NHÀ PHÊ BÌNH PHÊ BÌNH GIẢI VĂN HỌC
Lê Văn Nghĩa
Thượng Sỹ là nhà phê bình văn học nổi tiếng thời tiền chiến. Khi vào Sài Gòn ông vẫn tiếp tục viết những bài phê bình văn học. Ông đã từng phê bình văn chương Mai Thảo dưới bút hiệu Huỳnh Bội Hoàng. Và vẫn dưới bút hiệu này, ông đã viết một bài nhận định về các giải văn chương của Sài Gòn lúc đó. bài đăng trên tạp chí Văn học số 120 (15/1/1971). Vì bài dài nện tôi chỉ trích những đoạn chính nói về giải thưởng.
" Hồi ấy giải thưởng cho bộ môn là tám mươi ngàn đồng. Văn hóa vụ phải đi thu thập các tác phẩm xuất bản trong năm vì rất hiếm tác giả tự mang sách hay bản thảo của mình đến dự thi. Ban giám khảo gọi là ban tuyển trạch cho có vẻ khiêm nhường vì người đứng ra tổ chức cũng không biết chỉ định ai cho xứng đáng. Ai dám nhận có đủ thẩm quyền để "chấm thi" cho các văn nhân, thi sĩ, học giả? Dựa vào những tiêu chuẩn nào để lựa các vị giám khảo được cả. Cũng nên biết có những vị được mời nhưng lại khước từ?
"Vì vậy năm 1960 mới có sự việc xảy ra như sau: Bộ Kinh dịch bẩy cuốn [tập] gồm tất cả mấy nghìn trang của Nguyễn Mạnh Bảo được tặng giải về môn biên khảo thì ông cũng chẳng lấy làm thú vị. Chính ông đã nói với tôi sau ngày tuyên bố kết quả rằng "Người tuyển chọn bộ Kinh dịch đã đọc một trang sách nào chưa? Đọc có hiểu gì không? Không đọc, không hiểu sao tặng giải thưởng. Đừng nói đến đọc hay hiểu, tôi chắc rằng các vị trong ban tuyển trạch chưa vị nào lật cái bìa cuốn sách để lướt qua xem trong chứa đựng cái gì thế. Cứ trong bảy cuốn sách đồ sộ mấy ngàn trang kia là đủ để họ ngán rồi ..." .
Cũng năm ấy cũng về bộ môn biên khảo, cuốn Văn học toàn thư [tập 2] của Hoàng Trọng Miên được tặng giải thưởng, tuy cuốn này đang bị mấy tạp chí công kích kịch liệt. Thì ra tập Văn học toàn thư này do chính Văn hóa vụ bỏ tiền ra in có nghĩa là gậy ông đập lưng ông. Còn có gì là tranh tài nữa. Thực ra, nếu không tặng giải cho bộ Kinh dịch và tập Văn học toàn thư, thì cũng chẳng còn cuốn nào nữa để mà so sánh, lựa chọn? .
"Về bộ môn tiểu thuyết năm ấy, ông Võ Phiến đoạt giải với truyện ngắn Đêm mưa cuối năm. Võ Phiến lúc ấy cũng lại là nhân viên tòng sự tại Văn hóa vụ. Cho nên tập truyện ngắn Mưa đêm cuối năm mà được tặng 40.000 đồng thì chẳng làm ai ngạc nhiên ... . Và cũng nên biết thêm tập thơ Hoa đăng của Vũ Hoàng Chương do Văn hóa vụ bỏ tiền xuất bản cũng được Văn hóa vụ tặng cho giải thưởng năm 1959. Những trường hợp nêu trên khiến người ta nghi ngờ về giải thưởng văn chương ... . Rồi phải đợi đến năm 1969, mới lại có giải văn học nghệ thuật. Giải này do Tổng thống tặng cho các bộ môn tiểu thuyết, thơ, nhạc, kịch, điện ảnh".
"Về tiểu thuyết Má hồng của Đỗ Tiến Đức hân hạnh được giải thưởng đầu tiên này. Má hồng do nhà Thời Mới xuất bản, chủ nhân là ông Võ Phiến mà Võ Phiến lại là giám khảo ... . Giải văn nghệ 1970 do Phủ Văn hóa của ông Mai Thọ Truyền phụ trách. Số tiền thưởng được coi là khá lớn, mà sao thông cáo đi, thông cáo lại rồi gia tăng thêm thời hạn nhận tác phẩm khiến người ta nghi ngờ có cái gì trục trặc không lẽ văn nghệ sĩ lại quá thờ ơ với số tiền lớn lao. Có cái gì bất ổn? Có điều gì không đẹp lòng trong các giới?".
"Hồi năm ngoái, mấy văn hữu nói với tôi ông A trong ban giám khảo tuyên bố ầm lên trước rằng: Nhất định tôi phải tặng giải thưởng cho nữ sĩ B, nhất định tôi phải tặng giải thưởng cho nữ sĩ C. Tin ấy đến tai nữ sĩ, vì tự ái, vì không ham tiền nên nữ sĩ không chịu dự vào cuộc tranh đua giải thưởng:.
"Chưa đi thi mà đã biết đỗ, chưa nhận được tác phẩm mà đã tuyên bố trước kết quả, những chuyện lạ kỳ ấy chỉ có thể xảy ra ở xứ này ..." .
Lê Văn Nghĩa
(tr. 432- 434 "Văn học Sài Gòn 1954- 1975 ..." ).
lời bình Đường Bá Bổn:
- tôi chỉ bàn tới nhà phê bình văn học từ thời tiền chiến, Thượng Sỹ (Nguyễn Đức Long 1907- 2007] - trải qua bao thăng trầm nghề nghiệp, từ Tin Mới (tiền chiến) dến Hà Nội ( 1950), Sài Gòn (sau 1975).
Ở Hà Nội, ông phê phán tập Đồi thông hai mộ, tác giả nổi giận đùng đùng tìm Thượng Sỹ " nện cho trận đòn" khiến Thượng Sỹ ngã "tỏm" xuống hồ Hoàn Kiếm (phía đường Tràng Thi/ bờ hồ Hoàn Kiếm), khiến ông phải xắn quần lõm bõm vịn bờ cỏ leo lên đường.
Sau 1954, vào Sài Gòn, phê bình Mai Thảo qua Đêm giã từ Hà Nội, tuy không bị đánh, bị tác giả :" lão già Huỳnh Bội Hoàng phê phán chẳng ra làm sao, từ thời Tin Mới đến nay không khá hơn được ..."
Suốt mấy chục năm cầm bút phê phán văn chương, chẳng in được một tác phẩm nào ( trừ 1 tập sách nhỏ "chính trị phổ thông" Nxb Thế Giới in, dày mấy chục trang) - trong khi bạn văn tiền chiến Vũ Bằng (di cư vào Nam một lượt) qua bút hiệu, tác phẩm in ra đếm không kịp).
Suốt đời long đong cầm bút, túng thiếu, lao vào nghề làm công chức ( Văn hóa vụ) cũng chẳng khá hơn, xử dụng các bút danh Hàm Anh , Huỳnh Bội Hoàng, chẳng được trọng dụng, tiếng tăm chẳng có, sống trong một căn nhà nhỏ trong hẻm ở bến Chương Dương (quận 1) cho tới lúc qua đời).
Tôi cảm thấy vô cùng tội nghiệp nhà phê bình văn học " tài ba " này.
Cũng may là trong "Introduction à la littérature Vietnamienne/ M.M. Durand & Nguyen Tran-Huan (*) ghi lại thành tích, qua một tiểu sử giá trị.
Đương Bá Bổn
Dec., 17/ 2020
------
(*) Collection UNESCO, Ed. G.P. Maisonneuve & Larose, Paris , 1969.
==========
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét