Chủ Nhật, 29 tháng 8, 2021

bài đọc thêm (2) : " đạo diễn nguyễn quang dũng ; " đàn ông qua tuổi 40 có nhiều nỗi niềm" / nguồn: webchiase.vn>

 

đạo diễn nguyễn quang dũng: đàn ông qua tuổi 40 có nhiều nỗi niềm

      

Đạo diễn Nguyễn Quang Dũng là cái tên không còn xa lạ với nhiều khán giả Việt. Anh chính là người “thổi hồn” cho nhiều bộ phim ăn khách, nổi tiếng như: Nụ hôn thần chết, Giải cứu thần chết, Con gà trống, Mỹ Nhân Kế,… Sự nghiệp phim ảnh khá đồ sộ song ít ai biết người truyền cảm hứng và giúp đỡ đạo diễn Nguyễn Quang Dũng đạt được thành công như ngày hôm nay lại chính là cha anh – cố nhà văn Nguyễn Quang Sáng. 

*

*

*

Cố nhà văn Nguyễn Quang Sáng, sinh năm 1932 tại Chợ Mới, An Giang và mất năm 2014 tại thành phố Hồ Chí Minh. Ông chính là cha đẻ của tác phẩm văn học gắn liền với nhiều thế hệ học sinh Việt Nam: Chiếc Lược Ngà.


*

Một số tác phẩm văn học để lại dấu ấn của ông: Chiếc lược ngà (1966), Con chim vàng (1978), Đất lửa (1963), Mùa gió chướng (1975), Paris – tiếng hát Trịnh Công Sơn (1990)…

*

Bên cạnh đó ông cũng là người chắp bút cho nhiều bộ phim điện ảnh đình đám như: Cánh đồng hoang (1978), Pho tượng (1981), Cho đến bao giờ (1982), Mùa nước nổi (1986), Dòng sông hát (1988), Thời thơ ấu (1995), GilZa dòng (1995), Như một huyền thoại (1995)…. Bộ phim Cánh Đồng Hoang đã giành được huy chương vàng Liên hoan Phim quốc tế Moskva năm 1981.

*

Ông cũng là tác giả các kịch bản phim: Cánh đồng hoang (1978), Pho tượng (1981), Cho đến bao giờ (1982), Mùa nước nổi (1986), Dòng sông hát (1988), Thời thơ ấu (1995), GilZa dòng (1995), Như một huyền thoại (1995)…

Cố nhà văn Nguyễn Quang Sáng có hai người con trai là Nguyễn Viết Quang, sinh năm 1973, hiện là kiến trúc sư, có công ty riêng và đạo diễn đình đám Nguyễn Quang Dũng với nhiều bộ phim ăn khách.

*

Đạo diễn Nguyễn Quang Dũng kể rằng, ba anh – cố nhà văn Nguyễn Quang Sáng- muốn anh trở thành nhạc sĩ. Thủa còn học phổ thông, Nguyễn Quang Dũng cũng sáng tác nhạc, ra Album, có người khen, cũng có người chê. Quang Dũng còn viết nhạc cho phim Những cô gái chân dài.

*

*

*

Nguyễn Quang Dũng thú nhận rằng, trước đây anh không thích lắm các tác phẩm văn học của ba mình, mãi sau này, khi ngồi đọc lại, đọc hết tác phẩm của ba anh mới thấy hay.

Nam đạo diễn cũng tiết lộ lý do anh theo học chuyên ngành đạo diễn chính là vì sau khi xem bộ phim Cánh Đồng Hoang do cha anh – cố nhà văn Nguyễn Quang Sáng viết.



*

Hình ảnh trong phim Cánh Đồng Hoang

Trong lòng đạo diễn Nguyễn Quang Dũng, cha anh là người sống ngay thẳng, phóng khoáng, thích kết giao bạn bè, sẵn lòng giúp đỡ những ai gặp khó khăn… Cố nhà văn Nguyễn Quang Sáng cũng luôn dạy các con phải biết tôn trọng người khác, biết quý trọng tài năng của người khác.

*

“Ba thường nói rằng, trong cuộc sống đừng quá bon chen, biết cách làm việc nhưng cũng phải biết cách nghỉ ngơi, hưởng thụ. Làm nghề gì không quan trọng, quan trọng là phải giỏi nghề, sống được bằng nghề đó, chỉ làm chuyên môn cho giỏi, không nên đi theo nghề làm chính trị…

Ba nói, sống ở đời không để ai lợi dụng mình và mình cũng không lợi dụng người khác, thế mới có quan hệ lâu dài được. Có một điều ba nhắc đi nhắc lại nhiều lần là phải luôn tôn trọng sự thật, dù sự thật đó có phũ phàng đến đâu …”- Đạo diễn Nguyễn Quang Dũng thổ lộ.

*

Bên cạnh sự nghiệp với nhiều tác phẩm văn học đã trở thành “huyền thoại”, cố nhà văn Nguyễn Quang Sáng còn khiến nhiều người ngưỡng mộ bởi mối tình sâu đậm với người phụ nữ đã lỡ một lần đò.

Bà Lương Thị Phương, người phụ nữ khiến cố nhà văn say đắm từng kể lại: Chồng bà, nhà văn Nguyễn Quang Sáng hơn bà 5 tuổi, là đồng hương của nhau. Trước khi bà lấy người chồng đầu tiên, nhà văn Nguyễn Quang Sáng đã ngỏ lời với bà nhưng bà từ chối vì “Lúc đó, tôi sợ giới văn nghệ sỹ lắm”.


*

Sau khi chồng qua đời, bà định ở vậy nuôi con “không ngờ, ông ấy hỏi cưới tôi một lần nữa, thấy ông ấy chân tình, tôi không thể từ chối… ông ấy dễ tính, dễ thương, bình dị lắm… Tôi bị bệnh đủ thứ, tôi cứ tưởng mình chết trước ông ấy, vậy mà…”.


nguồn: webchiase.vn>


======================


0 Nhận xét:

Đăng nhận xét

Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]

<< Trang chủ