MÈO HỔ
chuyển dịch truyện ngắn của ANDREA NEWMAN *
Người để tiếng, thú để da
Mèo con hóa hổ khéo là chuyện chơi
Tẻ , vui, cũng một kiếp người
Vẹn câu nhân nghĩa khỏi lời thế gian.
Đ ám tang diễn ra bình thường, ít người dự. Tôi đã bắn tiếng cho thân nhân Margaret đến dự đám tang thì phải thuê phòng ngủ, chớ không thể ở nhà tôi được- nên nhiều người cảm thấy lạnh cẳng. Những vị có mặt vận y phục mầu đen, khóc lặng lẽ, xong xuôi rồi thì kéo nhau đi giải lao- vì tôi đâu có tổ chức tiêệc lớn, tiệc nhỏ khoản đãi, như để cảm tạ, chia tay họ như ý họ mong mỏi. Riêng Barbara theo tôi kè kè, bà vẫn mặc bột đồ xanh cố hữu, mái tóc hung đỏ, nốt rôồi đồng xu chình ình trên má coi thật gớm ghiếc. Đã trễ, nhân viên quán rượu chuẩn bị thu dọn ly tách. Băng tang tôi đeo tự nhiên nặng chịch, cũng lạ là tôi chẳng cảm tâấy đau buồn, chắc chắn cái chết của Margaret là một sự giải thoát cho bả và cho cả tôi.
Barbara nốc cạn ly, cặp mắt tinh quái như mắt chồn khiến tôi có cảm giác như bất an. Quán rượu vắng tanh vắng ngắt. Tôi như còn nghe thấy tiếng của những cục âất rơi rào rào trên quan tài. Tự nhiên tôi cảm thấy mặt mày xây xẩm. Barbara đứng lên khỏi ghế:
-Nào ta đi.
Lúc này tôi mới nhận ra bà này có chiều cao dễ nể. Chúng tôi cùng ra khỏi quán, bóng đêm cuối năm sập tới khiến tôi rùng mình. Giá Barbara không theo ám thì đỡ biết bao! Bỗng Barbara nói như ra lệnh:
- Ông đưa tôi về nhà ông để tôi thăm lại phòng của Maggie nhé.
Maggie, tên rút gọn Margaret, riêng tôi thì không bao giờ còn dùng vào thời gian sau này, nghe có vẻ kiểu cọ, hình như chỉ còn thích hợp với người còn trẻ hơn mà thôi. Chứ gọi Margaret là Maggie - với bà lão ốm liệt thì chẳng ra làm sao cả. Bây giờ tôi cảm thấy mệt mỏi, yếu nữa lá khác. Barbara đậu xe ở nhà tôi, phải đưa bà về nhà mới dứt cái đuôi này được. Chúng tôi lên xe, không nói một lời trên suốt đoạn đường. Tôi có ý nghĩ cay đắng , khi nghĩ bà này muốn thăm phòng người chết mới chôn xong, thật là kỳ quặc!. Về tới nhà là nghe tiếng bánh xe xiết trên đuờng rải sỏi, tôi lại cảm thấy nỗi cô đơn kỳ lạ còn thấm thía hơn nỗi cô đơn phải gánh chịu một mình sau này. Bỗng Barbara mau miệng:
-Ông à, đám tang vậy là xong, nhưng chưa phải hết chuyện?
Tôi bận tra chìa khóa mở cửa nên không kịp nghĩ đến ý nghĩa cay đắng, sau câu phát biểu khó hiểu này. Vào nhà rồi, tôi ngáp dài, lấy giông rắn rỏi:
- Này Barbara, uống với tôi một ly rồi bà hãy chia tay. Cón tôi phải lên giường đánh một giấc mới được, vì quá mệt mỏi.
Bà ta cới áo khóac treo lên thành ghế , có nghĩa bà còn chưa về, hẳn tôi còn mệt với bả;
-Chút nữa đã ông!
Vừa nói, bà vừa thoăn thoắt lên lầu, đến nửa cầu thang, bả quay lại, nở nụ cười tinh quái lạc quẻ. Còn tôi thì vô phòng khách tự rót cho mình một ly uýt-ky đầy nhóc.
Thiệt hay! Phòng không có một dấu vết gì của Margaret nữa, vì đã lâu lắm rồi vợ tôi đâu có bước xuống lầu. Bây giờ thì tôi cảm thấy thoải mái, hơi rượu làm tôi tạm quên đi sự có mặt của Barbara. Tôi lại rót thêm ly nữa, thế là ưừ nay tôi không còn phải lắng tai nghe tiếng chuông kêu khẩn cấp của Margaret quấy rầy . Tôi không rõ là có chợp mắt ngủ được chút nào không, và khi mở mắt ra, bắt gặp Barbara xuất hiện, nụ cười sáng rỡ trong ánh sáng mờ ảo. Hay là tôi mơ? Barbara nói với giọng tự mãn:
-Nhiệm vụ coi như hoàn tất. Giờ thì uống được rồi, phải không?
Và bà lại ngồi xuống ghế bành đối diện. Chẳng đặng đừng, tôi lại rót cho bà ly nữa, và chỉ một ly này thôi, rồi tôi sẽ tìm cách đuổi khéo bả. Bà ngó tôi, còn tôi cũng ngó bà lồ lộ:
- Ông à, thật là buồn không chịu nổi nữa rồi. Có lẽ tôi sẽ phải đi xa một chuyến thôi. Thật tội nghiệp cho Maggie quá!
-Tôi hiểu.
-Đời tôi chỉ có Maggie thân nhất, hiểu tôi nhất mà thôi!
Nghe tới đây, tôi bỗng rùng mình, nổi da gà, tưởng như vừa bị cúm. Còn Barbara vẫn ỉ ôi, sau khi hớp một ngụm rượu :
- Maggie mất đi âu cũng là phần số đã hết. Nhưng Henry này, riêng ông thì không nên ở một mình đâu nhé!
Câu nói châm chọc làm tôi muốn la toáng lên - thưa bà tôi muốn ở một mình, ở một mình thì càng khoái. - nhưng tôi không lặng thinh.
Barbara lại đốt thêm điêu thuốc:
-Chắc ông muốn Maggie chết đi cho ông rảnh nợ chứ gì?
Tôi trả lời cách yếu ớt:
- Sao, bà nói gì tôi không hiểu?
Thật kinh hoàng, không biết này nói chơi hay nói thiệt. Người đàn bà hắc ám này vẫn nhả khói mờ mịt
-Maggie và tôi là hai chị em, chúng tôi không giấu nhau bất cứ một điều gì. Cón ông, ông nghĩ gì thì cứ bộc bạch, và hãy coi tôi như Maggie vậy. Maggie lâm trọng bịnh không thể qua khỏi, bác sĩ đã chẳng nói rằng " tôi rất tiếc..." đó sao?
Giọng bà đanh lại:
-Nếu được chăm sóc đúng mức hẳn là có cơ hồi phục. Tôi vẫn thường cầu nguyện cho Maggie, ông không biết chuyện này phải không Henry?
-Thực ra thì tôi không rõ thật; mà tại sao bà lại kể cho nghe để làm gì?
Tôi bèn đưa ly rượu lên môi nhấp, nói tiếp:
- Tôi đâu có hay bà rất giàu đức tin như vậy. Riêng Magaret thì chẳng hề hở môi cho biết chuyện này.
-Chúng tôi sống bằng đức tin, không phô trương thì mới có ơn ích.
-Ồ.. vậy sao?
- Bây giờ ông đã trút khỏi gánh nặng , liêu ông có tính đến vụ cùng với cô June ở sở làm không nhỉ?
-Bà điên hả? Cô ta là bạn cùng sở làm mà thôi. Có thể cổ có cả lố bạn trai cùng lứa. Tôi đâu có ăn nhằm gì với cổ chứ?
Barbara bèn xuống tông :
-Này Henry, ông mới ngoài bốn mươi, hãy còn trẻ chán; sống một mình sẽ không tốt đâu?
-Cố gắng rồi cũng quen chớ. Hay là bà cho tôi có ý muốn kiếm bồ nhí ?
-Người muốn nhưng Trời tính. Dù sao thì ông cũng chưa phải sống một mình, vì trong căn nhà này còn đầy ắp kỷ niệm. Maggie vẫn còn sống, đấy nàng như vẫn còn hiện diện !
Barabara đứng dậy giụi tàn điếu thuốc, rồi nốc cạn ly:
-À , á...để tôi coi. Chúng ta phải giúp đỡ nhau vì là bè bạn cả. Tôi sẽ phải đi xa một thời gian, và tôi sẽ kiếm cho ông một con mèo làm bầu bạn nhé.
-Tôi không thích mèo, dù tôi cũng chẳng ghét bỏ. Bây giờ tôi bắt đầu biết sợ miệng lưỡi đàn bà rồi. Barbara đi chơi xa muốn gửi lại con mèo nhờ coi giùm, thì bả phải chịu ơn tôi- nhưng tại sao bà lại khăng khắng buộc tôi chịu ơn bà?
Và bà đã ra khỏi nhà , tôi cảm thấy nhẹ nhõm, ngồi xuống tràng kỷ làm ly cối uýt-ky nữa mới hả.
Hai ngày sau mang giấy báo của bưu điện, tôi ra ga nhận lãnh con mèo nhốt trong chiếc chuồng đan bằng mây . Tôi cứ tưởng Barbara sẽ tự tay mang con mèo tới nhà; tôi sẽ có dịp hạch hỏi về lời lẽ khó thương bữa trước. Thiệt nản, khi tôi phải đọc lá thư chỉ tôi cách chăm sóc mèo , và nhận thêm một lố đồ hộp dùng xen kẽ với cá, gà, thỏ - lại kèm theo 5 bảng Anh gọi là để trang trải chi phí. Tức ói máu mà không có cách nào trả đũa., vì lẽ Barbara đã vuột khỏi tầm tay tôi rồi!
Tôi vừa mở lồng, con mèo có vằn vẫn nhìn quanh, chốc lát sau đi thăm thú mọi nơi trong nhà, làm như nó coi tôi như pha .
Barbara cho tôi hay con mèo được kêu tên Jennet, nhưng tôi lại cũng không thích cái tên kiểu cọ này. Một chốc con mèo trở lại, chun mũi hửi đồ ăn, ngùng nguẩy làm bộ, cạ mình vô chân tôi ra vẻ thân thiện; nhưng tôi thấy ghê ghê, không khoái . Buổi tối tôi không đi đâu, tự nấu nướng ăn qua loa; ăn xong cầm ly uýt-ki vừa nhấm nháp vừa coi ti vi. Con mèo nằm im lặng trên tấm thảm trước lò sưởi. Thỉnh thoảng nó trườn qua trườn lại, chú mục ngó tôi với cặp mắt vàng lồ lộ, nó ngó trân làm tôi chớp mắt. À, hay là nó muốn coi chân coi cẳng tôi xem tròn méo ra sao? Tôi nhấm nhi ly uýt-ki, ngó màn ảnh nhỏ, không muốn bận tâm chuyện đâu đâu.
Khoảng 10 giờ đêm mệt nhừ, tôi không thể coi tiếp ti vi nữa, dầu chương trình hấp dẫn. Tôi đứng lên vô bếp, tính làm ly rà chanh nóng, con mèo lập tức đi theo; tôi bực mình giúi cho nó một cái đá , nó văng ra khỏi cửa. Đóng cửa lại tôi thấy khỏe re.
Tôi ngỡ vậy là thoát nợ được một đêm. Khoảng ba giờ đêm tôi quên kéo màn cửa, ánh trăng rọi vô rõ như ban ngày, con mèo đang dí mũi vô cửa kính, măt sáng quắc. Chờ mãi nó không cịu bỏ đi, tôi miễn cưỡng đứng dậy mở cửa sổ. Con mèo nhảy vô liền, nó đứng trên sàn ngoe nguẩy đuôi, trông nó dường như lớn hơn trước; tôi nghĩ có lẽ do tôi quáng mắt, nửa tỉnh nửa mơ. Tôi không muốn nó ngủ trong phòng tôi nên đưa tay đẩy nhẹ:
- Đi chơi đi mi.
Con mèo vẫn đứng khựng không nhúc nhích, tôi hối:
- Lẹ đi mi.
Nó ngó tôi với cặp mắt y chang mắt Barbara. Tôi đẩy nó thật mạnh, lông nó dựng lên, nó kêu é é rồi biến lẹ. Tôi đóng cửa phòng, mồ hôi vã ra. Tôi thao thức hoài không ngủ được.
Ba ngày sau tôi nói với Bill:
-Con mèo quỷ làm tôi sống không yên.
Tôi không biết cách giải thích lý do, nhưng lại kể những điều kỳ cục; con mèo mài móng trên đồ đạc, và mỗi sáng nó để lại cả lố chuột chết ở sàn bếp, nó hiện diện khắp nơi,theo dõi quanh nhà. Nó còn đứng bên ngoài phòng Margaret kêu rú từng hồi làm tôi lên ruột, nó muốn nói gì với người đã chết. Bóng ma quá khứ còn theo ám ảnh tôi đến khi nào ?
Bill bập ống vố góp ý:
-Ông cứ mở cửa phòng Margaret cho nó vào. Vô rồi là nó hết đòi chứ gì. Giống này hiếu kỳ ghê gớm không thua ma xó đâu?
Tôi biết Bill không có ý ám chỉ gì, nhưng tôi vẩm thấy nhột.
Một hồi Bill thở khì:
-Chắc ông cần nghỉ xả hơi lấy lại phong độ.
-Nhưng tôi không thể, Barbara đã đi rồi.
-Tôi chưa hiểu.
-Trước khi đi Barbara gởi con mèo nhờ tôi coi giùm.
-Vậy là kẹt rồi ,thôi làm một ly nữa đi.
Barbara gởi bưu thiếp cho tôi mỗi ngày một cái, nhưng tôi chẳng buồn ghé mắt. Tôi ăn cơm tiệm, hưởng thú tự do, muốn đi đâu thì đi, trên đường thích thì vô quán làm ít ly. Tôi cần rượu hơn trước. Và mỗi lần về nhà trước khi vô cửa tôi thấy nhờn nhợn. ..Con mèo lao vô phòng dường như không phải chào mừng tôi ,mà là xem tôi đã về chưa. Thấy tôi bực tức xé vụn tấm thiệp, nó cạ chân trên cán chổi, chân ghể mài vuốt. Nực, tôi xua đuổi nó chạy đi đâu đó rồi trở lại cấp kỳ. Tôi tự trách mình quá chén qúang mắt nhìn không rõ, chớ làm sao có chuyện kỳ cục này.
Barbara đi đã đúng một tuần, như vậy tôi đã trải qua một nửa cuộc khổ nạn. Con mèo gửi không để ôi yên, tôi không cách nào tránh mặt nó, ngay cả khi tơi coi ti vi nó cũng coi chúng tôi với cặp mắt tròn xoe, lâu lâu nhe răng nhọn thấy ớn. Tôi đứng dậy đi kiếm cuốn sách hay pha ly cà phê nó lặng lẽ theo sau. Nếu tôi đóng cửa ngăn nó vô, nó cào chân vào cửa. Tôi cố gắng đi ngủ sớm nhưng nó không buông tha tôi, nếu chưa đến nửa đêm, nó cào cửa rồi kêu meo meo bên ngoài phòng Margaret hàng giờ cho đến khi nó biến vào bóng đêm đi săn, bất kể thời tiết.
Công việc ở sở làm bê trễ vì trối ngủ không yên giấc. Tôi mang con mèo ra bào chữa, nhưng ai nấy chung hửng. Điều làm tôi bận tâm nhất là nhiều khi tôi không nhìn rõ người và vật ở chung quanh, trí nhớ suy sụp quên cả ngày, tháng.
Tôi gắng gượng xin đi thử mắt. Hồi nào tới giờ mắt tôi không tệ. Y sĩ nhãn khoa cho hay mắt tôi bình thường. Tôi hỏi bâng quơ:
-Vậy sao tôi thấy mọi vật lớn hơn bình thường?
-Làm gì có chuyện lạ thế?
Ông cố trấn an tôi nhưng tôi hẳng thấy an tâm chút nào:- hay để tôi thử lại?
-Thôi ông ạ.
-Hay là ông mệt mỏi trong người?
-Ông có bị khủng hoảng tâm lý?
Tôi không đáp, lùi ra cửa, y sĩ gọi với:
-Ông nên đi khàm bác sĩ.Tôi làm bộ tỉnh queo, cười hơ hố. Tôi rõ tình trạng bết bát của mình hơn ai hết. Có điều tôi không muốn đi khám bác sĩ. Tôi có bệnh tật gì đâu. Tôi chỉ thấy hơi khó ở khi quá chén như mọi người. Dùng thuốc an thần ngủ không yên là chuyện thường. Vì con mèo quái qủy mà tôi không ngủ đước nếu không uống thuốc. an thần Còn hơn nằm ngó trần nhà nghĩ ngợi không đâu.
Ngày kế vào giờ ăn trưa tôi trở lại văn phòng Cơ quan Bảo vệ Súc vật địa phương để dò hỏi giống mèo lớn đến cỡ nào thì ngưng. Cô gái sau quầy tròn mắt nhìn tôi, nhưng cô trả lời đầy đủ mọi câu hỏi. Theo cô, có lẽ mèo ăn nhiều chỉ mập ra chớ đâu có lớn thêm được. Tôi nói tôi đi làm bận rộn, muốn gởi nuôi, thì cô từ chối nói các chuồng mèo đều chật cả.
Tôi về sớm gọi cho bác sĩ thú y địa phương xin giúp đỡ.Con mèo ngó tôi chăm chăm nhưng tôi lại không để ý. Ai cũng thoái thác cả; tôi vừa gọi điện thoại vừa ngó con mèo; quả nó có lớn hơn trước, nhìn kỹ lại không thấy có gì lạ. Mắt tôi hoa lên. Bỏ điện thoại xuống, tôi run lên. Tại sao không ai chịu giúp tôi? Chỉ còn cách giả bộ ve vuốt lừa nó vô chuồng ,rồi lái xe đến Hội Bảo vệ Súc vật yêu cầu họ phải nhận nó. Tôi sẽ nói dối là nó đau sắp chết, hẳn là hội sẽ không thoái thác được. Trút được của nó lả tôi phú lỉnh. Khi mọi chuyện rõ ràng thì Barbara trở về, thì chủ nó là bà ta, chứ không phải tôi.
Tôi quyết định hành động cấp kỳ, đóng cửa phòng chặn lối ra; tôi sẽ tóm cổ nó thật lẹ; trước khi nó đề phòng. Tôi gọi nó:
-Lại đây mèo ơi. Lại đây qua nựng nào.
Tôi phải làm lẹ, vì cứ nghĩ đến phải sớ lông nó là tôi muốn ói. Tôi tiến tới thì con mèo ve vẩy đuôi. Phải chi nó nhắm mắt lại thi dễ hơn. Nó lùi về phía chuồng. Tôi chợt thấy mùi mèo mồng nặc xông lên mũi.
Rồi tai nạn xảy tới. Tôi không còn nhờ rõ thứ tự sự việc diễn biến. Nó nhe răng trước khi tôi quơ tay tóm nó, hay tôi tóm nó, nó mới phản ứng. ôi nghĩ lúc đó mắt tôi nhìn không rõ. Bỗng cảm thấy tay tôi nhói đau, tôi lập tức buông tay ra. Nó chạy ngang qua, gầm gừ.. Và tay tôi đầy máu, mấy vết cắn thiệt sâu tới xương.
Nghe tôi kể lại tai nạn mèo cắn, các bạn bè trong sở không mấy tin. Họ nghĩ tôi dặm mắm thêm muối cho câu chuyện đậm đà hơn mà thôi. Buồn nhất June không an ủi tôi lấy một câu. Khi Margaret còn sống, nàng né tôi thì đã đành; nay tình thế thập phần thuận lợi hơn mà nàng vẫn lơ là; thú thiệt tôi không thể nào hiểu được trái tim phụ nữ?! Khi tôi về nhà, con mèo kêu meo meo đòi ăn trông thật tội. Nó mới cào xé tôi te tua đấy.
Đêm đó tôi mớ thấy June., khi June ở văn phòng tươi cười, gần gũi, June đang trên giường mở rộng vòng tay. Tôi muốn để tay lên bầu ngực nàng, nhưng tay tôi không thể cử động được. Tôi biết chỉ là một giấc mơ thôi., và choàng tỉnh khi nghe tiếng chuông khẩn cấp của Margaret gọi hồi nào.
Tiếng chuông ngưng bặt ngay, mồ hôi vã đầy trán. đầu óc rối tung. Margaret đã chết rồi mà, tôi không còn trách nhiệm gì, bà ta phải hiểu vậy chứ Tôi đã hành động với mục đích giúp bà đỡ kéo dài những giây phút đau đớn. Sao bà không thông cảm với tôi ít nhất một lần. Tôi gõ cửa phòng Margaret xin bà tha thứ, thì gặp con mèo đang đi nhẩn nha trên sàn ngập ánh trăng. Tôi giụi mắt, quả là không nhìn lầm, con mèo lớn phổng như đã trở thành con hổ.
Nó không khác con hổ trong vườn thú hay trên phim ảnh mảy may nào. Mùi hổ xông lên mũi. Nó mở miệng gào. Tôi tê điếng người, quay đầu chạy thẳng vô bếp kiếm con dao bầu to bản.
Con mèo tính đùa giỡn với con mồi trước khi nhào vô cấu xé. Tôi tính vọt cửa sau, nhưng không có chìa khóa. Tôi hươ hươ con dao bầu. Con mèo nằm trên lối đi của phóng khách. Tôi có thể lùi lên lầu nhưng không ra cổng trước được. Tôi không chạy, di chuyển thận trọng. Vừa đặt chân xuống sàn, tôi hươ con dao. Có lẽ nếu nó gầm lớn ắt hẳn có người sẽ nghe được tiếng gầm... thì... Trong khi tôi đang loay hoay thì con mèo chỉ ngáp, phô nguyên hàm răng nhọn. Nó không vội vàng.
Kinh hoàng tột độ, tôi lao lên cầu thang được nửa chừng thì chợt té, con dao rớt khỏi tay. Tôi gượng đứng lên, mắt cá chân đau nhói.
Con mèo vẫn nhẩn nha ngắm nghía sự đời. Tôi lết lên chỗ điện thoại ở trong phòng Margaret, và không sớm thì chầy, tôi sẽ phải trở lại đây. Điện thoại không còn tác dụng, có lẽ trận bão mới đây đã làm hư chăng? Tôi thấy lạnh cóng, thời gian cạn dần. Giờ chết sẽ đến trước nửa đêm, chắc chắn vậy. Trời đất. tôi mơ đến thân thể nồng cháy rực lửa của June , mà vẫn không làm tôi đỡ lạnh chút nào, khi tôi nằm trên chiếc giường bà Margaret đã chết. Lạnh quá, cơn gió lùa qua miếng kính cửa sổ bể. Nhung bà thông cảm với tôi hơn là Barbara phải không? Barbara có thể nắm được các sự việc, nhưng chỉ bà biết lý do thúc đẩy tôi ra tay để bà sớm được thảnh thơi, bà biết chứ!
Giờ sắp điểm. Đồng hồ của tôi đã chết, nhưng đoán già đoán non có lẽ gần nửa đêm. Tôi cố chặn cửa bằng đồ đạc trong phòng nhưng cũng chỉ làm chậm bước chân tử thần. Tôi yếu quá rồi, mắt cá chân đau nhói. Tôi nghe tiếng chân mèo từng bước rõ mồn một.
Trời đất, tôi cô đơn quá, chưa bao giờ hơn bây giờ. Trái tim tôi muốn vọt khỏi lồng ngực, bóng tối ập tới đen đặc, cái chết nắm chắc trong tay không nhúc nhích cục cựa gì được nữa. Thôi, thế cũng xong! ./.
ĐÀM XUÂN CẬN
* Andrea Newman (sinh năm 1938 tại Dover, Kent) là một tác giả người Anh, nổi tiếng từ những 1976 qua chương trình phim truyền hình London Weekend Television phỏng theo các tập tiểu thuyết Bouquet of Barbed Wire (1969) và Another Bouquet (1977). Những tác phâm khác của Andrea Newman được nhiều người biết tới là A Share of the World (1964)- Mirage (1965)- The Cage (1966)- Three Into Two Won't Go (1967) - Alexa (1968) - An Evil Streak (1977) - Mackenzie (1980) - Risking It All (1995)hoặc bộ "tam giác" Triangles (1990) gồm 15 truyện ngắn ...
. Đàm Xuân Cận sinh 1939 tại Bắc Việt. Tốt nghiệp Đại học. Vào thập niên 70 sang Úc dạy Tại RAAF SCHOOL ( Trường Không Quân Hoàng Gia Úc). Về nước dạy Anh văn tại trường Nữ Trung học Chuyên khoa Gia Long và Tư thục Chuyên Khoa Trường Sơn ( hiệu trưởng: Nguyễn Sỹ Tế) . Đã chuyển dịch 08 tác phẩm của nhà văn Thế Phong sang Anh ngữ. ( trước 1975 ở Sài Gòn). Hiện sống và viết ở Cabramatta Sydney/ Australia . Bút hiệu khác thường dùng hiện nay ANNA NGUYỄN.
Đã xuất bản: Ngưỡng cửa chiêm bao ( thơ / Sài Gòn 1967) -- ĐỨA CON CỦA BỐ GIÀ ( dịch truyện The Fortunate Pilgrim/ MARIO PUZO ( Sài Gòn 1974) -- Nxb Thanh Niên tái bản (Hà Nội 2000) với tựa QUA CƠN ÁC MỘNG.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét