Thứ Bảy, 17 tháng 4, 2021

" Giới thiệu ' Bộ biên khảo văn học Miền Nam' của Nguyễn Vy Khanh ' / Việt Văn Mới ( 17/04/2021) -- source: Việt Văn Mới (Fr.)

 Việt Văn Mới



GIỚI THIỆU

BỘ BIÊN KHẢO VĂN HỌC MIỀN NAM 1954-1975

CỦA NGUYỄN VY KHANH



M ùa Hè năm 2019, nhà xuất-bản Nhân Ảnh ở San Jose, CA, Hoa Kỳ đã cho tái-bản bộ Văn-Học Miền Nam 1954-1975: nhận-định, biên-khảo và thư-tịch của nhà nghiên cứu văn học Nguyễn Vy Khanh ở Canada, và do hệ thống amazon.com phát hành khắp toàn cầu. Đây là một công trình kéo dài từ nhiều năm qua, năm 2016 đã xuất-bản lần đầu như một đóng góp cho việc tìm hiểu và bảo tồn một nền văn-học đã bị Cộng-sản Việt-Nam cấm đoán từ sau biến cố 30-4-1975 cho đến nay.

Lần tái bản 2019 bộ sách được cập nhật, hiệu đính và bổ sung thành 2 tập:

- Quyển Thượng: Tổng quan. 802 trang;

- Quyển Hạ: 96 Tác-giả. 842 trang.

***


Nội-dung Quyển Thượng tóm lược như sau:

Chương 1. Một thời văn-học, trình bày Các giai-đoạn văn-học, Các nhóm văn-nghệ (Sáng Tạo - Chỉ Đạo - Quan Điểm - Đại Học – Tư Tưởng, Vạn Hạnh - Bách Khoa - Nhân Loại – Tinh Việt Văn-đoàn – Văn Hóa Ngày Nay – Các nhóm “hiện-đại” - Thái Độ – Hành Trình, Đất Nước - Trình Bầy – Ý Thức, v.v.), Những người viết trẻ, Sứ mạng văn-nghệ, Văn-nghệ “hôm nay” - hiện sinh - dấn thân - viễn mơ, Văn-học chiến-tranh, Văn-chương phản-kháng, phản-chiến, hiếu chiến, mơ ước hòa-bình và Mác-xít, Ngôn-ngữ và kỹ thuật văn-chương, Một số hiện-tượng văn-học, Miền Nam lục-tỉnh (Hồ Biểu Chánh, Phạm Thái, Thẩm Thệ Hà, Ngọc Linh, Vương Hồng Sển, Phạm Công Thiện, Thanh Việt Thanh, Phương Triều, Đông Hồ,...), Ấn phẩm xám, và, Văn-học & ảnh-hưởng tôn giáo

Chương 2- Văn xuôi / Tiểu-thuyết luận về Văn-học chiến-tranh, Tiểu-thuyết chiến-tranh, Tiểu-thuyết phản kháng, phản chiến, Cái Chết, Tiểu-thuyết hiện-đại: văn-chương và triết lý, Khuynh-hướng dấn thân và thân phận con người, Tiểu-thuyết tâm-lý, tình cảm, Khuynh-hướng hiện thực xã-hội: tiểu-thuyết, phóng sự, Tự truyện, Con đường cách tân tiểu-thuyết, “Tiểu-thuyết mới”, Ảnh-hưởng các trào lưu văn-chương hiện-đại, Dục tính trong tiểu-thuyết, Tiểu-thuyết nữ quyền, Tiểu-thuyết đăng-từng-kỳ, Kỹ thuật tiểu-thuyết, và, Các thể-loại ngắn

Chương 3- Thi ca giới thiệu Một số thể thơ: Thơ tự do – Thơ xuôi - Thơ lục bát, Nội-dung: Thơ tình - Thương nhớ quê nhà, Thơ chiến-tranh - Thơ binh lửa, Thơ phản chiến, và, Thi-ca triết-lý, về phận người và vũ trụ.

Chương 4- Bộ môn Kịch nói đến Ngôn-ngữ kịch và sân khấu, và, Kịch-bản hay kịch-trường?

Chương 5- Phê binh văn-chương và Nghiên cứu văn-học trình bày Các phương-pháp nghiên-cứu và phê-bình: Phê-bình phân-tâm học - xã-hội học, Phê-bình hiện-sinh, hiện-tượng luận, Phê-bình cơ-cấu, Phê-bình văn-học, và Biên-khảo văn-học. Phần tiếp giới thiệu Các nhà biên-khảo, phê-bình: Bằng Giang - Bình-Nguyên Lộc - Bùi Đức Tịnh – Bùi Xuân Bào - Cao Huy Khanh - Đặng Tiến - Đỗ Long Vân - Huỳnh Phan Anh - Lê Huy Oanh – Lê Ngọc Trụ – Lê Tôn Nghiêm - Lê Tuyên - Lê Văn Siêu – Nguyên Sa - Nguyễn Hiến Lê - Nguyễn Văn Sâm - Nguyễn Văn Trung – Phạm Công Thiện - Phạm Thế Ngũ – Phạm Việt Tuyền - Tam Ích – LM Thanh Lãng - Thế Phong - Trần Thái Đỉnh - Trần Văn Nam – Uyên Thao - Các công trình khác – Các tuyển tập thơ văn.

Chương 6- Dịch thuật và văn-học nước ngoài đồng thời giới thiệu các Dịch-giả: Nguyễn Hiến Lê – Trương Bảo Sơn - Trần Thiện-Đạo – Trần Phong Giao - Nguyễn Minh Hoàng - Vũ Đình Lưu – Phạm Công Thiện - Phùng Khánh & Phùng Thăng - Hoài Khanh - Diễm Châu – Mặc Đỗ – Bùi Giáng – Đỗ Khánh Hoan – Cung Tiến – Bửu Ý – Lê Thanh Hoàng Dân – Tam Ích – Hoàng Hải Thủy – Các nhà xuất-bản

Chương 7- Báo chí miền Nam gồm Báo-chí quân đội, cơ quan chính phủ, Các tạp-chí văn-chương, văn-học, Tạp-chí các nhóm trẻ, chuyên môn, phổ thông-đại chúng, Báo chính-trị, đảng phái, Báo-chí tôn giáo, Báo thiếu nhi, tuổi trẻ, và các Nhật-báo: 1954-1963, 1964-1975, nội-dung, kiểm duyệt,...

Các nhà xuất-bản: thương mại, chuyên nghiệp, giáo khoa, của nhà văn, tạp-chí và nhật báo.

Sau phần nhận định Sơ kết, là phần bổ túc Chương 8- Biên niên 21 năm lịch-sử và văn-học gồm Biên niên 21 năm, phụ thêm các phần Hậu 1975, Các nhà văn bị “cải tạo”, tử trận, và cuối cùng là Các giải thưởng văn-chương.

Quyển Thượng kết thúc với Phụ-lục “Văn-học miền Nam 1954-1975: một thời tưởng tiếc” nhìn lại thảm cảnh của nền văn-học miền Nam từ ngày Cộng-sản Bắc Việt cưỡng chiếm miền Nam qua các chiến dịch và mưu đồ, cho đến gần đây vẫn còn tiếp diễn qua một bộ “văn-học sử” về miền Nam (“Phê-bình một bộ “văn-học sử” của trong nước”).


Quyển Hạ trình bày sự nghiệp văn-chương qua văn bản của 96 nhà văn, nhà thơ của miền Nam – ngoài những vị khác đã được trình bày, nhận định hay phê-bình trong các chương sách của Quyển Thượng.

Danh sách 96 nhà văn: An Khê - Anh Hoa - Bình-Nguyên Lộc - Bùi Giáng - Cao Thoại Châu - Châu Liêm - Chu Trầm Nguyên Minh - Chu Tử -  Cung Tích Biền - Diễm Châu - Diên Nghị- Doãn Dân- Doãn Quốc Sỹ- Du Tử Lê- Duyên Anh- Dương Nghiễm Mậu - Đinh Hùng- Đinh Tiến Luyện - Đoàn Thạch Biền - Đoàn Văn Khánh - Hà Thúc Sinh - Hạc Thành Hoa - Hoài Khanh - Hoàng Anh Tuấn - Hoàng Lộc - Hoàng Ngọc Biên - Hoàng Ngọc Hiển - Hoàng Ngọc Tuấn – Hoàng Trúc Ly - Hồ Hữu Tường- Hồ Minh Dũng- Joseph Huỳnh Văn - Kiên Giang - Kinh Dương Vương - Lâm Chương - Lâm Hảo Dũng - Lê Văn Thiện -  Lê Xuyên - Luân Hoán - Lữ Kiều - Lữ Quỳnh - Mai Thảo - Mai Trung Tĩnh- Mặc Đỗ- Minh-Đức Hoài Trinh – Ngô Thế Vinh - Nguyên Minh - Nguyên Sa -  Nguyễn Bắc Sơn - Nguyễn Đình Toàn - Nguyễn Đức BạtNgàn - Nguyễn Đức Sơn - Nguyễn Lệ Uyên - Nguyễn Minh Nữu - Nguyễn Mộng Giác -  Nguyễn Nghiệp Nhượng - Nguyễn Nho Sa Mạc- Nguyễn Tất Nhiên - Nguyễn Thị Hoàng - Nguyễn Thị Thụy Vũ - Nguyễn Thụy Long – Nguyễn Tôn Nhan - Nguyễn Xuân Hoàng – Nhã Ca - Nhật Tiến - Phạm Cao Hoàng - Phạm Ngọc Lư  - Phạm Nhã Dự - Phan Nhật Nam - Phan Nhự Thức - Phương Tấn - Quách Thoại - Song Hồ- Sơn Nam – Thái Tú Hạp - Thanh Tâm Tuyền - Thành Tôn - Thảo Trường - Thế Nguyên - Thế Uyên - Toàn Phong - Tô Thùy Yên - Trần Dzạ Lữ - Trần Hoài Thư - Trần Thị Ng.H. - Trần Tuấn Kiệt - Trần Yên Hòa - Trùng Dương - Tú Kếu Trần Đức Uyển - Túy Hồng - Viên Linh - Võ Hồng - Võ Phiến -Vũ Hoàng Chương - Vương Đức Lệ - Y Uyên.

16/04/2021

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét