Văn hóa | |
Trò chuyện cùng nhà văn Thế Phong.Ban Mai | |
Lần đầu tiên tôi biết nhà văn Thế Phong cách đây hơn 6 năm khi đọc truyện ngắn “Thủy và T6” đăng trên tạp chí Hợp Lưu số 82, năm 2005. Với giọng văn miên man, tình tiết lôi cuốn, truyện ngắn vẽ lại xã hội Sài Gòn những năm trước 1975, tôi đọc một mạch không dứt, cuối truyện tác giả bỏ lửng khi đang hồi gay cấn, với lời ghi chú (…tạm ngưng nơi đây…). Tò mò đoạn kết, tôi liên hệ tạp chí Hợp Lưu phần tiếp theo và được trả lời, chỉ thấy có văn bản này từ chồng sách cũ, tạp chí không liên hệ được tác giả, nên không biết Thế Phong đang sống ở đâu… và rồi theo thời gian tôi quên ông.
Tình cờ, tác giả Trần Hoài Anh gửi tặng tôi cuốn “Lý luận phê bình văn học ở đô thị Miền Nam 1954-1975” xuất bản năm 2009, cuốn sách viết lại từ luận án tiến sĩ của anh. Tôi thật vui vì biết rằng Văn học Miền được nhà văn Thế Phong cung cấp nhiều tài liệu trước năm 1975. Tôi ngạc nhiên, nhà văn Thế Phong trong “Thủy và T6” còn sống sao? Thế là tôi có địa chỉ của Thế Phong và liên lạc với ông... Sau đó, tôi nhận được truyện ngắn của ông gửi qua đường bưu điện, nhưng cuối cùng tôi mới biết thì ra đoạn cuối ( …tạm ngưng nơi đây…) như vậy là hết…tác giả bỏ lửng không viết tiếp làm người đọc ngộ nhận cứ dài cổ đợi chờ.
Tìm lại một nhà văn Miền Nam cũ, có nhiều hiểu biết về giới văn chương Việt Nam trước 1975, với một người “hậu sinh” như tôi là niềm hạnh phúc. Nhà văn Thế Phong rất hào phóng và ưu ái gửi tặng tôi 12 cuốn sách cũ trong tủ sách gia đình ông.
Thế Phong tên thật Đỗ Mạnh Tường, sinh ngày 10-7-1932 tại Yên Bái. Năm 1952 ông in Truyện ngắn đầu tiên “Đời học sinh” với bút hiệu Tương Huyền đăng trên nhật báo Tia sáng ở Hà Nội. Truyện dài đầu tiên “Tình sơn nữ”, in ở Sài Gòn năm 1954, ngay khi vừa đặt chân vào
Thế Phong là nhà văn viết đủ thế loại. Đến nay, ông đã sáng tác trên 50 tác phẩm: thơ, truyện, phê bình, khảo luận, dịch thuật. Bàn về thơ Thế Phong, nhà thơ Bùi Giáng từng viết: “Thế Phong hùng hậu, ngang tàng, bướng bỉnh, khó tính. Bài thơ đi ào ào, lúc chan hòa tâm sự, lúc cộc lốc phiêu nhiên. Thơ cảm động vô cùng mà cũng lắm phen khiến người ta cười bật thành tiếng. Thơ của ông Thế Phong là chỗ kết tụ của một tâm hồn tế nhị khôn hàn và nỗi gàn bướng khó tả. Ông làm giàu cho thi ca hiện đại không phải là ít”. (NXB Ca Dao, Sài Gòn 1969).
Thơ Thế Phong mang chất bất cần đời, đôi lúc sỗ sàng, tàn nhẫn, văn ông ngược lại phóng khoáng, mượt mà, những nhận định về con người trong các tiểu luận đầy chất chiêm nghiệm, có lúc rất độc mang tính võ đoán nhưng thẳng thắn. Ông là một trong những nhà văn Miền
Ban Mai: Thưa nhà vănThế Phong, được biết ông là một trong những nhà văn Miền Nam hiện còn sống ở Sài gòn và có những khảo cứu công phu về Văn học Việt Nam như những cuốn: Lược sử Văn Nghệ Việt Nam, Tổng luận sáu mươi năm Văn Nghệ Việt Nam 1900-1956, Hiện tình Văn nghệ Miền Nam 1957 – 1962; vậy ông có thể cho biết sinh hoạt văn chương miền Nam trước năm 1975 ra sao? Từ các khuynh hướng nghệ thuật chính, đời sống văn nghệ đến kiểm duyệt ?
Thế Phong: - ...Cô Ban Mai ơi , ( cứ cho tôi xưng hô thân mật cùng đọc giả, lần đầu gọi điện thoại, hỏi truyện ngắn" Thủy và T6", đăng trên" Hợp Lưu" ( Hoa Kỳ) hiện còn sống ở Sài Gòn, thật sao?!) ...mới nghe xong, sao nó ngậm ngùi vậy?! Quả tôi đã già thật ,78 tuổi rồi - chứ không còn tự biện bạch" ta chưa già nhưng đà lớn tuổi" (nói theo tác giả" Chết Non") đặt câu hỏi vậy- buộc tôi phải giải thích những cuốn sách trên- thực ra chỉ là bốn tập trong bộ" Lược sử văn nghệ Việtnam ": a) Nhà văn tiền chiến: 1930-1945, b) Nhà văn kháng chiến chủ lực : 1950-1945 + Nhà văn miền Nam : 1945-1950, c) Nhà văn hậu chiến : 1950 -1956 ( Quốc gia V.N & miền Vietnamese literary scene , 1900-1956" ( Dai Nam Văn Hien Books, Saigon 1974)- hiện được nhiều mạng toàn cầu đưa lên mạng, dạng "ebook" : như Amazon.com, Theis, Booknear, Open Library beta, get CITED, vv..:
160k- Cached Similar pages.
Available in the National Library of 27cm.
- Rất tình cờ câu hỏi được đặt ra- " hay thì thật là hay.." , nhưng , tôi đã viết hết trong" Hiện tình văn nghệ miền Nam: 1957-1962" rồi. Ai" khứng " theo dõi, xin mời vào : <Google/ Search/ nhà văn thế phong >,< Google/ Search/ thế phong>,< Google/ Search/ Thephong writer>. Riêng tôi, hẳn không thể làm thêm" việc bắt voi bỏ giọ" một lần nữa. Chỉ nhớ một chi tiết " vấn đề kiểm duyệt" thời Việt nam Cộng hòa- tôi đã là một" lớn đầu bậc nhất tội đồ" của Sở Phối Hợp Nghệ Thuật ( tức Sở kiềm duyệt) của Bộ Thông Tin VNCH.
Ban Mai: Vậy cuộc sống của các nhà văn Miền Nam như thế nào trước tình hình chiến sự ngày 30 tháng 4 năm 1975, những ngày sau cùng, và rồi sau tuyên bố đầu hàng của Dương văn Minh, họ có lo lắng và suy nghĩ gì?
Thế Phong: Tôi chỉ nói riêng về gia đình chúng tôi . Từ Khu Gia binh Không quân ở Tân Sơn Nhất ra ở nhờ chị họ, tại 13 Trần Khắc Chân, Tân Định một tuần; sau chuyển sang căn nhà ở 118/ 12 Trần Khắc Chân Tân Định- Nhà có gác lửng bỏ không , anh Đàm Xuân Cận cho ở nhờ. Bắt đầu, kiếm miếng sống độ nhật - sắm một tủ kiếng nhỏ, mua bánh bông lan về bán lẻ- đầu tiên ngồi trước ngõ 27 Trần Khắc Chân, bán ế, chuyển ra trước chợ Tân Định. Một thời gian sau, tôi đi làm" lơ" xe thực thụ, tuyến xe buýt Thủ Đức-Saigon- còn vợ con bán nón, ngồi trước cửa Trường Bà Sơ Thiên Phước (chị nuôi- ca sĩ cổ nhạc Lệ Liễu, trưởng ban cổ nhạc Đài Saigon mua buôn mũ, nón- bỏ mối , bán trước, trả tiền sau theo lối trả " gối đầu". Rồi tôi trở thành công nhân viên chức Công ty Xe Khách Thành, từng" kinh qua” phụ xe, nhân viên an toàn giao thông, bảo vệ điều độ- năm 1992 tôi xin" hưu non" , lãnh tiền một lần.
năm 1995) phản ảnh " cuộc sống nhà văn miền
Thế Phong: Đầu tiên, Nhà sách Khai Trí lớn bậc nhất của
- Tới vụ cải tạo tư sản 1978, có nhà giầu quá, đã đúc vàng thành sợi " lòi tói" để khóa ngoài cổng , cũng bị khám phá ra. Có người giấu diếm " vàng, đá quý" trong những cục gạch ở tường- chủ vượt biên, hoặc đi" kinh tế mới", nhà bán hoặc sang tên cho" cán bộ"- cán bộ phá nhà xây lại-thợ xây bỗng trở thành chủ giàu sụ. Chính hậu quả' cải tạo tư sản" nảy sinh cảnh vượt biên lớn chưa từng có trong lịch sử " một nuôi má, hai cá ăn"!
Thế Phong: ...Tôi rất" dị ứng" với "mác" "nhà văn quân đội."Với tôi, chỉ có' nhà văn" , anh có thể làm" lính nghề"," lính quân dịch" ( bây giờ: nghĩa vụ). Anh sống trong quân ngũ, được cảm động, anh viết nhân vật sống quân ngũ. Với Bảo Ninh là " Nỗi buồn chiến tranh", tôi đã đọc, và viết cảm nhận trong" Hà Nội 40 năm xa" ( sđd.), tác giả viết rất thực về " cuộc chiến xào sáo" . Phải nói đó là cuốn tiểu thuyết" đáng được coi là tiểu thuyết hay". Đã từng được dịch sang ngoại ngữ, phổ biến nhất, là sách anh ngữ, qua tài " tai thông, mũi thính ngoại nhân" ! Sau, tôi đọc" Chuyện kể năm 2000"( nhờ anh Đắc Sơn về Hà Nội năm 2005, mua trọn bộ hai tập . xem vội "," mua chui" ở đường Thanh Niên ( Hồ Tây) " 300 ngàn đồng" ( nhà thơ Đoàn Lam Luyến giàu to!)- tôi thích hơn, đánh giá cao hơn, so " Nỗi buồn chiến tranh" đọc từ mấy năm trước. Tác giả kể lại, viết bản thảo xong, cứ gửi “bừa” tới Nxb Thanh Niên ở Hà Nội, và sau được in ra thật . ( thời kỳ giám đốc Bùi Văn Ngợi và nhà thơ Đoàn Lam Luyến" bao thầu" in ấn, phát hành). Một bộ tiểu thuyết" thật hay"! sau này, ở hải ngoại một, hai nxb đã in ra, không biết tác giả có nhận được "đồng xu, bạc cắc" bản quyền nào không- so với Tô Hoài- nhà văn" cội" , gốc Hà Nội", ẵm bộn" tác quyền sách in ra từ hải ngoại! Tôi không hề đọc tác phẩm Chu Lai- xin miễn trả lời.
Thế Phong: - Cuốn sách đầu tiên được in ra, phải nhờ" bóng, vía" , nhà thơ Trần Nhật Thu- hội viên Hội Nhà văn Việt Nam ( TW) sống , làm báo ở tp HCM. Năm 1994, tôi và anh Thu ( còn được mệnh danh" giám đốc cấp giấy phép của giám đốc". Lúc nào trong cặp , anh cũng sẵn " vài " giấy phép" khống". Anh bảo tôi" anh viết xong, tôi điền tên tác phẩm vào, đưa nhà in in ngay" Thế là" T.T.Kh., Nàng là ai?" ra đời ( ký Thế Nhật- vì anh Thu viết 2 mẩu ngắn trong sách). In tại nhà in Công ty Văn hóa Quận 11, nơi này phát hành luôn. Chỉ một tuần sách in xong, 10000 ngàn cuốn, đề ở "trang Lưu chiếu" 2000 " thôi. Sách bán chạy quá, cô N.guyệt , phụ trách các quầy, sạp báo, hai cậu em vợ anh Thu làm cho Nhà phát hành Fahasa, sáng sáng" kìn kìn" chở hết bó này sang bó khác đến Nhà sách Nguyễn Huệ, Nhà sách Saigon, nhà sách Tân Định vv...(…) Kết quả, 70 bài báo, từ TW ( viết tắt: trung ương) đến địa phương" , cả hải ngoại phản pháo" tác phẩm" đánh lừa bạn đọc" ( Tuổi trẻ) vv. và vv.. nhiều bài viết nhất, là báo Thanh Niên- hình như 2 phóng viên văn hóa tranh luận cãi nhau về cách viết bài" ủng hộ", " đả kích" NÀNG T.T.KH, suýt choảng nhau, chỉ tội" vỡ "ấm trà thì vỡ , chén thì bể "! (…)
Thế Phong: - Câu hỏi này "interesting ":và cũng" hắc búa" không kém. Theo tôi, Hội hè của " nhược tiểu dân tộc" đang vươn lên , dầu, có đang trở thành CON RỒNG chăng nữa - vẫn bị lệ thuộc vào đồng tiền văn hóa " bảo hộ". Ngay một nhà văn Pháp có lần kêu đồng tiền" le fétéchisme de l'argent" hoặc Lê Văn Trương viết cả một pho tiểu thuyết " Đồng tiền xiết máu ". Đồng tiền gồm hai mặt , biết sử dụng: ' tên đầy tớ tốt"; ngược lại, ' nó' là " tên chủ xấu CỦA kẻ mang " ngân ảnh". Bao nhiêu tạp chí ở miền Nam, từ " Hội Nghiên cứu Liên lạc Văn hóa Á châu"( có tờ tạp chí" Văn hóa Á châu"- chỉ sống được, khi " ngân ảnh" từ Asia Foundation( Mỹ) rót vào- tờ" Hiện Đại" của Nguyên Sa. được viên Chánh sở ( người từng dịch sách) Sở Nghiên cứu Xã hội) gọi nôm na " Mật vụ thời TT. Ngô Đình Diệm) cấp" ngân ảnh Tổng thống Diệm", thì' sống" được trên 10 số. Chánh sở Mật Vụ Trần Kim Tuyến bị lật đổ theo Đệ I Cộng hòa, Nguyên Sa thẳng lưng nói thật" Mật vụ không cung cấp tiền nữa, báo đành" ngủm" thôi!".. Rồi" Sáng tạo" của Mai Thảo, lúc đầu được William Tucker cấp" ngân ảnh",( gài quản lý Đặng Lê Kim làm nội ứng báo cáo ) , hết" cấp" ngân ảnh , thì báo " sập tiệm". Và nhiều tờ nữa... Trở ngược về thời tiền chiến, hỏi" chủ nhiệm Phạm Quỳnh" với" Nam Phong"- chủ nhiệm đã ghi tên chánh sở mật thám Marty trên báo, hoặc các bậc tiền bối , như Nguyễn văn Vĩnh, Trương Vĩnh Ký, vv vẫn cần " ngân ảnh bà đầm xòe" phân phát để làm văn hóa đấy thôi!
Nhà văn Thế Phong: - ... mới đây thôi trả lời phóng viên Calitoday.com, tôi đùa: " văn chương Việt nam nối dài ư ?- vậy thì điều này, tôi nói thật lòng," không có ngày 30/4/1975, sẽ không có một số người trở thành nhà văn hải ngoại được". (…) - một số nhà văn trẻ ( nam có, nữ có) sáng tác bằng anh ngữ, tôi không có ý kiến, vì chưa đọc. Ban Mai: Với tinh thần giao lưu, hội nhập với thế giới mà Nhà nước đang chủ trương, ông có tin ngày càng có nhiều nhà văn người Việt ở hải ngoại về nước xuất bản sách hay không?
Nhà văn Thế Phong: - Có rồi, thí dụ Trần Thiện Hiệp chẳng hạn. Hồ Trường An có nhận xét này:"... Qua ba thi tập "Cây Lá Phận Người," " Mặt Trới Lưu Vong,"" Đỉnh Mây Qua, "chúng ta thấy một điều: Trần Thiện Hiệp dù đã từng trải những thảm nạn tai ương trên quê hương , đã từng trải qua bao mệnh nước nổi trôi (...) anh còn giữ được một( ....) trái tim nhạy cảm để dựng lên một cõi thơ đẹp muôn vẻ..." ("Tác phẩm đẹp của bạn"/ Hồ Trường An - viết về Vi Khuê, Trần Thiện Hiệp, Cao Mỵ Nhân,,, vv, Cỏ Thơm xb, USA 2000 ) quyết 34 đã đi vào" hiện thực" từ lâu rồi, cô Ban Mai ạ!
Ban Mai: Cảm ơn nhà văn Thế Phong đã có cuộc trao đổi thẳng thắn như vậy. Mặc dù, vẫn biết “ văn trường là chiến trường”, thời nào cũng có những “ân oán giang hồ” của giới cầm bút. Bài viết này đã giúp thế hệ chúng tôi hiểu hơn về một thời đã qua. Tuy nhiên, thế hệ tôi muốn vượt thoát những tị hiềm cá nhân, những quan điểm chính trị, để hướng đến một nền văn chương Việt
Việt Ngày 07/5/2010 BAN MAI --------------
(Ghi chú: Bài viết này thiên về văn chương nên những thông tin mang tính chất cá nhân mà nhà văn Thế Phong trao đổi, Ban Mai xin phép không đưa vào và đã được sự đồng ý của Thế Phong. Đây là văn bản duy nhất.) | |
Ban Mai nguồn: www.vanchuongviet.org> =========== | |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét