John McCain bị mất “tên”
Ngay khi tôi đến Hà Nội, dòng chữ khắc về ông John McCain trên tượng đài cạnh hồ Trúc Bạch đã được sửa lại. Khi ông Mc.Cain thăm Việt Nam vào tháng 5/2015, tôi dẫn ông cùng một số thượng nghị sĩ khác đến thăm tượng đài này, sau khi nó được chỉnh trang và trùng tu.
Tiền tố “tên” trước tên của ông Mc.Cain trong dòng chữ tiếng Việt đã được thay thế bằng “phi công”. Tên của ông Mc.Cain cũng được khắc lại đúng chính tả. Những việc sửa chữa này diễn ra thầm lặng, không khoa trương.
Tôi được biết rằng chính ngài Phạm Quang Nghị (khi đó là Bí thư Thành ủy Hà Nội) chỉ đạo việc sửa chữa này. Trước khi ông Mc.Cain gặp gỡ ông Nghị, dòng chữ trên tượng đài có nội dung như sau:
“NGÀY 26-10-1967 TẠI HỒ TRÚC BẠCH QUÂN VÀ DÂN THỦ ĐÔ HÀ NỘI BẮT SỐNG TÊN JOHN SNEY MA CAN THIẾU TÁ KHÔNG QUÂN MỸ LÁI CHIẾC MÁY BAY A4 BỊ BẮN RƠI TẠI NHÀ MÁY ĐIỆN YÊN PHỤ. ĐÂY LÀ MỘT TRONG 10 CHIẾC MÁY BAY BỊ BẮN RƠI CÙNG NGÀY.”
Đầu năm 2015, nội dung trên tượng đài được sửa lại thành:
“NGÀY 26-10-1967, TẠI HỒ TRÚC BẠCH QUÂN VÀ DÂN THỦ ĐÔ HÀ NỘI BẮT SỐNG PHI CÔNG JOHN SIDNEY McCAIN THIẾU TÁ KHÔNG QUÂN THUỘC LỰC LƯỢNG HẢI QUÂN HOA KỲ ĐÃ LÁI CHIẾC MÁY BAY A4 BỊ BẮN RƠI TẠI NHÀ MÁY ĐIỆN YÊN PHỤ. ĐÂY LÀ MỘT TRONG 10 CHIẾC MÁY BAY BỊ BẮN RƠI CÙNG NGÀY.”
Điều khác biệt là: (1) tên ông Mc.Cain đã được viết đúng chính tả; (2) cấp bậc trong quân đội và binh chủng mà ông tham gia được giới thiệu chính xác hơn (USNAF, chứ không phải USAF); (3) việc bỏ từ “tên” khỏi cụm “tên phi công” khiến dòng giới thiệu trang trọng hơn, và công bằng hơn.
Trong tiếng Việt, tiền tố “tên” vốn là cách gọi thể hiện sự khinh thường, dành cho những kẻ thù, trộm cướp, gian lận hoặc đối tượng hiếp dâm.
Tiếng Việt có một nhóm từ phân loại bao gồm hàm ý chỉ sự tích cực hay tiêu cực, và có thể được thêm vào hoặc lược bỏ, nhằm thể hiện thái độ của người nói đối với đối tượng. Sau khi từ “tên” được bỏ đi, dòng chữ trên tượng đài không còn thể hiện sự thiên kiến của người nói với nhân vật được nhắc đến.
Những người Việt Nam cảm nhận rõ hơn về sự khác biệt tinh tế này. Từng có một số câu chuyện đùa về những người Việt muốn lấy lòng sếp người Pháp, bằng cách xử phạt cấp dưới là đồng hương vì họ sử dụng những từ định danh hàm ý xúc phạm để gọi sếp người Pháp. Vì các từ này không thể dịch ra, nên người ngoại quốc sẽ không hiểu được lý do xử phạt.
***
“Đại sứ Ted Osius đã kể một câu chuyện vô cùng ấn tượng về cách Hoa Kỳ và Việt Nam vượt qua bi kịch chiến tranh để hướng tới xây dựng một mối quan hệ mới lâu dài. Chồng tôi, John, đã đóng góp một phần công sức, cùng với rất nhiều người ở Hoa Kỳ, bao gồm các nghị sĩ Dân chủ và Cộng hòa đầy nguyên tắc ở Quốc hội, những đời tổng thống nối tiếp từ các đảng phái khác nhau, và những lãnh đạo dân sự — bao gồm những cựu binh đầy tự hào — quyết tâm vạch một lộ trình mới cho hai dân tộc chúng ta hướng đến tương lai, chứ không phải quá khứ.
Tôi khuyên mọi người tìm đọc quyển sách này của Ted, như một lời kể về lịch sử uy tín cũng như hồi ức sinh động về cuộc sống của một cựu đại sứ tại đất nước có tầm quan trọng chiến lược với Hoa Kỳ” — Bà Cindy McCain, Chủ tịch Ủy ban Tín thác của Viện McCain về Lãnh đạo Quốc tế tại Đại học bang Arizona.
_____
Soon after I arrived in Hanoi, the text was revised on the monument to John McCain next to Trúc Bạch Lake. When McCain visited in May 2015, I brought him and the other senators traveling with him to see the clean, improved monument. The Vietnamese pejorative prefix “Tên” before McCain’s name had been replaced with “phi cong” or “pilot.” McCain’s name was spelled correctly. The repairs had been done quietly, with no fanfare.
I learned that Phạm Quang Nghị (then Secretary of the Hanoi Party Committee) had instructed that the changes be made. Prior to Nghi’s meeting with McCain, the marker had read: “NGÀY 26-10-1967 TẠI HỒ TRÚC BẠCH QUÂN VÀ DÂN THỦ ĐÔ HÀ NỘI BẮT SỐNG TÊN JOHN SNEY MA CAN THIẾU TÁ KHÔNG QUÂN MỸ LÁI CHIẾC MÁY BAY A4 BỊ BẮN RƠI TẠI NHÀ MÁY ĐIỆN YÊN PHỤ. ĐÂY LÀ MỘT TRONG 10 CHIẾC MÁY BAY BỊ BẮN RƠI CÙNG NGÀY.”
Translated, this said: “(On 26 October 1967 at Truc Bach Lake, Hanoi’s people and armed forces captured USAF Major John Sney Ma Can who flew the A-4 aircraft shot down at the Yen Phu power plant. His was one of ten planes shot down that day.”
In early 2015, it was revised to read: “NGÀY 26-10-1967, TẠI HỒ TRÚC BẠCH QUÂN VÀ DÂN THỦ ĐÔ HÀ NỘI BẮT SỐNG PHI CÔNG JOHN SIDNEY McCAIN THIẾU TÁ KHÔNG QUÂN THUỘC LỰC LƯỢNG HẢI QUÂN HOA KỲ ĐÃ LÁI CHIẾC MÁY BAY A4 BỊ BẮN RƠI TẠI NHÀ MÁY ĐIỆN YÊN PHỤ. ĐÂY LÀ MỘT TRONG 10 CHIẾC MÁY BAY BỊ BẮN RƠI CÙNG NGÀY.”
Translated, this says: “On 26 October 1967 at Trúc Bạch Lake, Hanoi’s people and armed forces captured U.S. Naval Air Force Lieutenant Commander John Sidney McCain who flew the A-4 aircraft shot down at the Yen Phu power plant. His was one of ten planes shot down that day.”
The differences are: (1) the correct spelling of McCain’s name; (2) the correct identification of his rank and military branch (USNAF, not USAF); and (3) by dropping TÊN from TÊN PHI CÔNG, which makes the text becomes more formal and fair. TÊN is a classifier for despicable individuals such as enemies, thieves, robbers, cheaters, and rapists.
The Vietnamese language has a group of classifiers that have built-in positive or negative connotations, which can be added or dropped to express the speaker’s attitude toward the subject modified by the classifier. After TÊN was dropped, the text was no longer marred by the speaker’s bias against the subject.
This subtle difference is relevant to a native speaker. There are jokes about Vietnamese who tried to impress their French bosses by punishing the Vietnamese subordinates who used derogatory classifiers to address those same French bosses. As the classifier didn’t translate at all, the non-native speaker finds the punishment puzzling.
ℎ ℎ ℎ ℎ. ℎ ℎ , ℎ , , .. , — — ℎ ℎ ℎ , ℎ .
’ ℎ ℎ ℎ ’ ℎ . – , .
_____
*Ghi chú: Tiêu đề do Tiếng Dân đặt.
(nguồn: báo Tiếng Dân)
=================
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét