THỨ BA, 29 THÁNG 11, 2011
CAO MỴ NHÂN :" ĐÚNG MỘT KIẾP THƠ" (*) / NHẬT THỊNH
Lời dẫn:
(*) Nhật Thịnh và Khuê Giung ( nay đổi Khuê Dung) - cặp vợ chồng dính liền thư viện ,chữ nghĩa rất nhiều năm. Khi bà Giung làm ở Thư viện Quốc Gia , còn chồng theo vợ đi làm, bằng cách mở căng- tin bán cà phê đưới tầng 1 - ngày ấy, tôi và Đàm Xuân Cận luôn ghé qua cà pháo- cà phê , bù khú văn chương
(*) Nhật Thịnh và Khuê Giung ( nay đổi Khuê Dung) - cặp vợ chồng dính liền thư viện ,chữ nghĩa rất nhiều năm. Khi bà Giung làm ở Thư viện Quốc Gia , còn chồng theo vợ đi làm, bằng cách mở căng- tin bán cà phê đưới tầng 1 - ngày ấy, tôi và Đàm Xuân Cận luôn ghé qua cà pháo- cà phê , bù khú văn chương
.
Nhật Thịnh, soạn già " Chân dung Nhất Linh" - tư liệu nhiều, viết kỹ, giải thích đôi khi rườm rà , tay này đọc nhiều, nhớ lâu , khoái trưng dẫn , cái này nằm ở tờ A, kia tờ B , chẳng thua gì Nguyễn văn Tố tiền chiến.!
Nhật Thịnh, soạn già " Chân dung Nhất Linh" - tư liệu nhiều, viết kỹ, giải thích đôi khi rườm rà , tay này đọc nhiều, nhớ lâu , khoái trưng dẫn , cái này nằm ở tờ A, kia tờ B , chẳng thua gì Nguyễn văn Tố tiền chiến.!
Nhật Thịnh đồng soạn giả với Khuê Giung : Tập bút danh, xước hiệu các nhà văn, thơ tiền, hậu chiến ( ?), in ronéo, không kiểm duyệt , khá dầy , khổ sách 21x 27 cm , in ấn xong đâu đó - vào đầu năm 1975.
Bà Khuê Giung đánh mã số văn khố, nhanh chóng đưa vào phiếu dành cho bạn đọc tại Thư viện Quốc gia .
Chỉ vài tháng sau, sau ngày 30.4.75, Trần Trọng Đăng Đàn, một soạn giả từ Bắc vào tìm tòi tư liệu tại các thư viện - tìm thấy trong Thư Viện Quốc Gia ,cuốn sách in rô- nê -ô ghi chép xước danh mỗi tác giả, kèm bút danh, ngày sinh, tháng đẻ, năm ra đời rất chính xác, hoàn hảo - bèn tùy tiện sử dụng trong sách " Văn hóa văn nghệ ... / Nam Việtnam.... . ( bản in lần 1- Nxb Văn Hóa Thông tin / Nxb Long An, 1990) ).
THẾ PHONG
-------
Cứ như tôi biết :
" Trần Trọng Đăng Đàn đã " luộc" TẬP BÚT DANH, XƯỚC HIỆU CÁ C NHÀ VĂN THƠ TIỀ CHIẾN, HẬU CHIẾN của Nhật Thịnh & Nguyễn Thị Khuê Giung. "
Phụ lục III , từ trang 583- 616 sử dụng tư liệu sách in ronéo của Nhật Thịnh và Nguyễn thị Khuê Giung không ghi xuất xứ . ).
Lấy một thí dụ:
vần C
Lấy một thí dụ:
vần C
- Cao Thế Dung Cao Xuân Dung ( 1933- ) - Cao Thị Ngọc Ân ( 1941) Cao Thị Vạn Giả
- Cao Tiêu - H oàng Ngọc Tiêu ( 1930- )
- Cao Văn Luận ( 1910- )
-Cao Xu Dung ( 1933 - ) Cao Thế Dung
v.v....
hoặc :
vần Đ
-Đinh Thành Tiên ( 1938) Tô Thùy Yên
-Đinh Văn Nam (1920) Thích Minh Châu
-Đinh Xuân Nguyên (1924) Thanh Lãng
(....)
- Đỗ Mạnh Tường ( 1932) Đinh Bạch Dân
Đường Ba Bổn
Thế Phong
Tương Huyền
(.............)
hoặc :
vần T
- Thanh Thương Hoàng Nguyễn Thanh Chiểu ( )
-Thanh Tuyền Phạm Việt Tuyền ( 1926)
(.........)
- Thập Nguyên Vũ Mộng Long ( 1935)
-Thất Tiểu Muội Thái Thị Sửu ( 1914)
(......)
-Thế Phong Đỗ Mạnh Tường ( 1932)
-Thế Uyên Nguyễn Kim Dũng ( 19350
- Thế Viên Hồ Thế Viên ( 1935)
( v..v... )
sẽ biết tên thật, năm sinh, bút danh một tác giả " đầy đủ chi tiết" - thì tôi đã đọc trước , ở sách Nhật Thịnh và Khuê Giung . rồi !
Nói thẳng thắn :
" Phụ lục III, Bảng tra các bút danh, họ, tên thật và năm sinh" ( từ trang 583-616) chiếm đoạt tư liệu văn học Nhật Thịnh & Khuê Giung đã đưa vào văn khồ trước ngày 30.4.1975 vài ba tháng. ( tôi đã ghi mã số cuốn sách , sẽ bổ túc sau ).
Sách Trần Trọng Đăng Đàn dầy 856, Đoàn Minh Tuấn + Trần Văn Kính chịu trách nhiệm . GP xuất bản nhất thời BTT số 240/CQTT-BC cấp 10/10/1989, in 3000 cuốn lần thứ 1, kích cỡ 14, 20 cm., nộp lưu chiếu- tháng 4 / 1990. Một cuốn sách duy nhất có lời giới thiệu Bộ Thông Tin ( Việtnam ) :
"... mỗi thư viện, mỗi trường học, mỗi cơ quan thuộc các ngành văn hóa, văn nghệ, giáo dục, mỗi hàng buôn bán sách và văn hóa phẩm, mỗi gia đình, mỗi người quan tâm đến đời sống văn hóa, văn nghệ..... nếu có tập sách này sẽ dễ dàng hơn biết được .... sách nào bị cấm , sách nào được lưu hành..."( tr.7-8).
- đây là cách buộc khéo cơ quan, thư viện, nhà nhà, người người phải đọc, phải biết - lời khuyến cáo từ một cơ quan nhà nước cấp Bộ- một chỉ thị thép bọc đường . Sách bán chạy, phải nói " chưa từng thấy" - các cơ quan, các thư viện, các nhà nhà, các người người dân miền Nam cóp nhặt tiền mua, đọc cho biết những nhà văn miền Nam có tác phầm bị cấm đọc, sách Mỹ ngụy nào cấm lưu hành, v.vv... ".
Tôi , Đỗ Mạnh Tường - một công nhân, phụ xe buýt , có biên chế , thuộc Sở Giao thông Tp.HCM - chỉ số lương 256 - bỏ 120 đồng (số tiền khá lớn vào 1990 so với lương lĩnh ) mua sách , để biết Thế Phong- một tác giả miền Nam trong số trăm - toàn bộ tác phẩm bị cấm, v.vv...- huống hồ ai khác - bởi vậy, sách tái bản rất nhiều lần, tiếp diễn sau hàng chục năm" .
Trở lại Nhật Thịnh bình thơ -- thì Thằng Phải Gió có điều bầy tỏ - "không chắc kẻ sính thơ chưa hẳn đã hay khi bình - hoặc ngược lại ... "
Ở đây ,Nhật Thịnh hì hục đọc thơ, tìm câu thơ hay của Cao Mỵ Nhân tương xứng với lời bình:
" ... đó đây dư âm của những khắc khoải, đợi chờ, những thao thức theo đuổi không ngưng nghỉ, kiếm tìm không chán chường, mệt mỏi cái đẹp, cái thực của bản chất ý tưởng nơi người nghệ sĩ luôn luôn muốn vươn cao..:
" Thôi em, thương nhớ mỏi mòn / Có chi tồn tại trong hồn nữa đâu / Đừng cài mái tuyết bông lau / Ta không thấy được ngọn sầu khói sương ) hay " Ngày xưa chị nhỉ xa xôi / Quê hương emtừng khơi chiến bào / Nửa chừng tơi tả giáp bào / Cười trong nước mắt hẹn nhau phục hồi ".
..- chẳng lẽ thơ Cao Mỵ Nhân " cà mèng" vậy sao - lời thì trúc trắc lời , ý tứ lại vô hồn ?!
....- góp ý mọn....- câu văn dài lê tựa hồ rễ rau muống trong ao gặp mưa, bình thơ như viết tạp văn, đuôi đầu bất luận, đôi khi lời bình chẳng ăn nhập tương ứng câu thơ trưng dẫn :" thơ Cao Mỵ Nhân mượt mà , sóng đôi văn tạp chủng Nhật Thịnh !" . Nói vậy thôi , tôi thừa nhận một điều :
" ... hiểu Cao Mỵ Nhân qua sự đọc , viết của Nhật Thịnh".
- thường ra , "kém sính thơ lại ưa sính bình " - theo tôi, Nhật Thịnh thua xa chàng Hoài Thanh không sính thơ - bình lại hay - chàng ta là tác giả Thi nhân Việt nam đấy !
....vậy thì tôi " chốt ":
- không thấy điều đó ở Nhật Thịnh ! ngưng lại thôi - bạn hãy đọc bài Nhật Thịnh viết , xem có khác ý kiến Thằng Phải Gió không ? Nếu có , xin đa tạ . ./.
THẾ` PHONG
... đúng một kiếp thơ
NHẬT THỊNH
Đúng thế thôi, môt con người* sống trọn với thơ, thơ in đã nhiều, thơ chưa in còn tràn ngập trong ngăn sách, và không phải thơ dở, xét xem từ thế giới thơ tới kỹ thuật thơ, ngươi ta thấy một phong cách riêng khác: .
Đắng cay như thuở biết sầu
Một trinh tê tái ngăn câu tự tình.
Một trinh tê tái ngăn câu tự tình.
...con người thơ đó, tôi muốn nói tới Cao Mỵ Nhân mà tôi mới hội ngộ trưa chúa nhật 1.6. 2005 tại Stockton Business Center ( Trung tâm thương mại Stockton ) , thủ phủ của tiểu bang California - trong buổi lễ kỷ niệm 5 năm của bán nguyệt san Tiếng Vang .
Vẫn tà áo dài lụa trắng văn hoa thướt tha, mềm mại của thời cắp sách ngày nào trong trưa hè đổ lửa - sinh tại Sapa*,* về suôi theo học Trường Nữ tiểu học Lệ Hải, Hải Phòng, tóc kết bím hai bên thả tới ngực - ấy vậy, mà cô nữ sinh duyên dáng nọ đã sớm có thơ chào đời trong quãng tuổi 16 mộng mơ, dạt dào cảm xúc, ký thác vào thơ những tâm , tư tình cảm trắng trong, e ấp hương thầm.
Người ta biết Cao Mỵ Nhân, có thể nói, từ ngày Thế Phong* - bút hiệu của Đỗ Mạnh Tường, sinh ngày 10.7.1932 tại Yên Bái, sớm theo kháng chiến, sau bỏ về thành, đi lính cho Pháp, chuyển sang phục vụ trong quân* chủng Không quân, viết cho nhiều báo - xuất bản và phát hành rộng rãi tập THƠ MỴ năm 1961, trong Tử sách" Đại Nam Văn Hiến ".
Xin mở một dấu ngoặc để nói thêm về Thế Phong*, kẻo lại bị chê trách bàn ngang tán dọc- nhưng chính Thế Phong là người đã khơi mở cho người ta thấy nhiều nét về con người Cao Mỵ Nhân Khi ấy, Thế Phong chủ trương nhà xuất bản Đại Nam Văn Hiến từ 1959, hầu như lập nên chỉ để in sách của mình, hiếm có sách của người khác - thơ Cao Mỵ Nhân lọt được vào không phải dễ. Đa số tác phẩm đều được in dưới dạng ronéo, ấn phí thấp, không phải chờ đợi thương lượng với nhà xuất bản, và tránh được lưỡi kéo sắc gọn của Ty kiểm duyệt vô cùng phiền phức.
Về sau có một số đầu sách được tuyển chọn in theo dạng* typo cho rộng rãi phổ biến- một số tác phầm được Đàm Xuân Cận tốt nghiệp Đại học Su phạm ban Anh ngữ, hiện sống tại Úc châu chuyển ngữ sang Anh ngữ.
Thế Phong viết tương đối bao quát nhiều thể loại.
Tiểu thuyết, tập truyện có*:" Nửa đường đi xuống"- " Người lính Casablanca"-" Khu rác ngoại thành,"(" The rubbish tip outside the city and other stories*)",- Người thương binh Liên khu"- Người đàn bà không tóc" -" Tình sơn nữ,"-" Đợi ngày chiến thắng, "- " Cô gái Nghĩa Lộ "- "Truyện người của tình phụ",- " Thủy và T6".
Truyện ký có *: " Tôi đi dân vệ Mỹ" ( The ordeal of an American militiaman" ký bút hiệu Đinh Bạch Dân, " Nhận diện vóc dáng Nguyễn Đức Quỳnh"-" Nhà văn, tác phẩm, cuộc đời" ( Thephong by Thephong :, the writer, the work & the life "- " CV Gheorghiu qua " Lữ hành đơn độc" - "Mười hai nhà thơ mới nhất .hôm nay"- " Thức giấc trong văn chương hiện đại Ba Lan"- " Jacques Perry và thế nào là phi lý ?"
Thơ có*: ' Nếu anh có em là vợ"-" Sai biệt"-," Trước mắt nhìn thi sĩ,-"" Đàn bà và tổ quốc,"-" Cho thuê bản thân" -,"Thơ làm lớn dậy con người",- "Việtnam vùng trời lửa đạn," ( Vietnam, the sky under fire and flames"- ,"Nam Việtnam, đứa trẻ thơ của vú em Huê Kỳ,"( South Vietnam, the baby in the arms of the American nurse,"- ," Vương miện Mai A ".
Phê bình văn học có*: " Lược sử văn nghệ Việtnam" 4 tập ": 1) Nhà văn tiền chiến 1930-1945, 2) Nhà văn kháng chiến chủ lực 1945-50 + Nhà văn miền Nam 1945-50," 3) Nhà văn hậu chiến 1950-1956," 4) : Tổng luận 60 năm văn nghệ Việtnam 1900-1956 "( A brief glimpse at the Vietnamese literary scene, from 1900-1956."* -, " Hiện tình văn nghệ miền Nam 1957-1961"-, " Friedrich Nietzsche và Chủ nghĩa đi lên con người"-, "Muồn hiểu chinh trị,"-" Sinh hoạt chính trị Nhật Bản,".
Dịch thuật có*: " Khúc bi ca nàng tiên nhỏ" của Maxime Gorki,"-" Chiếc roi ngựa " của C.V Gheorghiu,"-" Maiaikovski, thi sĩ Nga "của Elsa Triolet-," Tuyển thơ kháng chiến Pháp 1939-1945" của Jean Paulhan vá Dominique Aury," -" Việtnam bi thảm Đông dương" của Louis Roubaud", ký bút hiệu Đường Bá Bổn.
Về phê bình văn học Thế Phong* đôi khi không giữ được sự tự chủ trong cảm quan, có nhiều điểm cần phải điều chính - cụ thế mới đây trong năm 1999, khi cho xuất bản tập" Bốn nhà văn Saigon"- Thế Phong khi trích dẫn Vũ Hoàng Chương ( 1915-1976) người ta thấy nhiều tam sao thất bổn***, không những nhà thơ Hoàng Hương Trang- bút hiệu Hoàng thị Diệm Phương, sinh ngày 3.1.1938 tại Huế, tốt nghiệp Trường Cao Đẳng Mỹ Thuật, giáo sư hội họa các trường trung học, tác giả nhiều tập thơ, truyện xuất bản từ 1964 - mà ngay hiền thê của Vũ Hoàng Chương là Đinh Thị Thục Oanh, chị ruột của nhà thơ Đinh Hùng ( 1920-1967) đã phải lên tiếng trách cứ ***!
. Trở lại vấn đề cũ, trong tập tự sự kể
Nhà văn, Tác phẩm, Cuộc Đời" -Đại Nam Văn Hiến Saigon 1966, " Đại Ngã" tái bản năm 1970 - Thế Phong đã nhắc tới nhiều đời người của Cao Mỵ Nhân- khi đó đa rời miền Bắc di cư vào Nam 1954, theo học Trường Nữ Trung học Trưng Vương Sàigòn - chào đời tập thơ đầu tay mang tựa dề" Hoa sao" in 1000 ấn bản không bán, dành tặng các thân hữu trại Họp bạn Trảng Bom năm 1958.
Tham dự khóa học Nữ cán sự xã hội* tại" Centre Caritas" . thuộc dòng Nữ tu Bác ái, tham gia các hoạt động thanh niên, làm công tác xã hội gia đình Phật tử, Hội Con Đức Mẹ, Nữ Hướng đạo Việtnam. Giữa thời chinh chiến, Cao Mỵ Nhân dấn thân nhập cuộc theo nhịp bước quân hành, sánh vai với nam nhi, phục vụ tại Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn I, Quân Khu I - đảm nhiệm chức vụ Trưởng phòng Xã hội trong Khối Chiến tranh Chính trị từ năm 1962 cho đến ngày Hoa Kỳ bỏ rơi miền Nam, phục vụ gia đình binh sĩ từ Bến Hải đến Sa Huỳnh- cấp bậc cuối cùng Thiếu tá Nữ quân nhân.
Sau ngày 30.4.1975,* Cao Mỵ Nhân bị tập trung gọi là " cải tạo" tại H.T - 7590-T20, bị 5 năm đi cải tạo **và 2 năm lao động vùng kinh tế mới tại Nông trường Bến Sắn Đồng Xoài. Trở lại Sàigòn làm huấn luyện viên thể dục Dưỡng sinh cho các người già và người bệnh tại Viện Y Dược Học dân Tộc. Cuối tháng 8, 1991 tới trại định cư tại Hoa Kỳ theo diện HO, số HO8-724, rồi** Tổng thư ký Trung tâm Văn Bút Tây Nam Hoa kỳ, nhiệm kỳ 1994-1996.
Trước năm 1975*, Cao Mỵ Nhân có thơ và truyện ngắn in trên các báo ở miền Nam, như: " Phụ Nữ Diễn Đàn," " Văn Nghệ Học Sinh", " Văn Nghệ Tự Do,"" Công Đàn Tuổi Xanh,"" Văn Nghệ Tiến Phong,"" Thời luận"," Chỉ Đạo,"" Hỏa Tuyến," , các báo quân đội. Qua Hoa Kỳ, cộng tác với các báo" Saigon Times," "Chân nguyên,"" Hội Ngộ,"" Phụ Nữ Việt,"" Dân Ta,"" Cỏ thơm,"" Chiến sĩ quốc gia".
Trong suốt cuộc đời cầm bút, thơ dường như nghiệp dĩ đối vơi Cao Mỵ Nhân, thủy chung với thơ và có thể khắng định sự nghiệp của Cao Mỵ Nhân chủ động là thơ, mà không phải văn, tương tự trường hợp của Hoàng Ngọc Liên. Vũ trụ thi ca của Cao Mỵ Nhân bát ngát đa dạng, hơi thơ cuốn hút theo, khi nhã nhạc trầm mát, lãnh đãng phong vị của môt người thích đắm mình trong mộng mơ, khi sâu lắng, u hoài nặng mang tâm tư trầm mặc, khi chua chát, cười cợt với đời lắm ngã rẽ và tâm địa con người thì muôn ngả, khó dò tìm !
Phong thái ung dung nhàn tản đó của Cao Mỵ Nhân trên hành trình thơ, tính đến nay, căn cứ theo lời đề tặng của Cao Mỵ Nhân gửi cho tôi từ Lawndale 22.8.1997:
" Thân tặng báo" Đất Đứng" 101 bài " Thơ Mỵ" xuất bản năm 1997 ở bên trời lưu lạc. Sau 37 năm" Thơ Mỵ" 1960 đang ở tuổi học trò."
Đã xuất bản*: " Hoa Sao," ( 1958)- ," Thơ Mỵ" ( 1961- ," Thơ Mỵ 2 " ( 1997),-" Áp màu xanh" ( 1999)-," Lãng đãng vào Thu" ( 2001)-,"Đưa người tình đi tu" ( 2001)" và tập ký " Chốn bụi hồng" ( 1994).
Ngoài ra đã đóng tập bản thảo trên 4000 bài từ ngày 19.3.1953 tới nay. " Hương phấn ngày xanh" ( 1953-1956),"- " Cuối một đường vòng" ( 1957-1958)'-," Trạm, ngừng" ( 1959)-," Ga xép" ( 1959,"-" Cuối một đường vòng" ( 1960),"-" Mùa Phục Sinh" ( 1960," -"Hoa dại " ( 1961)"- ," Tươờng giang" ( 1961)"-," Sóng dội chân tường" ( 1962"- )," Thợ Mỵ sau cuộc chiến"( 1978-1979)"-," Thơ gửi Uyển Đình" ( 1982),"- " Mùa xuân của anh " ( 1985-1986),"- " Thơ xướng họa luật Đường" ( 1980-1990),"- " Em còn không Mai A ( từ 1960 tới nay và tiếp tục mỗi năm
ngày 25-3 )-," Thơ cải tạo" ( 1975-1980"- " Thơ dưỡng sinh" ( 1984-199"- )-," Thơ viết ở Hoa Kỳ" ( 1991-1993.
Tập" Thơ Mỵ" *( Văn Hóa Ngày Nay, 1997- gồm 110 bài, dày 120 trang - vừa vặn cho một tập thơ để đọc - được coi như tập thơ đầu tiên của Cao Mỵ Nhân xuất bản tại hải ngoại. Cao Mỵ Nhân tỏ ra sở trường trong nhiều thể loại thơ, bất luận thơ lục bát, bảy chữ, tám chữ hay năm chữ- và đôi khi là thơ văn xuôi ( poésie en prose ) , nhạc tính truyền cảm, sâu đậm tính mỹ học mà Jakobson nhận định : " Thơ là ngôn ngữ trong chức năng thẩm mỹ của nó", do đó khi ngâm lên, để tạo được những xúc động trực tiếp.
Nói thế, tưởng không thể quên giọng ngâm thơ* của Cao Mỵ Nhân cũng rất mạnh mẽ và truyền cảm.
Dư luận nhận định nhiều về dòng thơ Cao Mỵ Nhân- nào thoáng đãng phong cách của dòng thơ trữ
tình lãng mạn đượm tân cổ điển của Thế Lữ, Nguyễn Bính, Xuân Diệu- nào phảng phất nét cổ kính, trang trọng, cầu kỳ của Tản Đà, Ngân Giang, Vũ Hoàng Chương. Thực ra nguồn thơ của Cao Mỵ Nhân xuất phát từ chính tâm hồn mình, cái hồn thơ bàng bạc như sương thu lãng đãng ẩn chìm những xúc cảm chân thành và sâu sắc của con người, nói riêng cuộc đời của một người đàn bà đa cảm, đa tình, chững chạc và trang trọng:
Sự thực thì xuân chưa trở về
Bởi vì mầu trắng của hoa lê
Không gây xúc động trong tiềm thức
Bằng một cành mai nở trước hè.
( Một lúc chờ xuân)
Người ta cho rằng dòng thơ * của Cao Mỵ Nhân mng dáng nét quen quen nào đó, dễ dàng phát hiện, thực ra phải nhận rằng thơ Cao Mỵ Nhân có những nét riêng rẽ, không giống nơi một số ngói bút khác, kế thừa khuynh hướng chung của dòng thơ trữ tình, tân cổ điển, đuợc những nhà thơ tiền chiến đẩy lên đỉnh cao của thi ca. Thành công này cho dù có với tới, chẳng qua là cái dĩ vãng vàng son, trừ một vài trường hợp, họa hoằn nơi một vài đối tượng hiếm hoi, tất cả vương vấn những nét đẹp xưa không tạo được vóc dáng hôm nay. Cho nên muốn đi vào vĩnh cửu, thơ không thể đi bên lề mỹ quan và hành trang tư tưởng thời đại, đó chưa nói tới sự thử lửa của thời gian xem độ bền vững ra sao. Theo Jakobson: " Thi ca nhắm vào thể cách diễn đạt :
Anh về yêu lại mầu hoa cúc
Rực rỡ bình minh, lộng lẫy xuân
Cúc đỏ, cúc vàng chen chúc nở
Phương trời như thiếu cúc tri âm.
( Cúc cố nhân)
Đọc thơ Cao Mỵ Nhân dàn trải đó đây*, dư âm của những khắc khoải, đợi chờ những thao thức theo đuổi không ngưng nghỉ, kiếm tìm không chán chường, mệt mỏi cái đẹp,cái thực của bản chất lý tưởng nơi người nghệ sĩ luôn luôn muốn vươn cao, trực tiếp đi vào thực tại của đời sống, phô diễn bằng mọi biến thái của tâm hồn, sự hoài cảm, phẫn nộ, bất mãn, lời thơ lắm khi bi thiết, lạnh lùng. Cao Mỵ Nhân thực với mình, can đảm đi tới, dấn sâu vào cảm quan, không dụt dè, e ngại như nụ hoa muốn bung nở mà còn e ấp, ngại ngần:
Rồi mỗi lúc lòng em như có sạn
Đãi bao nhiêu nước mắt vẫn chai lì
Em muốn khóc cho tan mầm chán nản
Để yêu anh chan chứa đến si mê
( Mùa xuân trở lại)
hay:
Thôi em, thương nhớ mỏi mòn
Có chi tồn tại trong hồn nữa đâu
Đừng cài mái tuyết bông lau
Ta không thấy được ngọn sầu khói sương.
(Những sợi tóc phai)
Cao Mỵ Nhân đến với nàng Ly Tao* không, hay khác những người đồng hội đồng thuyền , nhưng có cả bản sắc riêng - loài hoa quỳnh vương giả không thể chỉ một loại quỳnh một hương sắc chung cùng - cho nên thơ Cao Mỵ Nhân đã cống hiến cho đời nhiều hương sắc. Đóa hoa hư ảo tạo cho dáng thơ Cao Mỵ Nhân một cái gì lung linh huyền ảo, phải chăng Cao Mỵ Nhân muốn chôn kín thứ tình đạo đầy thơ mộng, đẹp tựa dòng thơ chuyên chở:
Bởi vì, mình cứ lặng thinh
Nên thiên hạ vội đinh ninh tận tường
Thì thôi, tất cả vô thường
Mai sau có kẻ tìm đường... viếng thăm...
( Tất cả vô thường)
Tình đạo* đó, Cao Mỵ Nhân không thể chỉ ngưng khai thác nơi lẽ vô thường, bâng khuâng lãnh đãng, mường tưởng những ảo ảnh của đời người, xong, chôn vùi dĩ vãng. Nhưng tựa mây trôi trên bầu trời, biến đồi sắc mầu theo tiết trời, tình đạo giấu kín một thuở nào, ái nịch vấn vương, đ6i khi chập chờn như áng mây trôi, khi có một động cơ nào khơi gợi, chỉ cần đủ nhẹ của một chiếc lá rơi đã động hờ, một ngọn gió heo may lùa qua khe liếp.
Phải chăng đây cũng là tâm trạng của Lan trong tiểu thuyết " Hồn bướm mơ tiên" của Khái Hưng ( 1896-1947):
Chuông chùa bứt sợi tơ vương
Xôn xao ánh mắt hoang đường quá thôi
"Nam mô" còn đọng trên môi
Thoáng nghe... như gọi tên người cố nhân.
( Ướt vạt cà sa )
Ngoài tinh vương lụy đó, người ta còn bắt gặp* nơi Cao Mỵ Nhân thứ tình cao vọng đầy lý tưởng kế tục truyền thống hào hùng của dân tộc, đã có lịch sử trải dài trên 4000 năm. Cao Mỵ Nhân cảm thấy hãnh diện của thời vàng son, con cháu của nhiều anh hùng liệt sĩ làm chùn vó ngựa của đoàn quân viễn chinh phương Bắc từng dày xéo cỏ cây nhiều vùng. Nay chiến bại ê chề , nhưng đăng cay nơi xứ người , Cao Mỵ Nhân thấy khó có thể giấu kín cảnh ngộ tù đày ngày nào, thầm kín đớn đau, bàng bạc không nguôi:
Nằm nghe cảm giác trong tâm thức
Ta thấy đời ta chẳng an tâm
Nằm nghe cảm giác qua thân xác
Ta thấy đời ta ta lắm lỡ lầm.
( Đêm mất ngủ đọc thơ người )
Cuộc sống điêu linh nhiều ngã rẽ* đó, những đắng cay va chạm thực tại cuộc sống thoát thai sau những biến cố , hy vọng mùa xuân đem lại nhiều niềm mơ ước nhưng vũ trụ vốn vô tình, Cao Mỵ Nhân đâm hờn trách xuân, đẩy lùi những cảm xúc mong chờ ra khỏi tiềm thức , nhưng thái độ trước bước đường đi tới, bao nhiêu nghịch chướng đã dễ chi đẩy lui trong thóang chốc; nhưng dù sao chăng nữa, tâm thức nơi mỗi con người nàng mang ý thức chuyên chở không thể bỏ quên cho một ngày mai tươi sáng:
Có phải giang đầu hay cuối bãi
Xuân như sương trắng phủ bên sông
Khách qua năm tháng không về lại
Xuân nở hoa chi giữa khói đồng.
( Hoa xuân nở bên trời )
hay:
Ngày xưa chị nhỉ xa xôi
Quê hương em đã từng khơi chiến bào
Nửa chứng tơi tả giáp bào
Cười trong nước mắt hẹn nhau phục hồi.
( Tiềm thức gọi)
Khách viễn phương đớn đau thì Cao *Mỵ Nhân không khỏi trĩu nặng thương đau, muốn xua tan đi cơn nghịch lũ, tìm cho mình một hướng đi . Chuyện đời bon chen đó, nhưng rồi cũng thành ảo vọng của một thời, tâm ý đúng vô thường. Sắc thái vô thường dẫn nhập con người vào những trang thái vô thường. Họa chăng còn tiếng chuông rền vang thức tỉnh con người trở về với thực tại, hiện nguyên hình thể, không thực tướng, cớ chi mà chạy trốn:
Sao thiên hạ cứ nổi trôi chuyện người
Trần ai chớp mắt nụ cười
Trăm năm hồ dễ một lời phân minh ?
(Tất cả vô thường)
Sắc sắc không không* ẩn hiện chập chờn tuy hai mà một, phá bỏ lớp vỏ chán chường, lần về cõi đạo, khi tâm thức bùng vỡ, nhận thức cái ta vô thường vượt thoát khỏi phạm trù, hội nhập vào đài thể, không bởi cuộc đời khổ để mà trốn chạy xa đới, phá vỡ vòng đai nghiệp lực bao quanh thân xác, vươn lên. Nhưng vẫn không không chôn kín một hình ảnh, một kỷ niệm xa vời tìm về bản thế :
Thôi nhé người vô miền tĩnh lặng
Tôi về thương nhớ áo màu lam
Tiếng cười mới đó mà xa vắng
Sắc tức thị không quá rõ ràng.
( Sắc tức thị không )
Dòng thơ Cao Mỵ Nhân* mướt mát, miên man tuôn chảy như con sông nhỏ đổ vào biển khơi, tiếp tới tấp trong " Áo màu xanh" - Cỏ Thơm, 1999.
Thi tập gồm 54 bài, 20 bài thể 6, 8, 27 bài thất ngôn- trong đó có 2 bài Đường. Đặc biệt 44 bài thơ , ở đầu tập, được viết trong khoảng thời gian từ ngày 6.6.1982 đến 15.11.1982,được cấu trúc bằng danh xưng người chị- tức nhà thơ Uyển Hương - trong Thi đàn Quỳnh Dao - Uyên Đình gọi thay cư xá Bắc Hải ( Saigon) là lầu thơ mà nhóm thường tụ họp. Những bài sau được sáng tác khoảng những năm 1994, 1995, 1998, 1999 tại hải ngoại.
Sách dày 110 trang, chung thủy nét tự do của 3 thi tập trước, ngập tràn nhạc tính, thi ảnh óng chuốt, mượt mà.
Cao Mỵ Nhân khơi gợi * kỷ niệm của một thời sau những tháng năm ở trại cải tạo**, trở về lại lao mình trong sinh hoạt văn học của các nhóm thi văn. có lập trường riêng** Viết văn, làm thơ bất chấp sự canh chừng(.... ), dùng Uyển Đình làm nơi gặp gỡ, hẹn hò. Này đây, Cao Mỵ Nhân nghĩ về người , cảm thấy thương tiếc một dĩ vãng buông xuôi êm đẹp, nay chỉ còn trong mộng tưởng:
Mưa đang nhẹ hạt, thoắt mau
Mưa tan nước mắt nhạt màu tuổi son
Đợi chờ chi ở nước non
Lối xưa còn lại dấu mòn thời gian.
( Mưa đêm )
Nhớ tới người xưa tâm tư trĩu nặng kỷ niệm, suy tư, Cao Mỵ Nhân băn khoăn những nơi chốn an2o vương theo tà áo chị mang tô thắm hình ảnh đẹp, hơi thở man mác, khơi động nhiều thương nhớ, thấm nhuần mát dịu của thời hoa mộng nhung gấm thuở nào lùi sâu trong ký vãng:
Nắng lên, sương đọng sẽ tan mau
Chị sẽ rời cư xá đến đâu
Thăm bạn hay là đi trải mộng
Trên đường hoa bướm đuổi theo sau .
( Bình minh của chị)
\
Dĩ vãng đó không chỉ gói tròn những kỷ niệm ấm êm của người xưa, mà còn nặng mang hình ảnh của những ngày khoác trên mình bộ nhung y, bao nhiêu luyến lưu của thời vàng son, nay không còn những vương vấn dạt dào của tâm tưởng:
Chỉ còn tia sáng mong manh
Cuối chân trời nhạt, em dành cho thơ
Hạ buồn, trời chẳng nắng to
Ngồi bên cửa sổ, mộng mơ chiến trường
( Ngoài song)
(....................)
Dĩ vãng đó không chỉ gói tròn những kỷ niệm ấm êm của người xưa, mà còn nặng mang hình ảnh của những ngày khoác trên mình bộ nhung y, bao nhiêu luyến lưu của thời vàng son, nay không còn những vương vấn dạt dào của tâm tưởng:
Chỉ còn tia sáng mong manh
Cuối chân trời nhạt, em dành cho thơ
Hạ buồn, trời chẳng nắng to
Ngồi bên cửa sổ, mộng mơ chiến trường
( Ngoài song)
(....................)
Cao Mỵ Nhân tin tưởng " .. mưa , nắng tranh nhau một đỉnh trời :" ** ":
Nhưng , chắc mưa không lâu mãi được
Gió này, mây ấy cũng tan thôi
Ô kìa nắng nhạt bơi trong nước
Mưa, nắng tranh nhau một đỉnh trời
(Nắng trong mưa)
Cao Mỵ Nhân luôn nhắc tới niềm tiếc* nuối một thời miền Nam sục sôi lửa đạn đấu tranh cho sự trường tồn ** . Trong ý hướng cho một cuộc chiến này, ngôn ngữ thơ Cao Mỵ Nhân vẫn giản dị, chau chuốt, ôm giữ được ý thơ kín đáo và thâm trầm; gây xao xuyến nhiều tâm tư khơi gợi biển dâu của thế cuộc, vận mệnh đất nước:
Chị đứng bên song, hay đóng cửa
Cửa nào khép kín được cơn mê
Đang vùng vẫy hỏi thời binh lửa
Ai thắng, ai thua, sớm trở về
( Nắng trong mưa)
Thơ Cao Mỵ Nhân mang bản sắc riêng* , nói như một văn hào Trung Hoa nào đó, thơ cảm rồi mới hiều, nếu thơ lai duy lý ( rationalisme) , như vậy thà viết bình luận cho xong. Tình cảm trong thơ Cao Mỵ Nhân không mềm yếu, bộc lộ kín đáo, chừng mực ngay khi phơi trải bối cảnh của đất nước: (........)
Mai em không đến Uyển Đình
Chị chong đèn đợi lửa binh lụi tàn
(............- tạm lược 2 câu )
( Dặn dò)
Cao Mỵ Nhân đã mượn hình ảnh Uyển Hương trong vai trò một người chị thơ mộng và kiều diễm để ký thác tâm tư, tình cảm và hoài vọng của mình về mọi mặt, trải rộng những vần thơ mượt mà,óng chuốt tưởng tơ tằm kéo kén, buồn man mác. Thế giới thơ Cao Mỵ Nhân ngoài một người chị được dùng làm thi liệu, người ta còn thấy những địa danh Uyển Đình, cư xá, hội thơ... hỗ trợ cho nguồn thi hứng tràn trề những nét đặc thù.
Thực sự đây là nơi Cao Mỵ Nhân sinh hoạt với các văn thi hữu còn ở lại ** trong nước, khoảng năm 1982 - khi mới đi học tập cải tạo **về. Do đó " Áo màu xanh" ở đây không nhất thiết màu áo xanh của những cô nữ sinh Trưng Vương một thưở nào (....) . Qua tới xứ người kiếm được việc làm, bận rộn nhiều với cuộc sống hối hả, bước chân xuống giường đã lo tới nơi làm, lập lại cuộc đời- ấy vậy mà kiếp tằm tơ, trả nợ chữ nghĩa, Cao Mỵ Nhân vẫn không buông trôi. Vài năm lại đi họp bạn Trưng Vương cho trọn tình, trọn nghĩa.
Tới thi tập" Lãng đãng vào Thu"* / Kinh Doanh xuất bản , 2001) , gồm 74 bài thơ dài, ngắn khác nhau, viết theo nhiều thể loại, rải rác trong khoảng thời gian các năm 1998-2001, tho đường đi vạch sẵn, day trang. Đặc biệt trong thi tập này, đề tài thường xoáy sâu vào thu và nhiều bài đường luật- kỹ thuật cổ điển rất khó hình thành, tiêu biểu của trường phái Thi xã Quỳnh Giao. Đây là một hội thơ của một số nhà thơ cao niên còn sót lại, được Mộng Tuyết Thất Tiểu Muội - hiền thê của nhà thơ Đông Hồ - được bầu làm niên trưởng sau 1975, thay thế nhà thơ nữ Đào Vân Khanh di tản qua Hoa Kỳ.
Trong thi tập thứ 5 này của Cao Mỵ Nhân , giọng thơ vẫn dường tựa một dòng suối mát, chở chuyên những săc thái thăng trầm trong dời người không khỏi làm con người đảo chao:
Quanh co sắp hết đường đời
Thế mà cứ tuởng cuộc chơi chưa tàn
Đắm mình trong giấc chiều tan
Sầu thêm chất ngất ánh vàng trăng xưa
( Dặm hoa tri kỷ)
Tình yêu khi đã đích* thực - không bởi xa mặt cách lòng ( out of sight of mind ) như người đời thường nói- cho dù có cách xa vẫn không phai tàn , son sắt chung thủy. Nó tựa tia nắng hanh vàng giữa mù thu muộn, là sự an ủi những khổ đau giữa cõi đời, là niềm tin qua tâm sự, là khát vọng nỗi nhung nhớ. Nới đây không có lời gian dối, phản bội trong cuộc chơi dù tình đó chưa xới trồng, vun bón. Nó là tri kỷ rất tình, rất thơ:
À ra anh biết con tằm
Nhả tơ dệt mộng thang năm cho người
Còn em chỉ thích trên đời
Chúng mình đan ngón tay ngồi bên nhau
( Thả tơ )
hay:
Thế nào là giọt pha lê
Trong như nước mắt, lạnh tê tái hồn
Bởi vì lỡ một nụ hồn
Không say đắm lắm, sẽ buôn lòng nhau
( Khi trời trong vắt)
Dường nhu toàn thể thi tập thoáng đãng một thứ tình cảm như thế, phảng phất khí trời thu, đúng như
tựa đề" Lãng đãng vào Thu"- buồn nhẹ nhàng, man mác hay bâng khuâng như nghĩ tới một hình ảnh nào xa xôi tùy theo mỗi đối tượng:
Sao anh rời khỏi lều mưa
Đeể em lặng lẽ đường trưa một mình
( Lặng lẽ )
Nhưng không vì thế mà Cao Mỵ Nhân vội quên ngày nào của Tháng Tư..., nếu trong một bài thơ khóc cho Nguyễn Thái Học và các đồng đội của mình lên đoạn đầu đài, Đằng Phương đặt tựa đề " Ngày tang Yên Bái" - thì thiết nghĩ ngày nay có thể gọi là" Ngày tang đất nước " - Cao Mỵ Nhân đã nhân cách hóa tháng tư... bằng một vị thần, mang theo nhiều biểu tượng suy ngẫm:
Thần tháng tư vừa trở lại hôm nay
Trên căn gác buôn tênh mầu cổ nguyệt
Em nhìn ra, xem anh có đến
Cuối trời xa, ánh chớp loé trong mây
( Đêm 30.4)
Những bông hoa nở rộ trong vườn thơ Cao Mỵ Nhân, dù nẩy sinh trong bất cứ tiết trời nào vẫn ngan ngát hương thơm phản ảnh trung thực một tâm hồn trong sáng, chứa chan tình yêu chân thật; dù trải qua sóng gió của biển dâu hay bão tố.
Sang tới" Người tình đi tu"*, xuất bản 2001- dù có một đôi bài trùng lắp tập thơ trước - Cao Mỵ Nhân dàn trải nhiều chặng đường đời gió bão, từ những ngày rụt rè tuổi học trò, mang trên người mầu áo xanh của cô nữ sinh Trưng Vương, tới những ngày khoác bộ chiến y màu xanh, trải dài tháng ngày phong sương, qua đất người lặn lội trong việc làm mới, bao nhiêu thơ mộng, dằn vặt, chia ly, tan tác đến và đi....
Bước sang mùa thu của đời, dòng thơ Cao Mỵ Nhân rũ bỏ sau lưng mọi hằn đọng đời thường đi vào cõi đạo, uy nghi, đĩnh đạc, phóng thái thiền cho vơi bớt muộn phiền, tâm hồn thăng hoa tới chốn kỳ diệu:
Từ sau tương biệt hẳn rồi
Còn mong hạnh ngộ luân hồi nữa không
Chăc rồi có kẻ trông mong
Còn ai thì vẫn bồng bềnh lãng du
( Lãng du )
Cao Mỵ Nhân trong " Đưa người tình đi tu" , biểu hiện lằn ranh đời, đạo tương song. Cao Mỵ Nhân đã thể hiện phong cách chốn trang nghiêm nơi cổ tự, vang vọng tiếng mõ câu kinh, tâm hồn lâng lâng muốn thoát tục về chốn non bồng. Cao Mỵ Nhân tự nhận với mình, thiết tha tình nghĩa, vốn dĩ tâm hồn vấn vương nhiều kỷ niệm khó thể xóa nhòa mỗi chốc :
Giờ thì sóng gió đã yên
Tâm tư cũng lặng, ưu phiền cũng tan
Tôi đi dọc bãi cát vàng
Dẫu xưa mờ nhạt hôn hoàng lênh đênh
( Dấu xưa )
Cao Mỵ Nhân làm thơ* từ lứa tuổi ô mai, tuổi nhiều mộng mơ dưới mái học đường, tràn đầy cảm xúc, ký thác tâm tư vào những vần tơ saáng trong. Đời thơ dấu ấn nhiều trình tự sáng tạo, riêng khác không trùng lắp, bao quát nhiều ngã rẽ, khi đùa cợt, chua chát, đắng cay, khi bâng khuâng man mác, phiền buồn gói trọn theo ngôn ngữ thi ca.
Tình yêu biến hóa nhiều sắc thái, hoặc mang nỗi khắc khoải, hoài nghi như hè, tu qua đông, hoặc ấp ủ nỗi buồn không tên, về u hoài trầm mặc, niềm tin nỗi vui ít với tới. Sau ngày khói lửa tàn rụi trên quê hương đổ nát điêu tàn bi thảm trùm khắp, Cao Mỵ Nhân dường tựa con ốc im lìm trong vỏ, chứa chấp cả sóng gió của trùng dương, câm nín chịu đựng, đợi chờ niềm tin mới. Thực tại cuộc đời nơi xứ lạ quê người, ngoài vấn đề sống, bao nhiêu chuyện cần giải quyết, nghĩ đến người chiến hữu năm xưa, giờ đây, đã xa lìa cõi bụi hồng:
Thôi em bỏ lại sau lưng
Quan xưa, áo cũ đã từng dọc ngang
(........ tạm lược 2 câu )
( Sau cuộc chiến)
Vũ trụ thi ca của Cao Mỵ Nhân * bát ngát vô cùng tận- không thể thu gọn trong dăm ba trang giấy, hồn thơ lãng đãng trải rộng như sương khói, kỹ thuật biến hóa theo dòng cảm xúc sáng tạo, Cao Mỵ Nhân chưa ngưng nghỉ trong kiếp thơ , miệt mài năm tháng với chữ nghĩa, chắc chắn còn đem cho đời nhiều khám phá mới. Phải chăng như nhận định của Jakobson: " Thơ là một phát ngôn nhằm vào thể cách phát biểu" ( La poésie n'est rien d'autre qu'un énoncé visant à l'expression").***. ./.
NHẬT THINH
( trích từ LÀNG , trên đầu trang 28, có hàng chữ SACTO xuôi ngược-
không đóan ra là tạp chí nào - bởi, bạn tôi ở SACTO gửi về, không ghi tên báo,
ngày, tháng năm phát hành. Tôi đoán chừng : - tạp chí" Đất đứng" / Hội Văn nghệ Sĩ Mỹ- Việt của Đinh Nhật Thịnh. (Thế Phong. chú thich ).
------
* - B.T in chữ đậm ( bold ).
** -cụm từ, chữ, được thay thế ( B.T.)
*** -nếu bạn đồng ý ,sau khi đọc lời bình của Nhật Thịnh-
thì không cần tham khảo bài" Vũ Hoàng Chương:
" Thơ ta chẳng viết cho đời... " / Thế Phong
( Google / search... )
====================
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét