Thứ Tư, 14 tháng 4, 2021

bài đọc thêm (2) : " một thoáng nhìn nữ thi sĩ, họa sĩ lê thị kim "/ bài viết: đường bá bổn -- tản mạn văn chương / thế phong ( 15 / 02/ 2015 )

 


Chủ Nhật, 15 tháng 2, 2015

một thoáng nhìn nữ thi sĩ, hoạ sĩ lê thị kim - đường bá bổn giới thiệu




                         một thoáng nhìn nữ thi sĩ, họa sĩ
                           lê thị kim
                                                            
                                                                đường bá bổn 
                                                                      



                                           Lê Thị Kim  [i.e. , Lê Thị Ngà 1950-      ]

                                                          -   tác giả & tác phẩm

                                      Lê Thị Kim & nhà  văn  " cụ" Trần Kim Trắc


Vơi tên khai sinh Lê Thị Ngà, sinh 31 tháng 3 năm 1950 tại thị xã Cửa Tiên, Thanh hóa .(Trung Bộ). 

Theo học Trung học nữ Gia Long (Saigon), tốt nghiệp khoa Hóa Đại học Khoa học năm 1976. 

- từng là thành viên trong nhóm nhà Thơ Nữ,  Ý Nhi  trưởng nhóm . 

Rồi Lê thị Kim quay sang hội họa, hình như không qua lớp chính quy nào.   Ít lâu sau trở thành chủ nhiệm Câu lạc bộ nữ hoạ sĩ Ngân Hà (thuộc hội Liên hiệp Phụ nữ Tp. HCM), từng tham dự triển lãm quốc tế ở Hàn quốc (2006), Trung quốc ( 2008) và tham gia cuộc triển lãm họa sĩ quốc tế (INWAC) tại Đại học Porland.  (Mỹ)

Bài thơ đầu tiên Khi tình yêu đến đăng trên tạp chí Văn Nghệ tp. HCM  vào năm 1978-  sau , Lê thị Kim trở thành 1 trong những vị sáng lập Hội Nhà văn Tp. HCM. Xuất bản một vài thi phẩm:  Thành phố tháng Tư đồng tác già: Nguyễn Nhật Ánh) ( Nxb Hội Nhà văn, 1986) -- 'Khi tinh yêu đến thơ, Nxb Văn nghê tp. HCM, 1991 ) -- Đoá quỳ hư ảo ( thơ, Nxb Trẻ, Tp. HCM 1991) -- Sương bụi tình yêu ( thơ, Nxb Văn  nghệ Tp. HCM, 1997- tái bản 2003 - 2005.)

Có lẽ quen Lê Thị Kim , ấy là từ lần gặp gở ở  317/ 16 Hai Bà Trưng, quận 3, Tp. HCM - chỗ làm việc  trưởng chi nhanh Ý Nhi.  Rất dễ gần  tác giả, với nụ cười luôn nở trên môi tô đậm, tôi bỗng nhớ câu ca dao, " dù em bụng đói hay nó/  Cai miệng em cười đói cũng như no". 

 Rồi quen hơn, lại gặp Lê Thị Kim, qua nữ văn sĩ Trần Thị Bông Giấy ờ San Jose về,  đến Thanh Thương Hoàng, Vương Đức Lệ, , Lữ Quốc Văn, Hoàng Vũ Đông Sơn, Phổ Đức, v.v...-  thì , tôi yêu quý con người tác giả hơn là để thưởng thức tài năng thơ phú, kể cả cái gọi là sự nghiệp hội hoạ đến sau. 

 Tôi nhớ mang máng,  chàng Vương Đức Lệ rất si mê vóc dang Lê Thị Kim. Cứ mỗi lần,  tôi chở anh đến Ngô Tùng Châu ( quận 1), anh đòi ghé bằng được tới nhà thăm  Lê Thị Kim,  trước khi tới nhà anh chị của Vương Đức Lệ , ở một ngõ hẻm khác cùng đường.  Khi anh Nguyễn Trọng Quân (chồng Lê Thị Kim) qua đời,  Vương Đức Lệ chớp chớp mắt, nhìn những người khiêng quan tài ra khỏi nhà, đọc mấy câu thần chú " cúi đầu ba cái,  quan tài" 

Anh Nguyễn Trọng Quân ra đi, Lê Thị Kim mới 50, có vị ưa đùa cợt -   buổi sinh thời anh  Quân có lần đã ghen thầm với ' một chàng thi sĩ nổi tiếng tài hoa (sinh 1945) làm thơ tụng ca đóa qùy dại vàng nở  chói chang trên núi đồi Đà Lạt" -  sau, đóa quỳ dại rất đáng yêu kia lại nở xập xình, kết hòa, không trái - đang nhảy múa trong thi phầm Đóa quỳ hư ảo/ Lê Thị Kim 

Trong một buổi , tối gặp Lê Thị Kim ở nhà Lữ Quốc Văn ( biệt danh Thằng To Dầu kỷ niệm sinh nhật thì phải?)  chỉ tay len tường, có treo tranh Lê thị Kim tặng - và, không chỉ tranh cô nàng hoạ sĩ mà thôi - còn có tranh  Đằng Giao-  những nét chữ  tài hoa của nhà thư pháp Hà nội nổi tiếng Lê Xuân Hòa.   Lư Quốc Văn nói với tôi, " Lê  Thị Kim  mới gọi điện thoại báo tin tới trễ , vì bị tắc đường, bác tài trẻ tuổi lái xe con chở cô chủ muốn vượt lên,  mà đành lắc đầu thở dài ."  Ấy là Lê Thị Kim bỏ làm sở cũ  sau năm 2000,  lương 3 cọc, 3 đồng- năm 2001,  chuyển sang làm kinh doanh đầu tư xây nhà. Và sau đó, chẳng bao alu, nghe đâu  trở nên giàu có -  phó giám đốc Lê Thị Ngà đổi nhà mới, mua xe hơi-  muốn đổi mới  cuộc đời, nhưngdủng dằng  -- ấy là,  người mẹ của 2 con  quyết định' không bước đi bước nữa'. ( theo điều mong mỏi 2 con : trưởng nam & thứ nam chân bị liệt.)  

Bỗng nhiên tôi nhớ tới một kỷ niệm vào năm 2000 - đã 12 giờ khuya,  tôi đưa Lê Thị Kim từ  Ngã tư Bẩy Hiền - nơi Trần Thị Bông Giấy ở trọ, khi về Sài gòn. 

 Quả là hơi lạnh gáy, khi tới công viên Lê Thị Riêng, trên đường Cách Mạng Tháng 8, phương 15, quận 10, thì một chuyện xảy ra .  Một thánh niên trong 3 - ra đứng giữa đường,  giơ 2 tay  chặn chúng tôi lại.  Tôi giảm tốc đô xe gắn máy, Lê Thị Kim cũng ngừng  lại.  Nhìn thấy một nữ lưu mặc váy xòe, dáng dễ nhìn (Kim im lặng, không cười) , thanh niên kia hỏi Kim, " có  ... thì  chi cho một ít đi...". 

Kim nhìn sang qua tôi, quả , tôi bị bối rối- tiền bạc thì chẳng còn bao nhiêu, tôi đưa tay vào túi lấy ra báo thuốc 3 số 555 hút dở dang (Trần Thị Bông Giấy vừa tặng)  nói như năn nỉ ,"   cầm tạm,  hút đỡ  đi ...  bữa nay túi cạn , chẳng còn gì..." . 

Một trong 3 bạn nhìn tôi từ đầu đến chân,  quay sang nhìn thật kỹ tử đầu đến chân Lê Thị Kim . Tôi đánh lô - tô trong bụng, "  giả thiết họ đấm đá mình gục, rồi mời khéo cô bạn gái đi, thì chẳng biết đối phó ra sao?"

Tay thanh niên chặn đường tôi và Kim, cầm bao thuốc còn khá nhiều, bảo đồng bọn, " thôi hút tạm chúng mày ... để họ về nhà sớm bình yên , bởi đã khuya quá rồi! ".

 Tôi bàng hoàng quá đỗi,  dâng lơi thầm cảm ơn đấng Christ đã cứu tôi khi nguy nan cầu cứu đến Ngài.   

Rồi, tôi đưa Lê Thị Kim về tới đường Ngô Tùng Châu, lúc ấy,  nhìn đồng hồ  đã 1 giồ sáng. Lê Thị Kim nói với tôi,  " cảm ơn Trời Phật, lúc đó họ đòi tiền, thì em cũng chẳng có tiền bạc gì  ." 

 Đợi cho Lê Thị Kim giắt xe gắn máy vào nhà, khoá cửa , tôi mới ra về.  Tôi hát nho nhỏ , theo lời một ca khúc từ trước 1975, 

             " Cớ sao buồn này Kim/ ai nhớ em thi cứ đi tim ..." -  câu 2, do  tôi phịa,  cho vui  ! *

   đường bá bổn
    SAIGON, 15 FEBRUARY, 2015


--------
  (* )  nhạc sĩ Nguyễn Hiền phổ nhạc một bài thơ Kim Tuấn (?)  (Bt) 


                                                tranlê thị kim

                                                 tranh lê thị kim
                                                       ( tất cả ảnh, tranh  đều được chụp lại  trên Internet)


                                                            hàng đầu:  
                              lê thị kim  -- hồ  đắc thiếu anh --  vương đức lệ

                                                             hàng sau :

                                                 phu quân nữ thi sĩ hô  đắc anh -- lữ quốc văn 
                                                            -- thế phong -- nguyễn văn thức

                                                                             bút tích & chữ ký nữ thi sĩ, hoạ sĩ  lê thị kim







Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét