Thứ Tư, 2 tháng 6, 2021

bài đọc thêm (2) : " một đoạn trong HỒI KÝ VĂN NGHỆ / TẠ TỴ "/ Tạ Tỵ -- nguồn : Thư viện NGUYỄN TRỌNG TẠO

 TẠ TỴ: HỒI KÝ VĂN NGHỆ

TẠ TỴ

Tạ Tỵ
Tạ Tỵ

(...)

Tôi vẫn làm  ở Nha thông tin, ngày 2 buổi.  Phòng Tranh tôi  đóng cửa lâu rồi, nhưng dư âm vẫn ồn ào qua báo chí.  Tôi quen thêm Nguyễn Phố , em ruột Nguyễn Giang , cùng  làm ở Nha thông tin.  Anh chuyên làm bản kẽm.  Nguyễn Phố cũng mê hội họa lắm.  Anh mua của tôi một tấm tranh  đắt gấp 3 lần số lương hàng tháng, nhưng nhờ có nghề làm bản kẽm, nên anh có tiền.  Nhưng có tiền là một chuyện, mua tranh lại là chuyện khác.  Rất nhiều người giàu, nhưng không mua tranh, vì không biết được giá trị của  hội họa.  Phần lớn người mua đều thuộc thành phần trí thức Việtnam. Ngoài Nguyễn Phố, nhà văn Vũ Bằng, nhà văn Ngọc Giao cũng mua,  mỗi người 1 tấm.  Tôi rất sung sướng, không phải vì đã thu về được số tiền lớn, mà chính vì đường của trường họa, tôi đương theo đuổi, đã có một số người thưởng thức- nó báo hiệu con đường rẽ của nghệ thuật tạo hính Việtnam bắt đấu  đi tiên phong trong cung cách cấu tạo hình thể, màu sắc củatranh lập thể và gọi tôi là  Picasso Việtnam.   Nhưng theo ý tôi ,  không đúng như vậy.   Về phương diện chuyên môn, tuy cùng theo một phương pháp cấu tạo họa phẩm; nhưng mỗi họa sĩ có lối diễn tả riêng.   Điều này rất dễ nhận biết , nếu chúng ta để 2 tác phẩm: 1 của PICASSO, I của BRAQUE bên cạnh nhau, sẽ thấy sự cách biệt ; tuy cả 2 đều đi tìm chiều thứ 4 ( 4è dimension) , tức chiều động của sự vật được mang vào nghệ thuật tạo hình.   Cái khối  phương lập ( cube) mà Picasso dùng  không phải là cái khối   mà BRAQUE hoặc GLELZESS đem áp dụng trong kích thước hoạ phẩm của mình.   Sự cái biệt của mỗi họa sĩ  tạo cho mỗi người chỗ đứng riêng rẽ, không trộn lẫn, không dung hòa. Nó là định luật chung của mỗi trường phái tạo hình.  Những tác phẩm của tôi  cũng không đi ra ngoài định luật đo, vì thế, không thể có sự so sánh, hoặc sự trùng hợp giữa tôi và Picasso hoặc của các danh họa tây phương khác- tôi chỉ là người họa sĩ Việtnam mở đường, phá vỡ cái quan niệm cũ rích của nền hội họa do Trường Mỹ thuật Đông  Dương đào tạo, đạp đổ bức tường thành kiến, coi người họa sĩ là chiếc máy chụp hình, một người thợ vẽ không hơn  là nhà sáng tạo .

Sau cuộc  triển lãm, tôi vững tin vào con đường hội họa mới, nhưng không phải tôi dừng tài năng ở trường Lập Thể mà tôi còn muốn  đi xa hơn nữa  , vì sau đệ  2 thế chiến , trường họp này đã bắt đấu già, trường trường  Trừu Tượng đã khởi sắc, đang vươn lên giữa vùng trời sáng rực hào quang bên Âu châu.

Từ ngày thêm anh em hồi cư về Hà nội, đời sống có phần vui hơn, nhưng cung cách sinh hoạt không còn như trước nữa.   Đời sống của Vũ Hòang Chương, Đinh Hùng vẫn không có gì   đáng khích lệ.   Họ vẫn sống lây lất, qua sự đùm bọc của một số  anh em có lòng.   Bùi Xuân Phái và vợ sống nhờ vào đại gia đình.  Tôi vẫn thường đến thăm Phái tại căn gác phố Hàng Bút.   Tâm sự của Phái nặng chĩu ưu tư, phiền muộn; vì sau những năm kháng chiến, lúc trở về cũng chẳng làm gì hơn là quanh quẩn trong gian phòng hẹp, với 5, 7 bức tranh quen thuộc.   Trong khoảng thời gian này, Bùi Xuân Phái thường vẽ người – nhất là vẽ vợ, chứ ít vẽ phố -mặc dù  vẽ phố –  là  sở trường của anh.   Phái có người em họ: Bùi Xuân Uyên , ở phố hàng Quạt , đang chủ trương tờ tạp chí THẾ KỶ .

