Thứ Sáu, 19 tháng 3, 2021

vế Lê Ngộ Châu (1923- 2006) tạp chí Bách Khoa -- bài viết: Trần Thị Bông Giấy (1950- ) -- source: tv.vn.org>

 



TẠP CHÍ BÁCH KHOA & Bác LÊ NGỘ CHÂU,

 

CON NGƯỜI “ĐỊNH GIÁ VĂN CHƯƠNG” TÀI GIỎI



Trần Thị Bông Giấy

(trích: “Điệu Múa Cuối Cùng Của Con Thiên Nga”).


I.

Mùa hè 2004, trong một buổi chuyện trò tại café Tùng Dalat, tôi được Thế Phong kể cho nghe rất rõ về bác Lê Ngộ Châu và tờ tạp chí Bách Khoa.

“Trước thời kỳ 1954 (lời Thế Phong) khi ông thượng sĩ còn được phong là ‘ngự sử văn đàn’ thì Lê Ngộ Châu chưa lao vào trường văn trận bút, mà chỉ là một người em tinh thần của ông Nguyễn Tế Mỹ (thuộc nhóm Hàn Thuyên); hơn nữa, hiệu trưởng một trường tư thục ở Hà Nội. Vào Nam năm 1954, Lê Ngộ Châu gia nhập hội Văn Hóa Bình Dân (trụ sở đặt tại số 7 Phan Kế Bính). Sau đó được đề cử phụ trách tòa soạn Bách Khoa, cơ quan ngôn luận của hội này, xuất hiện từ năm 1957 (trụ sở đặt trong một phòng của chung cư góc Bà Huyện Thanh Quan & Phan Đình Phùng) do Huỳnh Văn Lang làm giám đốc chính trị kiêm chủ nhiệm. Tờ này ban đầu có bài vở của Phan Lạc Tuyên, Phạm Ngọc Thảo; sau dần dà có Vũ Hạnh, Võ Phiến, Nguiễn Ngu Í), Bùi Hửu Sủng, Nguyễn Hiến Lê, Nguyễn Văn Trung, Phạm Công Thiện và nhiều người nữa .v.v..”

Tiếng cười Thế Phong vang cao:

“Là chủ bút một tạp chí lẫy lừng nhưng bút lực lại nhẹ tênh bởi lẽ chủ bút không có một bài nào ký tên Lê Ngộ Châu in trên báo; tuy nhiên anh ấy lại là một kẻ định giá văn chương rất chính xác.”

(Thế Phong dùng chữ “Commissaire-priseur”).

Tôi lập lại:

“Bien commissaire-priseur?”

Anh gật đầu:

“Phải, rất tốt! Lê Ngộ Châu biết được cái hay của nhiều cây bút mà dung nạp họ từ thuở họ chưa là gì cả. Chẳng hạn như Túy Hồng, Nguyễn Thị Hoàng; hai nhà văn nữ này đều nhờ ‘bà mụ’ Bách Khoa đỡ đẻ đứa con tinh thần đầu tiên của mình. Nhưng không chỉ hai cây viết này thôi mà còn rất nhiều nhà văn, nhà thơ nổi tiếng của Miền Nam cũng bắt đầu sáng tác đầu tay trên tờ tạp chí ấy. Lê Tất Điều, Thế Uyên... đều có một số truyện thời kỳ thứ nhất đăng ở Bách Khoa. Luôn cả Linh mục Nguyễn Ngọc Lan với bài viết đầu tiên nữa. Bây giờ ông Lan vẫn còn nhớ là khi ấy được Bách Khoa trả nhuận bút 500 đồng VN. Nguyễn Văn Trung cũng về đầu quân Bách Khoa sau khi bị mất chức khoa trưởng ở viện đại học Huế.”

Tôi bật kêu:

“Như vậy BGiấy ‘xui’ quá vì không được sinh ra cùng thời với một người có tài định giá văn chương như bác Lê Ngộ Châu!”

Thế Phong gật:

“Rất đúng! BGiấy biết, vào tháng 10/1997, khi Phan Diên gửi về cho tôi bài Phạm Duy, Ông Là Ai? cắt ra từ báo Sàigòn Nhỏ của Hoàng Dược Thảo ở Orange County, tôi photocopy chuyển lại một bản cho Lê Ngộ Châu. Đọc xong, anh ấy khám phá ra rằng ‘BGiấy là một nhà văn đáng gờm, viết rất độc’ và gọi điện thoại đến tôi: ‘Thế Phong ơi, cách nào xin được một tấm ảnh của BGiấy nhỉ?’. Tôi bèn liên lạc ngay với dịch giả Những Bức Thư Tình Hay Nhất Thế Giới ở Houston. Thế là nhờ Nguyễn Đắc Sơn mà chúng tôi biết được BGiấy là một phụ nữ chứ không phải nam nhân như lời đồn đãi của nhiều người.”

Tôi cười:

“Thảo nào khi qua Houston dạo tháng 4/1999 làm cuộc Nói Chuyện Với Độc Giả mà cứ bị anh Đắc Sơn chụp hình loạn lên y như đang chụp cho một minh tinh màn bạc. Chụp xong, đem đến đưa BGiấy lựa hai tấm nào thích nhất, xin đề tặng cho Thế Phong và cho bác Lê Ngộ Châu.”

Thế Phong kể tiếp:

“Ở nền đệ I Cộng Hòa, tạp chí Bách Khoa tồn tại một cách hiển hách là nhờ có sự đỡ đầu của các ông Huỳnh Văn Lang, (giám đốc chính trị, được Tổng Thống Diệm tin cậy cử làm Giám đốc Nha Hối Đoái; sau lại được ra một bán nguyệt san lấy tên Mai do chính ông làm chủ nhiệm); Đoàn Thêm, (Phó đổng lý Phủ tổng thống); Phan Văn Tạo, (Tổng giám đốc Thông tin, tác giả truyện ngắn Cái Bong Bóng Lợn.) Thêm nữa, tờ Bách Khoa còn được Nguiễn Ngu Í mở cuộc phỏng vấn các nhà văn, thơ, nhạc, họa... đăng trên báo một thời gian dài. Đó là những tư liệu tham khảo văn học rất giá trị cho đời sau về một giai đoạn văn chương của Miền Nam.

“Khoảng đầu thập niên 1960, tòa soạn được dời về 160 Phan Đình Phùng. Sau cuộc đảo chánh chế độ Diệm ngày 1/11/1963, nền đệ II Cộng Hòa thành lập. Khi ấy vai trò của Lê Ngộ Châu trên tờ Bách Khoa rất nặng. Anh ấy phải chu toàn vừa đường lối, trị sự, lẫn cả tiền bạc để vẫn xuất bản được tạp chí Bách Khoa một cách đều đặn. Bề ngoài nhìn vào thì là một nhà ngoại giao khéo léo, quan niệm nhân sinh xử thế tròn trịa y như hòn bi của chiếc bút Bic; nhưng chính thời điểm này mà anh ấy mới trổ hết sự khôn ngoan của mình ra. Một phần do bởi phải hòa giải để chứng minh rằng tờ Bách Khoa không phải là công cụ của chế độ Diệm, Lê NgộChâu xin được tiếp tục xuất bản theo cách kiểm duyệt từng số (có một thời gian Bách Khoa không được coi là báo chí mà chỉ là giai phẩm, không được đánh số thứ tự như báo có giấy phép chính thức). Lúc này phía Quân đội được cử sang nắm phần kiểm duyệt báo chí, mà người có quyền hành lớn nhất lúc đó là Thiếu Tá Nguyễn Quang Tuyến (Văn Quang), dưới tay có cả Thanh Tâm Tuyền, đại úy, Võ Phiến.”

Thế Phong gật gật đầu, vẻ thích thú hiện ra trên mặt:

“Điểm ‘tròn trịa’ tôi nói ở trên được chứng minh qua sự việc nhờ vào một tay Lê Ngộ Châu mà ngay từ thời Đệ I Cộng Hòa, trên tờ Bách Khoa đã thấy dung nạp được các nhà văn thuộc hai cánh Quốc và Cộng.”

Tôi chưa kịp hỏi thì anh đã tiếp:

“Quốc là Võ Phiến khi ấy bỏ CS về với quốc gia, được dương oai múa bút trên tờ Bách Khoa; và Cộng là cây bút nội gián ký tên ‘cô Phương Thảo’ (một bút danh khác của Vũ Hạnh) chuyên viết bài điểm sách, công kích những tác phẩm nào lên án CS được đăng trên những tạp chí, tuần báo có Vũ Hạnh cộng tác.”

Cười khà khà, Thế Phong tiếp:

“Trong tòa soạn Bách Khoa còn có một ‘hộp thư đen’ chuyên nhận và trao những thư mật của các chuyện tình vụng trộm không muốn gửi đến nhà, che mắt vợ cái con cột. Hai tay sừng sỏ nhất trong hộp thư đen này là Phạm Duy và Võ Phiến. Võ Phiến vì có công lăng-xê trên tờ Bách Khoa tác phẩm đầu tay Những Sợi Sắc Không của một nhà văn nữ nên đã được nhà văn này ‘trả công thầy’ bằng cách trốn chồng lên Dalat cùng với thầy hưởng đêm xuân trăng sáng.”

Tôi ngạc nhiên:

“Đêm xuân trăng sáng? Hình như đó là cái tựa một tác phẩm của Võ Phiến?.”

Thế Phong gật:

“Đúng. Đây chỉ là một lối chơi chữ của tôi nhưng thật là tên một tác phẩm loạn luân của Võ Phiến, trong đó có một nhân vật loạn luân rất được tác giả ca ngợi.”

Tôi hỏi:

“Thân thế ông ta ra sao?”

Thế Phong đáp:

“Võ Phiến tên thật là Đoàn Thế Nhơn, sinh năm 1925 ở Bình Định. Học ở Qui Nhơn, sau ra trường ở Thuận Hóa (Huế). Tại đây, được Đào Duy Anh chú ý, khuyến khích, rồi nhận làm con nuôi. Sau 1945 ra Hà Nội học. Cuối năm 1946 trở về Bình Định, tham gia kháng chiến ở Liên Khu V. Sau hiệp định Genève (20/7/1954), bỏ Liên Khu V, ra hồi chánh ở Huế, được Võ Thu Tịnh, Giám đốc Nha Thông tin Trung phần kiêm chủ nhiệm tạp chí Mùa Lúa Mới, thu nạp, đăng ngay các truyện ngắn chống Cộng của Võ Phiến trên báo mình (đồng thời với các bài thơ của một thi sĩ hồi chánh khác là Đỗ Tấn Xuân). Vào Sàigòn, Võ Phiến làm công chức tại Bộ Thông Tin (nhân viên kiểm duyệt sách), lại được dung nạp vào Bách Khoa, đăng tiếp một số truyện ngắn chống Cộng nữa rồi in vào tập Thư Nhà.”

Bật cười to, anh tiếp:

“Để kể cho BGiấy nghe một giai thoại văn chương thú vị.

Bùi Giáng đọc một truyện ngắn nào đó trong tập Thư Nhà của Võ Phiến thấy có động chạm đến mình, chàng thi sĩ ‘chẳng có ai cao hơn ta kể cả cái nón trên đầu’ này bèn cầm cuốn truyện đến tòa soạn Bách Khoa chửi bới rồi giơ tay tát vào mặt tác giả.”

Bằng giọng điệu khinh bỉ rõ rệt, Thế Phong nói:

“Trong cuốn HIỆN TÌNH VĂN HỌC MIỀN NAM: 1957-1961” (in ở Sàigòn 1962), về Võ Phiến, tôi đã viết:

‘Võ Phiến qua Người Tử Tù, Chữ Tình, những truyện ngắn đầu tay về kinh nghiệm sống rất đậm (mùi) kháng chiến, nói lên được mọt khía cạnh nhân bản trong phi nhân bản mác-xít. Về sau này thấy ăn khách và ăn tiền, khai thác quá tay, nên trở thành nhàm, lố bịch. Với một bút pháp tỉ mỉ, từa tựa kiểu Tự Lực Văn Đoàn, nhưng có thời đoạn tính hơn. Ông là nhà văn ‘treo giải thưởng được’ trong loại chuyện chống Mác xít có nghệ thuật hơn những người khác.”

Thế Phong thêm:

“Lý do ăn tiền ở đây là tác giả đã bán cho Bộ Thông Tin hồi ấy một số sách chống Cộng nên có được số tiền lớn.”

Tôi góp chuyện:

“Đó cũng là trường hợp của Nguyễn Ngọc Ngạn ở hải ngoại bây giờ đang mắc phải với những tác phẩm chống Cộng quá đà đâm trở thành rẻ tiền lố bịch, nhìn đâu cũng chỉ thấy Cộng, thậm chí ‘soi gương cũng thấy Cộng đang đứng trước mặt’ như lối nói của Trần Nghi !”

Thế Phong cười ha hả:

“Rất đúng! Nhưng Võ Phiến may hơn, đắc thời hơn anh kia. Bởi từng là con nuôi của từ điển gia Đào Duy Anh nên trước 1975, được hết tạp chí Bách Khoa coi như cây viết trụ cột, toàn quyền múa gậy văn chương; sau 1975, sang Huê Kỳ cũng được NXB Văn Nghệ của ông Võ Thắng Tiết và tạp chí Văn Học của Nguyễn Mộng Giác, cùng với ‘một bọn văn nghệ quần cộc cởi trần’ công kênh thành lão phê bình gia sáng giá của văn chương hải ngoại; tài trợ cho để ngồi viết bộ 6 tập Văn Nghệ Miền Nam một cách láo lếu, què cụt. Chưa hết, tên tuổi anh chàng ‘buồn ngủ gặp chiếu manh’ này lại cũng được đưa vào một luận án đại học Pháp.”

Tôi thắc mắc:

“Một luận án đại học?”

Thế Phong gật:

“Đúng. Trong một bài báo của Mai Chi (Sorbonne Nouvelle, ngày 9/10/2001), bà Trương Thị Liễu đã báo cáo về sự thành công luận án Tiến sĩ Văn học đối chiếu với đề tài: VÕ PHIẾN, VĂN HỌC DÂN TỘC VÀ VĂN HỌC PHƯƠNG TÂY, do các ông DH Pageux (Đại Học Paris III) và Đặng Tiến (Đại Học Paris VII) điều khiển. Ngoài ra ban giám khảo còn có các giáo sư J. Bessière (Đại học Paris VIII) và J. Dugast (Đại học Rennes II) làm phụ khảo. Luận án gồm 400 trang; phần Phụ Lục gồm 200 trang để trình bày thư mục, chú giải và dịch bốn truyện ngắn. Phần lý luận giới thiệu thân thế và toàn bộ tác phẩm Võ Phiến, nhấn mạnh vào những truyện huyền ảo (fantastique). Phần 2: Phân tích ảnh hưởng văn chương Phương Tây, từ Alphonse Daudet, Somerset Maugham đến D. Buzzazy, M. Butor. Đặc biệt ở 100 trang cuối, bà Liễu đề xuất về vấn đề giao thoa với tác phẩm của Marcel Proust. Chủ đề, kỹ thuật kể chuyện, phương pháp dự tưởng như phản ảnh huyền thoại Orphée. Các giám khảo thừa nhận công sức lao động và công lao khai phá, mở đường cho văn học đối chiếu vào một mảnh đất hoang như văn học VN hiện đại. Ngoài ra tác giả luận án còn khôi phục một thời kỳ văn học dưới một chế độ chính phôi pha tại miền Nam từ 1954 đến 1975. Công trình của bà Liễu gian nan: từ việc truy lùng tài liệu đến xử lý; đọc Võ Phiến và Proust không phải là vấn đề đơn giản, sau đó lập thuyết và lập ngôn.” (*)

Đang nghiêm trang kể lễ, Thế Phong bỗng cười rũ ra, điệu rất thú vị:

“Vậy mà đến năm 2003, một buổi tối, tôi bất ngờ nhận được cú điện thoại của nữ sĩ Thụy Khuê gọi từ Paris, xưng danh và xin tôi địa chỉ e-mail, theo lời yêu cầu của Nguyễn Văn Trung ở Canada. Khi ấy tôi mới sực nhớ ra là có đọc thấy tên các giáo sư, học giả Miền Nam được phong tặng ‘triết gia’, ngoài Nguyễn Đăng Thục, Nguyễn Duy Cần, Kim Định, Lý Chánh Trung, còn có Giáo sư Nguyễn Văn Trung, mỗi người được ghi vài giòng trong cuốn Dictionnaire des philosophes (NXB PUF, Paris 1984). Tự hỏi, không biết anh chàng này muốn gì ở mình đây? Ít lâu sau nhận được vài hàng thư điện tử của chính ngay đương sự, kèm theo một bài tựa đề HƯỚNG VỀ MIỀN NAM (Xin Mời: Cầm Đọc. Tolle Lege”) (23 trang khổ A4), cũng chính đương sự viết, nội dung bàn về văn chương Miền Nam với lời phê bình bộ 6 tập Văn Học Miền Nam của Võ Phiến. Trong bài, Nguyễn Văn Trung có trích ra đoạn tôi trình bày về Võ Phiến từ cuốn HIỆN TÌNH VĂN HỌC MIỀN NAM: 1957-1961 mà tôi đã nói ở trên.”


Tôi hỏi:

“Anh quen Nguyễn Văn Trung như thế nào? Có thân không? Chứ còn ở hải ngoại, ông này mang tiếng dữ lắm. Đã có không biết bao nhiêu người chửi và khinh bỉ ổng, nào là tay hoạt đầu chữ nghĩa, nào là tay ăn cháo đá bát, tay phản bạn, tiến sĩ ma, cái tâm chĩa ba chĩa bốn (CS và Quốc Gia), đủ thứ và đủ thứ. Thậm chí nhiều vị trong văn giới, nhất là anh chàng chủ nhiệm diễn đàn Giao Điểm cứ xúi BG viết bài ‘đập’ Nguyễn Văn Trung như đã từng ‘đập’ Phạm Duy!”

Cái cười Thế Phong pha nhiều tính trẻ:

“Thân gì mà thân với những kẻ như thế. Xưa kia, khi tôi tố giác anh ta với bài Trường Hợp Sagan, ký Hoàng Thái Linh đăng trên Sáng Tạo là ăn cắp nguyên văn cuốn Le Cas Francoise Sagan của C. Houbrier, anh ta giận, báo cáo tôi là Trưởng ban phá hoại văn hóa Miền Nam. Từ sau 1963, nhân vụ Hồi Chuông Tắt Lửa của Thế Nguyên in ra, anh ta viết thư xin gặp tôi để nhờ giới thiệu Thế Nguyên cho anh ta. Do đó mà bắt tay nhau.”

Tôi tò mò:

“Trong bài viết gửi anh, ông ta viết gì vậy?”

Thế Phong đáp:

“Nguyễn Văn Trung viết:

‘Thật ra những lạm dụng danh nghĩa về văn sử trầm trọng cũng ít xảy ra vì dư luận báo chí không buông tha. Trong tình hình như thế khó tưởng tượng nổi một vụ đề cao Võ Phiến như thấy ở hải ngoại, đã có thể xảy ra trong thời kỳ VNCH. Tôi không biết ở nơi nào, thời đó các đại học công tư như Vạn Hạnh, nơi quy tụ nhiều học giả, có ý định mời Võ Phiến nói một buổi về kinh nghiệm viết văn của mình. Tuy nhiên một tập giới thiệu tình hình văn nghệ miền Nam của Thế Phong 1957-1961, in ronéo 50 bản, cũng nhắc đến Võ Phiến: ‘(là đoạn tôi đã kể BG nghe ở trên)’ (...)”

Thế Phong tiếp:

“Nói về luận án Tiến sĩ của bà Trương Thị Liễu, ông Trung viết:

‘Tôi không có ý kiến gì về luận án vì chưa đọc, chỉ ghi nhận ý kiến của Thụy Khuê, chắc đã đọc kỹ Võ Phiến và Marcel Proust, một tác giả khó đọc, khó hiểu đối với người không am tường văn học Pháp. Thụy Khuê nói: Khi nghiên cứu văn bản của Võ Phiến thấy không có gì giống Proust cả. Ngoài ra Thụy Khuê cũng phê bình: ‘Cách phê bình của Võ Phiến trong 6 tập Văn Học Miền Nam chẳng những không giúp ích gì cho sự tìm hiểu văn chương miền Nam mà còn làm hại cho sự nghiệp văn học của Võ Phiến.’ (…)

“Điều tôi lo ngại (lời Nguyễn Văn Trung) là bà Liễu, nếu chỉ dựa vào bộ Văn Học Miền Nam của Võ Phiến để tìm hiểu về lịch sử văn học Miền Nam (1955-75) thì có thể hiểu sai: trước hết chính những tác giả mà Võ Phiến giới thiệu trong bộ sách đó mà còn không hay biết gì về những người làm biên khảo (phê bình, văn học sử) và dịch thuật, là hai bộ môn mật thiết liên hệ đến văn học đối chiếu, đã bị Võ Phiến gạt đi trong bộ sách của ông ta. Ví du cụ thể, bà Liễu dịch Đông Kinh Nghĩa Thục là Institut du Tonkin, bọn Tây không hiểu là gì, kể cả Tây giám khảo. Tôi cũng lo ngại về khả năng am hiểu của bà về lịch sử văn học VN, bà dựa vào Nguyễn Khắc Viện, soạn giả bộ Nghìn Năm Lịch Sử Văn Học nói ở trên, mục Glossaire, tr. 400. Tại sao bà không tìm tài liệu của những người Miền Nam như Nguyễn Hiến Lê mà Đặng Tiến giới thiệu, người hướng dẫn luận án đã lưu ý (…)”

Tôi đưa ý kiến:

“Nếu chỉ dựa trên những dẫn chứng sai lạc hay thiếu sót để hoàn thành luận án thì như vậy cái luận án Tiến sĩ Văn chương của bà Trương Thị Liễu cũng là vô giá trị?”

Thế Phong bật mạnh gọn lỏn:

“Đúng!”

Rồi, vẫn giọng cười khà khà, Thế Phong tiếp:

“Và vẫn như Nguyễn Văn Trung nói, BG cũng đã biết, trong bộ 6 tập Văn Học Miền Nam, Võ Phiến gạt bỏ hết bộ môn biên khảo, dịch thuật, báo chí, chỉ giới thiệu sáng tác (văn, thơ, kịch) hầu hết là những người sáng tác đến năm 1963; bỏ quên luôn sáng tác của giới trẻ Miền Nam viết từ sau 1963. Như vậy Văn Học Miền Nam (VNCH) bỗng trở nên què cụt, nghèo nàn không hợp lý. Điển hình là vào năm 1963, tác phẩm Hồi Chuông Tắt Lửa của Thế Nguyên (NXB Đại Nam Văn Hiến, in ronéo, 1963) chào đời, gây nên một dư luận văn chương rầm rộ, được đánh giá là một truyện hay. Uyên Thao viết bài điểm sách trên đài Sàigòn, Nguyễn Văn Trung viết thư cho tôi khen Hồi Chuông Tắt Lửa và mong được gặp mặt tác giả. Sau đó Thế Nguyên trở thành chủ nhiệm kiêm chủ bút tạp chí Trình Bày, chủ bút Đất Nước (Nguyễn Văn Trung chủ nhiệm). Năm 1964, cuốn Hồi Chuông Tắt Lửa tái bản (NXB Nam Sơn Sàigòn, 1964) rồi được đăng trọn trên tạp chí Văn của Nguyễn Đình Vượng. Vậy mà một tên tuổi và một tác phẩm thành công như thế lại chẳng được Võ Phiến đưa vào bộ Văn Học Miền Nam của anh ta.”

Tôi bổ túc:

“Không phải chỉ Thế Nguyên với Hồi Chuông Tắt Lửa thôi đâu anh, mà còn cả những cây viết thu hút được một số rất lớn độc giả giới bình dân hồi đó như Bà Tùng Long, Dương Hà nữa. Nếu đã làm công việc tổng kết văn học thì không nên có cái nhìn phe phái. Võ Phiến có quyền không ưa văn chương bình dân của Bà Tùng Long, của Dương Hà, nhưng không có quyền đem cái nhìn cá nhân để phủ nhận sự hiện hữu và tầm thu hút của các tên tuổi kia đối với độc giả giới bình dân.”

Tôi cười giễu cợt:

“Đó là cung cách làm văn chương của đa số dân văn nghệ hải ngoại anh Thế Phong ơi. Ông Võ Phiến sau 1975 cũng thuộc vào cái giòng sinh hoạt đó. Anh biết, ở Mỹ, thập niên 1980, bỗng dưng thấy nẩy sinh rất rầm rộ những cái dịch thuộc về chữ nghĩa. Ví dụ như dịch viết Hồi Ký, dịch viết Phê Bình Văn Học, hơn nữa, dịch in sách Tổng Kết Văn Học. Biết bao quái thai đã chào đời trong cộng đồng người Việt ở Mỹ theo trào lưu ‘văn chương dịch… vật’ đó. Một anh ‘i-tờ-rít’ như anh Khánh Trường mà làm chủ bút một tờ báo văn học, rồi lại còn viết tổng kết văn học hải ngoại thì mình phải nhận rằng thua CS là cái cẳng, không có gì đáng phải than trách buồn phiền!”

Thấy mặt Thế Phong “dài” ra, tôi an ủi:

“Do đó, BGiấy nghĩ anh cũng chẳng nên thắc mắc làm chi theo ba cuốn sách văn học què cụt đầy tính phe đảng như bộ 6 tập Văn Học Miền Nam của ông Võ Phiến. Ngay như bộ 2 cuốn Hai Mươi Năm Văn Học Hải Ngoại dầy cộm của Khánh Trường mà độc giả chẳng thể tìm đâu ra tên TNHoàng & TTBG, trong khi lại thấy rất nhiều cái tên của các ông các bà ngâm sĩ, lòi sĩ này kia các thứ, thì chuyện đâu có gì đáng ngạc nhiên với bộ Văn Học Miền Nam đã không thấy có Hồi Chuông Tắt Lửa và tên tuổi Thế Nguyên.”

Tôi thêm:

“Anh biết, khi nghe Cao Xuân Huy ngỏ lời xin lỗi vì đã bỏ rơi TNH & TTBG không cho ‘nằm’ trên cuốn Hai Mươi Năm Văn Học Hải Ngoại theo sự bắt buộc của Khánh Trường, thì TNHoàng đã la lên: ‘Tụi tao phải cám ơn mày ở sự bỏ rơi đó mới đúng. Chẳng lẽ tên tao, tên TTBG mà lại đứng chung được cùng hàng ngũ với những thằng dốt như thằng Khánh Trường sao?”

Tiếng cười Thế Phong vang dội khắp quán café:

“Hay! TNHoàng đối đáp hay quá!”

Tôi nói tiếp:

“Dạo trước, trong các bữa rượu tại nhà BGiấy, anh em văn nghệ khi nói về Võ Phiến thường hay đùa cợt: ‘Nước VN dưới mắt Võ Phiến không lớn hơn cái bánh tráng xứ Bình Định của ông ta.’ Bây giờ mới hiểu tại sao mà anh em lại buông ra lời giễu cợt đó. Bởi, nếu dựa theo 6 tập Văn Học Miền Nam với cái tính ‘coi nước VN không lớn hơn miêáng bánh tráng của vùng quê Bình Định’ thì ông ta nghĩ trong thời đoạn 1955-1963, trên tấm chiếu văn học Miền Nam đã có ông ta ngồi chễm chệ là đủ, cần gì viết thêm tên những người khác thời đoạn 1963-1975 nữa vào cho phí giấy!”

Thế Phong cười lớn:

“Quá đúng! Nhưng không chỉ ‘một mình’ như BGiấy nói đâu, mà phải kể thêm tên của ông em hắn ta vào nữa mới đủ.”

Tôi kêu lên:

“Sao vậy?”

Thế Phong giải thích:

“Bộ sách viết về Văn Học Miền Nam mà hắn ta lại ghi cả ‘cuộc đời và tác phẩm” của em trai mình trên chiếu văn đối lập.”

Tôi gục gặc đầu:

“BG cũng biết điều đó, nhưng không bận tâm lắm.”

Thế Phong la to:

“Sao lại không? Văn học Miền Nam là văn học Quốc Gia, hà cớ gì Võ Phiến lại ghi tên em mình vào, một anh chàng thuộc phía Cộng Sản?”

“Anh giải thích rõ cho BGiấy hiểu đi!”

“Này nhé, trong TUYỂN TẬP LÊ VĨNH HÒA (NXB Tổng Hợp Hậu Giang & NXB Văn Nghệ TP. HCM, 1986) có ghi rõ như sau:

Lê Vĩnh Hòa tên thật là Đoàn Thế Hối (sinh ngày 6/10/1932 ở Bình Định, hy sinh 7/1/1967 tại Hậu Giang trong một trận đánh lớn). Thứ nam của ông Đoàn Thế Cần và bà Ngô Thị Công. Lúc nhỏ Lê Vĩnh Hòa theo cha vào sống ở xã Vĩnh Hòa, tỉnh Rạch Giá (nay là Kiên Giang). Sau 1954 ở lại Miền Nam công tác tại Bộ Tư Lệnh Phần Liên Khu Miền Tây. Năm 1957 vào đảng CSVN, bút danh khác ký Nhị Anh. Viết truyện ngắn, làm thơ. Truyện ngắn đầu tay Vỏ Cà Rem đăng trên báo Nhân Loại xuất bản ở Sàigòn. Từ đó các truyện đăng trên Nhân Loại Bông Lúa, Tiến Thủ, Phụ Nữ Diễn Đàn ..v..v.. Vợ Lê Vĩnh Hòa là Hạnh, quê ở Sóc Trăng nên đa số các sáng tác của ông viết nhiều nhất là vào năm 1966 ở Sóc Trăng, quê vợ. Trong Tuyển Tập Lê Vĩnh Hòa cũng chia ra làm hai phần: sáng tác trong vùng quốc gia (1956-58) và sáng tác trong bưng biền (1964-66). Về thơ cũng chia ra làm hai phần như với văn xuôi, thơ sáng tác trong vùng quốc gia (1956-57) và trong bưng biền (1964-65).”


Tôi bật thốt:

“Bộ nhớ anh đúng là một kho tàng tài liệu văn học! Điều vừa rồi anh nói, BGiấy cũng có nghe loáng thoáng trong các bữa rượu ngày xưa ở nhà mình, nhưng sao chẳng thấy ai ở hải ngoại đặt vấn đề cặn kẽ theo chi tiết chết người này trong sách Võ Phiến?”

Thế Phong cười lớn, điệu khinh mạn:

“Đó là do từ cái tệ nạn kéo bè kết đảng truyền thống trong giới văn chương VN dù ở hải ngoại hay ở đây! Cũng cái kiểu kéo bè kết đảng mà Võ Phiến nếu thích ai là đàn bà (như Túy Hồng) thì nâng bàn tọa, đàn ông (như Nguyễn Mộng Giác) thì nâng bi mời lên ngồi trên chiếu cạp điều văn học do chính tay hắn trải. Còn những ai không ‘hạp nhãn’ hắn (như Nguyễn Thị Hoàng) thì hắn đạp hẳn xuống đất đen không thương xót.”

Thế Phong kết luận gọn ơ:

“Vì vậy mà không lạ nếu thấy tên một anh CS nằm chình ình trong cuốn sổ Văn Học Miền Nam!”

Gật gù, anh tiếp:

“Trở lại với chuyện Lê Ngôä Châu và tờ Bách Khoa. Có lần tôi mua được từ một tiệm sách cũ nổi tiếng bậc nhất của Sàigòn, hiệu sách Kỳ Thư, chừng 15 tác phẩm của tôi, xuất bản trước 1975, nơi trang nhất vẫn còn chữ ký tác giả đề tặng anh Lê Ngộ Châu báo Bách Khoa. Đem đến khoe với vợ chồng anh Châu, tôi nói: ‘Thật tình tôi không có ý trách là anh chị đã đem cân bán ký lô đống sách này, trái lại nhờ mua được nó mà bây giờ tôi mới có được những tư liệu cũ. Vậy tôi phải cảm ơn anh chị.’ Tuy không nói ra nhưng tôi biết mớ sách cũ ấy của tôi đã cùng với cái thư viện sách của anh Châu bị thất tán sau năm 1975 vì một lý do rất đáng nhớ. Có một anh chàng tên Nguyễn Huy Khánh, trước khi trốn ra hoạt động trong vùng giải phóng, đã từng là tác giả một cuốn sách nào đó được NXB Khai Trí in. Sau 1975 anh ta từ cục R trở về Sàigòn với biệt danh Hai Khuynh, tìm đến thăm Lê Ngộ Châu, thấy cái tủ sách đồ sộ của anh Châu nên dọa rằng: ‘Đến giờ này mà sao chưa bị phường khóm tịch biên đưa đi tái sinh thì cũng lạ. Nếu không biết cách gửi đi thì cũng sẽ tới lượt thôi.’ Ấy thế là anh Châu dâng toàn bộ tủ sách cho anh cán bộ kia. Anh này có bồ nhí sau lấy làm vợ thì lại bị nhà văn Phan Nhật Nam, tác giả Dọc Đường Số I đi cải tạo về, cuỗm đưa lên Lái Thiêu xây tổ ấm, thời gian trước ngày chàng lên đường đi Mỹ theo diện HO. Không biết có phải anh chồng cô đơn tức giận vì bị mất vợ mà cho gọi ve chai vào bán hết tủ sách ấy? (như lời kể của chủ hiệu sách cũ). Do đó tôi mới lại được ‘châu về hiệp phố’ với chữ nghĩa của mình?”


II.

Từ Thế Phong mà bác Lê Ngộ Châu đã đọc các tác phẩm của tôi vào giữa năm 1999. Để rồi từ đó, những lá thư bác viết tay được đều đặn gửi đến tôi. Có một lá như sau:

“Ngày 20 tháng 11 năm 99

Thân gửi cô Thu Vân,

Tôi và Thế Phong rất vui mừng nhận được sách cô gửi qua Phan Diên. (Tôi 2, Thế Phong 1, rồi chúng tôi sẽ trao đổi cho nhau). Lúc này Thế Phong đang làm nhà lại trên địa chỉ cũ, viết cho tôi than rằng, nhà cũ đang phá dở nên không có chỗ mà ngồi đọc hay viết thư nữa. Thế Phong phải mướn một căn gác gần đó để chứa đồ đạc và ngủ ban đêm.

Đó cũng là trường hợp của Lê Anh (con trai tôi) cách đây hơn ba tháng và cũng phải mướn hai căn gác gần đó để ở và chứa đồ đạc; chắc cũng phải trên hai tháng nữa mới xong. Trong thời gian làm lại nhà, Lê Anh không đi đâu được nên không có dịp xuất ngoại và không mang được sách ở Mỹ về. Bởi vậy “Một Truyện Dài Không Có Tên” tặng Thế Phong đành vẫn gửi ở nhà Hạnh. Nhưng Thế Phong đã đọc rất kỹ hai cuốn ấy cô gửi cho tôi và ca ngợi là “viết tốt” quá.

Tôi cũng rất vui được đọc bút ký Nước Chảy Qua Cầu và nhất là cuốn tự truyện Nhật Nguyệt Buồn Như Nhau. Những sách của cô đều viết rất “tốt” như tiếng khen của anh Thế Phong, tôi đọc đều xúc động và cảm ơn cô rất nhiều. Nhờ anh Phan Diên về thành phố mà tôi cũng được đọc bài “Tạp Bút” không phải là “Phê Bình Văn Học” của Nguyễn Tà Cúc, chắc đăng trên báo Khởi Hành của Viên Linh, phê Thế Phong. Nghe nói là Tà Cúc sẽ phê “Thư Viết Ở Sàigòn” của Thế Phong? Một ngày đẹp trời nào đó, có thể tác phẩm của TTBG sẽ được chiếu cố, lúc đó không ai “múa gậy vườn hoang” nữa.

Ngày xưa ở Miền Nam, các anh chị em làm văn nghệ và báo chí thường tập hợp thành từng nhóm và hình thành những phe cánh. Hồi Nam Phong rồi tới Tự Lực Văn Đoàn thì cũng vậy. Cũng như nay ở hải ngoại cũng có Văn, Văn Học, Văn Uyển, Khởi Hành..v.v.. Bông Giấy điều khiển tờ Văn Uyển được một thời gian dài như vậy, giữa một môi trường ít thiện cảm với mình mà vẫn cứng cáp đương cự với mọi mũi tấn công, thật đáng cảm phục cô đồng nghiệp của tôi. Tôi có viết thư cho các bạn bên đó, khuyến khích họ nên đọc tác phẩm của Bông Giấy, ít ra là đọc một lần bộ Truyện Dài Không Có Tên. Nay thì thấy tự truyện và bút ký cũng rất hay. Cô viết rất thực, có lẽ với năng khiếu văn nghệ của cô, cô lay động dễ dàng người đọc. Nghe nói Tạ Tỵ cũng viết một bài về Bông Giấy. Nếu có, cô trao cho em Hạnh, hoặc nếu không dài thì e-mail cho tôi.

Tôi vẫn không được khỏe nên đọc và viết không được dễ dàng như trước. Viết một lá thư thường cũng phải hàng tuần mới viết xong. Cô thích được gọi là Thu Vân hay Bông Giấy?

Nhân có người nhà ở Mỹ về chơi, tôi gửi ba cuốn sách Lão Tử, Trang Tử và Hồi Ký của Nguyễn Hiến Lê tặng cô. Những sách này ở nhà cũng không còn nữa. Nhận được, cô cũng cho tôi biết. Nếu sau này Lê Anh có dịp đi công tác trở lại, tôi sẽ gửi biếu cô nhiều sách khác nữa.

Chúc cô và các cháu luôn mạnh khỏe an vui.

Lê Ngộ Châu.

[]



Cũng từ Thế Phong mà tôi được giới thiệu đến bác lần đầu vào một buổi chiều trong mùa hè 2000, lần thứ ba tôi về thăm quê hương với Âu Cơ; (để rồi từ đó, cứ mỗi mùa hè trở về VN là tôi lại được Thế Phong đưa đến thăm và được bác tiếp đãi rất ân cần dù rằng khi ấy bác đã lâm vào tình trạng bệnh hoạn). Thân hình cao lớn, vẻ chân thành đôn hậu, nơi bác, giọng cười sang sảng là điều khiến tôi ưa thích nhiều nhất. Lần thứ nhất gặp tôi, bác cứ nhìn tôi chăm chăm, vẻ ngạc nhiên lộ rõ trong ánh mắt. Có lẽ bác ngỡ rằng tôi là “một thầy thuốc, một người đàn ông!” như trong lá thư gửi Phạm Duy, bác đã viết; nên giờ đây thấy tôi rõ ràng là phụ nữ, bác không khỏi ngạc nhiên chăng?

Khi được bác hỏi thăm về đời sống chữ nghĩa của tôi ở Mỹ, tôi đáp:

“Con không chủ trương giao thiệp, không bao giờ xuất hiện trước đám đông nên với hai phái cầm viết nam nữ gần như rất ít người biết mặt con. Đó là điểm sung sướng của con, tự do như không khí, chẳng ai thù tạc khen chê nên cứ đường mình mình đi, không úy ngại gì cả. Ngay các anh em hợp tác chung trên tờ Văn Uyển cũng chẳng mấy ai biết mặt TTBG, chỉ chuyện trò qua điện thoại với nhau.”

Trong câu chuyện, nhiều lâàn bác nói:

“BGiấy viết ‘tốt’ quá! Thể tài nào cũng tốt!”

Rồi bác kể:

“Có bất cứ ai đến thăm, tôi cũng đều giới thiệu tác phẩm TTBG. Tôi bảo họ: ‘Phải đọc BGiấy! Có đọc BGiấy thì mới thấy thương và cảm phục BGiấy!’”

Đó là tấm lòng của một người yêu chữ nghĩa, không những chỉ khởi đi từ thập niên 1960 thôi, mà ngay đến bây giờ ở thập niên 2000, bác cũng còn mang nặng. Vì vậy mà tôi mới được bác ân cần thù tiếp, cũng như bác từng đã ân cần giới thiệu chữ nghĩa tôi đến các người bạn ở Mỹ và cả ở VN.

Quay sang Thế Phong, bác nói:

“BGiấy có trí nhớ tốt như Thế Phong và tìm được một cách quan sát ghi chép thật hay, lôi cuốn người đọc vô cùng. Có thể nhiều người được cô chiếu cố trong hai tập MTDKCT đã không được vừa ý, nhưng đám đông đứng ngoài thì thích thú lắm. Tôi và bạn hữu của tôi đều mê mải đọc và cảm ơn BGiấy rất nhiều.”

Tôi cúi đầu, xấu hổ:

“Bác khen con đấy thôi, chứ thực sự con đâu tài cán gì. Tuy nhiên phải nói là vì hai tập ấy mà cả giới văn chương hải ngoại đều tẩy chay con. Hôm còn ở Mỹ, có một nam độc giả từ Nam Cali gọi đến con, bảo, tình cờ hơn tháng trước, lần đầu tiên đọc được hai cuốn MTDKCT trong thư viện, thích quá, ra các tiệm sách hỏi mua các cuốn khác của TTBG nhưng không nơi nào bày bán cả. Chỉ tiệm Tú Quỳnh, một tiệm sách Việt ngữ ở Nam Cali, còn một cuốn Tài Hoa Mệnh Bạc II nhưng thay vì chưng ra trên kệ đàng hoàng thì nó lại bị vứt vào trong đống băng nhạc bán sole một đồng ba cuốn! Những loại chuyện đau lòng cho chữ nghĩa mình như vậy, con biết đã lâu, vậy mà khi nghe lại từ chính một độc giả xa lạ, cũng thấy lòng chùng không ít bác ạ.”

Ngẩng đầu cười, tôi tiếp, điệu dứt khoát:

“Tuy nhiên, chuyện văn chương là chuyện tâm huyêát, nên con sẽ không vì bất cứ lý do nào mà bẻ cong ngòi viết. Xin bác và anh Thế Phong cứ hãy tin tưởng ở con điều đó.”

Bác gật đầu:

“Cô là một nhà văn có tài và rất lương thiện. Bây giờ thế, chứ một ngày kia, tên tuổi cô sẽ không phải bị phai tàn theo với thời gian đâu. Tôi tin như vậy.”

Tôi nói nhỏ:

“Cảm ơn bác.”



Ngồi nghe những câu chuyện chữ nghĩa rộn vang trong những tiếng cười sảng khoái giữa bác, Thế Phong, Hoàng Vũ Đông Sơn, và nữ thi sĩ Lê Thị Kim trong một buổi chiều của mùa hè 2000 đó, tôi đã tự hỏi, cớ sao cũng cùng là người trong giới văn nghệ mà kẻ này ưa được tôi, kẻ khác lại căm ghét? Đưa câu hỏi này ra thì nghe bác trả lời trong tiếng cười dễ dãi:

“Chăúng phải căm ghét mà chính là đố kỵ với tài năng BGiấy. Riêng tôi tin chắc rằng có rất nhiều người muốn được làm thân với BGiấy, nhưng vì thói thường trong giới văn nghệ vẫn hay có tính cách kết bè tụ đảng, từ xưa vẫn thế, nên điều ấy đã kềm hãm ý muốn của họ đó thôi.”

Quay sang Thế Phong, bác bảo:

“Thế Phong khó tính như vậy mà còn quý BGiấy được thì ai khác mà chẳng thể quý BGiấy?”

Tôi cười:

“Ấy vậy mà chỉ môãi anh Thế Phong, bây giờ bác là người thứ hai, đã nhìn ra được TTBG là ai!”


Lúc chia tay, nhìn thấy cái cách bác đi đứng khổ nhọc, chúng tôi xin chào bác ở ngay phòng khách lầu hai, nhưng bác nhất định không chịu. Người vợ bác phải dìu bác xuống trên từng nấc thang, ra tới đường cái, để đưa tiễn chúng tôi. Giọng cười bác nghe thật hào sảng:

“Một người tài hoa như BGiấy xứng đáng để được đón chào thì xá gì cái việc lên xuống cỏn con này chứ.”

Tôi nắm tay bác xiết chặt:

“Hè sang năm con lại về. Bác bệnh hoạn thế nào tùy ý, nhưng xin giữ lại chút ít sức khỏe để còn đọc các tác phẩm mới sẽ chào đời hằng năm của con.”

Lại cũng phải tự ngậm ngùi cho chính mình theo câu nói một lần của bác Tạ Tỵ:

“Bác tiếc cho BGiấy đã không ở cùng thời đại với bác khi mà trong tay bác còn nhiều quyền thế. Chứ nếu có, với tài năng thế này, tên tuổi BGiấy không thể nào bị vùi chôn vì lòng đố kỵ của văn giới hải ngoại như hiện nay.” ./.

 



San Jose, Cali. August 3/2005


TRẦN THỊ BÔNG GIẤY


============ 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét