Nguyễn Đăng Điệp
Hồ Anh Thái, người mê chơi cấu trúc
1. Cuộc sống như những mảnh vỡ
Khi bắt đầu bước vào nghiệp văn, ngòi bút Hồ Anh Thái khá giàu chất trữ tình. Nhưng nếu tinh mắt, người đọc sẽ nhận thấy đã xuất hiện một phẩm chất sau này sẽ trở thành nét trội trong ngòi bút của anh: khả năng chiếm lĩnh hiện thực ở tầng sâu và màu sắc tượng trưng trong tác phẩm. Trong tiểu thuyết Người và xe chạy dưới ánh trăng, Hồ Anh Thái đã nêu lên được một cách khá sắc sảo tâm lý hoang mang của con người thời hậu chiến. Cái nhìn của nhà văn đã thoát khỏi cảm hứng ngợi ca thường có của văn học ta để nhìn sâu vào những dòng chảy tâm lý bên trong. Ðến nay, dù mới ở độ "tứ thập bất nghi hoặc" nhưng Hồ Anh Thái đã có tới vài chục đầu sách. Trong khi nhiều cây bút, sau một vài tác phẩm gây được sự chú ý, bỗng dưng mất hút thì Hồ Anh Thái đã chứng tỏ một "sức rướn" thật đáng nể. Không trông chờ vào ngẫu hứng, Hồ Anh Thái tìm cảm hứng trên bàn làm việc, tìm thấy gương mặt thế giới chính trong bản thể mình. Ðây là một cách viết mang tính chuyên nghiệp rất cao. Nó khác xa với kiểu đi thu hoạch thực tế, đi thì có nhưng thấy thì không. Ðối diện với nỗi cô đơn, khi nghe những con chữ bắt đầu vang lên trên bàn phím ấy cũng là khi trí tưởng tượng của nhà văn "ẩn sĩ" này bắt đầu cất cánh. Hồ Anh Thái có ý thức tạo dựng một thế giới vừa giống thực bằng những chi tiết ngỡ nhặt được từ đời sống ồn tạp vừa tạo nên một thế giới ngập đầy những biểu tượng. Thông điệp của nhà văn không hiện ra lộ liễu mà toát lên từ tình thế, qua các biểu tượng thấm đầy đầy chất ảo.
Khi tiếp xúc với những nhà văn trẻ, L. Tolstoi có lần đòi hỏi rất cao: "Nào anh có thể cho tôi biết anh sẽ nói một cái mới nào". Ngẫm ra, đây không phải là câu hỏi dành cho các nhà văn trẻ mà dành cho tất cả mọi người. Trong quan niệm của L. Tolstoi, mới lạ là một yêu cầu tối quan trọng của văn chương. Ðây cũng là trăn trở thường trực của Hồ Anh Thái và trên thực tế, bằng những nỗ lực không mệt mỏi, anh đã tạo nên những cái nhìn độc đáo về đời sống. Chiều sâu trong cái nhìn nghệ thuật của Hồ Anh Thái trước hết thể hiện ở chỗ anh biết vượt qua những lối mòn tư duy coi văn học như là tấm gương phản ánh hiện thực một cách đơn giản (điều mà Hồ Anh Thái gọi là hiện thực thô sơ) để nhìn cuộc đời như nó vốn có. Hiện thực trong thế giới nghệ thuật Hồ Anh Thái vì thế, không phải là thứ hiện thực "dẹt", "phẳng" mà góc cạnh, nhiều chiều. Ðã có lúc, khi nhìn về hiện thực ta chỉ chú ý đến phần nổi mà không hay rằng phần ẩn chìm bên trong mới là điều đáng nói. Một giấc mơ, một ý nghĩ cũng là hiện thực chứ sao. Ðó là thứ hiện thực không thể nhìn thấy bằng mắt thường, nó phải được cảm nhận bằng hồn. Thậm chí, có khi, phía sau thân xác anh hàng thịt lại là hồn vía của Trương Ba. Cho nên, cái hiện thực ngoài đời kia phải thông qua sự tự cảm thấy của nhà văn, được nhào nặn lại bằng những suy tưởng và tưởng tượng của chủ thể sáng tạo thì mới đủ sức hấp dẫn người đọc. Tôi muốn nhấn mạnh thêm một lần nữa rằng, năng lực tự cảm thấy là một năng lực đặc biệt vì nó gắn với quan niệm nghệ thuật của nghệ sĩ. Trong văn học, quan niệm không toát lên từ những lời tuyên bố mà toát lên từ chính tác phẩm. Ðây là điều mà những cây bút như Nguyễn Minh Châu đã làm được trong phiên Chợ Giát, Ma Văn Kháng ở Mùa lá rụng trong vườn, Nguyễn Huy Thiệp ở Tướng về hưu, Bảo Ninh ở Nỗi buồn chiến tranh… Là cây bút nhạy bén và tỉnh táo, Hồ Anh Thái cũng tạo được cái nhìn riêng về thế giới. độ sắc trong những trang viết của Hồ Anh Thái lộ ra ở chỗ anh dám nhìn thẳng vào những "mảnh vỡ", những bi kịch nhân sinh, mổ xẻ nó bằng cái nhìn trung thực, táo bạo… Một khi hình dung cuộc sống như những mảnh vỡ ta sẽ nhận thấy sự xen cài của cái ác và cái thiện, cái cao cả và thấp hèn, cái sang trọng đi liền với cái nhếch nhác, cái trong suốt xen lẫn cái phàm tục. Ðây là cái nhìn "suồng sã" của tư duy nghệ thuật hiện đại. Tác giả không bái vọng đối tượng mà như đang trò chuyện cùng nhân vật. Bởi thế, trong truyện Hồ Anh Thái, nhất là giai đoạn sau, ta bắt gặp khá nhiều chất giọng giễu nhại. Sự xuất hiện của loại giọng điệu này hiếm khi xuất hiện trong tư duy nghệ thuật sử thi. Cái nụ cười chua chát về cõi nhân sinh, khả năng lật tẩy những sự trớ trêu, nghịch cảnh trong đời chỉ có thể có được khi nhà văn không nhìn đời bằng cảm hứng lãng mạn thuần túy màu hồng mà nhìn nó như những mảnh vỡ. Ðây có thể coi là yếu tố đầu tiên tạo nên bản giao hưởng đời sống trong văn chương Hồ Anh Thái. Chân dung của hiện thực trong văn Hồ Anh Thái vì thế bề bộn, nhiều góc khuất, nhiều trạng thái, nhiều giá trị xấu tốt đan cài chứ không đơn điệu kiểu mở đầu ta thắng địch thua và khi kết thúc thì phải gióng lên những tiếng hát lạc quan cho đúng quy phạm nghệ thuật trong văn học một thời. Ðó là hiện thực "phân mảnh" như các nhà văn hậu hiện đại vẫn thường nói đến. Nhưng vấn đề là phía sau những bi kịch nhân sinh, nhà văn không mất đi niềm hy vọng vào con người. Khát khao hướng thiện sẽ làm cho thế giới này thoát khỏi vòng tận thế. Nói thế để thấy rằng, Hồ Anh Thái có quan niệm riêng về thế giới. Anh không ảo tưởng về cuộc sống nhưng không vì thế mà quay lưng lại với nỗi đau con người. Trái lại, nhà văn dám nhìn thẳng vào nỗi đau, niềm nhức nhối bủa vây cõi người để gióng lên những tiếng chuông khẩn thiết về sự khô kiệt nhân tính đang có mặt khắp nơi. Ðiều này có thể thấy rất rõ trong Cõi người rung chuông tận thế. Sự thù hận và cái ác làm cho con người sống trong nghi kỵ, cầm tù con người trong đời sống bản năng. Có thể, những ngày sống trên đất Phật đã góp phần tạo nên chất giọng suy tư phía sau cái nhìn tỉnh, sắc về cuộc sống. Tiếng thở dài qua rừng kim tước là một tác phẩm xuất sắc của Hồ Anh Thái. Tác phẩm này, đúng như có người nói, đã điểm trúng "huyệt" tính cách của người Ấn Ðộ bằng những "mũi kim" hết sức chính xác. Ðây là câu chuyện về những đứa trẻ chưa kịp sống đã phải chết vì món hồi môn sau này bố mẹ chúng phải trả. Hồ Anh Thái đưa người đọc vào một không gian ghê rợn, đầy âm khí. Mỗi đứa trẻ chết được đánh dấu bằng một cây kim tước. Chẳng mấy chốc, một rừng kim tước đã mọc lên. Nhưng cuối cùng, một trận cuồng phong đã quật đổ rừng cây. Cơn cuồng phong ấy như được góp bằng hơi thở của những người đàn bà đang sống. Màu sắc siêu thực phủ đẫm thiên truyện. Rừng kim tước oan nghiệt kia là một ẩn dụ nghệ thuật có sức biểu đạt lớn. Nó xoáy vào tâm trí người đọc một niềm nhức nhối: tại sao cái xã hội kia lại có thể thờ ơ đến thế trước số phận con người?
Rõ ràng, xuất phát từ quan niệm coi cuộc đời như những mảnh vỡ, bản thân mỗi một con người lại mang những mảnh vỡ, những xung lực khác nhau trong trăm ngàn mảnh vỡ kia đã trở thành nét chính trong quan niệm về cuộc sống của Hồ Anh Thái. Chính quan niệm này sẽ tạo nên tính đa cấu trúc trong các tác phẩm của anh. Thật đơn giản, theo Hồ Anh Thái, mỗi một số phận có kiểu vỡ khác nhau, mỗi một tình huống có hình thức bi hài khác nhau. Vấn đề là ở chỗ, phía sau sự nhốn nháo ấy ta bắt gặp khuôn mặt đích thực của cuộc sống, nhận ra cái hữu lý và cái phi lý của cõi nhân sinh. Thử xem Hồ Anh Thái đã miêu tả như thế nào chân dung của một kẻ thất phu trong hình hài một trí thức: "Ðấy, chính là gã. Một thứ trẻ con tồ tồ tẹt tẹt, lớn xác 1,82m nhưng đầu óc vĩnh viễn là một thằng phụ hồ mất dạy tuổi mười bảy. Nó ở quê ra tìm việc làm, ông chú nó là phó phòng tổ chức viện xin cho vào làm bảo vệ. Anh bảo vệ ít năm sau được chiếu cố cho đi học tại chức. Anh đại học tại chức ít năm sau được chiếu cố trở về làm nghiên cứu viên cho viện. Anh nghiên cứu viên ít năm sau tuyên bố tiếng Việt thiếu sức biểu cảm chỉ vì vừa đăng ký lớp tiếng Trung ban đêm. Gã đi đâu cũng kẹp nách một quyển Trung văn, kẹp đến hôi cả sách vẫn mấy câu nỉ hảo ủa ái nhi. Ði hội thảo Nhật về, gã quảng phắt cuốn Trung văn ẵm mùi xơ xác như một bó dưa, kẹp thế vào đó một cuốn tiếng Nhật cấp tốc, tiếng Nhật thực sự tinh tế hơn tiếng Tàu nhiều". ( Sân bay). Nhìn vào cấu trúc đoạn văn có thể thấy hình ảnh cuộc sống ở tầng sâu của nó đã được thể hiện một cách sinh động : a- Cơ chế xin-cho (nhờ thế nhân vật của chúng ta mới thành bảo vệ), b- Cơ chế chiếu cố vô lý (thế mới từ bảo vệ thành nghiên cứu viên), c- Sự nghênh ngang của những kẻ dốt hay khoe chữ mặc dù không có chữ (học tiếng Trung rồi tiếng Nhật mà vẫn đặc cán mai, ngoại ngữ chỉ là một thứ mốt trang sức). Nhìn từ góc nhìn liên văn bản ta sẽ thấy đây là những Xuân Tóc Ðỏ thời mới. Nếu trong kiệt tác của Vũ Trọng Phụng, Xuân từ hạ lưu bước vào xã thượng lưu rồi thành anh hùng cứu quốc thì nhân vật của Hồ Anh Thái cũng có những nét tương đồng. Chỉ có điều cái nhí nhố trong xã hội của Vũ Trọng Phụng khác với cái rởm trong cuộc sống hôm nay qua ống kính Hồ Anh Thái. Cái rởm ấy được dung túng bởi cái gọi là cơ chế. Cái "ông cơ chế" này vô hình nhưng hoá ra lại ăn vào máu con người một cách thật khủng khiếp. Nó cho phép cái vô lý tồn tại một cách hợp lý. Có thể nói, Hồ Anh Thái đã xây dựng những tác phẩm của mình bằng tư duy nghệ thuật tiểu thuyết hiện đại. Tự sự 265 ngày mặc dù là tập truyện ngắn nhưng khi đặt trong một tập thì mỗi truyện lại tựa như một chương của một cuốn tiểu thuyết trào phúng hoạt kê. Nhà văn không chú ý nhiều đến chuyện mà chú ý nhiều hơn cấu trúc truyện. Tương ứng với điều đó là sự gia tăng các chi tiết miêu tả không gian so với hệ thống chi tiết miêu tả thời gian. Ðiều này giúp nhà văn dựng lên các hoạt cảnh để nhân vật diễn vai mình một cách chân thực trong quá trình va quệt với môi trường và với các nhân vật khác. Bởi thế, các nhân vật trong sáng tác của Hồ Anh Thái chinh phục người đọc một cách khá tự nhiên, không gây cảm giác gượng. Dấu vết các "mối hàn" khi xây dựng nhân vật trong các trường đoạn khác nhau được ngụy trang rất khéo khiến cho người đọc không nhận thấy sự sắp xếp lộ liễu của nhà văn. Ðây là một thành công đáng ghi nhận của Hồ Anh Thái về nghệ thuật dựng truyện và tạo "lực hấp dẫn" nhằm thu phục người đọc.
2. Sáng tạo đồng nghĩa với quá trình phi monotone hóa
Mỗi nhà văn thực tài bao giờ cũng xây dựng được một nhãn quan riêng về thế giới. Hồ Anh Thái không nhìn cuộc sống theo lối "chưng cất", ở đó chỉ hiện lên những khuôn mặt đẹp đẽ, những tính cách "vô trùng" mà tạo nên những tác phẩm nghệ thuật mang dáng dấp của một một tổng phổ nhiều bè, đầy nghịch âm.Trước một hiện thực đa dạng như thế, giữ nguyên một chất giọng sẽ có cơ làm mòn cảm hứng và thu hẹp khả năng bay lượn của trí tưởng tượng. Trên vốn văn hóa đã được tích lũy, nhà văn phải luôn thay đổi giọng điệu. Ðây là tính "động" của phong cách và giọng điệu nhà văn. L. Tolstoi cũng từng nói rằng, cái khó nhất khi bắt tay vào một tác phẩm mới không phải là chuyện đề tài, tư liệu mà là phải chọn cho được cái giọng điệu thích hợp. Trong văn học, giọng điệu không tự nhiên mà có. Nó phải là một hiện tượng nghệ thuật được tổ chức công phu, chặt chẽ. Bản thân giọng điệu là một tổ hợp trong một tổ hợp hoàn chỉnh lớn hơn là tác phẩm. Việc tạo nên giọng điệu trong tác phẩm vì thế cũng phải tuân theo cách tổ chức cấu trúc nghệ thuật của nhà văn. Sự thay đổi giọng điệu trong các tác phẩm của Hồ Anh Thái cho thấy anh là người không muốn lặp lại mình. Mỗi một tác phẩm, mỗi một chặng sáng tác là một tone khác nhau. Sự khác biệt ấy, dĩ nhiên phải gắn liền với cách tổ chức cấu trúc tác phẩm. Muốn tìm hiểu cái mới trong giọng điệu văn chương Hồ Anh Thái phải đặt các tác phẩm của anh vào thời điểm mà nó xuất hiện. Nếu như văn học giai đoạn 1945-1975 chủ yếu mang giọng điệu sử thi thì vào thời điểm những năm 1980 của thế kỷ XX đã bắt đầu xuất hiện hiện tượng "vỡ giọng". Cùng với một số cây bút khác như Nguyễn Minh Châu, Ma Văn Kháng, Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài… Hồ Anh Thái đã có ý thức tạo nên những giọng điệu mới. Bên cạnh màu sắc trữ tình, người đọc khi tiếp xúc với những tác phẩm đầu tay của Hồ Anh Thái có thể bắt gặp những màu giọng khác: trẻ trung, tinh nghịch, nhưng cũng rất hóm hỉnh. Những tác phẩm viết về miền đất ấn Ðộ lại được tác giả thể hiện bằng một hình thức giọng điệu hoàn toàn khác. Chất giọng trữ tình đã nhường chỗ cho một giọng văn sắc lạnh. Không né tránh nỗi đau, trái lại, nhà văn có ý thức xoáy sâu vào các vết thương nhức nhối trong đời sống và thể hiện chiều sâu những tiếng thở dài nén ghìm sau những bi kịch nhân sinh. Thực ra, ở giai đoạn này, Hồ Anh Thái cố gắng tạo ra sự hòa trộn của nhiều sắc thái giọng điệu. Có giọng xót xa trong Tiếng thở dài của rừng kim tước, có sự hài hước trong Người đứng một chân. Trong truyện ngắn Hồ Anh Thái thời kỳ này, màu sắc triết luận khá đậm. Dường như sau mỗi tác phẩm là một câu hỏi, một băn khoăn về cõi thế, về bi kịch của những "kiếp người đi qua". Như vậy, màu sắc trữ tình không mất đi mà chìm xuống mạch ngầm ngôn bản. Ðây là lý do nhiều người thích đọc Hồ Anh Thái. Từng trải hơn, chiêm nghiệm hơn, cùng với thời gian, Hồ Anh Thái nhận ra cái bi hài có mặt khắp nơi, thậm chí cả những nơi sang trọng, cái hài vẫn xuất hiện dưới trạng thái che giấu, nhưng càng giấu thì chất hài lại càng rõ (Phòng khách). Chất giọng giễu nhại trong sáng tác Hồ Anh Thái trở nên nổi bật trong Tự sự 265 này. Trong Bãi tắm, Hồ Anh Thái miêu tả chân dung một nữ viên chức: "Khi cô vắng mặt trong phòng, nghiên cứu viên Hai gật gù, đúng là nhìn rất rõ, đùi đĩa tươm ra phết. Nghiên cứu viên Một vẫn cảm thán: Nhưng mà hôi lách cực kỳ. Nghiên cứu viên Ba lúc này mới nhảy vào giữa cuộc hội thảo: Ngày trước tớ cũng hôi lách, may mà tìm đúng thuốc. Cả phòng mười bốn người thì tám người buột miệng đồng thanh: Thuốc gì? Chỉ một câu mà những tám người phải tự thú trước bình minh.
Kết thúc hội thảo người ta đi đến nghị quyết, từ nay mùi hành tây ủng ủ trong đống rác nhiệt đới trước những cổng chợ được mã hóa thành thỏ lon (thỏ lon = hôi lách). Chữ thỏ lon hợp với một cô gái hồn nhiên hơn". Quan sát văn chương Hồ Anh Thái và một số cây bút khác như Lê Minh Khuê trong Bi kịch nhỏ, Phạm Thị Hoài trong Thực đơn chủ nhật chẳng hạn ta sẽ thấy khá rõ sự thay đổi mô hình giọng điệu tự sự trong các thời kỳ khác nhau. Trước 1975, văn học trôi trong hai kênh giọng chủ đạo: hào hùng ngợi ca và chất trữ tình lãng mạn; sau 1975, nhất là sau thập kỷ 1980, giọng điệu giễu nhại trở thành yếu tố thẩm mĩ nổi bật. Tự sự 265 ngày được viết bằng chất giọng này. Hai trăm sáu mươi lăm ngày ở công sở, một trăm ngày là của mình nhưng dường như ở đâu, cái máu công chức vẫn hiện hữu. Ðây là tác phẩm có cấu trúc lạ. Mỗi một truyện như một phiến đoạn trong một tiểu thuyết. Các trạng thái đời sống được Hồ Anh Thái xây dựng theo nguyên tắc hài hước và lật tẩy. Nhà văn đặc biệt chú ý thay đổi các điểm nhìn nghệ thuật, người kể chuyện không đơn giản kể chuyện theo kiểu liệt kê những điều đã được chứng kiến một cách đơn giản theo kiểu "Tôi thấy…" Cách thay đổi cấu trúc kể như đã nói khiến cho câu chuyện trở nên khách quan hơn, mạch chuyện trở nên biến hóa hơn. Quá khứ đã qua không phải lúc nào cũng trong veo. Con đường đi học không phải lúc nào cũng thơ mộng rợp bướm vàng bay. Ðiều này có thể thấy rất rõ qua Chạy quanh công viên mất một tháng. Với cái nhìn suồng sã, lật tẩy, Hồ Anh Thái phơi bày cái trần tục của đời sống công chức qua Bãi tắm. Toàn lòng vả cũng như lòng sung nhưng lại cố giấu sau các loại mặt nạ khác nhau. Tôi nhớ, gặp Hồ Anh Thái ngoài đời, đôi mắt của anh toát lên sự cả tin trẻ thơ nhưng miệng thì lúc nào cũng kêu chán. Hai chữ "chán lắm" của anh có lẽ xuất phát từ cái nhìn lật tẩy, nhưng đôi mắt cả tin kia thì vẫn nhiều hy vọng về cõi người lắm. Nói theo Nguyễn Huy Thiệp thì sự nhốn nháo trong văn Hồ Anh Thái cũng là một kiểu Ðời thế mà vui. Trở lại chuyện Bãi tắm sẽ thấy rõ điều này: "Cô Thỏ Lon nôn ra một đống túi ni lông. Mắt lờ đờ, mí mắt sưng húp, tóc tai rũ rượi, cô lả lướt nghoẹo đầu nhắm mắt cho quên đi nỗi đường còn dài. Mấy đứa trẻ con bây giờ quay sang mời cô nước vuốt tóc cho cô, bị mẹ chúng lườm nguýt. Thằng bé con nhà Nghiên cứu viên Hai nhìn ngực áo xộc xệch của cô Thỏ Lon rồi ngang nhiên tuyên bố: Con đã sờ vào ti cô Thỏ Lon rồi. Thằng anh hét lên: Mày im đi. Thằng em cáu kỉnh: Hai lần cơ. Cô ấy cho mà. Củ tam thất giật thằng bé ngã ngửa sang ghế mình, phát vào đít nó mấy cái, hấm hứ lườm sang chồng: Con với cái, rõ rau nào sâu ấy". Có lẽ Hồ Anh Thái có chủ định đặt tên nhân vật: cô Thỏ Lon, Nghiên cứu viên Một, Hai, Ba, Bạch Cốt Tinh … Cách đặt tên như vậy vừa gây sự hài hước, vừa cho thấy sự tha hóa trong đời sống đang là một hiện tượng phổ biến. Thảo nào câu cửa miệng của Thái ngoài đời là Chán lắm. Chán vì sự nhố nhăng, chán vì sự đơn điệu, vì cách sống mặt nạ, vì sự cũ mèm, chán với sự văn minh nửa vời… Ðến Cõi người rung chuông tận thế, Hồ Anh Thái sử dụng nhịp mạnh để gây ấn tượng. Những chương đầu tiết tấu rất nhanh, giọng điệu đầy chất trinh thám. Những cái chết bí ẩn nối nhau. Ai là thủ phạm? Sao những kẻ chuyên gây ác lại phải chết một cách kỳ lạ thế? Hồ Anh Thái chọn cách trần thuật từ ngôi thứ nhất. Tôi là một kẻ tay đã từng trót nhúng chàm.Tính chất phóng sự điều tra tạo nên sự gấp gáp trong giọng điệu thực ra ra là cách tạo lực hút của nhà văn. ống kính của nhà văn vừa quay lướt vừa biết dừng ở những điểm nhấn cần thiết nhằm tạo ra một thế giới nhiêu khê, bất trắc, hỗn tạp. Phần cuối truyện nhịp điệu chậm hơn, màu sắc trữ tình xuất hiện như một phép cân đối "ngón chơi cấu trúc" của nhà văn.
Khảo sát hành trình văn chương Hồ Anh Thái có thể nhận ra một kiểu đối thoại mang tính văn hóa thấm trong từng văn bản: văn xuôi Việt không có truyền thống lâu đời như thơ ca. Ðây là một khó khăn cho các nhà văn trong quá trình thiết lập hệ ngôn từ tự sự. Khi sáng tạo, không ít nhà thơ bị rơi vào tình trạng thơ hóa. Bởi thế, để tránh những lực cản truyền thống, nhà văn phải biết vượt ra khỏi sự du dương của ngôn ngữ thơ ca. Từ quan niệm ấy, cấu trúc ngôn ngữ của Hồ Anh Thái không bằng phẳng mà "lổn nhổn" một cách cố ý. Ðiều này khiến cho hình ảnh đời sống trong tác phẩm của anh gần gũi với hơi thở của đời. Nó không phải là cuộc sống ở trạng thái chưng cất giống như rượu cồn pha tinh dầu lúa nếp. Chai rượu ngon, theo Hồ Anh Thái phải có nguyên liệu là lúa nếp chứ không phải bằng cách thêm vào rượu sắn một chút tinh dầu công nghiệp. Cũng phải, nửa cái bánh mỳ không phải là tất cả cái bánh. Tôi nghĩ, cùng với những cây bút khác như Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài, Nguyễn Thị Thu Huệ…, Hồ Anh Thái đã đã góp phần tạo nên một động hình ngôn ngữ mới và giọng điệu văn xuôi khác hẳn so với văn xuôi 1945-1975. Tuy nhiên, sự đổi mới này cần cảnh giác với mặt trái của nó: có sự giống nhau giữa ngôn từ của các nhà văn. Ðọc một số tác phẩm của một số cây bút gần đây không ít khi tôi thấy mình rơi vào tình trạng không phân biệt được mình đang đọc văn ai. Rất có thể cảm giác ấy là do người đọc nhầm lẫn và thiếu tinh tế chăng? Nhưng tôi tin không ít người đọc sẽ chia sẻ cùng mình cảm giác ấy. Sự ảnh hưởng này có lúc Hồ Anh Thái vượt qua (và anh có đủ điều kiện để vượt qua), nhưng cũng có lúc anh bị "dính đòn". Trong ngôn ngữ của Hồ Anh Thái có những lúc ta bắt gặp bóng dáng của vài người gần gũi về phong cách. Rất may điều đó không nhiều. Vả chăng, trong văn học, đây cũng là chuyện thường. Ngay cả những tài năng lớn cũng từng rơi vào trường hợp này như M. Solokhov chịu ảnh hưởng của L. Tolstoi. Là một cây bút sung sức, có phông văn hóa dày dặn, tôi nghĩ Hồ Anh Thái, một khi hãy còn nuôi giữ được ngọn lửa đam mê, anh còn đi xa trên con đường mà có lần anh tự nhận là quá đỗi chông gai. Không còn cách nào khác, nhà văn phải chịu mình thánh trước vẻ đẹp chữ và chỉ qua chữ, anh ta mới thực sự chứng minh được giá trị đích thực của mình.
3. Tính luận đề và màu sắc tượng trưng siêu thực
Nhìn đường văn mà Hồ Anh Thái đã trải và những "ngón chơi' đầy biến hóa của anh, ta vẫn có thể nhận thấy nằm sâu trong các cấu trúc đa dạng ấy là sự có mặt của hai yếu tố: tính luận đề và màu sắc tượng trưng, siêu thực. Ðiều đáng nói là nhà văn đã tạo nên sự bện kết hài hòa giữa hai yếu tố này. Ðây là một phương diện đòi hỏi sự cao tay của người cầm bút trong quá trình bắt ấn.
Với những cây bút non tay, khi viết các tác phẩm mang tính luận đề, nếu xử lý không khéo thì rất dễ rơi vào hai tình trạng: a-Sự khô cứng trong ngôn ngữ; b-Biến nhân vật trở thành "cái loa phát ngôn" cho tư tưởng của nhà văn một cách lộ liễu. Trong sáng tác của Hồ Anh Thái, màu sắc luận đề khá rõ. Cái lượng ý trong văn anh khá mạnh. Nhà văn thường trăn trở về cuộc sống bằng cái nhìn phân tích sắc sảo. Khi mà cái mặt nạ đời sống bị bóc trần thì lập tức cái hài xuất hiện. Khi sự thật đau lòng được mổ xẻ thì sẽ tạo nỗi xót đau. Tôi không tin Hồ Anh Thái viết về tội lỗi của cõi người như một niềm thích thú. Nhà văn có ý thức trình bày sự thực trần trụi như một lời cảnh báo: có sự vô lý như món hồi môn 60 000 rupi trong Tiếng thở dài qua rừng kim tước, có sự bi kịch vì ảo tưởng trong Người đứng một chân, có sự cợt giễu sâu sắc trong Tự sự 265 ngày… Tính luận đề cũng là một yếu tố nổi bật trong Cõi người rung chuông tận thế. Nhưng Hồ Anh Thái không nêu lên một luận đề có sẵn và tác phẩm chỉ là phần "xác" minh họa cho luận đề ấy. Cách viết này rất chông chênh. Nó thường tạo nên hiện tượng lời nhiều hơn ý. Trong khi đó, bản chất văn học phải là ý ở ngoài lời. Tôi cứ nghĩ, văn Hồ Anh Thái hấp dẫn được người đọc bởi lẽ anh đã nhúng tư tưởng vào một thế giới đầy biểu tượng. Hay nói một cách đơn giản hơn, nhà văn đã trộn hòa cái thực và cái ảo một cách khá nhuần nhuyễn khiến cho ý tưởng ẩn chìm vào mê trận ngôn từ. Tôi thích cách kết thúc Tiếng thở dài qua rừng kim tước khi mà hình ảnh trận cuồng phong và những tiếng thở phào của những người đàn bà như lẫn vào nhau. Hư đấy mà cũng là thực đấy. Hồ anh Thái đã giấu "thực chiêu" trong "hư chiêu" khiến người đọc phải lần đến đầu mút của vấn đề bằng cách tái dựng lại cấu trúc tác phẩm theo cách tiếp nhận của mình. Cõi người rung chuông tận thế lại đặt ra vấn đề đấu tranh thiện - ác. Câu chuyện ấy không diễn ra thoáng chốc mà là là cái vòng luẩn quẩn nối nhau không dứt. Hận thù không thể hóa giải bằng hận thù. Nó chỉ có thể được hóa giải bằng tình yêu thương, sự khoan dung, lòng nhân hậu của con người. Cuốn tiểu thuyết này mặc dù ra mắt người đọc gần đây nhưng thực ra được viết vào năm 1996. Sự chậm trễ của nó nằm ở chỗ ai kia lo sợ đây là tác phẩm "có vấn đề'. Thiết nghĩ, cách nhìn văn học của nhiều người ở ta thật ấu trĩ. Người ta không mấy quan tâm đến giá trị nghệ thuật mà chỉ nhăm nhắm tác phẩm ấy có định bôi xấu cái gì hay không. Tôi hoàn toàn không thiện cảm với những tác phẩm nhân danh nghệ thuật để thực hiện những mục đích phi nghệ thuật. Nhưng những nhà văn chân chính không ai có ý định hạ thấp con người. Nếu có ý định bôi xấu cuộc sống thì có lẽ chọn cách vẽ biếm họa lên tường là nhanh nhất, hà cớ gì cứu phải lụi hụi bên trang giấy. Cái hay của Cõi người rung chuông tận thế là tác giả nhìn cái ác từ bên trong, qua lời một nhân vật từng đồng lõa với cái ác. Ðiểm nhìn trần thuật này giúp tác giả phanh phui cái ác, sự vô cảm của con người một cách rõ nét hơn. Nhưng nhân vật chính là người có can đảm từ bỏ cái ác để hướng thiện, dù đó là quá trình đầy gian nan vất vả. Tác phẩm này nêu lên một vấn đề triết học mà Hồ Anh Thái đã dày công suy ngẫm và tìm cách thể hiện: cái ác phải bị trừng phạt. Nhưng ở đây, Hồ Anh Thái đã lý giải số phận con người bằng cái nhìn Phật giáo: kẻ gây ra cái ác không bị đẩy đến đường cùng. Họ vẫn còn cơ hội giác ngộ nếu trong họ vẫn còn sót lại chút thiên lương trong trẻo. Trong tác phẩm này, Mai Trừng giống như một loại "thiên sứ". Nhưng đó không phải là thiên sứ toàn bích. Cô bị ràng buộc bởi lời nguyền. Mai Trừng trừng phạt kẻ ác, đó là lẽ thường. Nhưng ngay cả người yêu cô cũng không thể tới gần. Mai Trừng chỉ còn một cách, cô tìm cách xin trở lại làm người bình thường. Phút giải nguyền giúp cho câu chuyện trở nên sáng rõ, ai cũng hiểu được. Nhưng với tư cách là người thích tạng văn của Hồ Anh Thái , tôi lại tiếc cho điều này. Giá như anh để câu chuyện mờ hơn, ảo hơn thì sức hấp dẫn tác phẩm cao hơn nhiều. Có lẽ anh e người đọc không hiểu mình chăng? Màu sắc siêu thực phủ lên thiên truyện như một yếu tố đắc dụng đã không được tận dụng trong trường hợp này. Nhưng, xét kỹ ra, phải thừa nhận Cõi người rung chuông tận thế là một tác phẩm thành công của nhà văn trên hành trình làm mới văn chương..
Ðọc Hồ Anh Thái, tôi thường băn khoăn: đâu là yếu tố giúp cây bút này sung sức đến thế. Hầu như tác phẩm nào của anh xuất hiện cũng được tìm đọc. Nhà văn Tô Hoài cũng cho rằng trong số ít cây bút đọc được hiện nay có Hồ Anh Thái. Ðiều này có giá của nó. Hồ Anh Thái đã lao động cật lực trên từng con chữ như một nhà văn chuyên nghiệp, và, với một vốn văn hóa dày dặn, anh không rơi vào tình trạng tự thỏa mãn mà luôn tìm cách bứt phá trên cơ sở kiến tạo những kiến trúc mới mẻ, táo bạo. Người văn ấy, vì nỗi đắm đuối văn chương, cứ thấp thoáng đâu đó rồi lại nhanh chóng trở về với nỗi cô đơn của mình trước trang giấy. Mà nếu có ngồi nhấm nháp một cốc bia, thoạt đầu hào hứng, lát sau lại buột miệng kêu chán. Ðó không phải là tiếng thở than của một kẻ ghét đời. Nó là tiếng buột miệng của con người lắm nỗi đa mang. Khốn nỗi đời đâu có phải lúc nào cũng như mình mong muốn. Thôi, đành mơ trên từng dòng chữ, đành viết ra những cái xấu xa, giễu cợt nó, bỉ bác nó để mà hy vọng…Thi thoảng, vào lúc đêm muộn, tôi gọi điện cho Hồ Anh Thái. Nhưng đáp lại, tôi chỉ nghe Tút… tút…tút… Thôi, cứ để Thái đi vào những giấc mơ*. Biết đâu mấy ngày sau, anh lại gọi điện: Sắp xong một cái nữa rồi đấy. Lúc nào đọc nhé. Trong mường tượng của tôi, khi thông báo cho bạn bè, đôi mắt của anh lại mở to, tin cậy. Ðó là đôi mắt luôn tin rằng Cõi người cũng bao dung lắm ! ./.
Hà Nội, 12.2002
Khi bắt đầu bước vào nghiệp văn, ngòi bút Hồ Anh Thái khá giàu chất trữ tình. Nhưng nếu tinh mắt, người đọc sẽ nhận thấy đã xuất hiện một phẩm chất sau này sẽ trở thành nét trội trong ngòi bút của anh: khả năng chiếm lĩnh hiện thực ở tầng sâu và màu sắc tượng trưng trong tác phẩm. Trong tiểu thuyết Người và xe chạy dưới ánh trăng, Hồ Anh Thái đã nêu lên được một cách khá sắc sảo tâm lý hoang mang của con người thời hậu chiến. Cái nhìn của nhà văn đã thoát khỏi cảm hứng ngợi ca thường có của văn học ta để nhìn sâu vào những dòng chảy tâm lý bên trong. Ðến nay, dù mới ở độ "tứ thập bất nghi hoặc" nhưng Hồ Anh Thái đã có tới vài chục đầu sách. Trong khi nhiều cây bút, sau một vài tác phẩm gây được sự chú ý, bỗng dưng mất hút thì Hồ Anh Thái đã chứng tỏ một "sức rướn" thật đáng nể. Không trông chờ vào ngẫu hứng, Hồ Anh Thái tìm cảm hứng trên bàn làm việc, tìm thấy gương mặt thế giới chính trong bản thể mình. Ðây là một cách viết mang tính chuyên nghiệp rất cao. Nó khác xa với kiểu đi thu hoạch thực tế, đi thì có nhưng thấy thì không. Ðối diện với nỗi cô đơn, khi nghe những con chữ bắt đầu vang lên trên bàn phím ấy cũng là khi trí tưởng tượng của nhà văn "ẩn sĩ" này bắt đầu cất cánh. Hồ Anh Thái có ý thức tạo dựng một thế giới vừa giống thực bằng những chi tiết ngỡ nhặt được từ đời sống ồn tạp vừa tạo nên một thế giới ngập đầy những biểu tượng. Thông điệp của nhà văn không hiện ra lộ liễu mà toát lên từ tình thế, qua các biểu tượng thấm đầy đầy chất ảo.
Khi tiếp xúc với những nhà văn trẻ, L. Tolstoi có lần đòi hỏi rất cao: "Nào anh có thể cho tôi biết anh sẽ nói một cái mới nào". Ngẫm ra, đây không phải là câu hỏi dành cho các nhà văn trẻ mà dành cho tất cả mọi người. Trong quan niệm của L. Tolstoi, mới lạ là một yêu cầu tối quan trọng của văn chương. Ðây cũng là trăn trở thường trực của Hồ Anh Thái và trên thực tế, bằng những nỗ lực không mệt mỏi, anh đã tạo nên những cái nhìn độc đáo về đời sống. Chiều sâu trong cái nhìn nghệ thuật của Hồ Anh Thái trước hết thể hiện ở chỗ anh biết vượt qua những lối mòn tư duy coi văn học như là tấm gương phản ánh hiện thực một cách đơn giản (điều mà Hồ Anh Thái gọi là hiện thực thô sơ) để nhìn cuộc đời như nó vốn có. Hiện thực trong thế giới nghệ thuật Hồ Anh Thái vì thế, không phải là thứ hiện thực "dẹt", "phẳng" mà góc cạnh, nhiều chiều. Ðã có lúc, khi nhìn về hiện thực ta chỉ chú ý đến phần nổi mà không hay rằng phần ẩn chìm bên trong mới là điều đáng nói. Một giấc mơ, một ý nghĩ cũng là hiện thực chứ sao. Ðó là thứ hiện thực không thể nhìn thấy bằng mắt thường, nó phải được cảm nhận bằng hồn. Thậm chí, có khi, phía sau thân xác anh hàng thịt lại là hồn vía của Trương Ba. Cho nên, cái hiện thực ngoài đời kia phải thông qua sự tự cảm thấy của nhà văn, được nhào nặn lại bằng những suy tưởng và tưởng tượng của chủ thể sáng tạo thì mới đủ sức hấp dẫn người đọc. Tôi muốn nhấn mạnh thêm một lần nữa rằng, năng lực tự cảm thấy là một năng lực đặc biệt vì nó gắn với quan niệm nghệ thuật của nghệ sĩ. Trong văn học, quan niệm không toát lên từ những lời tuyên bố mà toát lên từ chính tác phẩm. Ðây là điều mà những cây bút như Nguyễn Minh Châu đã làm được trong phiên Chợ Giát, Ma Văn Kháng ở Mùa lá rụng trong vườn, Nguyễn Huy Thiệp ở Tướng về hưu, Bảo Ninh ở Nỗi buồn chiến tranh… Là cây bút nhạy bén và tỉnh táo, Hồ Anh Thái cũng tạo được cái nhìn riêng về thế giới. độ sắc trong những trang viết của Hồ Anh Thái lộ ra ở chỗ anh dám nhìn thẳng vào những "mảnh vỡ", những bi kịch nhân sinh, mổ xẻ nó bằng cái nhìn trung thực, táo bạo… Một khi hình dung cuộc sống như những mảnh vỡ ta sẽ nhận thấy sự xen cài của cái ác và cái thiện, cái cao cả và thấp hèn, cái sang trọng đi liền với cái nhếch nhác, cái trong suốt xen lẫn cái phàm tục. Ðây là cái nhìn "suồng sã" của tư duy nghệ thuật hiện đại. Tác giả không bái vọng đối tượng mà như đang trò chuyện cùng nhân vật. Bởi thế, trong truyện Hồ Anh Thái, nhất là giai đoạn sau, ta bắt gặp khá nhiều chất giọng giễu nhại. Sự xuất hiện của loại giọng điệu này hiếm khi xuất hiện trong tư duy nghệ thuật sử thi. Cái nụ cười chua chát về cõi nhân sinh, khả năng lật tẩy những sự trớ trêu, nghịch cảnh trong đời chỉ có thể có được khi nhà văn không nhìn đời bằng cảm hứng lãng mạn thuần túy màu hồng mà nhìn nó như những mảnh vỡ. Ðây có thể coi là yếu tố đầu tiên tạo nên bản giao hưởng đời sống trong văn chương Hồ Anh Thái. Chân dung của hiện thực trong văn Hồ Anh Thái vì thế bề bộn, nhiều góc khuất, nhiều trạng thái, nhiều giá trị xấu tốt đan cài chứ không đơn điệu kiểu mở đầu ta thắng địch thua và khi kết thúc thì phải gióng lên những tiếng hát lạc quan cho đúng quy phạm nghệ thuật trong văn học một thời. Ðó là hiện thực "phân mảnh" như các nhà văn hậu hiện đại vẫn thường nói đến. Nhưng vấn đề là phía sau những bi kịch nhân sinh, nhà văn không mất đi niềm hy vọng vào con người. Khát khao hướng thiện sẽ làm cho thế giới này thoát khỏi vòng tận thế. Nói thế để thấy rằng, Hồ Anh Thái có quan niệm riêng về thế giới. Anh không ảo tưởng về cuộc sống nhưng không vì thế mà quay lưng lại với nỗi đau con người. Trái lại, nhà văn dám nhìn thẳng vào nỗi đau, niềm nhức nhối bủa vây cõi người để gióng lên những tiếng chuông khẩn thiết về sự khô kiệt nhân tính đang có mặt khắp nơi. Ðiều này có thể thấy rất rõ trong Cõi người rung chuông tận thế. Sự thù hận và cái ác làm cho con người sống trong nghi kỵ, cầm tù con người trong đời sống bản năng. Có thể, những ngày sống trên đất Phật đã góp phần tạo nên chất giọng suy tư phía sau cái nhìn tỉnh, sắc về cuộc sống. Tiếng thở dài qua rừng kim tước là một tác phẩm xuất sắc của Hồ Anh Thái. Tác phẩm này, đúng như có người nói, đã điểm trúng "huyệt" tính cách của người Ấn Ðộ bằng những "mũi kim" hết sức chính xác. Ðây là câu chuyện về những đứa trẻ chưa kịp sống đã phải chết vì món hồi môn sau này bố mẹ chúng phải trả. Hồ Anh Thái đưa người đọc vào một không gian ghê rợn, đầy âm khí. Mỗi đứa trẻ chết được đánh dấu bằng một cây kim tước. Chẳng mấy chốc, một rừng kim tước đã mọc lên. Nhưng cuối cùng, một trận cuồng phong đã quật đổ rừng cây. Cơn cuồng phong ấy như được góp bằng hơi thở của những người đàn bà đang sống. Màu sắc siêu thực phủ đẫm thiên truyện. Rừng kim tước oan nghiệt kia là một ẩn dụ nghệ thuật có sức biểu đạt lớn. Nó xoáy vào tâm trí người đọc một niềm nhức nhối: tại sao cái xã hội kia lại có thể thờ ơ đến thế trước số phận con người?
Rõ ràng, xuất phát từ quan niệm coi cuộc đời như những mảnh vỡ, bản thân mỗi một con người lại mang những mảnh vỡ, những xung lực khác nhau trong trăm ngàn mảnh vỡ kia đã trở thành nét chính trong quan niệm về cuộc sống của Hồ Anh Thái. Chính quan niệm này sẽ tạo nên tính đa cấu trúc trong các tác phẩm của anh. Thật đơn giản, theo Hồ Anh Thái, mỗi một số phận có kiểu vỡ khác nhau, mỗi một tình huống có hình thức bi hài khác nhau. Vấn đề là ở chỗ, phía sau sự nhốn nháo ấy ta bắt gặp khuôn mặt đích thực của cuộc sống, nhận ra cái hữu lý và cái phi lý của cõi nhân sinh. Thử xem Hồ Anh Thái đã miêu tả như thế nào chân dung của một kẻ thất phu trong hình hài một trí thức: "Ðấy, chính là gã. Một thứ trẻ con tồ tồ tẹt tẹt, lớn xác 1,82m nhưng đầu óc vĩnh viễn là một thằng phụ hồ mất dạy tuổi mười bảy. Nó ở quê ra tìm việc làm, ông chú nó là phó phòng tổ chức viện xin cho vào làm bảo vệ. Anh bảo vệ ít năm sau được chiếu cố cho đi học tại chức. Anh đại học tại chức ít năm sau được chiếu cố trở về làm nghiên cứu viên cho viện. Anh nghiên cứu viên ít năm sau tuyên bố tiếng Việt thiếu sức biểu cảm chỉ vì vừa đăng ký lớp tiếng Trung ban đêm. Gã đi đâu cũng kẹp nách một quyển Trung văn, kẹp đến hôi cả sách vẫn mấy câu nỉ hảo ủa ái nhi. Ði hội thảo Nhật về, gã quảng phắt cuốn Trung văn ẵm mùi xơ xác như một bó dưa, kẹp thế vào đó một cuốn tiếng Nhật cấp tốc, tiếng Nhật thực sự tinh tế hơn tiếng Tàu nhiều". ( Sân bay). Nhìn vào cấu trúc đoạn văn có thể thấy hình ảnh cuộc sống ở tầng sâu của nó đã được thể hiện một cách sinh động : a- Cơ chế xin-cho (nhờ thế nhân vật của chúng ta mới thành bảo vệ), b- Cơ chế chiếu cố vô lý (thế mới từ bảo vệ thành nghiên cứu viên), c- Sự nghênh ngang của những kẻ dốt hay khoe chữ mặc dù không có chữ (học tiếng Trung rồi tiếng Nhật mà vẫn đặc cán mai, ngoại ngữ chỉ là một thứ mốt trang sức). Nhìn từ góc nhìn liên văn bản ta sẽ thấy đây là những Xuân Tóc Ðỏ thời mới. Nếu trong kiệt tác của Vũ Trọng Phụng, Xuân từ hạ lưu bước vào xã thượng lưu rồi thành anh hùng cứu quốc thì nhân vật của Hồ Anh Thái cũng có những nét tương đồng. Chỉ có điều cái nhí nhố trong xã hội của Vũ Trọng Phụng khác với cái rởm trong cuộc sống hôm nay qua ống kính Hồ Anh Thái. Cái rởm ấy được dung túng bởi cái gọi là cơ chế. Cái "ông cơ chế" này vô hình nhưng hoá ra lại ăn vào máu con người một cách thật khủng khiếp. Nó cho phép cái vô lý tồn tại một cách hợp lý. Có thể nói, Hồ Anh Thái đã xây dựng những tác phẩm của mình bằng tư duy nghệ thuật tiểu thuyết hiện đại. Tự sự 265 ngày mặc dù là tập truyện ngắn nhưng khi đặt trong một tập thì mỗi truyện lại tựa như một chương của một cuốn tiểu thuyết trào phúng hoạt kê. Nhà văn không chú ý nhiều đến chuyện mà chú ý nhiều hơn cấu trúc truyện. Tương ứng với điều đó là sự gia tăng các chi tiết miêu tả không gian so với hệ thống chi tiết miêu tả thời gian. Ðiều này giúp nhà văn dựng lên các hoạt cảnh để nhân vật diễn vai mình một cách chân thực trong quá trình va quệt với môi trường và với các nhân vật khác. Bởi thế, các nhân vật trong sáng tác của Hồ Anh Thái chinh phục người đọc một cách khá tự nhiên, không gây cảm giác gượng. Dấu vết các "mối hàn" khi xây dựng nhân vật trong các trường đoạn khác nhau được ngụy trang rất khéo khiến cho người đọc không nhận thấy sự sắp xếp lộ liễu của nhà văn. Ðây là một thành công đáng ghi nhận của Hồ Anh Thái về nghệ thuật dựng truyện và tạo "lực hấp dẫn" nhằm thu phục người đọc.
2. Sáng tạo đồng nghĩa với quá trình phi monotone hóa
Mỗi nhà văn thực tài bao giờ cũng xây dựng được một nhãn quan riêng về thế giới. Hồ Anh Thái không nhìn cuộc sống theo lối "chưng cất", ở đó chỉ hiện lên những khuôn mặt đẹp đẽ, những tính cách "vô trùng" mà tạo nên những tác phẩm nghệ thuật mang dáng dấp của một một tổng phổ nhiều bè, đầy nghịch âm.Trước một hiện thực đa dạng như thế, giữ nguyên một chất giọng sẽ có cơ làm mòn cảm hứng và thu hẹp khả năng bay lượn của trí tưởng tượng. Trên vốn văn hóa đã được tích lũy, nhà văn phải luôn thay đổi giọng điệu. Ðây là tính "động" của phong cách và giọng điệu nhà văn. L. Tolstoi cũng từng nói rằng, cái khó nhất khi bắt tay vào một tác phẩm mới không phải là chuyện đề tài, tư liệu mà là phải chọn cho được cái giọng điệu thích hợp. Trong văn học, giọng điệu không tự nhiên mà có. Nó phải là một hiện tượng nghệ thuật được tổ chức công phu, chặt chẽ. Bản thân giọng điệu là một tổ hợp trong một tổ hợp hoàn chỉnh lớn hơn là tác phẩm. Việc tạo nên giọng điệu trong tác phẩm vì thế cũng phải tuân theo cách tổ chức cấu trúc nghệ thuật của nhà văn. Sự thay đổi giọng điệu trong các tác phẩm của Hồ Anh Thái cho thấy anh là người không muốn lặp lại mình. Mỗi một tác phẩm, mỗi một chặng sáng tác là một tone khác nhau. Sự khác biệt ấy, dĩ nhiên phải gắn liền với cách tổ chức cấu trúc tác phẩm. Muốn tìm hiểu cái mới trong giọng điệu văn chương Hồ Anh Thái phải đặt các tác phẩm của anh vào thời điểm mà nó xuất hiện. Nếu như văn học giai đoạn 1945-1975 chủ yếu mang giọng điệu sử thi thì vào thời điểm những năm 1980 của thế kỷ XX đã bắt đầu xuất hiện hiện tượng "vỡ giọng". Cùng với một số cây bút khác như Nguyễn Minh Châu, Ma Văn Kháng, Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài… Hồ Anh Thái đã có ý thức tạo nên những giọng điệu mới. Bên cạnh màu sắc trữ tình, người đọc khi tiếp xúc với những tác phẩm đầu tay của Hồ Anh Thái có thể bắt gặp những màu giọng khác: trẻ trung, tinh nghịch, nhưng cũng rất hóm hỉnh. Những tác phẩm viết về miền đất ấn Ðộ lại được tác giả thể hiện bằng một hình thức giọng điệu hoàn toàn khác. Chất giọng trữ tình đã nhường chỗ cho một giọng văn sắc lạnh. Không né tránh nỗi đau, trái lại, nhà văn có ý thức xoáy sâu vào các vết thương nhức nhối trong đời sống và thể hiện chiều sâu những tiếng thở dài nén ghìm sau những bi kịch nhân sinh. Thực ra, ở giai đoạn này, Hồ Anh Thái cố gắng tạo ra sự hòa trộn của nhiều sắc thái giọng điệu. Có giọng xót xa trong Tiếng thở dài của rừng kim tước, có sự hài hước trong Người đứng một chân. Trong truyện ngắn Hồ Anh Thái thời kỳ này, màu sắc triết luận khá đậm. Dường như sau mỗi tác phẩm là một câu hỏi, một băn khoăn về cõi thế, về bi kịch của những "kiếp người đi qua". Như vậy, màu sắc trữ tình không mất đi mà chìm xuống mạch ngầm ngôn bản. Ðây là lý do nhiều người thích đọc Hồ Anh Thái. Từng trải hơn, chiêm nghiệm hơn, cùng với thời gian, Hồ Anh Thái nhận ra cái bi hài có mặt khắp nơi, thậm chí cả những nơi sang trọng, cái hài vẫn xuất hiện dưới trạng thái che giấu, nhưng càng giấu thì chất hài lại càng rõ (Phòng khách). Chất giọng giễu nhại trong sáng tác Hồ Anh Thái trở nên nổi bật trong Tự sự 265 này. Trong Bãi tắm, Hồ Anh Thái miêu tả chân dung một nữ viên chức: "Khi cô vắng mặt trong phòng, nghiên cứu viên Hai gật gù, đúng là nhìn rất rõ, đùi đĩa tươm ra phết. Nghiên cứu viên Một vẫn cảm thán: Nhưng mà hôi lách cực kỳ. Nghiên cứu viên Ba lúc này mới nhảy vào giữa cuộc hội thảo: Ngày trước tớ cũng hôi lách, may mà tìm đúng thuốc. Cả phòng mười bốn người thì tám người buột miệng đồng thanh: Thuốc gì? Chỉ một câu mà những tám người phải tự thú trước bình minh.
Kết thúc hội thảo người ta đi đến nghị quyết, từ nay mùi hành tây ủng ủ trong đống rác nhiệt đới trước những cổng chợ được mã hóa thành thỏ lon (thỏ lon = hôi lách). Chữ thỏ lon hợp với một cô gái hồn nhiên hơn". Quan sát văn chương Hồ Anh Thái và một số cây bút khác như Lê Minh Khuê trong Bi kịch nhỏ, Phạm Thị Hoài trong Thực đơn chủ nhật chẳng hạn ta sẽ thấy khá rõ sự thay đổi mô hình giọng điệu tự sự trong các thời kỳ khác nhau. Trước 1975, văn học trôi trong hai kênh giọng chủ đạo: hào hùng ngợi ca và chất trữ tình lãng mạn; sau 1975, nhất là sau thập kỷ 1980, giọng điệu giễu nhại trở thành yếu tố thẩm mĩ nổi bật. Tự sự 265 ngày được viết bằng chất giọng này. Hai trăm sáu mươi lăm ngày ở công sở, một trăm ngày là của mình nhưng dường như ở đâu, cái máu công chức vẫn hiện hữu. Ðây là tác phẩm có cấu trúc lạ. Mỗi một truyện như một phiến đoạn trong một tiểu thuyết. Các trạng thái đời sống được Hồ Anh Thái xây dựng theo nguyên tắc hài hước và lật tẩy. Nhà văn đặc biệt chú ý thay đổi các điểm nhìn nghệ thuật, người kể chuyện không đơn giản kể chuyện theo kiểu liệt kê những điều đã được chứng kiến một cách đơn giản theo kiểu "Tôi thấy…" Cách thay đổi cấu trúc kể như đã nói khiến cho câu chuyện trở nên khách quan hơn, mạch chuyện trở nên biến hóa hơn. Quá khứ đã qua không phải lúc nào cũng trong veo. Con đường đi học không phải lúc nào cũng thơ mộng rợp bướm vàng bay. Ðiều này có thể thấy rất rõ qua Chạy quanh công viên mất một tháng. Với cái nhìn suồng sã, lật tẩy, Hồ Anh Thái phơi bày cái trần tục của đời sống công chức qua Bãi tắm. Toàn lòng vả cũng như lòng sung nhưng lại cố giấu sau các loại mặt nạ khác nhau. Tôi nhớ, gặp Hồ Anh Thái ngoài đời, đôi mắt của anh toát lên sự cả tin trẻ thơ nhưng miệng thì lúc nào cũng kêu chán. Hai chữ "chán lắm" của anh có lẽ xuất phát từ cái nhìn lật tẩy, nhưng đôi mắt cả tin kia thì vẫn nhiều hy vọng về cõi người lắm. Nói theo Nguyễn Huy Thiệp thì sự nhốn nháo trong văn Hồ Anh Thái cũng là một kiểu Ðời thế mà vui. Trở lại chuyện Bãi tắm sẽ thấy rõ điều này: "Cô Thỏ Lon nôn ra một đống túi ni lông. Mắt lờ đờ, mí mắt sưng húp, tóc tai rũ rượi, cô lả lướt nghoẹo đầu nhắm mắt cho quên đi nỗi đường còn dài. Mấy đứa trẻ con bây giờ quay sang mời cô nước vuốt tóc cho cô, bị mẹ chúng lườm nguýt. Thằng bé con nhà Nghiên cứu viên Hai nhìn ngực áo xộc xệch của cô Thỏ Lon rồi ngang nhiên tuyên bố: Con đã sờ vào ti cô Thỏ Lon rồi. Thằng anh hét lên: Mày im đi. Thằng em cáu kỉnh: Hai lần cơ. Cô ấy cho mà. Củ tam thất giật thằng bé ngã ngửa sang ghế mình, phát vào đít nó mấy cái, hấm hứ lườm sang chồng: Con với cái, rõ rau nào sâu ấy". Có lẽ Hồ Anh Thái có chủ định đặt tên nhân vật: cô Thỏ Lon, Nghiên cứu viên Một, Hai, Ba, Bạch Cốt Tinh … Cách đặt tên như vậy vừa gây sự hài hước, vừa cho thấy sự tha hóa trong đời sống đang là một hiện tượng phổ biến. Thảo nào câu cửa miệng của Thái ngoài đời là Chán lắm. Chán vì sự nhố nhăng, chán vì sự đơn điệu, vì cách sống mặt nạ, vì sự cũ mèm, chán với sự văn minh nửa vời… Ðến Cõi người rung chuông tận thế, Hồ Anh Thái sử dụng nhịp mạnh để gây ấn tượng. Những chương đầu tiết tấu rất nhanh, giọng điệu đầy chất trinh thám. Những cái chết bí ẩn nối nhau. Ai là thủ phạm? Sao những kẻ chuyên gây ác lại phải chết một cách kỳ lạ thế? Hồ Anh Thái chọn cách trần thuật từ ngôi thứ nhất. Tôi là một kẻ tay đã từng trót nhúng chàm.Tính chất phóng sự điều tra tạo nên sự gấp gáp trong giọng điệu thực ra ra là cách tạo lực hút của nhà văn. ống kính của nhà văn vừa quay lướt vừa biết dừng ở những điểm nhấn cần thiết nhằm tạo ra một thế giới nhiêu khê, bất trắc, hỗn tạp. Phần cuối truyện nhịp điệu chậm hơn, màu sắc trữ tình xuất hiện như một phép cân đối "ngón chơi cấu trúc" của nhà văn.
Khảo sát hành trình văn chương Hồ Anh Thái có thể nhận ra một kiểu đối thoại mang tính văn hóa thấm trong từng văn bản: văn xuôi Việt không có truyền thống lâu đời như thơ ca. Ðây là một khó khăn cho các nhà văn trong quá trình thiết lập hệ ngôn từ tự sự. Khi sáng tạo, không ít nhà thơ bị rơi vào tình trạng thơ hóa. Bởi thế, để tránh những lực cản truyền thống, nhà văn phải biết vượt ra khỏi sự du dương của ngôn ngữ thơ ca. Từ quan niệm ấy, cấu trúc ngôn ngữ của Hồ Anh Thái không bằng phẳng mà "lổn nhổn" một cách cố ý. Ðiều này khiến cho hình ảnh đời sống trong tác phẩm của anh gần gũi với hơi thở của đời. Nó không phải là cuộc sống ở trạng thái chưng cất giống như rượu cồn pha tinh dầu lúa nếp. Chai rượu ngon, theo Hồ Anh Thái phải có nguyên liệu là lúa nếp chứ không phải bằng cách thêm vào rượu sắn một chút tinh dầu công nghiệp. Cũng phải, nửa cái bánh mỳ không phải là tất cả cái bánh. Tôi nghĩ, cùng với những cây bút khác như Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài, Nguyễn Thị Thu Huệ…, Hồ Anh Thái đã đã góp phần tạo nên một động hình ngôn ngữ mới và giọng điệu văn xuôi khác hẳn so với văn xuôi 1945-1975. Tuy nhiên, sự đổi mới này cần cảnh giác với mặt trái của nó: có sự giống nhau giữa ngôn từ của các nhà văn. Ðọc một số tác phẩm của một số cây bút gần đây không ít khi tôi thấy mình rơi vào tình trạng không phân biệt được mình đang đọc văn ai. Rất có thể cảm giác ấy là do người đọc nhầm lẫn và thiếu tinh tế chăng? Nhưng tôi tin không ít người đọc sẽ chia sẻ cùng mình cảm giác ấy. Sự ảnh hưởng này có lúc Hồ Anh Thái vượt qua (và anh có đủ điều kiện để vượt qua), nhưng cũng có lúc anh bị "dính đòn". Trong ngôn ngữ của Hồ Anh Thái có những lúc ta bắt gặp bóng dáng của vài người gần gũi về phong cách. Rất may điều đó không nhiều. Vả chăng, trong văn học, đây cũng là chuyện thường. Ngay cả những tài năng lớn cũng từng rơi vào trường hợp này như M. Solokhov chịu ảnh hưởng của L. Tolstoi. Là một cây bút sung sức, có phông văn hóa dày dặn, tôi nghĩ Hồ Anh Thái, một khi hãy còn nuôi giữ được ngọn lửa đam mê, anh còn đi xa trên con đường mà có lần anh tự nhận là quá đỗi chông gai. Không còn cách nào khác, nhà văn phải chịu mình thánh trước vẻ đẹp chữ và chỉ qua chữ, anh ta mới thực sự chứng minh được giá trị đích thực của mình.
3. Tính luận đề và màu sắc tượng trưng siêu thực
Nhìn đường văn mà Hồ Anh Thái đã trải và những "ngón chơi' đầy biến hóa của anh, ta vẫn có thể nhận thấy nằm sâu trong các cấu trúc đa dạng ấy là sự có mặt của hai yếu tố: tính luận đề và màu sắc tượng trưng, siêu thực. Ðiều đáng nói là nhà văn đã tạo nên sự bện kết hài hòa giữa hai yếu tố này. Ðây là một phương diện đòi hỏi sự cao tay của người cầm bút trong quá trình bắt ấn.
Với những cây bút non tay, khi viết các tác phẩm mang tính luận đề, nếu xử lý không khéo thì rất dễ rơi vào hai tình trạng: a-Sự khô cứng trong ngôn ngữ; b-Biến nhân vật trở thành "cái loa phát ngôn" cho tư tưởng của nhà văn một cách lộ liễu. Trong sáng tác của Hồ Anh Thái, màu sắc luận đề khá rõ. Cái lượng ý trong văn anh khá mạnh. Nhà văn thường trăn trở về cuộc sống bằng cái nhìn phân tích sắc sảo. Khi mà cái mặt nạ đời sống bị bóc trần thì lập tức cái hài xuất hiện. Khi sự thật đau lòng được mổ xẻ thì sẽ tạo nỗi xót đau. Tôi không tin Hồ Anh Thái viết về tội lỗi của cõi người như một niềm thích thú. Nhà văn có ý thức trình bày sự thực trần trụi như một lời cảnh báo: có sự vô lý như món hồi môn 60 000 rupi trong Tiếng thở dài qua rừng kim tước, có sự bi kịch vì ảo tưởng trong Người đứng một chân, có sự cợt giễu sâu sắc trong Tự sự 265 ngày… Tính luận đề cũng là một yếu tố nổi bật trong Cõi người rung chuông tận thế. Nhưng Hồ Anh Thái không nêu lên một luận đề có sẵn và tác phẩm chỉ là phần "xác" minh họa cho luận đề ấy. Cách viết này rất chông chênh. Nó thường tạo nên hiện tượng lời nhiều hơn ý. Trong khi đó, bản chất văn học phải là ý ở ngoài lời. Tôi cứ nghĩ, văn Hồ Anh Thái hấp dẫn được người đọc bởi lẽ anh đã nhúng tư tưởng vào một thế giới đầy biểu tượng. Hay nói một cách đơn giản hơn, nhà văn đã trộn hòa cái thực và cái ảo một cách khá nhuần nhuyễn khiến cho ý tưởng ẩn chìm vào mê trận ngôn từ. Tôi thích cách kết thúc Tiếng thở dài qua rừng kim tước khi mà hình ảnh trận cuồng phong và những tiếng thở phào của những người đàn bà như lẫn vào nhau. Hư đấy mà cũng là thực đấy. Hồ anh Thái đã giấu "thực chiêu" trong "hư chiêu" khiến người đọc phải lần đến đầu mút của vấn đề bằng cách tái dựng lại cấu trúc tác phẩm theo cách tiếp nhận của mình. Cõi người rung chuông tận thế lại đặt ra vấn đề đấu tranh thiện - ác. Câu chuyện ấy không diễn ra thoáng chốc mà là là cái vòng luẩn quẩn nối nhau không dứt. Hận thù không thể hóa giải bằng hận thù. Nó chỉ có thể được hóa giải bằng tình yêu thương, sự khoan dung, lòng nhân hậu của con người. Cuốn tiểu thuyết này mặc dù ra mắt người đọc gần đây nhưng thực ra được viết vào năm 1996. Sự chậm trễ của nó nằm ở chỗ ai kia lo sợ đây là tác phẩm "có vấn đề'. Thiết nghĩ, cách nhìn văn học của nhiều người ở ta thật ấu trĩ. Người ta không mấy quan tâm đến giá trị nghệ thuật mà chỉ nhăm nhắm tác phẩm ấy có định bôi xấu cái gì hay không. Tôi hoàn toàn không thiện cảm với những tác phẩm nhân danh nghệ thuật để thực hiện những mục đích phi nghệ thuật. Nhưng những nhà văn chân chính không ai có ý định hạ thấp con người. Nếu có ý định bôi xấu cuộc sống thì có lẽ chọn cách vẽ biếm họa lên tường là nhanh nhất, hà cớ gì cứu phải lụi hụi bên trang giấy. Cái hay của Cõi người rung chuông tận thế là tác giả nhìn cái ác từ bên trong, qua lời một nhân vật từng đồng lõa với cái ác. Ðiểm nhìn trần thuật này giúp tác giả phanh phui cái ác, sự vô cảm của con người một cách rõ nét hơn. Nhưng nhân vật chính là người có can đảm từ bỏ cái ác để hướng thiện, dù đó là quá trình đầy gian nan vất vả. Tác phẩm này nêu lên một vấn đề triết học mà Hồ Anh Thái đã dày công suy ngẫm và tìm cách thể hiện: cái ác phải bị trừng phạt. Nhưng ở đây, Hồ Anh Thái đã lý giải số phận con người bằng cái nhìn Phật giáo: kẻ gây ra cái ác không bị đẩy đến đường cùng. Họ vẫn còn cơ hội giác ngộ nếu trong họ vẫn còn sót lại chút thiên lương trong trẻo. Trong tác phẩm này, Mai Trừng giống như một loại "thiên sứ". Nhưng đó không phải là thiên sứ toàn bích. Cô bị ràng buộc bởi lời nguyền. Mai Trừng trừng phạt kẻ ác, đó là lẽ thường. Nhưng ngay cả người yêu cô cũng không thể tới gần. Mai Trừng chỉ còn một cách, cô tìm cách xin trở lại làm người bình thường. Phút giải nguyền giúp cho câu chuyện trở nên sáng rõ, ai cũng hiểu được. Nhưng với tư cách là người thích tạng văn của Hồ Anh Thái , tôi lại tiếc cho điều này. Giá như anh để câu chuyện mờ hơn, ảo hơn thì sức hấp dẫn tác phẩm cao hơn nhiều. Có lẽ anh e người đọc không hiểu mình chăng? Màu sắc siêu thực phủ lên thiên truyện như một yếu tố đắc dụng đã không được tận dụng trong trường hợp này. Nhưng, xét kỹ ra, phải thừa nhận Cõi người rung chuông tận thế là một tác phẩm thành công của nhà văn trên hành trình làm mới văn chương..
Ðọc Hồ Anh Thái, tôi thường băn khoăn: đâu là yếu tố giúp cây bút này sung sức đến thế. Hầu như tác phẩm nào của anh xuất hiện cũng được tìm đọc. Nhà văn Tô Hoài cũng cho rằng trong số ít cây bút đọc được hiện nay có Hồ Anh Thái. Ðiều này có giá của nó. Hồ Anh Thái đã lao động cật lực trên từng con chữ như một nhà văn chuyên nghiệp, và, với một vốn văn hóa dày dặn, anh không rơi vào tình trạng tự thỏa mãn mà luôn tìm cách bứt phá trên cơ sở kiến tạo những kiến trúc mới mẻ, táo bạo. Người văn ấy, vì nỗi đắm đuối văn chương, cứ thấp thoáng đâu đó rồi lại nhanh chóng trở về với nỗi cô đơn của mình trước trang giấy. Mà nếu có ngồi nhấm nháp một cốc bia, thoạt đầu hào hứng, lát sau lại buột miệng kêu chán. Ðó không phải là tiếng thở than của một kẻ ghét đời. Nó là tiếng buột miệng của con người lắm nỗi đa mang. Khốn nỗi đời đâu có phải lúc nào cũng như mình mong muốn. Thôi, đành mơ trên từng dòng chữ, đành viết ra những cái xấu xa, giễu cợt nó, bỉ bác nó để mà hy vọng…Thi thoảng, vào lúc đêm muộn, tôi gọi điện cho Hồ Anh Thái. Nhưng đáp lại, tôi chỉ nghe Tút… tút…tút… Thôi, cứ để Thái đi vào những giấc mơ*. Biết đâu mấy ngày sau, anh lại gọi điện: Sắp xong một cái nữa rồi đấy. Lúc nào đọc nhé. Trong mường tượng của tôi, khi thông báo cho bạn bè, đôi mắt của anh lại mở to, tin cậy. Ðó là đôi mắt luôn tin rằng Cõi người cũng bao dung lắm ! ./.
Hà Nội, 12.2002
NGUYỄN ĐĂNG ĐIỆP
-
*"Tôi quan niệm tiểu thuyết như một giấc mơ dài"- Hồ Anh Thái trả lời phỏng vấn - Báo Thể thao & Văn hóa 23.8.2002
© Talawas 2002
-
*"Tôi quan niệm tiểu thuyết như một giấc mơ dài"- Hồ Anh Thái trả lời phỏng vấn - Báo Thể thao & Văn hóa 23.8.2002
© Talawas 2002
==========
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét