Thứ Sáu, 3 tháng 9, 2021

đọc thêm (2) : " tình dục trong văn chương phạm thị hoài / Thế Uyên [ i.e. Nguyễn Kim Dũng 1935 - 2013(?) ] -- source: https://damau.org/author/the...

 

tình dục trong văn chương phạm thị hoài

♦ 0 bình luận ♦ 30.12.2006
Nhà văn Phạm thị Hoài đồng lứa với Dương Thu Hương, Nguyễn Huy Thiệp… nghĩa là những người lớn lên trong chủ nghĩa xã hội tại miền Bắc và đã có tác phẩm trước khi có Đổi Mới, nhưng chỉ có thể viết thẳng theo ý mình trong mấy năm đầu của Đổi Mới. Vì thế Phạm thị Hoài có ba loại tác phẩm khác nhau: loại viết và xuất bản trong thời bao cấp, loại viết và xuất bản sau khi có Đổi Mới không bị kiểm duyệt hay kiểm duyệt ít (trong nước gọi là “biên tập lại”), và sau cùng là loại viết và xuất bản tại hải ngoại sau khi tác giả định cư tại Đức. Hiện nay ngoài viết bài đăng tạp chí, tác giả còn chủ trương một trang nhà riêng trên Net mang tên Talawas.

Những tác phẩm đã in tại hải ngoại:

Thiên Sứ, Đa Nguyên xuất bản, 1988
Mê lộ, Hồng Lĩnh xuất bản, 1992
Từ Man nương đến AK và các tiểu luận, Hợp Lưu xuất bản, 1993
Marie Sến, Thanh văn xuất bản 1996
Chuyện lão tượng Phật Di lặc và nàng Nậm Mây, Văn Nghệ 1999


Thiên Sứ

Ai có cơ hội đến thăm vùng Hà nội vào thời kỳ Phạm thị Hoài viết cuốn sách này, 1988, đều nhận thấy dân Hà nội chen chúc nhau sống trong những căn phòng nhỏ của các căn nhà cũ kỹ hoang tàn đầy rêu bám, đi ngoài nhìn vào thấy người lố nhố như bầy ong trong tổ, và khi có người thò đầu ra nhìn, dễ làm cho người quan sát từ ngoài liên tưởng tới một chú chuột hay cô chuột thò đầu lấp ló khỏi tổ. Thậm chí các ban công đều bị quây kín bằng cót, bìa cứng các hộp đồ, để lấy thêm chỗ ở. Dĩ nhiên là nghèo quá rồi, nhưng không phải chỉ vì nghèo mà dân ở chen chúc như thế, mà vì một nguyên tắc trong nhiều nguyên tắc dùng để củng cố chuyên chính vô sản của Đảng Cộng sản, không những chỉ ở Việt nam, mà phổ cập các nước xhcn. Nguyên tắc ấy dựa trên hiện tượng các nhà tâm lý sinh vật học đã tìm thấy: mỗi loại sinh vật đều đòi hỏi một không gian tối thiểu để tồn tại bình thường, nếu vì cớ gì bị dồn nén sống chen chúc nhau, sẽ đổi cư xử và tính nết, trở thành hung dữ với nhau, dò xét xâu xé lẫn nhau…

Vậy tình trạng ở chen chúc chật chội như thế, không những chỉ xẩy ra ở Hà nội mà ở tất cả các nước xhcn: ai đã xem phim Bác sĩ Zhivago hẳn còn nhớ tòa nhà gia đình Zhivago ở có vài ba người, sau cách mạng 1917 nhồi nhét tới 20 hộ và mọi người đối xử hung dữ với nhau ra sao. Truyện Thiên Sứ được đặt trong một khung cảnh như vậy, với hai chị em song sinh Hằng và Hoài lớn lên trong cảnh kèn cựa tranh giành, đại loại như giành nước dưới đây:

“…gia đình tôi là một con số bé nhỏ trong hàng trăm tín đồ cuồng nhiệt xếp hàng trẩy hội tới cái vòi nước duy nhất. Cảnh chen lấn hỗn độn nơi thiêng ấy để lại trong ý thức tôi dấu ấn kinh hoàng về thế giới đồng loại. Người ta tranh giành, chửi rủa, bới móc, mạt sát nhau để trở nên sạch sẽ. Người ta dọn mình cho lễ tẩy rửa bằng cách xả văng mạng những ô uế chứa chất trong lòng lên đầu kẻ khác… Tôi hình dung họ, những gương mặt thường ngày hiền lành, nhẫn nại, nhiều khi cởi mở đến mức xúc phạm và cả tin ngây ngô, bỗng méo mó, co rúm, hoặc phình bạnh, đanh sắt lại, hoặc chảy nhão ra, cay cú và quyết liệt. Đột biến, lỗi ở những chuỗi xoắn kép?”

Tình trạng thiếu nước này, cùng thiếu nhà, được duy trì rất lâu, dù nhà cầm quyền về sau đã đủ phương tiện để cải thiện hệ thống cung cấp nước, nhưng vẫn không làm, làm các khách sạn quốc tế ở Hà nội phải gửi áo gối khăn trải giường sang nhờ Bangkok giặt hộ cho có được độ trắng tối thiểu, và khi uống, chỉ dám uống nước trong chai kín. Vẫn chỉ vì muốn củng cố chuyên chính vô sản, theo đúng lối chỉ dẫn, bí kíp thì đúng hơn, của Lê nin, Mao Trạch Đông và Đức xuyên Gia Khang, ông tổ xây dựng ra nhà chúa Đức Xuyên ở Nhật, với các ông shogun tương tự như chúa Trịnh chúa Nguyễn ở Việt nam. Những ông tổ sư bồ đề này có chung nhau một cẩm nang để lại cho con cháu và cán bộ đại khái như sau : “Đừng để cho dân đói bò lê bò càng, vì đói quá, họ không lao động sản xuất được. Nhưng cũng đừng để dân no đủ, thứ dân no đủ khó quản lý, cai trị lắm.”

Trong một môi sinh, habitat, như thế, thật khổ sở cho đàn bà con gái giữ vệ sinh kinh nguyệt tối thiểu. Phạm thị Hoài kể lại lần đầu kinh nguyệt của cô gái Hoài như sau:

“Đó là năm tôi mười bốn tuổi (một mét hai mươi nhăm, ba mươi kg, đuôi sam). Lần đầu tiên thấy máu chính mình ở dạng khó hiểu nhất. Không đau đớn trong hay ngoài, hoàn toàn không như một vết cắt. Không sững sờ (trước đó một tuần, chị Hằng bỏ buổi học lao về nhà, vẻ mặt đắc thắng như vận động viên cử tạ vừa lập kỷ lục: Chị đã thành người lớn!)… chỉ ghê sợ như ghê sợ đồ phế thải của cơ thể… Tôi lẳng lặng vào phòng tắm công cộng, đổ đầy nước cái chậu đường kính sáu mươi phân, ngồi lọt chậu như thửa bé vẫn thường thế, và lập tức cảm giác bình yên trong bóng tối mờ mờ không cửa sổ…”

Cô gái cứ ngồi lì trong chậu tới năm tiếng bởi vì thấy máu không chịu ngưng, mặc kệ tiếng đập cửa ầm ầm của những người cần buồng tắm. Sau cùng ông bố phải tông cửa vào, bế con gái về nhà. Từ đó nàng tắt kinh mãi mãi, mặc dù bà mẹ chạy thuốc thang đủ loại. Có lẽ vì thế chăng Hoài chậm lớn, còi cọc, so với bà chị Hằng ra đời sớm hơn có một phút, nhưng cơ thể nảy nở đẹp đẽ. Nhưng mọi hiện tượng tự nhiên khác Hoài vẫn bình thường: “Đêm về, lần đầu tiên tôi mơ đến một bãi tắm ánh trăng, bộ quần áo du lịch bỏ quên sát chấn song, và rùng mình tỉnh dậy, toàn bộ nửa dưới người ướt đẫm, tê liệt và khoan khoái lạ thường. Bên cạnh, chị Hằng vẫn ngủ say. Tôi cởi cúc áo chị, lặng lẽ ngắm. Đến bây giờ tôi vẫn không dứt nổi thói say mê ngắm nhìn ngực phụ nữ, khát khao vuốt ve những da ngực trắng ngần. Chị Hằng: “Có bệnh hoạn không đấy, con ranh?”

Thời gian qua dần, hai chị em đến tuổi dậy thì, “Hằng càng lớn càng đẹp… Có một ngọn lửa nhẩy nhót trong mắt chị, trên tóc chị, trên da thịt chị, khiến người chung quanh sững sờ. Đêm đêm, tôi vẫn cởi cúc áo chị, hồi hộp theo dõi bộ ngực non đang vươn mình cựa quậy sốt ruột thành bầu ngực thiếu nữ mơn mởn tròn đầy.”

Cô nữ sinh hoa khôi Hằng mất trinh khi còn học lớp 10 (lớp chót của bậc trung học thời đó) với ông thầy dạy, sợ có bầu nên uống thuốc lang băm ghê rợn, hậu quả không bao giờ có con. Và từ đó cô thoải mái tung hoành với sắc đẹp của mình một thời gian dài, trong xã hội đang đổi mới, lộn xộn vì tiền từ miền Nam tới, từ nước ngoài đầu tư… rồi mới lấy chồng: “Chị Hằng không quan hệ với người đàn ông nào quá ba tháng mà tránh khỏi đụng chạm thân xác… Chị bàn chuyện làm tình như mama bàn đi chợ ăn tươi ngày chủ nhật.” Và đêm tân hôn của một cô dâu xinh đẹp và từng trải dục tình, diễn ra như sau, đáng để trích dẫn vì đây có lẽ là lần đầu tiên Phạm thị Hoài ngừng lâu ở một cảnh làm tình như vậy.

“Đêm tân hôn, anh ta thắp nến. Giả thắp hương, có lẽ chị đã bất chấp mùi đàn ông lạ. Dĩ nhiên chị tự động cởi quần áo – ghê sợ những kẻ nhấm nháp cảm giác bóc vỏ một củ hành, dần dần từng mảnh, nhẩn nha thách thức, như đã bao lần không kể xiết. Đứng trước gương, cho anh ta chiêm ngưỡng bộ ngực nhân đôi từ đằng sau, nhờ tay em ve vuốt gượng nhẹ. Chỉ cô em yêu quí và gượng nhẹ. Chính chị cũng không yêu nó, đầu mối của mọi tai họa. Những kẻ khác tàn phá nó đủ cách. Mười năm sau, nó chỉ còn là một khối thảm hại không hình thù, chẳng đủ sức nài xin cả tàn phá lẫn gượng nhẹ…

Chị ngồi trên drap trải giường trắng muốt, tư thế điêu luyện, nhắm mắt, comme il faut. Nhắm mắt, những người đàn ông có khác gì nhau, em nhỉ. Mặc họ, với việc của họ chị không tham dự, tiện. Chỉ cần họ để chị được yên, dõi theo cơ thể không chịu hợp tác… chỉ vì dưới đáy là con quái vật ký ức mười bảy tuổi, chỉ bởi cảm xúc tận cùng máu thịt không ai đánh thức… Nhắm mắt, tránh cả những cái hôn, hơi thở và mùi hôi, nếu không đủ sức gợi những dao động sâu thẳm nhất, sẽ còn để lại dư vị nhớp nhúa nhiều hơn một cuộc làm tình đơn phương.

Anh ta lại gần, mười centimet, năm centimet, còn một centimet cuối cùng trước khi đụng tới người chị, bỗng đổ vật xuống giường ôm lấy hai bàn chân chị khóc như mưa vì hạnh phúc. Cuộc trình diễn trước gương của chị gây hiệu quả bất ngờ. Anh đã xong việc, thiếp mê mệt vào giấc ngủ chú rể toại nguyện đến mười giờ sáng hôm sau. Bao giờ chị cũng còn có một mình, cố xua đẩy cảm giác nhớp lạnh trên bụng và mơ ước một vòi hoa sen ngay tại chỗ… Chí ít, những người đàn ông khác cũng biết xong việc một cách có thẩm mỹ hơn”. (trg 108, Thiên Sứ)
Cô dâu Hằng xinh đẹp và nhiều kinh nghiệm tình dục đã biểu diễn một màn striptease, làm chú rể đã phải “khóc ngoài quan ải”… Sau đó làm bà lớn, cứ ngáp dài trong đám cử tọa ngồi nghe ông chồng đọc hết báo cáo này tới quyết tâm kia, một đống từ rỗng và vô ích. Còn cô Hoài không may mắn vì “trời bắt xấu” ra sao? Cô vẫn có đó, tồn tại, thỉnh thoảng nhìn tình yêu kẻ khác ngoài khung cửa sổ:

“Một đêm, cô bé Hoài nhớ bộ ngực tuyệt đẹp của bà chị sinh đôi đến nghẹn thở, tới bên cửa sổ, và không tin ở mắt mình: anh kỹ sư máy tính điện tử vừa tốp nghiệp bằng đỏ Lomonosov, niềm tự hào của bố mẹ và họ hàng thân thích, đang ghì chặt cô vũ nữ gốc lai, trong cái hôn dài sâu thẳm. Quanh họ, thế giới tắt lịm, cây cối khép mắt vờ ngủ, gió rón rén không thành tiếng trên các vòm lá, sắc trời kéo màng che bớt sáng, con trăng nín lặng… chỉ còn cặp trai gái mê đắm trong ngôn ngữ nồng nàn của hai cơ thể đang độ chín muồi dễ bùng cháy yêu đương. Họ áp vào nhau, tay chân môi mắt áo quần tán ra tụ vào tán loạn như một bức tranh Picasso đóng chặt vào tường, và bức tường rùng mình quằn quại, ứa mồ hôi, quằn quại lần nữa, sụp hang, rồi tan lâng lâng vào màn đêm ý nhị.”

Có lẽ đây là lần cuối cùng chăng, Phạm thị Hoài viết một đoạn văn trữ tình như vậy, và tình yêu nam nữ được đối xử (trong nước gọi là xử lý thì phải) khá dịu dàng và tử tế. Về sau, không còn được như vậy.

Mê Lộ

Đây đúng là một tập truyện ngắn vì cuốn sách chưa đầy 200 trg mà chứa tới 20 truyện ngắn, viết về nhiều đề tài khác nhau, nhưng chung một đặc tính là không buồn thì nản, đôi khi cả buồn lẫn nản. Người viết tựa cho Mê Lộ, ấn bản hải ngoại, là Phạm Việt Cường, đã có lý khi viết: “Phần lớn những truyện ngắn của Phạm thị Hoài thường chỉ là những mẩu sinh hoạt bình thường, những mẩu tâm lý mơ hồ, thoáng qua trong đời sống. Ngay cả trong những truyện có tình tiết mạch lạc, cụ thể, có hậu nhất thì chính câu chuyện đó cũng chỉ để làm vang lên một gợi mở không có giải đáp… trình bầy một thế giới tưởng chừng đơn giản nhưng thật ra đầy chặt những xung động tâm lý tế vi, sâu thẳm của đời người trong cái dòng sông tàn bạo, buồn thảm và phi lý.”

Cái tính chất buồn thảm và phi lý vốn là đặc sản của dân Âu châu, và triết lý của họ. Nhưng giả sử Phạm thị Hoài du học tại Pháp, có thể tác giả sẽ bớt bi quan đi. Cũng phi lý đấy nhưng phi lý Pháp dễ thương hơn, tình người hơn… Thà rằng chịu ảnh hưởng của cô Françoise Sagan tình tang và linh tinh, hấp dẫn hơn là cái ông Kafka nằm mơ thấy mình biến ra con dán hôi xì (thua xa ông Dương Chu nằm mơ hóa bướm, bay lượn tung tăng). Ít nhất F. Sagan (vừa mới chết ở Pháp) còn biết nói: “Thất tình thì giàu nay nghèo cũng đau khổ như nhau, nhưng tôi thích ngồi khóc trên xe Jaguar hơn là khóc trên xe bus” (nguyệt san Pháp Sélection).

Với Phạm thị Hoài thì chính trị tình yêu đã chán phè, vợ chồng là món vô duyên không chịu được, việc gì mà khóc…

Vợ chồng là gì? “Vợ chồng thường hằn những nếp gấp của mình lên nhau. Hai mươi năm, không, chỉ cần mười năm, thậm chí năm năm cộng hưởng là vợ chồng hao hao giống nhau, chung một vốn từ vựng, một trường cảm xúc, một kho hành vi biểu đạt, một qui định bất thành văn cho các phản ứng… họ cư xử như những kẻ thường xuất hiện trước mặt nhau trong tư thế bít tất thủng, hay miệng còn hôi mùi đêm trước… Bây giờ tôi vỡ lẽ, gương mặt vợ tôi cũng tắt ngấm.” (trg 23 sđd)

Từ Man nương đến AK và các tiểu luận

Man nương là một cô gái Hà nội trung bình về tất cả mọi diện, AK là tên một ông thầy trí thức và bất thường, nhiều lộng ngôn như một ông đạo. Man nương là truyện mở đầu sách, chấm dứt bằng truyện về ông thầy AK. Phần tiểu luận sẽ không bàn tới trong phạm vi sách này.
“Từ Man nương…” tương đối dễ đọc hơn Mê Lộ, vừa mở đến trang 2 của sách đã thấy cảnh làm tình giữa “tôi” và Man nương như sau:

“Em úp mặt vào tôi. Chúng mình không biết hôn một cách chuyên nghiệp. Tôi nghe nói người ta dùng lưỡi tách hai hàm răng. Em hẳn cũng nghe nói người ta nghiêng một góc 45 độ.
Nghe nói phải từ từ gỡ hai khuy áo trên. Phải sững sờ vài giây trước điều kỳ diệu thấp thoáng rồi có hai cách, hoặc vừa cúi xuống đặt môi một cách dịu dàng vừa khe khẽ ngậm như thể đây là pha lê bằng sứ Tầu… Còn em, em phải cong người ra phía sau cong mãi cong mãi con tôm của tôi chiếc lạt của tôi…
Bây giờ cũng có hai cách. Cách một tôi vẫn để nguyên áo quần trải em ra gấm của tôi vóc của tôi… Em thì mắt khép đùi khép còn lồ lộ run từng cơn thụ động. Cho đến khi em phải lật mình sang nghiêng, e lệ dốc thèm muốn xuống một bên lườn, một nửa số xương sườn thấp thỏm. Tôi mới liếm phơn phớt hai vành tai làm bằng nhung the và hai nhũ đầu có mùi táo Tàu… Em không có cơ hội nói một câu gì vì tôi bịt kín miệng em tôi lấp kính các cửa ngõ ngay từ đầu ào ào đánh phá bằng nhiều tốc độ vừa đánh vừa kìm… Cho đến khi mỗi đứa đều băng qua điểm ích kỷ tuyệt vời chỉ còn đủ sức thán phục nhau bằng cách thiếp đi năm phút trong khi nắm tay nhau.” (trg 12-13 sđd)

Phạm thị Hoài gọi giây phút sướng cực điểm, climaxorgasm, của nam nữ trong giao hợp là điểm ích kỷ tuyệt vời, là chính xác là dùng chữ đạt, bởi khi ở cực điểm, mỗi người chỉ sướng được một mình bằng thân thể mình, không chia xẻ cho người kia được. Cảm tưởng hòa tan với nhau vào nhau chỉ cảm thấy xảy ra, thật hiếm hoi, khi hai người sướng cùng một lúc, và cũng thật phù du, thoáng qua. Tác giả nhận xét tinh tế khi viết rằng: “Không, vì tôi biết gần giây phút sung sướng có thật nhất có một màn mây mỏng đùng đục kéo qua mắt em, trông em đau đớn thất thần như trong cơn vượt cạn, rồi ở cái điểm ích kỷ tuyệt vời ấy em lờ đờ nhắm mắt, khẽ trào ra một hai giọt lệ” (trg 17 sđd). Những ai có cơ hội quan sát nét mặt người nữ khi đau đớn, khi đẻ con, đều có cảm tưởng chung giống hệt như nét mặt khi sướng cực điểm trong làm tình. Đúng như PT Hoài nhận xét.

Một bản tường trình đọc đâu đó và đã quên, về đời sống tình dục của vợ những đảng viên cao cấp trong Bộ Chính trị, ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô, cho biết vì hệ thống kiểm soát của Công An quá chặt chẽ, ít bà dám ngoại tình. Để thỏa mãn nhu cầu tình và dục, họ thường lesbian, đồng tình luyến ái với nhau thay thế những ông chồng quá bận việc. Trong truyện Kiêm ái, thuật lại đời sống của hai mẹ con trong căn phòng nhỏ ở Hà nội, bà mẹ gần như là gái bao cho bảy ông khác nhau, một số nữ nhân của chế độ cũng có hành vi gần như tương tự Liên Xô: “Rồi lần đầu tiên trong căn buồng ga tàu treo của hai mẹ con xuất hiện khách đàn bà. Họ gồm ba người, đến vào các chiều thứ năm như thế giới quí tộc… Họ thi nhau thơm nức. Họ mở bia và nước ngọt lóp bóp. Một lát sau họ sẽ lần lượt khỏa thân. Toàn những con ngựa không có người cưỡi, xác thịt chảy buồn như suối… Nhưng em đã kiệt quệ, già nua vì ký ức quá tải ái tình của mẹ. Thêm những xác thịt gào thét của các mợ, em chắc phải gục xuống. Mợ to béo với cẳng chân teo đến véo vào đùi em. Các mợ khác vừa cười hi hi khinh khích vừa sờ nắn khắp người em: “Xem này, không khéo con bé xơ cứng mất!”

Sông Hồng được nhắc tới, ca tụng nhiều trong thơ và văn miền Bắc, đối với một đứa trẻ mới tới ở Hà nội trong truyện “Một anh hùng”, chỉ là một chỗ hào hứng như sau: “Ban ngày tôi đi xúc tôm ngoài bãi sông Hồng, bờ bên kia đàn bà tắm cứ luồn tay vào yếm. Bờ bên này đàn ông núp trong những bụi mía, bụi nào cũng rung rinh điên dại, thỉnh thoảng lại có bụi ngưng bặt để cho tôi một cái tát tai, tôi được biết cái mặt mình vừa làm cho ai đó mất sướng…” (trg 73 sđd)

Marie Sến

Người bạn trẻ ham đọc sách xứ Con Đại thử có túi nhẩy lung tung ngoài thảo nguyên đã có ý kiến: Cuốn Marie Sến mới là cuốn Phạm thị Hoài cho nhiều mắm muối nhất, không phải Mê lộ đâu. Người viết cũng đồng ý như thế, về cuốn sách gây ồn ào một thời hải ngoại hải nội vì những lý do khác nhau. Những nhà chống cộng chuyên nghiệp và part time thích thú vì tác giả phê bình sát ván, chê bai thẳng tay các nhà trí thức và các chức sắc chế độ có định hướng xhcn hay không. Trong nội địa thì nhiều quan chức nổi giận, thật dễ hiểu, nhưng đã chót Đổi Mới, không tiện nhốt thêm nhà văn nữ nổi tiếng của mình, chỉ thả “chó ngao văn nghệ” ra cấu xé (nghĩa bóng) tác giả này, nhất là từ khi có tin chắc chắn Phạm thị Hoài chọn Đức quốc làm quê hương mới, quê hương thứ hai.

Như nhiều tác giả nữ miền Bắc VN, như Dương Thu Hương chẳng hạn, Phạm thị Hoài cũng chê đàn ông xhcn nói chung là thứ “dương vật buồn thiu”: “Nói chung thì cái quan hệ đực cái ở ta nó nhếch nhác méo mó trong phạm vi toàn quốc, không chỉ riêng nơi tôi. Đàn ông dương vật buồn thiu, đàn bà cạn khô suối tình…”

Lùi lại 15 năm trước thời bao cấp về kinh tế xã hội và thanh giáo xhcn, mọi sự như sau: “Thời ấy nửa triệu người Hà nội giống nhau như nửa triệu giọt nước sông Hồng. Một tập thể phù sa mặc vải pha ni lông cắt phiếu và đi dép nhựa căn tin. Thời ấy giá không có cái quần đen bên dưới và tóc dài bên trên chẳng ai biết người trước mặt liền ông hay liền bà. Từ gót chân đến đỉnh đầu không chỗ nào hở ra cho một tia quyến rũ riêng tư. Phô phang một phân vuông cá lẻ khác người có thể là phạm thượng. Khí phách đàn ông và nhan sắc đàn bà chỉ có trong sách, những dáng thướt tha chỉ thấp thoáng trong văn thơ…” (trg 81 sđd)

Các sự kiện như trên không phải chỉ xẩy ra ở miền Bắc Việt nam trước thời kỳ Đổi Mới, mà là sản phảm đương nhiên của nền chuyên chính vô sản, là một biểu tượng thông thường trong các xã hội xhcn. Trả lời phóng viên một tạp chí Pháp, một nữ công nhân Liên Xô đã than thở: Hết giờ lao động, chúng tôi ra về trong bộ quần áo xấu xí kín mít, người hôi hám đến độ chính tôi cũng không mê nổi tôi, nữa là đàn ông. Trong tác phẩm “1984”, nhà văn G. Orwell tả Đảng còn lập những đoàn thể anti-sex.

Nàng Marie Sến được miêu tả dưới mắt của “tôi”, một đàn ông hàng xóm, như sau: “Tôi nghĩ đến những cuộc ngồi ở Apocalypse Now khi Sến đặt ngực lên bàn. Nàng biết vú nàng là một kỳ quan. Nàng dâm đãng quá, làm sao tôi là một thằng bạn tốt được và cũng chẳng tin ở thằng nào tốt với tôi. Nếu những lúc ấy, thay vì ghen suông tôi lùa tay xuống dưới thì cái mu tình đầm đìa của nàng sẽ ngoạm lấy không chịu buông ra.” (trg 87)

Mặc dù giọng văn chung của Phạm thị Hoài là trào lộng, đôi chỗ làm nhớ tới thứ trào lộng của Vũ Trọng Phụng trong truyện dài “Số đỏ” thời tiền chiến, bà tả khá đạt cái hôn miệng, và những gì tiếp theo, như sau: “Những lần trước là hôn cuống quít, răng gập răng nhiều hơn môi gập môi, là hôn lịch sự, có giáo dục, môi gập môi là xong như bắt tay. Lần này tôi sục vào miệng Sến, Sến sục vào miệng tôi. Lưỡi tôi dài tổng cộng mười bảy phân, em chỉ nhả ra khi hai đứa sắp nghẹn. Tôi ngẩn tò te trước hai cánh áo cứ từ từ vén lên như màn sân khấu, ngực em bày chật mắt tôi, mười phút dài tôi mụ mị ngắm nghía… Tôi bắt đầu mơn man. Thì hai đầu vú đã như hai hòn đạn. Bây giờ thì tôi biết tại sao người ta mê những Kim Tự Tháp, vì sao người ta âu yếm nắn bóp những chiếc oản đặt trên bàn thờ.”

Trong những cách thế làm tình, có một thứ được gọi là the ultimate kiss, cái hôn cực điểm, tạm dịch là như thế. Dùng danh từ thông dụng, gọi là khẩu dâm, oral sex, thường khó nói và khó tả, Phạm thị Hoài cũng đụng chạm tới, trong đoạn văn: “Em lại chầm chậm đẩy đầu nó tóc đã bê bết xuống mãi xuống mãi, đồng thời hai đùi tỏa ra một góc 180 độ vững chắc, rồi để nó ở đấy chết dúi, hai tay em bắt đầu đàng hoàng thủ dâm hai vú. Hai hòn đạn nâu nâu hồng hồng sắp vót khỏi nòng chĩa thẳng vào tôi. Mắt Sến vẫn không rời tôi. Như mời. Như cảm. Như thế mười giây, kịp cho tôi nhận xét rằng đàn bà làm sướng mình khéo hơn và tha thiết hơn ta làm cho họ sướng.”
Sau khi đã Đổi Mới nhiều năm, Đảng CS cho phục hồi đủ mọi lễ hội đình đám dân gian, kể các những lề thói dù ở Âu Mỹ cũng cho là hiện tượng tâm linh không cắt nghĩa được: đó là cầu hồn người đã chết. Cầu hồn người chết kiểu Việt nam truyền thống đại khái là chọn một người dễ xúc cảm làm “con đồng”, cho ngồi xếp bằng giữa chiếu, đầu đội một khăn đỏ trùm kín. Rồi ông thầy hay bà thầy ê a đọc kinh, thần chú, bắt quyết, có nhạc có chiêng trống và nhiều khói hương phụ họa. Khi nào đầu con đồng bắt đầu xoay tròn, là hồn đã về nhập vào người đó, từ đó người sống tha hồ hỏi han. Phạm thị Hoài tả một buổi cầu hồn một chàng trai tên Tần và hồn về nhập ngay vào ông bố là Thân, dù ông này không định làm con đồng. Và đây là một cảnh làm tình với ma ít thấy nhất trong văn chương Việt, và cũng gợi dâm một cách ít có:

“Thằng Tần, là ông Thân, lùa tay vào tóc Sến một cách dịu dàng không xiết. Bây giờ tôi mới biết, có thể yêu đàn bà bằng cách đùa với tóc nàng để sóng tình vờn lên mặt, hít tóc nàng để đánh hơi mùi giống cái, mút tóc nàng để nếm trước vị dục giữa hai đùi, và ngây ngất lùa mãi tay vào đấy không mỏi, triệu triệu chân tóc mỗi chiếc một rung động một đầu dây đàn, triệu triệu thanh âm đê mê. Chỉ là tóc mở đầu thôi, mở đầu cuộc hoan lạc giữa ma và người, là Sến đã bập vào bùa yêu. Không thể phanh lại nữa. Mắt Sến chầm chậm khép, môi Sến từ từ mở. Lưỡi hồng loang loáng trườn như rắn giữa răng ngà. Cô hồn lại khẽ khàng tuột ki mô nô của Sến ra, thả ngang hông, để thưởng thức hồi lâu từ đằng sau chiếc lưng uốn cong như lá mía, để hai vú ở đằng trước nổ tung và rung bải hoải vì hưng phấn. Cô hồn lại luồn xuống âu yếm háng. Để hai đùi Sến lên vai, lấy lược chải lông, xóa cho rối tung, rồi lại chải lại xóa cho rối. Sến chẳng chịu được nữa. Sến chết đuối trong nhựa tình. Cô hồn bất thình lình buông ra đi hôn môi. Lại vờn. Lại chơi. Từ đằng trước từ đằng sau, trên bàn trên sàn sát tường, cả thẩy dăm bẩy đòn yêu, đánh gục Sến dăm bảy lần điêu luyện… Lần cuối cùng Sến rú lên như trúng tên, rồi cả hai nằm mãi bất động. Ông Thân vẫn nhắm mắt… nằm trên bụng Sến với thế thượng mã phong nổi tiếng. Bụng Sến với chiếc rốn tròn thật xinh phập phồng, còn ông Thân không thở nữa…”

Đọc đến đây những người không có dịp đọc nguyên tác “Từ Man nương…” và “Marie Sến”, chỉ đọc trích đoạn, có thể ngộ nhận Phạm thị Hoài thích viết văn gợi dục, erotic… Sự thực không phải như thế, vì Phạm thị Hoài viết văn trào lộng có những đoạn gợi dục thật, nhưng trong chiều hướng ở nội địa gọi là hiện thực phê phán. Và phê phán nặng lời, nặng tay những người, những việc của xã hội Hà nội, và cả những nhà cửa của thủ đô nước CHXHCN Việt nam.

Đối với độc giả miền Nam thì các chê bai chỉ trích đó không có gì mới vì vài năm sau 1975 họ đã đủ bằng cớ cụ thể để biết rằng thứ cách mạng “Bác và Đảng” chủ xướng và rao giảng chỉ là bánh vẽ, là thiên đường mù, thiên đường treo; con người mới xhcn chỉ là một huyền thoại… Nói như trên, dù là bắt chước Phạm thị Hoài mà trào lộng, cũng có thể là bất công với không ít người tốt đã “trao thân nhầm tướng cướp” (cải lương miền Nam trước 75). Vậy nói lại cho “cận nhân tình” (Lâm Ngữ Đường), chẳng qua người Việt thích sống trong ảo tưởng, mộng tưởng… và các lãnh tụ Cộng sản chỉ là những người đi buôn mộng (chữ của Lê Tùng Mai, miền Nam cũ) về bán sỉ và lẻ cho dân. Tương tự những người đi buôn mộng ở hải ngoại đã khá thành công trong việc bán mộng phục quốc quang phục, cho không ít người Việt hải ngoại trong hai thập niên vừa qua. Và cái gì đã là “đậm đà bản sắc dân tộc” (chữ của nghị quyết nội địa) thì khó sửa lắm và những người buôn bán mộng, ở cả trong nước và ngoài nước, đang đổi món hàng bán ra… Tiếng rao: «Ai mua mộng ra mua » vẫn cất lên, đều đều, ở những nơi có người Việt trên hành tinh trái đất xanh lơ tuyệt vời.

THANH HÀ 
thực hiện

=========

0 Nhận xét:

Đăng nhận xét

Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]

<< Trang chủ