Một hôm,   nhân cuộc găp gỡ bất ngờ,  Phái giới thiệu tôi với  Bùi Xuân Uyên , bằng lời lẽ rất nồng nhiệt.   Bùi Xuân Uyên dáng người tầm thước, có khuôn mặt lưỡi cày, đôi mắt to sáng.  Đặc biệt đôi lông mày rậm như 2 vết mực.  Anh có nụ cười thật hồn nhiên, 2 đầu môi như lúc nào cũng kéo lên, làm chiếc miệng rộng hẳn ra.   Anh có tú tài toàn phấn Pháp.  Vợ anh tên MÉN, người phốp pháp , trắng, nổi tiếng đẹp ở phố Hàng Bông, chuyên bán  mền và mùng.   Về sau, chị Uyên cũng viết truyện ngắn trong tờ Thế Kỷ, dưới bút hiệu XUÂN NHÃ.   Khi gặp, Bùi Xuân Uyên ngỏ ý mời tôi và Bùi Xuân Phái vẽ bìa  cho tờ Thế Kỷ mỗi kỳ, sau, thỉnh thoảng, Phạm Khanh cũng có vẽ và viết cho tờ báo.

Tờ Thế Kỷ có mặt, do vài anh em  làm công chức bỏ tiền ra in, nhằm mục đích phổ biến kiến thức văn hóa.   Nguyên tắc chung của nhóm, ai viết sao, vẽ sao,  làm gì cũng được, miễn chịu trách nhiệm về công việc của mình.   Người bỏ tiền cũng như người viết, vẽ giúp ai, ai cũng có quyền riêng, không nhận sự chỉ huy dưới bất cư hình thức nào.   Trên phương diện pháp lý, Bùi Xuân Uyên  làm chủ nhiệm kiêm chủ bút, còn quản lý do chị Mến đứng tên.   Trên thực tế, nhóm THÉ KỶ gồm có 4 nhân vật  chính: những người  đã bỏ tiền ra  mỗi tháng để ấn hành tờ Thế Kỷ là ; BÙI XUÂN UYÊN, TRIỀU ĐẨU, TRÚC SĨ và VIÊN PHONG. Bùi Xuân Uyên dạy học, Triều Đẩu công chức cấp cao, Trúc Sĩ làm ở Kho Bạc, và Viên Phong  là chánh sở Nha nhân viên .   Trừ Bùi Xuân Uyên, còn các tên khác đều khác đều  là bút hiệu. Trúc Sĩ, trước làm lục sự tại tòa án khi ở trong kháng chiến, anh  làm ủy viên Tòa án nhân dân.  Lúc vào Thành, anh mới làm ở Kho Bạc.  Ở Hà nội vào những năm 1951 – 1952 và 1953, chỉ có tờ tạp chí THẾ KỶ , cơ quan ngôn luận  độc lập, chuyên về văn học, khảo cứu cũng như sưu tầm tài liệu có ích cho sự hiểu biết chung, chứ không dính dáng tới chính trị.  Vì nhìn rõ mục đích, nên tôi vui lòng hợp tác với nhóm THẾ KỶ qua lời giới thiệu của Bùi Xuân Phái.

Sau cuộc triển lãm  , tôi thấy cần phải nghỉ vẽ một thời gian để quên đi những hình thể , và màu sắc mình đã dùng rồi, nếu mình còn muốn tiến xa hơn.   Trong lúc rảnh, chả biết làm  gì, tôi tập viết truyện ngắn và làm thơ.   Khi còn ở vùng kháng chiến, tôi đã viết truyện ngắn, nhưng đó chỉ  mới là bước khởi đầu, như đứa trẻ tập đi.   Nếu viết để chơi,  không sao; nhưng  muốn sau khi viết, còn để lại chút gì, đó lại là một vấn đề khác.   Vẽ có kỹ thuật của vẽ, văn chương có kỹ thuật của văn chương, không phải chuyện đùa .   Do vậy, tối tối, tôi ngồi viết, viết chán lại sửa  làm sao cho câu văn có tác động tâm lý sâu sắc đối với độc giả.

Nếu trong những bước đầu mới của tôi ở hội họa có Bùi Xuân Phái , Nguyễn Sáng khuyến khích, thúc đẩy, thì trong văn chương, bước đầu, tôi  được nhà văn Ngọc Giao luôn luôn thúc  giục và sẵn sàng đọc lại, cho ý kiến về bài viết.

Nhờ đó, dần dà tôi viết khá hơn.

Nhà văn Ngọc Giao (*)có một thời gian làm chủ bút tờ Tiểu thuyết thử bảy của nhà  TÂN DÂN.  Anh  là cây bút  rất nổi tiếng của độc giả trung lưu, nhất là phụ nữ, vì văn anh bóng bảy, nhẹ nhàng, với cốt truyện thuần túy tình cảm.   Anh không được các trí thức, có tầm hiểu biết cao rộng ưa, vì họ cho rằng văn  chương của anh thuộc loại tầm thường, không sâu sắc,  chỉ để cho đàn bà, con gái đọc  thôi.   Riêng tôi, thấy sự chê đó chỉ đúng một phần nhỏ, vì mỗi nghệ sĩ đều có cá tính riêng ở bất cứ ngành nghệ thuật nào; do vậy, nếu văn Ngọc Giao chỉ làm thỏa mãn sự thưởng ngoạn của một số người nào đó, âu cũng do  biệt tài của anh  vậy.   Ngọc Giao tuy là nhà văn, nhưng rất yêu mỹ thuật; vì vậy, khi gặp, mến tôi ngay.   Chỉ một thời gian ngắn, chúng tôi trở thành bạn thân.   Ngọc Giao, con người rất đa tình.  Theo tướng số, anh có dáng người tầm thước, hơi mập một chút,  khuôn mặt thô, với mái tóc rợn sóng và cặp mắt sâu không lúc nào mở to, luôn luôn dim dim mơ mộng, với đôi môi dầy chúm lại, như lúc nào cũng thèm khát yêu đương!   Với hình dáng đó, anh tránh sao được chiếc lưới ái tình mà định mệnh lúc nào cũng giăng sẵn ở dọc đường.   Tuy anh có tới 2 vợ, mà vẫn chưa thỏa mãn?   Đặc biệt, Ngọc Giao rất mê xem đá bóng.   Không một trận cầu quốc tế nào thiếu mặt anh ở sân cỏ Mangin , gần thành Cửa Bắc.    Anh thuộc tên từng cầu thủ và lối chơi của họ.


———–

(*) -Ngọc Giao ‘ đạo  1 cốt truyện ‘ của Somerset Maugham để viết ‘ Cầu sương hay thiếp phụ chàng’ ( Nxb Thế giới Hànội in) gây một dư luậm ồn ào một thời  ở Hànội, (Thế Phong)
————-
Tinh tình anh trái ngược hẳn với nhà văn Vũ Bằng.   Vũ Bằng rất thâm trầm, kín đáo.   Lúc nào cũng tỏ ra lịch sự, nói năng rất nhỏ nhẹ, đôi khi tỏ ra lễ độ; nhưng sự thực không biết anh đang nghĩ gì trong bụng. Vũ Bằng cũng có vóc người mập mạp, nhưng nước da hơi đen, tóc lúc nào cũng hớt ngắn, trông gọn gàng chứ không bay bướm như Ngọc Giao.   Vũ Bằng cũng thuộc nòi tình, khi chưa lập gia đình, nhưng từ nag2y lấy vợ, người vợ già hơn anh nhiều tuổi, nhưng nhiều tiền.   Từ đó anh không chơi bời nữa !  Tôi nghe nói, hình như vợ anh, người trong thân tộc, anh gọi bằng cô. Có lẽ vì lý do đó,  nên ít khi   anh mời ai về chơi nhà, trừ bạn thân lắm.   Khi tôi  quen anh, vì cùng làm ở Nha thông tin, anh đã cai thuốc phiện từ lâu, anh có viết cuốn hồi ký CAI, để cảnh tỉnh giới thanh niên, chớ nên  đi vào con đường thuốc sái.   Cuốn sách trước khi in đã đăng tải từng kỳ trên báo TRUNG BẮC CHỦ NHẬT, do Nguyễn Doãn Vượng chủ trương.   Văn chương Vũ Bằng ngắn, gọn, sâu sắc.

Người mở cánh cửa đầu tiên   cho Vũ Bằng bước vào nghề văn là  LÃNG NHÂN- PHÙNG TẤT ĐẮC , khi nhà văn này  làm chủ bút báo ĐÔNG TÂY ( khoảng 1931)  .  Vũ Bằng viết rất nhiều loại, ký dưới nhiều bút hiệu như  Tiêu Liêu, Thiên  Thư, Vạn Lý  Trình v.v …

Cuốn CAI sau này  được tái bản tại Sài gòn, dưới nhan đề PHÙ DUNG ƠI, VĨNH BIỆT do nhà THẾ GIỚI xuất bản.  Cuốn này có sửa chữa lại chút ít, so với cuốn CAI in trước kia.   Vũ Bằng sống rất  khép kín, ít khi tâm sự với ai.  Anh yêu hay  ghét, cũng không đoán được, vì nó không lộ trên nét mặt.

Nhà văn Ngọc Giao và Vũ Bằng cùng hợp tác, để làm việc cho tờ TIỂU THUYẾT THỨ BẢY của nhà in TÂN DÂN –    họ không ưa nhau bao nhiêu, một  phần vì tính tình không thích hợp . Ngọc  Giao luôn luôn cở mở,còn Vũ Bằng lúc nào cũng thu hẹp; riêng cái đặc tính ấy cũng đủ làm cho xa cách, còn nói gì đến đường lối văn chương ?! ” (*)


—–
(*) Bt cho  in chữ nghiêng.
———


Sự thực, những  truyện ngắn do tôi viết vào những năm  1951 -1952 hãy còn yếu lắm !   Tôi mới chỉ như đứa  trẻ đi những bước đầu.    Nhưng lúc đó tôi đâu có biết, cứ tưởng,  nếu bài của mình viết được đăng trên tờ 
THẾ KỶ là có giá trị rồi.

Và sau khi vào trong Nam , có thời gian xem lại,  tôi mới hay mình chưa có kỹ thuật; dù ý tưởng tuy có xúc tích.   Nhưng, những truyện ngắn tôi viết vẫn được đăng đều đều, có lẽ, do hảo ý  Bùi Xuân Uyên  và các anh em khác trong nhóm.

Triều Đẩu, người  to lớn,  bệ vệ, húi cua, tác phong đúng công chức  , viết trruyện ngắn rất sâu sắc , nội dung nghiêng về xã hội phan lẫn chút ít chính trị.   Tính tinh anh rất hồn nhiên, nhất là nụ cười, nửa bao dung, nửa kiêu bạc.   Anh không bao giờ chê ai, còn khen, nếu có, cũng rất chừng mực.   Cái gi đối với anh, hình như cũng là trò đùa. Anh nói với tôi :

– Anh ơi,   viết cho vui ấy mà, cho quên đi những lo nghĩ vẩn vơ và cũng để cho đời mình thêm chút hương vị, nhất là được tiêu dùng những trước phút trống rỗng !

Thỉnh thoảng , tôi có ghé thăm anh ở phố Hàng Quạt.   Anh rấtc ó hiếu đối với mẹ.   Tuy đã lớn tuổi, đứng trước mẹ , anh vẫn ngoan ngoãn như đứa con nít.   Còn đối  với bạn bè, giúp được ai cái gì, anh giúp ngay không ngại khó khăn.   Triều Đẩu, ngoài văn tài, anh còn là người co tư cách.   Nhưng thật đángt iếc, khji di cư vào Nam,anh viết rất ít,  có lẽ cái văn phong của anh không thích úng với sự thưởng ngoạn của dân chúng miền Nam.   Đau khổ hơn nữa, anh lại gắn bó với nàng Phù Dung tiên nữ và nàng đã dìm sâu đời anh cùng sự nghiệp văn chương  xuống vực thẳm . (*)


——–
(*) -Triều Đẩu vào Nam  , địa chỉ cuối cùng ở Phú Nhuận, số nhà 53  Trương tấn Bửu ( nay Trần Huy Liệu, quận Phú Nhuận).  Ông bà có 1 đứa trai độc nhất  ( enfant unique )  cho sang Pháp học. Có sáng tác vài cuốn, trong đó
MEN RƯỢU ĐẾ  ( truyện dài in rô-nẹ-ô trong Nxb Đại Nam Văn Hiến )  và NĂM CHƯƠNG TỰ NGÔN ( tự sự kể đời làm văn)  máy linograph in  rất đẹp tại Kim Lai Ấn quán / Nguyễn Doãn Vượng.  Có dịp thuận tiện, tôi sẽ cho POST  cuốn tự sự kể NĂM CHƯƠNG TỰ NGÔN ,  bìa  do họa sĩ Hoàng lập Ngôn phác họa chân dung.  (Thế Phong)

—————-

Sau Triều Đẩu,  đến Viên Phong,  anh này thường viết những bài nghiên cứu về văn học, cũng như chínht rị.   Viên Phong có một kiến thức khá rộng, anh có dáng người nhỏ nhắn, khuôn mặt nhẹ nhàng, luôn luôn đăm chiêu, hình như lú nào  cũng như đang suy tư, kể  cả lúc đi đường.   Anh nói năng nhẹ nhàng, ít khi thấy cười.   Tôi nghe có  người nói, chính Viên Phong mới là linh hồn của tạp chí THẾ KỶ,  chứ không phải là  là Bùi Xuân Uyên.   Theo riêng tôi, dù Viên Phong hay Bùi Xuân Uyên, cũng thế thôi, vì họ đâu có dùng tờ THẾ KỶ làm bực thanh danh vọng.

Sau Viên Phong, phải nói đến  Trúc Sĩ. (*), nhà văn chuyên viết truyện quái đản  trong tờ THẾ KỶ.   Dù là nhà văn , nhưng có lẽ vì làm công chưc lâu ngày , nên tác phong Trúc Sĩ không có gì là nhà văn cả.   Từ cách ăn mặc đến lới nói, cười, đi, không có vẻ gì là dáng dấp nghệ sĩ, nhà văn cả. … Nhưng đó chỉ là cung cách bề ngoài, khi giao du với anh, mới biết con người Trúc Sĩ rất hào phóng, thành thực.   Chỉ có cái khổ, anh bị nghễnh ngãng; nên  nói chuyện tâm tình với anh không được, muốn gì phải nói to.


——-

(*)- Trúc Sỹ  cũng dinh líu tới một vu đạo văn. Xem thêm trong NHÀ VĂN HẬU CHIẾN 1950-1956 / THẾ PHONG, Đại Nam Văn Hiến xuất bản, Saigon 1959, 1965)  ( hoặc tại web Newvietart.com France )
—————–

Trường hợp của anh giống như nhà văn, nhà cách mạng Trọng Bình vậy.   Trọng Bình còn bị nặng hơn Trúc Sĩ nhiều, nhưng đâu phải lỗi ở họ, mà do bệnh tật làm phiền lụy.   tạp chí THẾ KỶ còn được sự hợp tác của các nhà  văn, nhà báo khác nữa- trong đó có  THẠCH TRUNG GIẢ (*)  , nhà toán học NGUYỂN XUÂN VINH ,nữ sĩ Thụy An, Tương Phố.


———-
(*)   -   tập sách CHÂN GIẢ LUẬN của Thạch Trung Giả, bản in rô-nê-ô đầu tiên trong Nxb Đại nam văn hiến , không xin cấp phép, sau Lá Bối tái bản lại. (TP)  .
**   Nguyển Xuân Vinh ( 1930  Yên  Bái   –        )  đậu  tú tài toán,    bắt đầu tập viết  văn  , thường  gửi bài lai cảo tới các báo ở Hànội,  trong đó có tạp chí THẾ KỶ.    Sau tốt nghiệp phi công ở Pháp, từng giữ chức Tư lệnh Không quân Việt Nam Cộng Hòa  thời  chính phủ Ngô Đình Diệm,  tác giả tập truyện  ngắn’ Đời phi công’ ( bút danh Toàn Phong)  ( được giải ba  Văn chương thời Đệ I VNCH  1962 ) ,  có cấp bằng  Ph.D Aerospace  (USA), Docteur Es- Science ( Sorbonne, France),  giáo sư thường trực đại học Michigan (USA), có chân trrong NASA (  Hoa Kỳ).  Vợ cả của Nguyễn Xuân Vinh là con gái tuần phủ Cung Đình  Vận,  vai vế trên đối với  trung tá KQ / VNCH Cung Thúc Cần  –  bởi Cung Thúc Vận là chú ruột CungThúc  Cần . ( Cung Thúc Cần có  bút danh Cung Trầm Tưởng).  Hiện Toàn Phong – Nguyễn Xuân Vinh  ở  San Jose ( 2012).  (Thế Phong)  .


—————


Một buổi , tôi đến thăm  Triều Đầu, vô tình gặp nhà văn Toán Ánh, người chuyên viết về tiểu thuyết phong  tục tiểu thuyết và phong tục… Toan Ánh cũng là công chức.   Tính tình mực thước, đại khái giống như chuyên môn “sớm vác ô đi tối vác về” .

Toan Ánh viết dễ dãi,  không cầu kỳ,  chọn chữ, miễn sao lời văn diễn đạt được ý` tưởng là xong.   Hơn nữa, tất cả những đề tài được anh viết ra, đều nằm trong phạm vi xã hội đã có, đã hình thành như vậy rồi – anh chẳng cần thêm thắt, bày đặt để có một nội dung hấp dẫn như nhà văn Trần Tiêu, tác giả CON TRÂU , lúc đầu in trong báo NGÀY NAY, sau Tự Lực văn đoàn xuất bản.   Trần Tiêu nhiòn người dân quê   với phong tục, tập quán; tuys ẵn có, nhưng mục đích dựa vào phjong tục tập quán để nói lên thân phận con người thấp cổ, bé miệng bị cường hào ác bá trấn áp, bóc lột; tạo nên bao cảnh huông bi phẫn, thương tâm, trong lòng nảy sinh mối căm thù chống phong kiến.   Từ đó,  tiến lên làm cách mạng.   Toán Ánh không như vậy.  Truyện của anh hiền hòa như một bức tranh, có trời mây,  có lũy tre, có những con người sống yên phận, cam chịu sự an bài của định mệnh.   Văn là người ( le style , c’est l’homme) , từ ngữ này  rất đúng áp dụng vào Toan Ánh. tên thật của anh là TOÁN , anh đổi ngược lại chữ ANH TOÁN  thành TOAN ÁNH .    Dáng người anh  trung bình, không có gì đặc biệt, bởi vậy, vẽ chân dung anh bằng ngôn ngữ rất khó, càng khó hơn, khi nói đến nghệ sĩ tính của anh, vì anh không có nghệ sĩ tính nào trong đới sống cả.   Sống ở trong Nam được chừng đâu đó  mươi năm, chị Toan Ánh qua đời.   Vì lòng yêu thương vợ hiền, anh viết cả một cuốn sách với đầy đủ hình ảnh từ thuở lấy nhau tới ngày vĩnh biệt.   Lời văn vô cùng bi lụy.  Cuốn sách in ở Kim Lai ấn quán thật đẹp, chỉ dành tặng bạn bè và họ hàng nội ngoại.

Nguyễn Xuân Vinh , nhà toán học nổi tiếng tại nước Mỹ, người đã đóng góp một phần công lao vào công việc hoạch định đường lên mặt trăng, từ mấy chục năm trước, khi xưa, thỉnh thoảng cũng có viết bài cho THẾ KỶ.   Nguyễn Xuân Vinh   khi đó còn trẻ lắm, tôi ít giao thiệp, nên không biết nhiều về anh; chỉ đọc thôi.

Thi sĩ Hoàng Công Khanh thỉnh thoảng cũng cho đăng tải thơ trên tạp chí  THẾ KỶ, ngoài ra  tờ THẾ KỶ còn được sự trợ giúp đỡ thừơng xuyên  của 2 nhà văn nữ: Tương Phố và Thụy An.

Tương Phố , tác giả tập GIỌT LỆ THU.  Đây là một tập thơ khóc chồng thật thống thiết !   Ở trong khoảng thời gian  thập niên 40, ít có nữ sĩ lắm, do vậy, sự nổi tiếng của nữ sĩ Tương Phố, người mảnh khảnh, dáng đi như đàn ông, giọng nói sắc, đôi gò má hơi cao.   Theo các cụ thì, người đàn bà nào có tướng như vậy đều sát phu.   Có lẽ, tướng số đã nói đúng trong trường hợp Tương Phố, vì nữ sĩ đã mất chồng từ lúc rất trẻ.   Khi tôi được gặp, nữ sĩ vẫn quấn khăn trên đầu, như những người đàn bà Việtnam cổ, lời nói, dáng điệu rất lịch sự, thanh nhã.   Tương Phố nhiều hơn tôi gần 20 tuổi; nhưng không vì thế mà có sự cách biệt về cảm nghĩ trong chiều hướng vă nghệ.   Nữ sĩ Tương Phố rất giỏi Hán văn, thường dịch thơ  Đường –  đôi khi cũng có thơ sáng tác- nhưng đó là những vần thơ buồn bã.   Hình như định mệnh đã an bài đời sống tinh thần  cũng như vật chất của nữ sĩ, làm sao mà trốn chạy ?   Tôi nghe nói nhà thơ Đông Hồ , khi vợ chết,  cũng làm thơ khóc vợ, có ra Hànội thăm nữ sĩ Tương Phố.    Cuộc thăm viếng này không biết có  ẩn giấu ý tình nào không, tôi không dám quyết, chỉ biết, sau khi ở Hànội về, Đông Hồ có làm mấy bài thơ, trong số những bài đó, có một, hai bài mang nhiều ẩn dụ.   Anh em đọc và suy luận lung tung, nhưng vì kính trọng nữ sĩ Tương Phố, không ai nỡ hỏi, hoặc đề cập gần, xa về những bài thơ của  Đông Hồ.

Còn nữ sĩ Thụy An, một trong những nữ sĩ đầu tiên  đã nhảy vào làng báo, tôi biết tiếng từ lâu, nhưng qua tờ THẾ KỶ mới được gặp.   Chị dáng người cao, gầy, người nữ đầu tiên  * nhảy vào làng báo,  nhìn bề ngòai thời trang hơn Tương Phố xa.  Công việc của chị ở VIỆTNAM PRESS rất bận, chị vẫn   viết đều cho THẾ KỶ , lúc là truyện ngắn, khi thơ.

Nữ sĩ Thụy An có đôi mắt  sáng dễ sợ , khi nói chuyện, cặp mắt long lanh, vừa thông minh, vừa bén nhậy, hình như với đôi mắt ấy, chị có thể nhìn rõ tim gan người đối thoại.

Chị còn  có đôi bàn tay với 10 ngón rất dài.    Chị ăn nói  lưu loát, có lẽ, vì lý do nghề nghiệp, chị trở thành con người linh hoạt.   Nữ sĩ Thụy An giỏi Pháp ngữ, chịu đọc sách.   Chị thích văn  chương Nga, nhất là Dostoievsky, chị rất khâm phục.   Khi trước,  chị là chủ nhiệm tuấn báo ĐÀN BÀ,   lại có một tác phẩm tiểu thuyết rất nổi tiếng MỘT LINH HỒN.    Tôi cũng không hiểu sao chị lại thích thơ của tôi đăng tải trong THẾ KỶ.  Thú thật, tôi cũng rất hãnh diện và sung sướng khi được khen, nhất là được nghe chị đọc lại những đoạn thơ mình làm. Tôi cũng như nữ sĩ Tương Phố và thụy An chỉ là cây bút tài tử, viết cho vui, chứ quả tình không biết tới sự điều hành, chi, thu của Thế kỷ ra sao ?   Có nhiều hay ít độc giả ? Lời hay lỗ? Chỉ biết một điều, người viết không có nhuận bút, bây giờ gọi là viết chùa.   Nhưng,  như cái lệ,  sau mỗi số báo phát hành , Bùi Xuân Uyên triệu tập anh em đánh chén một bữa tại một tiệm cơm Tàu nào đó  ở Bờ Hồ chẳng hạn.  Tiệm này không phải tiệm sang hoặc có món ngon, mà nó có địa điểm tốt, vừa ăn, vừa nhìn thấy Hồ Gươm.   Nếu không có bữa ăn hàng tháng này, chắc ít anh em có dịp gặp nhau đông đủ.   Bút hiệu Thụy An về sau được thêm hai chữ thành Thụy An- Hoàng Dân.  Tôi nghe anh em nói, Hoàng Dân là bí danh của Đỗ Đình Đạo, giám đốc cơ sở Quân thứ lưu động, dưới thời thủ hiến  Nguyễn Hữu Trí, người tình của chị Thụy An.  Việt Minh rất căm thù cơ sở này, vì nhiệm vụ của nó là bình định, nới rộng khu do Quốc gia kiểm soát.   Vào đầu năm 1954, tôi có gặp lại chị Thụy An tại Saigon, chị mời lại chơi, ở đường Võ Tánh.  năm đó, tôi đã trở thành quân nhân, phục vụ tại Bộ Tổng tham mưu,  năm trên đường quận 5.  Tôi viết một truyện ngắn  tựa đề CẨM NHUNG đăng trên tờ ĐỜI MỚI ,  chủ nhiệm Trần văn Ân.  Chị Thụy An có đọc truyện ấy, khen hết mình. Chị nói:

– …nếu cứ viết như thế, anh sẽ trở thành  một Dostoievsky Việtnam.

Tôi cảm ơn,  nhưng trong lòng hơi buồn !

Lời khen của chị Thụy An hôm nay không giống như lời chị khdn thơ tôi bữa trước, vì lý do đơn giản, tại sao, khi tôi vẽ tranh Lập Thể, ai nấy đều khen tôi là Picasso Việtnam , còn viết văn lại bảo sẽ trở thành Dostoievsky ?   Quả tình, tôi không muốn vậy ! Tôi muốn tôi là tôi, nghĩa là không giống ai, cũng chẳng ai giống tôi.  Tôi có thể là hòn núi, cũng có thể là viên sỏi nhỏ, nhưng cả hai đều riêng biệt.

——–

(*) - người nữ đầu tiên làm chủ nhiệm báo là  SƯƠNG NGUYỆT ANH ở  Nam Kỳ.  Nữ chủ nhiệm là con gái nhà ái quốc Nguyễn Đình Chiểu.  Thụy An , chủ nhiệm báo ĐÀN BÀ, từng in ảnh một phụ nữ đẹp sau là nữ sĩ THƯ LINH, tác giả Những dòng thơ hoa, Nữ tướng Bùi Thị Xuân, Những dòng thơ dĩ vãng … người đã tiết lộ cho Thế Phong về chuyện tình T.T.KH … NÀNG LÀ AI? chính  là  VÂN CHUNG- TRẦN THỊ VÂN NƯƠNG.  Cuốn này sau được  Amazon. com tung lên mạng Kindle Direct  Publishing, in COPY  bán một used from 30 USD / cuốn ( nay đã tạm ngưng – tháng 6/ 2012) , không xin phép, không trả bản quyền. 

———

Cái đó mới  quan trọng, mới có giá trị thực. Tôi gặp chị Thụy An lần đó, lần sau cùng, ít hôm sau, chị ra lại Hànội.  Tới khi giưã Pháp và Việt Minh chia đôi đất nước,  20 tháng 7 năm 1954, chị không di cư vào Nam, ở lại Hànội.   Mấy năm sau, tôi được tin chị đã đầu độc Đỗ Đình Đạo, người tình của chị, thù địch của Việt Minh, để làm vui lòng những kẻ chiến thắng  một nửa đất nước Việtnam.   Sự kiện trên, tôi viết một cách dè dặt với nhiều nghi vấn vì không lý gì, một con người như chị Thụy An, dám hy sinh người tình để phục vụ cho lý tưởng Cộng sản , lại có thể bị Cộng sản kết án phản động và bị cải tạo đúng 20 năm !   Trong lúc ở tù, vì quá uất hận chế độ Cộng sản, chị đã dùng bút chọc thủng một mắt, để mang tật suốt cuộc đời !

Vào năm 1981,  sau khi đi cải tạo được tha về, anh Lê Ngộ Châu, chủ nhiệm tạp chí BÁCH KHOA , đã mấy lần đưa tôi đến nhà chị Nguyễn Thị Vinh để gặp chị Thụy An- nhưng cái số tôi vô duyên đối với cả 2 nữ sĩ,  dù đã leo mấy cầu thang cao chót vót, chả lần nào được gặp !  Chị Thụy An cũng muốn gặp lại tôi, nhưng không biết nhà, nhắn rằng, muốn gặp chị, cứ lại nhà Nguyễn Thị Vinh .   Bấy giờ chi Nguyễn Thị Vinh đang ở Hòa Lan, còn chị Thụy An vừa mới ra người thiên cổ, sau gần cả cuộc đời gánh chịu nhục nhằn, ray rứt tại giữa lòng đất nước Việtnam trùng trùng đau khổ, từ tinh thần đến vật chất.

Khi đang tuổi thanh niên, tôi cũng thường uống rượu, nhưng không uống được nhiều.   Trong số bạn bè làm chung sở, tôi thường đi uống rượu với Nguyễn Hoạt, tức Hiếu Chân  sau này.

Nguyễn Hoạt có kiến thức rộng, giỏi cả Pháp lẫn Hán văn, như Vũ Hoàng Chương vậy.   Anh và Mặc Thu được tuyển dụng vào Nha thông tin  Bắc Việt cùng một thời gian, cũng như tôi, làm việc theo khế ước, 6 tháng ký lại một lần, với bậc lương 3000 đồng / tháng .  Số lương này tương đối đầy đủ, nếu gia đình ít người, vì thời giá 1951-1952 tại Hànội tương đối rẻ.   Do vậy, chúng tôi mới ó tiền để mời nhau uống rượu, nay chỗ này, mai chỗ khác.   Mặc Thu lúc ấy chưa ai biết đến, ngoài công việc chuyên môn, tuy có` viết văn.  Mặc thu trông có vẻ thư sinh, dáng người nho nhã.   Khuôn mặt thanh thoát, với 2 hàng ria mép con kiến, làm khuôn mặt có duyên khi cười.  Anh nói  năng nhỏ nhẹ, từ tốn, đúng ra, nghe nhiều hơn nói; do vậy, khó mà đoán được ẩn ý.   Tuy biết uống rượu, nhưng Mặc Thu ít đi chơi với anh em, một phần nặng gánh gia đình, không lẽ uống rượu của anh em hoài, lại không mời lại ?   Do vậy, tôi ít khi thấy anh la cà ở nơi anh em thường tụ tập.   Đặc biệt Mặc Thu viết rất tốt.  Anh thường viết một mạch, ít khi sửa chữa.   Cũng vì tính tình và hàon cảnh gia đình, nên tôi và Mặc Thu chỉ quen, không thân, giống như trường hợp Nguyễn Hoạt và tôi.   So với Hoàng Lập Ngôn , Ngọc Giao và Tú Be , thì  Nguyễn Hoạt người nhỏ thó, mặt xương xảu, vầng trán cao, sói ờ bên như chữ V.  Tính tình hoà nhã, đôi lúc tỏ ra khinh bạc !   Có những chiều ngồi uống rượu, sau giờ tan sở, Nguyễn Hoạt thường nói về  những sách mà anh đọc, đ6i khi anh đề cập chính rị, lại không mấy tin vào sự hữu hiệu cùa guồng máy chính trị Quốc gia .  Anh cho rằng, ngày nào còn có mặt quân đội Pháp thì ngày đó chế độ Quốc gia chưa có chính nghĩa.  Mình phải làm sao cho có thực lực riêng biệt, từ đó mới có thể nói chuyện chống Cộng chứ ngày ngày tụi mình, tuy làm việc dưới danh nghĩa Quốc gia, dùng chũ việt trong mọi giao dịch, tuyên truyền, nhưng thực tế, thì Cao ủy Pháp nắm hết quyền hành; kể cả súng đạn đấu tranh với VM.  Ta chỉ là lực lượng phụ thuộc, làm sao có uy tín với đồng bào, và cả quốc tế nữa ?

Tôi hoàn toàn đồng ý  với Nguyễn Hoạt, tôi hỏi lại, nếu anh không chấp nhận thực tế  ấy, làm cách nào đuổi Pháp khỏi VN, và lấy vũ khí ở đâu để chiến đấu ? Nguyễn Hoạt đưa ly rượu uống ực một ngụm, như để nuốt những gì không ứng ý vào bụng.  Tuy vậy, hoạt có đời sống mực thước, tuy uống rượu, lại không trác táng, bê tha, trụy lạc.   Ngoài  rượu, thuốc lào, anh không biết thêm thứ gì khác.   Trường hợp Nguyễn Hoạt giống Mặc Thu, nổi tiếng, lại nhiều người biết tới,  chỉ sau ngày di cư vào Nam mà thôi.

Chúng tôi  cứ sống vẫt vờ trong hoàn cảnh nửa tối, nửa sang như vậy.   Tin tức mặt trần đổ về rất sôi động, san bớt gánh nặng về nhân mạng bị tổn thay, nên Pháp đã tổ chức lực lượng bảo chính đoàn, đoàn quân hàon toàn VN, nhưng, thực tế, vẫn do Pháp chỉ huy, điều động.   Sở tuyển mộ Pháp đã ban hành lệnh động viên, thanh niên có bằng tú tài, tương đương, đều được gọi đi học khóa sĩ quan  đầu tiên ạti nam Đình, sau Thủ Đức, nên gọi là kháo đầu tiên Nam Định- Thủ Đức.   Tử khóa 2 chuyển vào Nam, mỗi kháo  học 6 tháng, các tiểu đoàn Việt nam được thành lập, một phần tuyển mộ, một phần đưa từ lực lượng phụ thuộc bổ sung.   Thế thức điều hành, huấn luyện đều do Pháp  quyết định.  Cả Hà nội nhốn nháo chuyện bắt lính, ai cũng muốn yên thân- đi lÍnh khi ấy- dù là sĩ quan  vẫn chỉ là tay sai, bia đở đạn, nên thanh niên có học hay ít, hoặc không có học đều mong tránh né- trừ số` ít- vì nhu cầu đời sống đi l1inh nuôi thân.  tâm trạng thanh niên hồi đó là vậy,  chưa ai hướng dẫn, đề ra lý tưởng đấu tranh cho mai sau, cho đất nước.   Trước mắt họ, chỉ có sùng đạn và cái chết cận kề  vô nghĩa!   Các cấp sĩ quan  răng đen mã tấu do  Pháp huấn luyện , từ  chú cai, thầy dội, quan quản – nào có biết gì, ngoài quyền uy giả tạo từ Pháp phết lon lên cầu vai, để họ tác loai, tác quái với đám người mặc đồng phục dưới quyền.   Dù cho thời thế biến chuyển ra sao, mọi sự việc đều ngoài tầm tay của chúng tôi.   Do vậy, mỗi chiều tan sở, anh em rủ nhau la cà, vào quán rượu, Trong số ấy, có anh Tú Be, nhà thơ trào phúng, tuống bạo hơn cả.  Tú Be dáng ngườo cao lớn, làm trong ban Kiểm duyệt sách báo, công việc chẳng nặng nhọc gì; hơn nữa, không con cái, dù lấy vợ đã lâu- nên anh dùng rượu khỏa lấp nỗi buồn đời !   Tú Be làm được bao nhiêu  lươngm đưa vợ một số nhất định, còn chi cho rượu.   Tuy tôi ó thích uống rượu, chỉ tới mức nào thôi, tôi rất sợ Tú Be ép bắt uống say.   Mười lần mời chì 1 lần nhận, tôi cố thoái thác để anh đừng ép. Tính tình Tú  Be rất mã thượng, không bao giờ anh so kè hơn thiệt.  Vì uống quá nhiều  nên anh nợ nần ngập mặt, mỗi lỷ lương, nhiều khi, không còn đồng bạc dính túi, uống vào lại  nợ, hứa trả vào tháng lương sau. (...)   ./.

    TẠ TỴ

=============

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét