Thứ Năm, 13 tháng 2, 2014
ttkh... & những bài tranh luận : nữ sĩ vân nương có phải là ttkh ? / bài viết : ngô đình chương
nữ sĩ Vân Nương có phải là TTKH?
Việt Báo Kinh Tề ( USA) ngày 15-12-94
vân nương có phải là ttkh.?
Việt Báo Kinh Tề ( USA) ngày 15-12-94
vân nương có phải là ttkh.?
bài viết : ngô đình chương
LTS - Việt Báo Kinh tế mới đây có lên tiếng về việc sách báo Cộng sãn tại Saigon cố tình gán ghép cho bà Trần thị Vân Chung, tức nữ sĩ Vân Chung, phu nhân của ông Lê Ngọc Chấn ( nguyên bộ trưởng quốc phòng thời chính phủ Ngô đình Diệm, nguyên đại sứ Việt Nam Cộng Hòa tại Anh quốc trước 1975) là tác giả TTKH, nhân vật chính trong 1 chuyện thơ trữ tình nổi tiếng thời thập niên 30,40.
Sau đây, chúng tôi xin giới thiệu bài viết của nhà văn Ngô Đình Chương, hiện cư ngụ tại San José, vơi những chi tiết chính xác và sự lên tiếng chính thức của những người trong cuộc.
Phần thứ hai của bài viết : những người lên tiếng từ trong nước.
----------
* chúng tôi chỉ nhận được duy nhất 1 bài, nên, không được đọc bài ' của những người trong nước viết về TTKH nàng là ai? '- và- một số bài khác, như bài đả kich kịch liệt của Cao Mỵ Nhân đối với sách TTKH - Nàng là ai ?'. [BT]
VIỆT BÁO KINH TẾ
( USA)
Việc nữ sĩ Vân Nương, tức bà quả phụ Lê Ngọc Chấn, bị gán là TTKH, rồi, chuyện được lâm ly hóa, in thành sách, như lá thư của chính nữ sĩ Vân Nương cho biết, thì, do chính nữ sĩ Thư Linh là đầu giây mối nhợ. Muốn biết những gì bà thu lượm và kể lại cho tác giả Thế Nhật về Vân Nương, người mà, bà tin là TTKH - chúng tôi xin trích dẫn một đoạn thư bà [Thư Linh] (*) gửi cho Vân Nương :
----------
(*) [...] - chữ của người biên tập [Bt].
Sài Gòn ngày 20 tháng 9 năm 1994
Chị Vân Nương thân mến,
Em in xong tác phẩm ' Những dòng thư hoa' chưa kịp tặng chị, thì được anh Thế Phong và Trần nhật Thu đem tới tặng tập TTKH- Nàng là ai ? Em giở ra đọc mới hay : chỉ vì bài thơ 'Hoa tim' (Antigone) trong tập NDTH mà ra chuyện. Xin chị đừng buồn em nhé. Em xin chị bình tĩnh đọc lại những diễn biến, vì sao em nói ra TTKH là ai ? Sau khi ở nước ngoài về, em có y định ở lại nước nhà , bạn bè hay lui tới nói chuyện văn chương. Hôm đó có anh chị Như Hiên -Thanh Vân, Thế Phong, Thế Văn [ Lữ Quốc Văn] và một vị nào đó nữa.
Em nghe anh Thanh Vân nhắc tới TTKH rằng, anh đã tới thăm tại nhà, sau khi nghe ai đó hỏi:... nay TTKH còn trẻ không ' - anh Thanh Vân trả lời - ... già và không còn đẹp nữa, [còn] thơ thì xuống lắm, xem ra không còn hay [rồi]!. Em thì chị còn lạ gì, rất thẳng thắn, hơn nữa, em coi TTKH là thần tượng, nên, em nhíu mày, nói :
'... có thể TTKH mà anh quen là giả, vì, tôi cũng được biết TTKH thơ vẫn hay tuyệt vời và vẫn còn đẹp lắm'. Anh Thanh Vân cứ nhất định, người anh quen là TTKH thiệt và hỏi em :' ... người chị biết là ai ?'
Thế rồi, câu chuyện [bị] đứt quãng , vi lại có một người mới tới. Thanh Vân và Như Hiên ra về.
Đêm hôm đó, em ngồi viết chuyện tình của TTKH, với tựa đề ' Hoa Tim'
( antigone) , và chú thích:' gửi người chị phương xa, tôi vô cùng mến yêu' .
Ý em là muốn gửi tặng chính chị, vì, em vẫn chưa thể quên được năm mà Chấn chưa học tập cải tạo về- một chiều mùa thu - chị lên chơi ... em cùng chị bàn về sắc thái của các nữ sĩ... Khi nhắc tới bài 'Hai sắc hoa ti-gôn''- em còn nhớ trước đây chị bảo chị ở Thanh Hóa .
Chợt nhớ, có lần em đã hỏi một chị bạn cũng ở Thanh hóa, có biết TTKH là ai không ? Chị ấy bảo không biết, nhưng
, nghe người ở Thanh đồn tên cô ta là Chung, đẹp lắm, lại giỏi thơ, nhưng đã lấy một ông quan huyện. Lúc đó, em mới hỏi : tên Vân Nương là bút hiệu hay chính tên chị ? Chị bảo mình là Trần thị Vân Chung. Chị có nhớ , em nói ngay :' Thì ra chị TTKH là chị rồi'. Chị cười:' Ai nói với Thư Linh thế ?' , em trả lời: ' có người nói lâu rồi, nhưng, sao nghe nhiều bài, nào Nguyễn Bính, nào ... '
[TRÍCH THƯ CỦA THƯ LINH GỬI VÂN NƯƠNG, NGÀY 20-9-1994]
Nhân vật chính trong câu chuyện TTKH - Nàng là ai ? , bà Trần Thị Vân Chung hay Vân Nương nữ sĩ, đã chối phăng ' mình không phải là TTKH'.
Người đưa tài liệu dựng chuyện là Thư Linh ( bà Đỗ Thư Linh ) (*) lại không biết ất giáp gì về đời bà Vân Chung, vì một, hai điều trùng hợp, lại đinh ninh rằng mình đã tìm được lời giải đáp cho 1 bí mật văn chương. Nếu là một phiên Tòa xử, thì đến đây, ông tòa có thể xếp hồ sơ và có thể, đã phạt bà Thư Linh về tôi mạ lỵ, vu khống.
Tuy nhiên, đây là một vấn đề nghiên cứu văn học, chúng tôi phải tìm hiểu thêm về con người Vân Nương, để so sánh thi pháp, hướng thơ của bà [hôm nay]. Cũng như chúng tôi, đã dọ hỏi, để xem tâm tính, đời sống gia đình của [TTVân Chung] từ khi kết hôn với ông Lê ngọc Chấn. Những người biết Vân Nương trên phương diện thơ, chúng tôi đã trực tiếp hỏi chuyện các nữ sĩ Trùng Quang, Đinh Việt Liên, Tuệ Nga - cũng như qua một bức thư của Tôn nữ Hỷ Khương gởi Vân Nương, không ai từng nghe , hoặc nghĩ rằng Vân Nương là TTKH.
Vân Nương thích làm thơ đường đầy thiền tính. Bà Cao Ngọc Anh chủ xướng. Vân Nương cũng như các bạn thơ khác trong Quỳnh Dao, như :
Vân Khanh, Mộng Tuyết, Tôn Nữ Hỷ Khương, Việt Nữ, Như Hiên, Tuệ Nga, Trùng Quang, Đinh việt Liên, Quỳ Hương, Uyên Hương, Cao Mỵ Nhân ..., hầu như không ai sáng tác những vần thơ lãng mạn, như thơ TTKH .
-----------
(*) - tên thật Thư Linh , khi ấy tôi cho viết tắt Đ.T.L. - nên, rất nhiều người đoán mò, nào là Đỗ Thị Lạc -- ( Ngọc Thiên Hương trong sách ' Huyền Thoại Hoa Ti-Gôn' - Nxb Hội Nhà Văn , Hà nội, 2008) - hoặc, Ngô Đình Chương lại cho là Đỗ Thư Linh.
[tên thật Thư Linh : Đặng Thị Lạc , s. 1924 - ..., hiện nay
ở Houston / Texas/ USA.] -- (TP chú thích - 2/ 2004)
(**) NHÓM THƠ QUỲNH DAO được thành lập năm 1961 ở Sài Gòn. Gồm một số đông người làm thơ nữ quây tiền tài, cùng làm thơ xướng họa, thù tạc. Nào mừng sinh nhật, sinh con, cái tử, hỏi cưới ( nói chung là hôn quan tang tế): nao khánh thọ, xướng họa, gieo vần ( nhưng, đặc điểm nhóm này không gieo ' cú thơ nói lái', như thường có ở nhóm khác ). Theo như Như Hiên ( hội viên ) :' Quỳnh Dao chỉ có nữ, số người lên tới hàng trăm(?)'- nhưng, thực tế con số này trên, dưới 30 là xác đáng- theo nữ thi sĩ Tôn nữ Hỷ Khương. Nhóm sáng lập ban đầu có bà Cao ngọc Anh, Vân Nương, Mai Oanh, Tuệ Nga, Đinh thị Việt Liên. Niên trưởng ( hội trưởng) : bà Cao Ngọc Anh, tác giả' Khuê sầu thi thảo', đứng vào vị trí số 1, đệ nhị niên trưởng: bà Đào Vân Khanh, tác giả ' Nhàn Khanh Thi Tập' và hiện may đệ tam niên trưởng là nữ sĩ Mộng Tuyết ( Thái Thị Út). Phu quân thi nhân hội viên ( rể), vì, vợ là dâu' Quỳnh Dao'.
- kỷ niệm lần thứ 1 nhân dịp 12 năm Quỳnh Dao có mặt trên cõi thơ này, nhất báo quân đội Tiền Tuyến ( Sài gòn) , có 1 bài tường thuật .
( lúc này Phạm Xuân Ninh, chủ nhiệm báo, chồng bà Trần Thị Anh Minh( em gái thứ 2, sau Vân Nương, chủ nhiệm tuấn báo Đời , trên danh nghĩa, cho Chu Tử thuê và ê-k ip khai thác. Một đôi dòng về chồng bà Anh Minh, ông ta còn bút hiệu Hoàng Trinh, tác giả tập thơ ' Tiếng hát tự do' ( in rô-nê-ô 100 cuốn, 1961 ở Sàigòn).
- trở lại ,nhóm Quỳnh Dao trước 1975, cũng có một số khuôn mặt người nữ xứng danh văn thi sĩ, như Tôn Nữ Hỷ Khương, Tuệ Nga, nữ văn sĩ Quỳnh Hương v.v... Sau 75, Quỳnh Dao thêm 3 khuôn mặt nữ mới : Việt Nữ ( cùng cha, khác mẹ với cố thi sĩ Tương Phố), Trinh Thục ( đã qua đời ) và Cao Mỵ Nhân
( hiện ở Mỹ). Những người làm thơ này thường xướng họa, thù tạc- không hẳn là poète -né ( với Quỳnh Dao là poétesse-née, vì chỉ có nữ, không nam )
trong nền văn chương Pháp, có người đề cập thi văn sĩ, gọi là écrivain occasionnel (Émile Henriot, một vị trong viện Hàm Lâm Pháp ) - vì, họ chỉ có một giai đoạn thuận tiện, để viết thành đôi ba bài thơ, đôi ba truyện ngắn liên hệ mật thiết đến vốn sống một thời của họ. Nên, gọi họ là 'nhà văn thơ ngẫu nhiên' ( tài tử, không chuyên nghiệp) chăng ?
nội dung thơ xướng họa, thù tạc, cảm khái, thương có ít bài được truyền tụng lấu dài, vì giàu công thức, thiếu xúc động chân thực ( gò bó về văn, chữ, thể thơ ý tứ ... )- và, tất nhiên nhiều mài giũa, ít thâm, thúy cao sâu, rung động, kém hàm xúc ..- nên, hiếm bài sống lâu dài theo thời gian đãi lọc, như đề cập ở trên .
trong nền văn chương Pháp, có người đề cập thi văn sĩ, gọi là écrivain occasionnel (Émile Henriot, một vị trong viện Hàm Lâm Pháp ) - vì, họ chỉ có một giai đoạn thuận tiện, để viết thành đôi ba bài thơ, đôi ba truyện ngắn liên hệ mật thiết đến vốn sống một thời của họ. Nên, gọi họ là 'nhà văn thơ ngẫu nhiên' ( tài tử, không chuyên nghiệp) chăng ?
nội dung thơ xướng họa, thù tạc, cảm khái, thương có ít bài được truyền tụng lấu dài, vì giàu công thức, thiếu xúc động chân thực ( gò bó về văn, chữ, thể thơ ý tứ ... )- và, tất nhiên nhiều mài giũa, ít thâm, thúy cao sâu, rung động, kém hàm xúc ..- nên, hiếm bài sống lâu dài theo thời gian đãi lọc, như đề cập ở trên .
( TTKH- NÀNG LÀ AI? / THẾ NHẬT [THẾ PHONG] - Nxb Văn hóa- thông tin, tái bản lần 1, Hà nội 2001)
----------
- một bài của Vân Nương :
Tự hỏi quê hương lạc hướng nào ?
Mỗi khu xuân tới, thắm duyên đào,
Thương mình một thoáng hương đời nhạt
Xót bạn trăm năm nước mắt trào
Tiên giới - trần gian xa biết mấy
Thiên đường - địa ngục cách là bao ?
Hỡi ơi, buổi ấy bừng cơn mộng
Thì đã trôi theo đợt sóng đào
Thì ai vừa gửi từ muôn dặm
Ai vẫn là ai ? Ai biết sao ?
VÂN NƯƠNG
14-8-1994
Một người đa tình, đau khổ, lãng mạn như TTKH, cho dù bao nhiêu năm sau, lời thơ vẫn trữ tình lai láng. Bà là người cổ lai hy, nhìn biết đâu là thực, đâu là mộng, đâu làtrần gian. Bà là người thương kính chồng vô vàn. Một vị từng là nhân viên sứ quán VNCH tại Anh quốc, dưới quyền ông Lê Ngọc Chấn, hiện cư ngụ tại San José, USA - cho biết , 2 vợ chồng ông Chấn hết mực yêu thương nhau, cả hai đều có tư tưởng cách mạng . Nên biết, ông Lê Ngọc Chấn là một yếu nhân trong đảng VNQDĐ. Bà Chấn ở thời son trẻ, cũng không phải là người đàn bà có thể viết những câu :
Tôi vẫn đi bên cạnh cuộc đời
Ái ân lạt lẽo của chồng tôi
Mà từng thu chết từng thu chết
Vẫn giấu trong tim một bóng người
hoặc :
Nếu biết là tôi đã có chồng
Trời ơi người ấy có buồn không ?
Có thầm nghĩ tới loài hoa vỡ
Tựa trái tim phai tựa máu hồng
TTKH
Điểm 2 vợ chồng ông bà Chấn yêu kính nhau từ đầu đã được bà Trần Thị Anh Minh, [vợ ông Hà Thượng Nhân ] khẳng định về chuyện tình giữa Thanh Châu và Vân Chung, thì bà Trần Thị Anh Minh cho biết :
' ... Thanh Châu tên thật Ngô Thành Hoan (*) , bạn học với ông anh cả và ông giáo Nhân, tức Phan hữu Nhân, chồng người em họ, tên Trần thị Nghĩa. Thanh Châu có lui tới nhà tôi chơi với ông anh cả, nên, gia đình quen biết, không riêng gì Vân Nương. Sau đó, mẹ của Thanh Châu tới dạm hỏi [Vân Nương], gia đình từ chối, có lẽ, vì bấy giờ ' viết văn chưa phải là một nghề '. Thực ra, ông bố của Vân Nương chỉ là quản lý tư cho một hãng rượu, cuộc sống đấy đủ, chứ không phải quan quyền gì. Chắc chắn không thể có chuyện Vân Nương làm những bài thơ tình tuyệt vời, dưới bút hiệu TTKH. Về sau này, khoảng 1976, Thanh Châu từ Bắc vào Nam gặp vợ chồng giáo Nhân, rồi, nhân tiện nhờ dẫn đến thăm Vân Nương tại cư xá Nông Tín Cuộc . Trong lúc tiếp khách, Vân Nương đã cẩn thận bảo cô em họ ( bà giáo Nhân) & con dâu là Yến cùng nghe. Họ nói chuyện như 2 người đồng hương, quen biết cũ, không có tình ý nào khác ...'
----------
* Ngô Hoan ( không tên lót) -[Bt]
Nhân chứng cuối cùng để biết TTKH 'có thể ', xin lập lại chữ có thể là của Thanh Châu - sau khi có sự phản đối dứt khoát của nữ sĩ Vân Nương, qua một bài báo từ hải ngoại, cũng cực lực cải chính. Vậy thì
TTKH- Nàng là ai ? *
------
(*) - TTKH - Nàng là ai? ( bản in lần đầu năm 1994 ) mới đây ' BỊ' Amacon.com, vừa tung lên mạng, vửa COPY - bạn muốn có, trả MỘT USED FROM $ 30,00.
( BT chú thích - 2/ 2014)
[...]
***
Chúng ta nên tôn trọng nỗi buồn riêng đó và xin đừng hỏi: TTKH- NÀNG LÀ AI?. hãy để bí ẩn TTKH là một giai thoại thật đẹp và lãng mạn của nền văn học Việtnam tiền bán thể kỷ 20.
Xin 2 nhà báo Thế Phong và Trần Nhật Thu đửng vì nhu cầu thị trường mà bóp méo ngòi bút, tạo tai tiếng cho người vô can.
xin nữ sĩ Vân Nương hãy bình tĩnh, tìm an lạc trong cuộc sống hiện tại, bỏ ngoài tai chuyện thị phi.
Cuối cùng sự thật vẫn là sự thật, hơi đâu để ý tới cuốn sách được viết bởi những người cầm bút thiếu trách nhiệm.
Ngô Đình Chương
SAN JOSE 15-11-1994
---------------
(*)- CHÚNG TÔI KHÔNG TRÍCH ĐĂNG LẠI BÀI THƠ THỨ NHẤT / TTKH, MÀ ÔNG NGÔ ĐÍNH CHƯƠNG IN KÈM DƯỚI BÀI BÁO . [Bt]
Người đăng: khedo@outlook.com vào lúc 23:43
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét