Thứ Hai, 11 tháng 1, 2021

bài đọc thêm: "Nhà thơ NGUYỄN DUY - Tiểu sử & những tác phẩm để đời " -- source: hoinhavanvietnam.vn>

 

Nhà thơ Nguyễn Duy – Tiểu sử và những tác phẩm để đời

Nhà thơ Nguyễn Duy được biết đến là một trong những nhà thơ có rất nhiều những sáng tác được nhiều bạn đọc đón nhận. Những tác phẩm của ông, người đọc có thể cảm nhận trong đó một sức trẻ dồi dào. Những tác phẩm của ông phần lớn là viết về người lính, bởi đã từng có thời gian ông là lính bộ đội thông tin và cũng tham gia chiến đấu nhiều năm trên chiến trường. 

Tiểu sử của nhà thơ Nguyễn Duy

Thông tin tiểu sử nhà thơ Nguyễn Duy

Nguyễn Duy tên thật là Nguyễn Duy Nhuệ (sinh ngày 07/12/1948) tại xã Đông Vệ, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa (nay thuộc phường Đông Vệ, thành phố Thanh Hóa). Năm 1965 ông làm tiểu đội trưởng của tiểu đội dân quân trực chiến tại khu vực Cầu Hàm Rồng. Đây được biết đến làm một trong những điểm đánh phá ác liệt nhất của không quân Mỹ trong những năm chiến tranh tại khu vực Thanh Hóa của Việt Nam.

Đến năm 1966 ông bắt đầu nhập ngũ và trở thành lính đường dây của bộ đội thông tin và tham gia chiến đấu ở nhiều mặt trận. Sau chiến dịch biên giới phía Bắc năm 1979 ông giải ngũ và làm việc tại Tuần báo Văn Nghệ Hội nhà văn Việt Nam.

Nguyễn Duy đã theo con đường làm thơ từ rất sớm, khi ông còn đang là một học sinh trường cấp 3 Lam Sơn. Ông được coi là một trong những cây bút tài hoa không chỉ bởi ở ngôn ngữ thơ mà còn ở hình tượng sáng tác gợi cảm, chân quê.

Năm 1973, nhà thơ Nguyễn Duy đã đạt giải nhất cuộc thi thơ tuần báo văn nghệ với chùm thơ: Hơi ấm ổ rơm, Bầu trời vuông, Giọt nước mắt và nụ cười, Tre Việt Nam. Ngoài thơ, ông còn viết nhiều tiểu thuyết và bút ký.

Năm 2007, nhà thơ Nguyễn Duy được nhà nước trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật.

Những lời bình của độc giả về những tác phẩm của nhà thơ Nguyễn Duy

Đọc những bài thơ của Nguyễn Duy, từng câu thơ cứ dần ngấm vào tiềm thức của người đọc khiến cho người ta phải giật mình suy nghĩ. Bởi thế có người mới nhận xét thơ của ông rằng: “Thơ của ông đánh thức cái gọi là lương tri của một con người, chế độ trước có những sai lầm do ác tính dẫn đường, hay cả khi chiến thắng của những cuộc chiến tranh mà người ta hả hê ca tụng thì đối với nhà thơ đó cũng không hơn một bản bi ca cho người dân khốn khổ”.

Trong thơ, ông đánh giá cao thể thơ lục bát, một trong những thể thơ dễ việt những viết hay được thì lại rất khó. Thơ lục bát của ông viết theo thiên hướng hiện đại, câu thơ vừa uyển chuyển, phóng túng nhưng lại rất chặt chẽ.

Trong một bài tiểu luận của Nguyễn Ngọc Thạch có viết rằng: “Hoài Thanh đã nhận xét về thơ Nguyễn Duy: “Thơ Nguyễn Duy đưa ta về một thế giới quen thuộc. Nguyễn Duy đặc biệt thấm thía cái cao đẹp của những con người, những cuộc đời cần cù gian khổ, không tuổi không tên. Đọc thơ Nguyễn Duy thấy anh hay cảm xúc, suy nghĩ trước những chuyện lớn, chuyện nhỏ quanh mình. Cái điều ở người khác thì có thể chỉ là chuyện thoáng qua thì ở anh, nó lắng sâu và dường như đọng lại…” (Báo Văn nghệ, ngày 14/4/1972)”.

Những tác phẩm thơ của nhà thơ Nguyễn Duy được gọi là một hồn thơ khiến cho người đọc cảm thấy trăn trở, suy ngẫm nhiều hơn trong từng câu thơ.

Những tác phẩm thơ để đời của nhà thơ Nguyễn Duy

Đánh thức tiềm lực – Một trong những tác phẩm của nhà thơ Nguyễn Duy

Thơ Nguyễn Duy nhiều bài có những cái ngang tàng nhưng đâu đó vẫn có sự trầm tĩnh và giàu sự chiêm nghiệm, nhiều những tác phẩm thơ của ông được rất nhiều bạn đọc yêu thích như: Tre Việt Nam, Ánh Trăng, Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa, Sông Thao, Đò Lèn,…

Nhà thơ Nguyễn Duy còn có 3 bài thơ theo thể thơ tự do nổi tiếng được công chúng biết đến về những trăn trở, suy nghĩ của ông về tương lai đất nước, con người và mưu sinh.

  • Bài thơ đầu mang tên “Đánh thức tiềm lực” với những suy tư về tiềm lực và tương lai của đất nước.
  • Bài thơ thứ 2 được ông viết khi ông đến thăm Liên Xô, mang tên “Nhìn từ xa Tổ Quốc”. Bài thơ viết về những bất cập mà ông mắt thấy, tai nghe trong thời kỳ bao cấp.
  • Bài thơ thứ 3 mang tên “Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ” Vẫn cùng thi pháp như 2 bài thơ trước nhưng chủ đề được viết lại rộng hơn về thiên nhiên, không gian và tương lai con người.

Nhà thơ Nguyễn Duy cũng đã dành rất nhiều thời gian để viết những bài thơ về mẹ. Qua những bài thơ về mẹ người đọc có thể cảm thấy một tình cảm thiêng liêng, sâu sắc mà nhà thơ đã dành cho người mẹ của mình. Đó không đơn giản mà tình cảm của nhà thơ dành cho mẹ, mà là tình cảm của hàng triệu người con Việt Nam dành cho mẹ của mình.

Những bài thơ viết về mẹ như:

  • Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa;
  • Hơi ấm ổ rơm;
  • Bát nước ngô của mẹ;
  • Bà mẹ Triệu Phong;

Nhà thơ Nguyễn Duy và những tác phẩm của ông, quả thực đã đi vào lòng người của bao nhiêu thế hệ. Phải chăng, trong từng những câu thơ của ông chính là chiêm nghiệm mà ông muốn gửi đến cho người đọc khiến tác động đến nhận thức của độc giả đến tận ngày này.

Tôi gõ cửa ngôi nhà tranh nhỏ bé ven đồng chiêm

Bà mẹ đón tôi trong gió đêm

– Nhà mẹ hẹp nhưng còn mê chỗ ngủ

Mẹ chỉ phàn nàn chiếu chăn chả đủ

Rồi mẹ ôm rơm lót ổ tôi nằm

Rơm vàng bọc tôi như kén bọc tằm

Tôi thao thức trong hương mật ong của ruộng

Trong hơi ấm hơn nhiều chăn đệm

Của những cọng rơm xơ xác gầy gò

Hạt gạo nuôi hết thảy chúng ta no

Riêng cái ấm nồng nàn như lửa

Cái mộc mạc lên hương của lúa

Đâu dễ chia cho tất cả mọi người”.

trích Hơi ấm ổ rơmthơ Nguyễn Duy


============

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét