Văn Quang
Văn Quang là bút hiệu của nhà văn Nguyễn Quang Tuyến (1933 -). Ông sinh ở Thái Bình, được biết đến qua một số tiểu thuyết cùng những tác phẩm văn học khác.
Hoạt động[sửa | sửa mã nguồn]
Văn Quang gia nhập quân đội Việt Nam Cộng hòa tốt nghiệp khoá sĩ quan trừ bị Trường Bộ binh Thủ Đức rồi làm việc cho Cục Tâm lý chiến, cấp trung tá. Ông từng làm quản đốc Đài Phát thanh Quân đội Việt Nam Cộng hoà và giám đốc tờ báo Quân đội, sau đổi thành Chiến sĩ Cộng hòa.
Đóng góp lớn nhất của ông là các tác phẩm văn chương. Trong số những tiểu thuyết của Văn Quang, có bốn tác phẩm được thâu thành phim.
- Chân trời tím được Quốc Phong chủ hãng Liên Ảnh[1] chọn quay.[2] Hùng Cường và Kim Vui thủ diễn hai vai chính trong phim Chân trời tím[3] với bài "Nửa hồn thương đau" của Phạm Đình Chương do Thái Thanh hát.[1] Nhạc sĩ Trần Thiện Thanh đã lấy nguồn cảm hứng từ cuốn tiểu thuyết này để sáng tác nhạc phẩm "Chân trời tím" cùng tên.
- Ngàn năm mây bay thì do Thái Lai phim thực hiện với Hoàng Anh Tuấn làm đạo diễn và sĩ quan quân đội Phạm Huấn thủ diễn.[4]
- Phim thứ ba là Đời chưa trang điểm của hãng phim Giao Chỉ do ông Hoàng Vĩnh Lộc đạo diễn.[5]
- Cuối cùng là phim Tiếng hát học trò do Thái Thúc Nha của hãng Alpha thực hiện, Thanh Lan diễn vai chính.
Sau năm 1975 ông bị bắt giam hơn 12 năm tù cải tạo trước khi được thả.[6] Tuy không cầm bút như trước năm 1975 ông tiếp tục sáng tác với loạt phóng sự "Lẩm cẩm Sài Gòn Thiên hạ Sự" và "Lên đời" được phát hành trên báo chí và radio tiếng Việt ở hải ngoại.[7]
Năm 2009 ông được tạp chí Khởi Hành ở California trao tặng "Giải Văn chương Toàn Sự nghiệp Khởi Hành 2009".
Tác phẩm[sửa | sửa mã nguồn]
- Chân trời tím (1964); thâu thành phim 1970; đoạt giải vàng Văn học Nghệ thuật
- Đời chưa trang điểm
- Đường vào bến mê (1966)
- Lẩm cẩm Sài Gòn Thiên hạ Sự
- Lên đời - tiểu thuyết phóng sự
- Nét môi cuồng vọng (1964)
- Ngã tư hoàng hôn
- Ngàn năm mây bay (1963); thâu thành phim 1963
- Nguyệṭ áo đỏ (1963)
- Người lính hào hoa
- Người yêu của lính (1965)
- "Những ngày hoa mộng" - phóng sự trên báo Truyện phim
- Những tâm hồn nổi loạn
- "Sài Gòn tốc" - phóng sự trên nhật báo Chính luận
- Tiếng gọi của đêm tối
- Tiếng hát học trò (1969); thâu thành phim 1970
- Từ biệt bóng đêm
- Thùy Dương Trang (1957)
- Trong cơn mê này (1970)
- Vì sao cô độc
- Xuôi Dòng
Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]
- ^ a ă Trò chuyện với nhà văn Văn Quang (Kỳ 8)
- ^ Sơ lược về Văn Quang
- ^ Trò chuyện với nhà văn Văn Quang (Kỳ 10)
- ^ Nhà báo Phạm Huấn, sĩ quan cao cấp đầu tiên có mặt tại Hà Nội hơn 30 năm về trước
- ^ Trò chuyện với nhà văn Văn Quang (Kỳ 5)
- ^ Tạp Ghi Văn Nghệ: Văn Quang, với những người muôn năm cũ
- ^ Saigon Radio 890AM
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét