương trong hồn tôi

với thân thể quạnh hiu vừa ẩm mục

bàn chân non gai góc đâm chồi

 

con chim sơn ca bay đi rồi

còn lại ăn năn trong hồn tôi

một buổi sáng bỗng thấy mình vỗ cánh

hóa thành chim bay đi khắp nơi

 

Tập san VĂN NGHỆ số 7

 

 

MAI, PHƯƠNG ĐÔNG HIỀN

 

em sừng sững như núi

núi đứng muôn nghìn năm

em mềm mại như sông

sông êm đồng cỏ khét

 

em quyến rũ như mưa

mưa phủ trùm cây héo

cây hồi sinh giữa trời

vi vút cùng giông bão

 

ta uống từng giọt máu

chảy tràn trong cổ khô

hôn em bằng môi cháy

sức sống bỗng chan hòa

  

ta náo nức từng giờ

nghe thịt da biến chuyển

đỏ chín thời gian chờ

sao em chưa buồn đến

 

này núi cao của ta

có con chim đang hót

bình minh mặt trời hồng

vỗ cánh về phương đông

 

em là phương đông hiền

nằm dài chưa thức giấc

dẫu qua đi ngàn năm

vẫn phủ đầy bí mật

 

này giòng sông mùa hạ

như áo trắng em bay

quấn quit cùng ta với

tóc xanh đồng cỏ say!

 

hoàng hôn đôi mắt ướt

nhớ mắt em chiều nay

gió quật từng cơn lớn

mưa trắng một bầu trời

 

 

BƯỚM BIỂN

 

gió nổi theo và biển quặn mình

cơn giận dữ bao quanh

mặt gương xanh xáo động

tôi đứng

 

tôi dơ tay

phía trước mặt đoàn kỵ binh ào tới

 

gềnh đá tênh hênh

rên xiết và lưu luyến

bờ cát mịn màng

thoải

 

khi nước rút lui

trên chiến trường còn lại

những xác bướm trắng

rã rời

 

tôi

và chiếc cặp

đều nín thinh

chim xanh, chiều xanh, tôi xanh

 

con chim xanh bay ra ngoài cửa sổ

bầu trời xanh rộng một chiều thương nhớ

 

có bao nhiêu sợi máu chảy trong người

bấy nhiêu niềm hối tiếc chảy trong tôi

 

em biết không em làm sao hiểu nổi

tâm hồn anh làm bằng tơ nắng mới

 

tơ nắng run rất khẽ bên cây buồn

như tơ đàn run nhẹ dưới tay thuôn

 

em đang nắn mười ngón tay thuốc độc

lên hồn anh và hồn anh bật khóc

 

biển đêm sâu biển thổn thức riêng mình

núi cao buồn nên núi giả làm thinh

 

anh chót dại để cho lòng mở hội

đứng ngơ ngẩn như vừa qua chết đuối

 

con chim xanh chiều đó đã bay rồi

tôi nghe buồn mơn trớn nhẹ trên môi

 

Thơ Việt Hiện Đại 1900-1960, UYÊN THAO

 

 

S.K.

 

Anh còn thao thức trông em

Mắt nai em mở đôi rèm my xanh

Chiều đi bước nhỏ hiền lành

Cây cao lá rụng trăm cành trơ xương

Yêu em khôn nỗi đo lường

Phân vân tấc dạ đôi đường héo hon

Nằm nghe bụi rớt quanh hồn

Nghe vang tiếng nhẹ nỗi buồn trong da

Thầm thầm tháng lạ ngày qua

Mai em, giờ biết đâu mà dám thưa.

 

 

ƯƠM TƠ

 

Guồng quay, kén nhả tơ buồn

Em se chỉ rối linh hồn trăm năm

Lắng nghe, nghe nhỏ tiếng thầm

Hồn anh theo sợi về nằm bên tay

Vàng lên, vàng mướt nong đầy

Lạnh chưa em lạnh từng dây ngọt sầu

Ruột tằm mấy kiếp anh đau

Lạnh chưa em lạnh đường mau chỉ guồng

 

Ngón thon tóc xõa ngồi ươm

Lòng anh chĩu nặng khối buồn thiên thu.

 

 

NGẬP NGỪNG

 

Nghe đây gió lượn đồi thông

Nghe kia sông trắng hồn không lững lờ

Nghe trời mở rộng ý thơ

Nghe đây thiên cổ nối chờ mai sau

Và nghe búa gõ vang đầu

Thời gian từng giọt nện đau kiếp người

Nghe lòng chưa tỏ ý vui

Nghe trong mắt đẹp bùi ngùi mộng em

Mây hồng mở gói cho xem

Nghe hơi rừng biếc bỗng thèm gió thu.

 

 

BUỔI CHIỀU

 

Màu chiều ám ảnh tâm tư

Chiều mang nguồn gốc tổ sư cái buồn

Nắng đi sợ cả chiều luôn

Chiều ray rứt thịt chui luồn dưới da

Một dòng sông lạnh bao la

Dừng chân chợt nhớ không nhà, ngẩn ngơ

Sang sông không cả chuyến đò

Mình ta bến vắng nhìn đo dáng chiều

Nghe hồn bốn phía cô liêu

Nghe trong trời đất đã nhiều tang thương.

 

Tuần báo KHỞI HÀNH số 102


  

ĐÊM TRÊN CAO NGUYÊN

  

Núi cao chót vót trời cao rộng

Ta ném mình lên vút ngọn cao

Bỗng thấy dưới chân mây nổi sóng

Tưởng ngẩng đầu tay với được sao

 

Ta ngao du khoái tỉ vô cùng

Trăng lên dây đàn tơ khẽ rung

Gió lộng nghe lòng thương bạn hữu

Biết gặp nhau chăng giờ lâm chung

 

Vài cánh chim đêm xoải vội vàng

Quanh mình trăng lụa nõn mênh mông

Nằm đây đồi cỏ nghe trời rộng

Nghe cả chiều sâu của sắc không

 

Ngủ luôn một giấc chờ mai sáng

Đón ánh tinh khôi mới của ngày

Vui với cành xanh chim ríu rít

Ngâm thơ mình nghe mình khen hay

 

Mai ra phố tỉnh gặp người quen

Ghé quán bên đường say túy men

Ai hỏi thăm nhà không biết nữa

Nhà ta ta nhớ chợt vừa quên.

 

Tập san NHÀ VĂN

 

  

BÊN SUỐI

  

Bên dòng suối xanh

Có anh thi sĩ

Nằm gối đầu cao

Tuyệt không suy nghĩ

 

Có con cá trắng

Bơi lội tung tăng

Hớp ba giọt nắng

Như hớp giọt trăng

 

Giọt nắng gió lay

Cá đùa đuổi bắt

Thi sĩ ngủ ngày

Quên không nhắm mắt

 

Khi chàng thức giấc

Huyền hoặc trăng soi

Yên ắng tuyệt vời

Thân chàng tan biến.

 

Tập san NHÀ VĂN




source : trang Văn học Nghệ thuật PCH ( Mỹ )


===============

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét