TÌNH VĂN HỮU KHI KHỞI NGHIỆP
Lê Văn Nghĩa
Tập thơ dầu tiên của Du Tử Lê do nhà thơ Thế Phong đề tựa. Sau khi thơ in ra chính Thế Phong dẫn Du Tử Lê đến gặp nhà thơ Đinh Hùng tại nhà riêng để nhờ nhà thơ Đinh Hùng giới thiệu trên Đài Phát thanh, trong chương trình Tao Đàn do nhà thơ phụ trách. Thế Phong kể lại sự quen biết của mình với Du Tử Lê như sau:
"Tôi đến thăm Đặng Trần Huân (sếp của Du Tử Lê) lần đầu tiên. Tới 1965, khi tôi đến nhà in Nguyễn Trọng ở gần Lăng Ông Bà Chiểu thì gặp nhà thơ Trần Tuấn Kiệt đến đây để in tập thơ vì gái in ở nhà in này rất phải chăng. Anh Kiệt đưa tôi tập thơ đầu tay của nhà thơ trẻ này, kèm lời nhờ tôi viết lời giới thiệu "Ông đọc, thấy được viết cho nó bài Tựa".
Còn nhà thơ Du Tử Lê kể lại: "Trước khi ra về Trần Tuấn Kiệt bảo tôi nên đưa tập thơ của tôi cho ông (Thế Phong) đề tựa. Ý kiến thật hay. Nhưng tôi còn ngập ngừng e ngại. Vì tuy giữa ông và tôi đã có được cái không khí cởi mở thân mật thật đấy, nhưng tôi cũng đã từng biết, đã hơn một lần, ông vứt tập thơ của một vị trung úy nhờ ông viết tựa, và cũng từng từ chối đề tựa cho một cuốn sách của nhà văn kiêm ký giả báo Dân chủ. Nên tôi sợ ông từ chối lời ngỏ ý của tôi. Tôi không sợ thơ dở khiến ông phải từ chối, nhưng tôi sợ ông từ chối để thỏa mãn bản tính tự kiêu, tự đại, hay để lập thêm một thành tích "hiển hách". Như vậy chẳng hóa vô tình tôi biến thành một thứ phương tiện để ông quảng cáo cái "Tôi" của ông trong những lúc vui với bạn bè.
Cuối cùng, tôi nghĩ: thì cứ thử một lần xem sao, biết đâu từ đây, chả nhìn thấy khuôn mặt thực của họ. Tôi ngỏ ý, ông nhận lời ngay với lời phụ chú:" Nếu thơ anh hay, tự nhiên tôi sẽ viết, còn nếu dở, xin trẢ lại anh" (Năm sắc diện - năm định mệnh, 1965, tr. 163).
Thế Phong cho biết sau khi đọc tập thơ:"Tôi viết Tựa bằng 2 câu thơ; và nảy ra một ý tưởng trong đầu là đưa cho Hồ Nam- Vương Tân đang phụ trách trang văn nghệ nhật báo Hòa bình, nếu anh ta bằng lòng viết Bạt, thì chắc chắn tập thơ sẽ được nhiều độc giả biết tới. Hồ Nam - Vương Tân nói ngay:" Mày viết tựa thì tao viết bạt" - rồi đưa Du Tử Lê đến giới thiệu với Đinh Hùng, lập tức một chương trình giới thiệu thơ Du Tử Lê trên Tao Đàn của Đài Phát thanh Sài Gòn.
Sự việc này đã được nhà thơ Du Tử Lê xác nhận: "Mãi cho đến khi tôi in xong tác phẩm đầu tay nhờ Thế Phong đưa lại nhà ông để gửi biếu cuốn thơ, với ý muốn nhờ ông giới thiệu trên ban Tao Đàn. Lần đó không gặp. Cách một tuần sau, tôi trở lại ...Sau khi nghe Thế Phong giới thiệu, ông nhìn tôi và nói:" À, à hay quá, hôm nay mới gặp được đây. " Ông đưa tay ra dấu mời chúng tôi ngồi rồi vồn vã hỏi thăm về đời sống của T.P và tôi. Ông kể lại vài bài thơ của tôi mà ông đã cho ngâm trong ban Tao Đàn ..." (Sđd. tr. 15).
Từ chuyện của hai nhà thơ này mới nhớ đến chuyện hai nhà văn cùng viết truyện du đãng, số phận những đứa trẻ bụi đời. Đó là Duyên Anh và Nguyễn Thụy Long. Duyên Anh xuất hiện trên văn đàn trước Nguyễn Thụy Long. Khi feuilleton Điệu ru nước mắt ra đời đăng trên báo Xây dựng của LM Nguyễn Quang Lãm đã nổi sóng trên dư luận vì đây là tác phẩm đầu tiên đi vào giới đại ca giang hồ, du đãng cũng như được cho rằng viết về cuộc đời giang hồ của trùm du đãng Sài Gòn lúc đó là Đại Ca Thay. Một truyện có nội dung lạ, lối viết lạ vào năm 1965 so với dòng văn chương của những Sáng tạo, Hiện đại, Thế kỷ 20, của những tên tuổi Mai Thảo, Thanh Tâm Tuyền, Vũ Khắc Khoan, Dương Nghiễm Mậu ... đầy quay quắt với những suy tư hiện sinh về thân phận. Duyên Anh đã chọn nội dung vá cách viết mới, lạ trong văn chương để xuất hiện mà không bị nhòe lẫn: tuổi thơ và du đãng.
Xuất hiện sau Duyên Anh, Nguyễn Thụy Long lại "dẫm" vào bước chân của "đại ca" văn hữu bằng Loan mắt nhung - chuyện một thanh niên lương thiện bị hòan cảnh xã hội đưa đẩy vào con đường du đãng. Loan mắt nhung cũng là một truyện feuilleton đăng trên báo Sống vào năm 1967. Sau đó, truyện này được in thành sách với chính lời đề tựa của đàn anh viết về du đãng. Điều đáng trân trọng ở Duyên Anh là ông cho rằng Loan mắt nhung hay hơn Điệu ru nước mắt. Một người nổi tiếng kênh kiệu và khó chơi mà nhận xét về tác phẩm của một đàn em như vậy thì thật là đáng mặt đại ca giang hồ văn nghệ. Tình bạn văn nghệ - người đi trước rước người đi sau thật quý trong buổi đầu' khởi nghiệp".
Lê Văn Nghĩa
(tr. 182 - 184)
==========
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét