Thứ Tư, 22 tháng 9, 2021

' nhà thơ LÊ THIẾU NHƠN [1978- ] kể " chuyện tình văn nghệ sĩ " / Lê Công Sơn -- nguồn: https://thanhnien.vn>

 

Nhà thơ Lê Thiếu Nhơn kể chuyện tình văn nghệ sĩ

 0 THANH NIÊN
'Hẹn em từ muôn kiếp trước, nhớ em mấy thuở bạc đầu'… Lấy cảm hứng từ những ca từ quen thuộc chất chứa đầy hoài niệm trong ca khúc Dư âm của nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý, nhà thơ Lê Thiếu Nhơn bắt tay vào thực hiện cuốn sách mới nhất, với mong muốn 'cố gắng nuôi dưỡng sự lãng mạn càng ngày càng hao hụt trong tâm hồn mình. Và nếu may mắn, sẽ có được sự đồng cảm của những người xung quanh'.
Nhà thơ Lê Thiếu Nhơn kể chuyện tình văn nghệ sĩ
Cuốn sách Hẹn nhau từ muôn kiếp trước của nhà thơ Lê Thiếu Nhơn (do NXB Tổng hợp TP.HCM ấn hành), kể 36 chuyện tình văn nghệ sĩ, toàn những tên tuổi nổi tiếng, mà phía sau sự thành công của họ luôn có bóng dáng của những người phụ nữ. Lê Thiếu Nhơn tâm sự: “Tình yêu của thế hệ hôm nay có vẻ đang nghiêng về hướng thực dụng nên vài chuyện tình trong cuốn sách này sẽ khiến dăm độc giả trẻ không thể tin và cũng không muốn tin. Tuy nhiên, tôi nghĩ rằng, biết yêu và được yêu, là một phúc phận trên nhân gian”.
Mở đầu cuốn sách là cuộc hôn nhân kéo dài hơn một năm giữa nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý với cô gái bán muối ở bến cảng Hộ Độ tên là Mai Thị Cúc. Ân nghĩa phu thê ngắn ngủi đã tạo cảm xúc để nửa thế kỷ sau ông viết nên bài hát Thăm biển cửa Lò. Chuyện tình Nguyễn Cát Tường - họa sĩ được xem cha đẻ của chiếc áo dài VN với kiểu áo Lemur huyền thoại - cũng rất thú vị. Trong một lần đến ga Hàng Cỏ (Hà Nội) đón… đối tác chuyên cung cấp phụ liệu may áo, họa sĩ đã có cuộc gặp gỡ định mệnh với cô gái con ông chủ xưởng dệt ren ở Bắc Ninh cũng đi chuyến tàu này. Sau nhiều biến cố tưởng chừng nan giải, họ đã nên duyên vợ chồng. Người vợ “đầu ấp tay gối” cũng chính là người mẫu áo dài đầu tiên cùng ông phát triển thương hiệu áo dài Lemur, và bà trở thành niềm cảm hứng bất tận để họa sĩ Nguyễn Cát Tường hoàn thành những y phục phụ nữ vang bóng một thời.
Còn chuyện tình nhạc sĩ Y Vân (Trần Tấn Hậu) thì bị kịch hơn. Sự thất bại đau đớn ngay ở mối tình đầu giữa chàng nhạc công gia sư và cô học trò Tường Vân đã mở lối để chàng bước vào âm nhạc. Họ yêu nhau không đến được với nhau vì bố mẹ cô gái cương quyết không cho con dính líu tới văn nghệ sĩ. Tác phẩm đầu tay Tình ta nở giữa mùa đông Trần Tấn Hậu viết tặng Tường Vân được ký bút danh Y Vân, mà theo nhà thơ Lê Thiếu Nhơn: “Đơn giản, Y Vân nghĩa là... yêu Vân”.
Độc giả còn tìm thấy những tình yêu “dữ dội” của toàn văn nghệ sĩ nổi tiếng trong tập sách: Thanh Tùng màu hoa đỏ theo suốt kiếp mộng mơ, Lý Huỳnh cầu hôn bên sàn đấu võ, Bảo Quốc nhờ tiếng cười gìn giữ hôn nhân, Phạm Thiên Thư buổi ấy tương tư anh theo Ngọ về, Khánh Ly với đám cưới 100 USD…
LÊ CÔNG SƠN
(báo Thanh Niên (tphcm)

===============
==========

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét