Thứ Ba, 10 tháng 5, 2016
tác giả ' bay trong hoàng hôn' bay vào cõi hư vô / bài viết: nguyễn mạnh trinh (www. phonuipleiku.org/ )
tựa chính bài:' nhà văn kq phùng ngọc ẩn vừa ra đi'
(http://www.phonuipleiku/org/ )
tác giả 'bay trong hoàng hôn'
bay vào cõi hư vô
(http://www.phonuipleiku/org/ )
tác giả 'bay trong hoàng hôn'
bay vào cõi hư vô
nguyễn mạnh trinh
Phùng Ngọc Ẩn [1934- San Diego 2013]
(ảnh: TẬP THƠ TRUYỆN KQ THỜI CHIẾN ( Saigon 1974)
- ... văn chương đã là một phương tiện để thực hiện ước vọng ấy. 'Vị nghệ thuật hay vị nhân sinh' , câu hỏi ấy có lẽ đã xưa cũ quá rồi; với nhà văn 'Thần phong Phùng ngọc Ẩn' đâu cần phải giải thích .
- khi bị hỏi về việc nhà văn Thế Phong trong tác phẩm Hồi ký ngoài văn chương, có nhắc đến ông [cựu đại tá Không quân Phùng Ngọc Ẩn], thì có những diễn tả hơi 'suồng sã'; ông cho rằng Thế Phong hơi 'quá tay' ...
Nhà văn Phùng Ngọc Ẩn , cựu đại tá Kq. [Không quân Việt Nam Cộng Hoà
], cựu trưởng phòng Hành quân chiến cuộc Bộ Tư lệnh Kq, vừa từ trần ngày 15-6- 2013, tãi San Diégo, hưởng thọ 8o tuổi. [theo âm lịch] ...
Sự gãy cánh của một cánh chim có nhiều đóng góp cho Kq. VNCH, từ thuở sơ khai cho đến lúc bành trướng thành một không lực thứ hạng 3 [chỉ sau Mỹ và Nga] trên thế giới. Riêng với giới cầm bút; nhất là đối với những người trong quân chủng, thì ông là một tác giả quen thuộc của đặc san Lý Tưởng -- và cũng là tác giả 5, 7 tác phẩm, xuất bản [từ trước 1975] -- nên sự ra đi tạo nhiều mất mát hơn.
Tác phẩm đã xuất bản: Bay trong hoàng hôn (1968) , Kẻ lạc ngũ (1972), Cánh chim ngoại biên (1974), Những mảnh trời khác biệt (tuyển tập/ nhiều tác giả,) 'Tuyển tập thơ truyện Không quân thời chiến (tuyển tập/ in chung, 1974) ... Tác phẩm của ông đều viết chung theo một chủ đề, viết trung thực về đời sống người lính Kq tham gia cuộc chiến .
Riêng tôi [Nguyễn Mạnh Trinh] chỉ nghe tiếng, chưa bao giờ có dịp nào gặp mặt.
nói theo ngôn ngữ quân chủng [Không quân] , ông là đại niên trưởng của tôi, chứ không phải là niên trưởng. Lúc ông làm chỉ huy trưởng Căn cứ 92 (Pleiku), có lẽ tôi vừa mới vào lính. Khi tôi lên Pleiku, ông đã về Saigon. Nhưng, qua những lời kể của những người đã sống; và, làm việc vời ông; họ đều cho rằng, đó là một chỉ huy trưởng 'chịu chơi', sống gần gũi với thuộc cấp, lại sẵn sàng bênh vực, cũng như hãnh diện với 'màu cờ sắc áo' đơn vị mình.
Vị chỉ huy kế tiếp ông vừa nghiêm khắc vừa cứng rắn; tạo cho Căn cứ 92 một không khí khác hơn tinh thần thoải mái lúc trước. (*) Chính bản thân tôi; dù là đơn vị biệt đội từ Nha Trang chuyển lên, không hẳn trực thuộc Căn cứ 92; nhưng vẫn bị 'hỏi thăm sức khỏe' dài dài-- từ những việc khó nhất đến những việc khác quan trọng hơn. Có một người thân cận với chỉ huy trưởng này; đã hỏi ông tại sao lại nghiêm khắc thế; thì được trả lời,'nếu không 'đuya' [ cứng] ở chỗ coi như bị đi dày này, làm sao àm chỉ huy được.' Cũng may cho cá nhân tôi, khi chính thức lên Pleiku; thì ông đã đi nơi khác. Dù vậy, tôi vẫn thấy mình có nhiều kỷ niệm với Pleiku + những năm tháng ở đây, có nhiều thi vị lãng mạn của đời một người lính. Ở trong thiếu thốn cam khổ; vẫn tìm được niềm vui từ những người chung cảnh ngộ. Dẫu sao, cảnh ở phố núi đẹp đẽ; và, người của Pleiku cũng hữu tình.
Sự gãy cánh của một cánh chim có nhiều đóng góp cho Kq. VNCH, từ thuở sơ khai cho đến lúc bành trướng thành một không lực thứ hạng 3 [chỉ sau Mỹ và Nga] trên thế giới. Riêng với giới cầm bút; nhất là đối với những người trong quân chủng, thì ông là một tác giả quen thuộc của đặc san Lý Tưởng -- và cũng là tác giả 5, 7 tác phẩm, xuất bản [từ trước 1975] -- nên sự ra đi tạo nhiều mất mát hơn.
Tác phẩm đã xuất bản: Bay trong hoàng hôn (1968) , Kẻ lạc ngũ (1972), Cánh chim ngoại biên (1974), Những mảnh trời khác biệt (tuyển tập/ nhiều tác giả,) 'Tuyển tập thơ truyện Không quân thời chiến (tuyển tập/ in chung, 1974) ... Tác phẩm của ông đều viết chung theo một chủ đề, viết trung thực về đời sống người lính Kq tham gia cuộc chiến .
Riêng tôi [Nguyễn Mạnh Trinh] chỉ nghe tiếng, chưa bao giờ có dịp nào gặp mặt.
nói theo ngôn ngữ quân chủng [Không quân] , ông là đại niên trưởng của tôi, chứ không phải là niên trưởng. Lúc ông làm chỉ huy trưởng Căn cứ 92 (Pleiku), có lẽ tôi vừa mới vào lính. Khi tôi lên Pleiku, ông đã về Saigon. Nhưng, qua những lời kể của những người đã sống; và, làm việc vời ông; họ đều cho rằng, đó là một chỉ huy trưởng 'chịu chơi', sống gần gũi với thuộc cấp, lại sẵn sàng bênh vực, cũng như hãnh diện với 'màu cờ sắc áo' đơn vị mình.
Vị chỉ huy kế tiếp ông vừa nghiêm khắc vừa cứng rắn; tạo cho Căn cứ 92 một không khí khác hơn tinh thần thoải mái lúc trước. (*) Chính bản thân tôi; dù là đơn vị biệt đội từ Nha Trang chuyển lên, không hẳn trực thuộc Căn cứ 92; nhưng vẫn bị 'hỏi thăm sức khỏe' dài dài-- từ những việc khó nhất đến những việc khác quan trọng hơn. Có một người thân cận với chỉ huy trưởng này; đã hỏi ông tại sao lại nghiêm khắc thế; thì được trả lời,'nếu không 'đuya' [ cứng] ở chỗ coi như bị đi dày này, làm sao àm chỉ huy được.' Cũng may cho cá nhân tôi, khi chính thức lên Pleiku; thì ông đã đi nơi khác. Dù vậy, tôi vẫn thấy mình có nhiều kỷ niệm với Pleiku + những năm tháng ở đây, có nhiều thi vị lãng mạn của đời một người lính. Ở trong thiếu thốn cam khổ; vẫn tìm được niềm vui từ những người chung cảnh ngộ. Dẫu sao, cảnh ở phố núi đẹp đẽ; và, người của Pleiku cũng hữu tình.
-----------
* - trung tá Không quân Đỗ Trang Phúc ( tốt nghiệp khóa 6 trường Võ bị Dalat, chuyển sang Kq ; khi là thiếu úy, cùng học khóa Quan sát viên tại Trung tâm Huấn luyện Kq Nha trang với thiếu úy Trần Văn Minh .(sau là tư lệnh Kq QLVNCH.) Đại tá Phúc là chỉ huy trưởng cuối cùng Căn cứ Kq. Phan Rang) (Bt)
Pleiku là một nơi chốn đặc biệt với những người lính Kq, Cái căn cứ nhỏ bé của một Không lực còn trẻ; đã từng có một vị chỉ huy trưởng sau này trở thành tư lệnh Kq.-- ở giai đoạn phát triển hùng mạnh nhất -- và, chính ông ta cũng là một nhà văn nặng tình với Pleiku, trung tướng TrầnVăn Minh .
Người kế vị làm chỉ huy trưởng Căn cứ 92 Kq. cũng là một nhà văn, đại tá PhùngNngọc Ẩn. Ông là một cây bút quen thuộc của Kq., của những người lính mang huy hiệu Tổ quốc không gian, đã có nhiều tác phẩm in ở trong nước, trước 1975. Là phi công thời chiến, bị tù cải tạo sau khi mất nước; thơ văn phản ảnh tâm trạng cả một thế hệ trong một thời thế chiến tranh.
Tác phẩm pha trộn thực tế + mơ mộng ... , là tác giả 'Bay trong hoàng hôn' ,' Gãy cánh; [đó là bối cảnh của] không gian cao rộng vời vợi trong từng dòng chữ. Từ giấc mộng vùng vẫy trời cao, đến nhân sinh quan trẻ trung, yêu đời; đến giấc mơ phục vụ đất nước trong thời buổi chiến chinh, mỗi tâm thức được biểu lộ với văn phong rất chân thành, tuy mộc mạc.
--------------
(...) - tạm lược một đoạn khá dài. (Bt)
Với nhà văn niên trưởng Thần phong Phùng Ngoc Ẩn; nhiều lúc tôi muốn làm một người phỏng vấn; để tò mò giở ra từng trang viết về một cuộc đời của một cánh chim, có lúc vẫy vùng trên trời cao; nhưng có lúc bị đày ải trong tù ngục cải tạo.
- như một duyên khởi, khi cộng tác với Tuyển tập Phố núi Pleiku; tôi được [cựu trung tá hoa tiêu phi đoàn trưởng Bắc đẩu 118'] , nhà văn Võ Ý giới thiệu -- tôi có dịp được nói chuyện với nhà văn Phùng Ngọc Ẩn. ...
với giọng nói đặc thù Nam Bộ, tôi nghe, như có cảm tưởng đáng nói chuyện với ông gia gân, cứng cỏi, nóng tình, rất 'chịu chơi'; từ thuở còn làm chỉ huy trưởng Căn cứ 92 ở Pleiku. ... Khi phỏng vấn, tôi gọi ông bằng 'bác', xưng 'cháu' -- thì ông gạt đi, bảo,
" gọi là' anh, em' cho thân mật, bác cháu cái mẹ gì, cứ anh em mà hỏi; miễn là câu hỏi phải hay mới được. Không quân thì phải thẳng thắn, thoải mái."
--------------
(...) - tạm lược một đoạn dài. (Bt)
Tôi hỏi tiếp, như vậy văn chương có ảnh hưởng gì trong đời sống quân ngũ của ông? Thì, ông ngần ngư một chút, rồi trả lời,
" Có và không -- Có là khi viết về sự thực; thì, phải đề cập cả 2 phần: xấu+ tốt; thành ra có nhiều dị ứng, tạo thành phản ứng. Nhưng không, vì cũng may; có một ông Sếp cũng yêu văn chương, ông tướng Tư lệnh, nên cũng chẳng có gì đáng nói."
khi đề cập tình thân giữa ông và nhà văn Trần văn Minh; thì, ông xác định: 'đây là một người ông kính trọng; và có nhiều cảm tình'
khi bị hỏi về việc nhà văn Thế Phong, trong tác phẩm Hồi ký ngoài văn chương, có nhắc đến ông: như một người thân; đôi lúc có những diễn tả hơi 'suồng sã'; thì ông cho rằng,
'Thế Phong hơi 'quá tay', khi viết những chi tiết như vậy; bởi, quân đội cũng phải có kỷ cương, tác phong,; cư xử phải ở trong khuôn thước ấn định, do quân kỷ.'
---------------
(...) - tạm lược một đoạn ngắn. (Bt)
Cuộc phỏng vấn viết sơ lược ở trên; chỉ mới là phần đầu về chân dung một người của 'thuở phố núi muôn năm cũ'; dự trù phần tiếp theo, sẽ là chân dung của một 'cánh chim trong thời vẫy vùng không gian+ một thời gãy cánh+ mười mấy năm tù ngục.'
thật đáng tiếc, khi bài phỏng vấn bị bỏ dở: một chân dung chỉ được nhìn ngắm một phần, sao gọi là chân dung [Thần phong Phùng Ngọc Ẩn *] được !...
-------------
*- trong trại cải tạo khu F... (Bắc Bộ) cựu đại tá Phùng Ngọc Ẩn theo đạo Công giáo ,
" ... còn ở khu giam bên ngoài, thì có đại tá Dương Quang Tiếp (CSQG/ VNCH) đại tá Phùng Ngọc Ẩn ( Kq/ QLVNCH) cũng vừa gia nhập vào đạo Công giáo; [cải tạo viên [ linh mục] Phan Phát Hườn rửa tội, làm phép bí tích, gia nhập đạo Công giáo] ... trong khi các tướng
[cải tạo viên] Nguyễn Hữu Có, Lê Trung Trực ( Kq. /VNCH) Lê Bá Hỷ, được mục sư Dương Kỳ cầu nguyện tin Chúa Giê-xu, theo đạo
Tin lành ..."
(theo Phạm Liên < vnchdalat-benthuacuoc. blogspot.com...toi-ac-vu-thanh-an-lam-angt ...)
dù chỉ nói chuyện qua điện thoại vài lần; nhưng tôi [Nguyễn mạnh Trinh] cũng hiểu được rằng: 'ở những phút gần đất, xa trời ấy' có một anh lính già vẫn còn hừng hực ngọn lửa nhen nhúm, từ thưở thanh xuân, [để] làm đẹp cho đời.
Và, văn chương đã là một phương tiện để thực hiện ước vọng ấy. 'Vị nghệ thuật hay vị nhân sinh' , câu hỏi ấy, có lẽ đã từ xưa cũ quá rồi -- với nhà văn Thần Phong Phùng Ngọc Ẩn đâu cần phải giải thích ... ./.
"... khi đề cập tình thân giữa ông [Phùng Ngọc Ẩn]
và nhà văn Trần Văn Minh:
" đây là một người ông [Ẩn] 'kính trọng và có nhiều cảm tình..."
thủ bút+ chữ ký tác giả Phùng Ngọc Ẩn
t rích :Tập thơ truyện Không quân thời chiến
(Saigon 1974)
==========
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét