Chủ Nhật, 24 tháng 1, 2021

tác giả NGANG TRỜI MÂY ĐỎ đến thăm tôi/ Thế Phong -- trích Blog Virgil Gheorghiu ( 2017)

 

Thứ Tư, 13 tháng 5, 2020


BUỔI CHIỀU MÂY XÁM TRÊN BẦU TRỜI SAIGON,
 TÁC GIẢ 'NGANG  TRỜI MÂY ĐỎ' ĐẾN THĂM  TÔI ... 

Thế Phong



trái qua: 

-phu nhân anh Ngọc Bái  & cháu ngoại & cháu nội & nhà thơ Ngọc Bái
ngồi ở phòng khách gia đình  Thế Phong . 

(ảnh: Thế Phong)




 lẽ  đã dăm bảy năm, lần này anh chị  Ngọc Bái & cháu ngoại+ cháu nội tới thăm chúng tôi ở Saigon. 

Bắt tay, tôi đùa" ...ông  ơi,  bữa nay tôi được gặp lại tác giả NGANG TRỜI MÂY ĐỎ; thì bầu trời Saigon NGANG TRỜI MÂY XÁM."  Cả tuần nay, mưa bão vật vờ bao phủ t.p. HCM, những cơn mưa phùn; mà Tây thuộc địa xưa kia gọi  là" crachin Tonkinois" đấy .

  Nhớ tới sau câu nói có từ "đấy" , ở đầu câu , hoặc cuối ; thì  tác giả Ngọc Bái thường xen chữ "đấy" vào-- khiến  người theo dõi của Google thường chấm dấu đỏ dưới 'từ', như nhắc nhở' nên  'chỉnh sửa' 

Và, tôi xin lỗi tác giả, bài ở trên của anh,  vài từ "đấy"đã "bị" tôi' mạo sửa' thành "đây", chẳng hạn vậy.
  
  Vợ tôi trò chuyện với chị Bái; còn tôi hỏi anh về chuyện của Nghĩa Lộ ngày xưa;  bây giờ ra sao?

" Ở một  ngã tư thị trấn Nghĩa Lộ có một gốc đa cổ thụ mấy trăm năm , có còn không? "

" Còn, nhưng bị tỉa bớt phần ngọn  để tránh bị gió làm bật gốc. "-  Ngọc Bái trà lời .

 " Nếp xôi Tú Lệ nổi tiếng  dẻo, thơm; nay còn có thể luộc trứng gà ở suối nước nóng ở đó; để ăn xôi lấy từ" cóm khảu" ra không? "-- lời Thế Phong

" Còn, xôi vẫn ngon tuyệt như xưa đấy -- cái đồi trên đồi Nghĩa Lộ có còn không?" 
" Còn, nay là bảo tàng."-  --  Ngọc Bái trả lời.



 chiều thu ở  thị trấn Nghĩa Lộ ( Mường Lò)   
  Google image



 " Cái đồn này bị mất vào tay Việt Minh từ 17/12/ 1952; đồn trưởng thiếu tá Giradin tử trận, sau được đưa về Nhà Thờ Lớn Hà Nội cầu siêu, tôi  có tới dự"- lời Thế Phong

 " Đồn trưởng đồn Nghĩa Lộ là trung tá X.. chứ không phài là thiếu tá Giradin?"-- Ngọc Bái trả lời.

" có lẽ tôi nhầm thật, anh Bái ạ, vậy thì thiếu tá Giradin là đồn phó, không chừng?  À này, tiểu sử ghi 'tác giả Ngọc Bái sinh ở huyện Trấn Yên/ Yên  Bái  ?"  có phải ở Làng Vần không?-- Thế Phong hỏi.

" Không, em sinh ở huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ." -- Ngọc Bái trả lời.

" vậy là, anh sinh ở cùng huyện với nhà thơ Phạm Tiến Duật."--  Thế Phong hỏi.

" Đúng, anh Duật hơn em 1 tuổi."-- Ngọc Bái trả lời.


trái qua,  trên xuống:

-nữ nhà văn, thi sĩ  Lý Thụy Ý ( miền Nam/ VNCH] 
- nhà thơ Phạm Tiến Duật (miền Bắc/ CHXHCNVN)

(tư liệu ảnh: Thế Phong)




phải qua: 

 NGUYỄN KHÔI  (ngồi, ngoài cùng)  
gặp vợ chồng Thế Phong lần đầu tiên ở Hà Nội (ngày 10/10/ 2006).

( ảnh: Thế Phong chụp tại khách sạn Phùng Hưng/ Hà Nội.)



" Thật đáng tiếc, thơ anh ta hay thế; mà còn mắc tội "đạo thơ của nữ thi sĩ miền Nam, Lý Thụy Ý làm gì? cho khổ thân, tội nghiệp đời?" 

À này, anh có đọc một bài viết mới đây của  tác giả Xuân Ba  không nhỉ. Ấy là bài viết về thân phụ ' tội đồ Trịnh Xuân Thanh'?  Nhà báo kỳ cựu này viết về' ký sự nhân vật' rất giỏi...
  Năm nay  chắc tác giả khoảng trên dưới 60..? 

"  em có gặp Xuân Ba nhiều lần. Tay này viết về ' ký sự nhân vật' rất linh hoạt & nhiều tư liệu quý hiếm'; như anh vừa nói, bài viết rất kín kẽ về thân phụ 'tội đồ Trịnh Xuân Thanh , có muốn bắt bẻ cũng  khó đấy ...  Anh ấy đã về hưu rồi... "

"  Anh Bái này,  chắc anh có quen biết một cựu quan chức Quốc hội, đó là văn nhân thi sĩ Nguyễn Khôi-Đình Bảng? Tay này rất giỏi tiếng Thái, cũng sinh ra tại Nhà Thương Yên Bái ( cùng nhà thương với tôi, sau 6 năm)  -- tay trái thì viết văn, tay phải thì dịch tác phẩm tiếng Thái ra  tiếng  Việt --  2 tay viết không mệt mỏi; còn môi mép  " chính trị" rất "chình chị",  chuyện" chính em" cũng lãng mạn  "pas" chê".  ( [không chê]' một cụm từ ở miền Nam xưa kia, là" khen tặng đấy!")  

' tất là quen biết rồi; dịch Sống Chụ Son Sao  tiếng Thái sang" tiếng Kinh, thì  "kinh quá!"... [nghe tới  từ "KINH" ( viết chữ hoa) + "kinh"( viết chữ thường)  -- thì tay Ngọc Bái này, liệu "có chơi CHỮ không đậy? " -- khi tôi nghe giọng nói & khuôn mặt bày tỏ lời nói lại chân tình.)  Theo em , người giỏi tiếng Thái, nói chuyện lưu loát với người Thái, phải là Tô Ngọc Thanh?  "

- có phải là giáo sư Tô ngọc Thanh, con trai họa sĩ tài danh,  tác giả bức tranh "Thiếu nữ bên hoa Huệ" không"?
- chính xác,  anh Thanh kể  lại, " ông bố Tô Ngọc Vân  đã ngã xuống ở Đèo Lũng lô, vì bom của Pháp;
 sau khi vẽ xong bức ký họa cuối cùng" Bên Đèo Lũng Lô" , vào sáng ngày 17/06/1954. "  
 v.v...




Xuân Ba [ i.e. Trịnh Huyên 1954-    ] phóng viên báo Tiền Phong (Hà Nội)

 -  tác giả 'Moi linh hồn phải được đưa tiễn(Hà Nội,1994)
 & "Vẫn phải tin vào những giọt nước mắt" ( Hà Nội 1995)
"Thời chưa xa, người chưa cũ" ( Hà Nội 1995 ) v.v. ... 

-- Google image


họa sĩ tài danh TÔ NGỌC VÂN [1906-1954]-
 -(ảnh: Internet)


Thiếu nữ bên hoa Huệ / TÔ NGỌC VÂN
(tranh: Internet)


 Còn nhiều chuyện về Nghĩa Lộ, về Ngòi Thia, con suối lớn nhất của Mường  Lò; rồi cái tên Ba Khe xưa, nay đổi thành xã  Cát Thịnh-- còn nhắc tới Đèo Ách, con đường dẫn vào Nghĩa Lộ,  xưa kia đã có một trận thư hùng đẫm máu giữa hai phe Việt Minh
 & Việt Nam Quốc Dân Đảng.
 v.v....

 Bỗng nhiên; vợ tôi hỏi anh Ngọc Bái:

"Anh có biết tại sao nhà tôi vào năm 1950 phải nhờ ba tôi xin quan đồn Tây ở Nghĩa Lộ cấp phép cho về Hà Nội học không?  bởi nhà tôi (lấy tay chỉ vào mặt tôi ) đã" chim" vợ một partisan ở Làng Bữu ( xã Thượng Bằng La/ huyện Văn Chấn) bị chồng cô ta thưa với quan đồn ; và vu cho nhà tôi là Việt Minh, quan đồn ở Làng Bữu đòi ' bắn bỏ' -- nhà tôi sợ quá,  phải chạy trốn về Mường Lò; và mẹ chồng tô(sau này) đã nhờ ba tôi là thông dịch viên cho quan đồn ở Nghĩa Lộ, cấp phép nhà tôi về  Hà nội để:
" pour s' adonner ses études" .

" điều này không thấy nhà văn Thế Phong ghi lại trong tiểu sử" --lời  Ngọc Bái

 (tất cả cùng cười to tiếng; riêng Thế Phong cười "mím chi".) 

Gần 2 tiếng đồng hồ, chúng tôi trò chuyện thật vui, chị Ngọc Bái cho biết:  cô con gái mở cửa hàng nôi thất trên đường Ngô Gia Tự (quận 10/ tp. HCM.) bán buôn khá phát đạt, phải thuê thêm một cửa hàng bên cạnh mở rộng cửa hàng; tháng tháng trả tiền  thuê nhà tới 35 triệu VND .

 Nghe vậy, anh Ngọc Bái tiếp lời,

"... con gái chúng em làm ăn khấm khá, nên thường mời em vào Saigon chơi; năm nay có cả nhà em + cháu ngoại & cháu nội nữa...".

 Tới đây, điện thoi thông minh của cậu cháu ngoại rung lên, 
Uber nhắn tin, xe  đã đợi ở ngoài ngõ rồi.   ./.


 Thế Phong
Saigon tháng 8/2017


Ngọc Bái [ i.e. Nguyễn Ngọc Bái 1942-    ]  (trái)
 Thế Phong 

(ảnh:  Nguyễn Thị Khê)



-bà Nguyễn thị Khê  [1937-  ] (vợ Thế Phong) (trái) 
+& phu nhân nhà thơ Ngọc Bái [1948-  ] (phải) 

--  (ảnh: Thế Phong)




***






vài hàng tin tức về
 thi sĩ Ngọc Bái 


"... Nhà thơ Ngọc Bái đã bị xuất huyết não một lần, sức khoẻ suy yếu. Nhà văn Thái Sinh ở Yên Bái thông báo cùng bạn bè để thăm hỏi, chia sẻ, động viên Ngọc Bái sớm bình phục.  Điện thoại NGỌC BÁI: 0912. 011. 643.

Nguyễn NGỌC BÁI, nguyên chủ nhiệm nhà Văn Hoá Quân Khu II, nguyên giám đốc Sở Văn hoá-Thể thao- Du lịch tỉnh Yên Bái, nguyên chủ tịch Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Yên Bái -- hiện đang điều trị tại Bệnh viện Y  học Cổ truyền tỉnh Yên Bái ... " -- ( THÁI SINH)

(theo trannhuong.net> tintuc - 52645> chi ...


==========================

bái đăng lại ( 1/24/2021)
---------------------------------------


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét