Thứ Năm, 17 tháng 9, 2020

ch6n dung thơ: 'nữ sĩ thanh nguyên / bài: : tần hoài dạ vũ

 

THỨ HAI, 9 THÁNG 7, 2012

chân dung thơ : nữ thi sĩ thanh nguyên / bài : tần hoài dạ vũ

chân dung thơ / tần hoải dạ vũ -
nxb trẻ, 1993.
                                                      thanh  nguyên                                                      
                                                     một hồn thơ trong sáng


                       Tên thật  Lê Thị Thanh Nguyên, sinh năm 1960 tại Mộc Hóa, tỉnh Long An; nguyên quán Chấu Đốc.   Tốt nghiệp trung cấp Trường văn hóa nghệ thuật thành  phố HCM. Hội viên sáng lập Hội nhà văn tp. HCM.  (...)
                       Tác phẩm đã xuất bản :  -  Có khi nào  nhớ  ( Nxb Văn nghệ tp. HCM, 1986.
                                                                     - Khúc gọi tình    ( thơ, Nxb Văn nghệ tp. HCM, 1992.


T hơ Thanh Nguyên   cho tôi một cảm giác như đang ở trong một thành phố ồn ào, phức tạp, vừa rẽ ở một góc phố nào đó, bỗng dưng ta gặp  một cánh đồng xanh mát, có tiếng chim cu gù nhè nhẹ và co nắng gió tràn ngập cả người, đưa ta trở về trong thế giới của ca dao.   Chính trên cánh đồng thơ còn mang mùi đất ải ấy, tôi đã gặp một người kể chuyện chơn chớt,  nhưng có duyên biết bao ; thực thà, trong sáng đến như trẻ thơ, nhưng nhờ thế mà lại vô cùng đáng yêu .
X uất hiện  đồng thời, và cũng là bạn của nhau; nhưng nếu Nguyễn Nhật Ánh  mạnh mẽ một sức sống  nội tâm và già trí tuệ bao nhiêu, nếu Đỗ Trung Quân  ray rứt một nỗi đau dai dẳng bao nhiêu; thì Thanh Nguyên lại trong sáng bấy nhiêu .
Ở cái tâm hồn  ấy, tiếng thơ ấy, tưởng như không gì có thể làm vẩn đục được.   Cuộc đời này có biết bao dâu bể, vậy mà đi qua những dâu bể ấy, Thanh Nguyên vẫn giữ được cho tâm hồn mình một sự thanh thoát đến lạ lùng.   Điều đáng nói, là thơ Thanh Nguyên  rất thực .   Và chắc chắn  là thơ ấy đã chinh phục người đọc bằng chính cái ngôn ngữ chân thật, hồn nhiên, vốn là chất liệu ngọt ngào của tâm hồn Thanh Nguyên.
hi đọc thơ  Thanh Nguyên, và nghĩ tới trò đời vốn luôn đua tìm cái lạ, tôi lại chợt nhớ đến bài học trong Quốc văn giáo khoa thư,  kể chuyện  một người đi năm bảy núi, đến khi quay trở về làng xưa phải buột miệng kêu lên . Không có nơi nào đẹp bằng chỗ quê hương ... Tôi chắc rằng  ai đó đã đến với thơ Thanh Nguyên cũng sẽ như con người trong sách Quốc văn xưa, thấy lòng được an ủi rất nhiều .
ói thơ  Thanh Nguyên giúp ta thấy được niềm an ủi, không phải là cách nói lấy lòng ai .    Giữa một thời có quá nhiều thứ giả  ( ngôn ngữ thượng gọi là dỏm ) , gặp được cái  thực, nhất là trong văn chương; thì thật sung sướng, thật là hạnh phúc !   Lại nữa, cứ phải mải mê đi lạc vào những suy nghĩ về kiếp người, vào những trang sách luôn luôn , khiến cho lòng ta tràn đầy nỗi buồn rầu về cuộc đời nhiều tăm tối, gặp  được; dù chỉ một bài, hay mấy câu thơ chan chứa cái đẹp trong sáng cũng đủ làm lòng ta thanh thản  trong một niềm sung sướng miên man.  Với tư cách một người yêu thơ, tôi đã phải biết ơn Thanh Nguyên nhiều lắm về điều đó.
hơ Thanh Nguyên  chinh phục tôi về mặt tư tưởng- trước hết, vì hồn thơ ấy là biểu hiện rõ nét tâm hồn của người phụ nữ Việtnam .   Căn cứ vào cái nhìn của Thanh Nguyên đối với sự vật ở chung quanh,  đủ thấy  : giống như bất cứ một phụ nữ Việtnam chơn chất nào, Thanh Nguyên để mắt chú ý đến những vật nhỏ nhặt, bình thường nhất trong cuộc sống  hàng ngày : một hương xoài, một cơi trầu, những trái khóm có con mắt long lanh, những bức tranh sơn mài, và ngay cả những sinh hoạt của người phụ nữ, như việc giặt giũ, lời tâm sự với chống về chuyện đường, sữa , đồng lương  ...   Nhưng vượt lên tất cả những điều đó, là một tình yêu đằm thắm và chân thật.   Tình yêu dành cho mẹ, cho chồng, cho bạn bè, đồng đội ... Nhân nói đến hình ảnh của Mẹ, tôi nghĩ, có lẽ trong các nhà thơ cùng thế hệ, không ai viết về Mẹ cảm động như Thanh Nguyên.   Nếu thơ Trương Nam Hương lung linh  một nỗi nhớ Mẹ, với cái tâm trạng mất mát, cái buồn xao xuyến lòng người; thì Thanh Nguyên  nghĩ về Mẹ, nhắc đến Mẹ một cách thiết tha, đôn hậu nên chan chứa tình yêu thương.   Ngay  cả  lúc Mẹ đã qua đời, thương tiếc Mẹ bao nhiêu mà Thanh Nguyên vẫn giữ được cho lòng mình một sự thông cảm, chia xẻ đặc biệt, để hòa nỗi buồn của mình vào trong nỗi lo mất Mẹ của bạn mình .   Có thể nói, như cách nói của dân gian , rằng,  trong trường hợp này, Thanh Nguyên là kẻ  đã qua cầu , hiểu thế nào  là nỗi đua mất Mẹ, để bằng tình tương ái, đưa ác nhtay, và cả tấm lòng, vịn đỡ bạn mình.   Vì hiểu rằng: ' Mẹ! Có nghĩa là mãi mãi, là   cho-đi-không đòi-lại-bao-giờ, nên  đến lượt mình  khi làm mẹ, Thanh Nguyên  đã sẵn sàng chấp nhận  mọi hy sinh cho con :

                                             Dù mỏi mòn thế mấy
                                            Cũng đã trọn niềm vui . 

 T ôi lại  muốn  dùng cách nói dân gian  để nói về trường hợp này, phải chăng, như mọi bà Mẹ hiền lành khác, Thanh Nguyên đã hiểu rằng, ' nợ đời trả xuống' , ta không thể làm  gì được cho mẹ ta ( mà Người cũng chẳng bao giờ đòi hỏi ! ) thì ta cố gắng  dồn hết mọi lo toan, thương yêu cho con ta.   Không phải là phụ nữ, có lẽ tôi không có đủ tấm lòng cùng sự hy sinh để hiểu cho hết lòng của những người Mẹ.   Tôi chỉ muốn nói thêm điều này - Ngày xưa có Mẹ ' là  bài thơ  hay nhất  trong những bài thơ viết về  Mẹ của Thanh Nguyên.   Và văn học hiện nay, không phải có nhiều lắm, những bài thơ viết về Mẹ chân thành mà giản dị đến vậy !
T hơ Thanh Nguyên  còn chiếm lĩnh tâm hồn người đọc bằng một yếu tố khác, đó là biểu hiện của ngôn ngữ giản dị, bằng lối kể chuyện truyền thống.  Cũng cách  kể chuyện thi vị như vậy, nhưng ở Đỗ Trung Quân  thì thật trí thức; còn ở Thanh Nguyên thì rất chơn chất.   Và cả hai đều có vẻ đẹp riêng .
ới những câu thơ như thế này :
                       
                                           Tình so  chưa đủ ngũ âm
                                           Áo chồng con đã nặng oằn dây phơi .

hay :
                                           Nhà tôi rời bỏ đất cồn
                                           Ngày đi con sóng như chồm theo sau .

ta có thể nói ngay , đó không phải là cái hồn của ca dao, của ngôn ngữ dân tôc, thì còn là cái gì ? !  ngôn ngữ thơ Thanh Nguyên , gần như bàng bạc trong bài thơ nào, ta cũng thấy vẻ chân thật, cái hồn của tiếng nói đời thường ấy.   Cho nên, có thể khẳng định rằng, cái thế giới tình cảm, cái hồn chân thật của nhà thơ, là điều quyết định cho một đời thơ .
ạch Cư Dị không phải khôngviết được những câu thơ trau chuốt, nhưng ông chọn dùng những từ ngữ nôm na, mỗi khi làm xong một bài thơ, ông đem đọc cho bà vú nghe; kỳ cho tới khi nào bà vú già ấy hiểu được mới thôi .   Đó là ông chọn cách nói dung dị, gần gũi với mọi người cho thơ mình.   ó lẽ, Thanh Nguyên không hẳn có sự chọn lựa như vậy.   Ở nhà thơ nữ đôn hậu này, vui hay  buồn, đều không miễn cưỡng.   Và cả cái ngôn ngữ ấy cũng hồn nhiên ngân lên tự đáy lòng Thanh Nguyên, tưởng như không cần chọn lựa gì cả.   Nhưng, tôi e rằng, ngay cả việc dẫn Bạch Cư Dị cũng không là không hợp, làm giảm mất cái chơn chất, vốn đã là nét đẹp long lanh của tâm hồn Thanh Nguyên .(*)

--------
( *)  in ảnh chân dung  Thanh Nguyên và thủ bút ( tr. 117) .

 []
TẦN HOÀI DẠ VŨ  

trích  nguyên tác thơ Thanh Nguyên

                       1.   khi  biết yêu người ta bắt đầu nói dối 

Thầy văn học  đọc câu  phương ngôn
' Khi biết yêu người ta bắt đầu nói dối'
Có đúng thế không, hở bạn bè cùng tuổi ?
lứa tuổi bắt đầu yêu
Sáng nay em gởi gấm gì qua ánh mắt  nheo
mà khiến anh đêm về khó ngủ
ở gần thôi sao mà vẫn nhớ
ngày ngắn vô cùng - không đủ để nhìn nhau
Đừng ai hiểu lầm ai muốn làm cao
 dù đôi lúc ngó lơ sang chỗ khác
Thì ra,  thầy bảo mà đúng thật
khi biết yêu  trước tiên mình tự dối mình
Rồi nếu lỡ bạn bè nhắc đúng một cái tên
tự dưng em quá chừng xấu hổ
má đỏ bừng và không cười nói nữa
có ai hỏi : 'Hắn đấy à ?'
vội đáp : 'còn lâu!'
Và anh  thì có khác gì đâu
cũng bối rối rồi vội vàng phủ nhận
ai lại dám tỏ bày niềm xúc động
nên bất ngờ phải nói ' Có '  thành'  Không '
Bài hát  anh hát cho cả lớp nghe chung
 sao ánh mắt cứ nghiêng về một phía ?
Tự dưng em không dám lên lớp trễ
Chỉ sợ anh chê : con bé ấy lười !
Tự dưng em vui hơn và anh càng thấy yêu đời
Anh đi dạo thường xuyên hơn ngang căn  phòng em ở.
Em cũng chợt thích ngồi bên cửa sổ
chỉ cần một cái nhìn là hai đứa sẽ ngủ ngon
Nhưng bạn bè ơi,
đừng tìm hiểu gì hơn
 em sẽ bảo em chỉ ngồi hóng gió
anh sẽ giải thích rằng anh đi ngang căn phòng đó
như đi ngang bao căn phòng khác của trường
khi biết yêu ai cũng ngỡ mình vẫn bình  thường
 dù thật sự có rất nhiều thay đổi
mà thay đổi trước tiên là bắt đầu nói dối
nhưng là sự nói dối vụng về trẻ nít rất dễ thương
Và dĩ nhiên là đáng được khoan dung
hãy tha thứ cho những người vì bắt đầu yêu nên bắt đầu nói dối .

 1980

 2.  khi cô bé không thích bóng đá  xem người yêu đá bóng

Chắc anh ngỡ em ở nhà xem ti-vi
thay vì  thu mình ở một góc khán giả nào đấy
Dĩ nhiên là anh không thể thấy được em ,
đang ngồi đây lấy báo che đầu và mút kem
nhìn anh khởi động
Trời thì nóng ơi là nóng !
em tội  nghiệp lớp cỏ mịn trên sân
và hai mươi cầu thủ đầu trần
mà tội nghiệp nhất vẫn là anh đấy !
Hiệp một bắt đầu
người lô xô chạy
em lại tội nghiệp quả bóng và đôi chân anh
Chọc khe, làm bàn ... những động tác quá nhanh
khiến em chóng mặt
Chả trách anh cứ lắc đầu nhăn mặt
cứ luôn trách em vô tâm
chẳng biết thế nào là phạt góc, phạt đền
chẳng hiểu thế nào là ném biên, việt vị  ...
Ôi cái môn thể thao mà anh mê túy lúy
cứ làm khổ em luôn !
Em ngây thơ chỉ biết ví quả bóng tròn
Giống quả bóng bay mà em hay thả
Chỉ biết thương anh mỗi khi sắp ra sân mà trời lại mưa tuôn
                                                                                     nắng nhả
Không phải lo cho trận đấu mà  vì sợ anh đau !
Cái sân cỏ thênh thêng thang nhìn thôi em đã thấy nhức đầu
sao anh chạy được nhiều vòng đến thế !
Có tiếng còi trọng tài ...
một cầu thủ vừa bị lấn té
đang được dìu ra ngoài - em nhận ra đó  là anh
đã nói mà, ai bảo chạy nhanh !
Tiếng còi lại vang lên báo tan hiệp một
Phải rất khó khăn em mới đọc được bảng tên hai đội banh viết tắt,
tỉ số nghiêng về phía đội của anh
Trên khán đài B em cứ bâng khuâng ...
10 phút giải lao có kịp cho anh băng bó ?
Nhìn quanh, em chợt thấy mình bé nhỏ
lọt thỏm  vào cái thế-giới-của-anh
 cái thế giới mà sức lực và trí tuệ mỗi người căng phồng
                                                               như một quả banh
mọi tính toán quẩn quanh tan trong tiếng cười sảng khoái !
Kìa, anh lại theo đội hình vào sân bãi
và vẫn tình chơi trọn hiệp hai
Tự dưng em cổ vũ  vỗ tay
nồng nhiệt như một người ghiền bóng  đá .

(1979)

3. ngày xưa có mẹ

Khi con biết đòi ăn
Mẹ là người mớm cho con muỗng cháo
Khi con biết đòi ngủ bằng tiết tấu
Mẹ là người thức hát ru con
Bầu trời trong mắt con ngày một xanh hơn
là khi tóc Mẹ ngày thêm sợi bạc
Mẹ đã thành hiển nhiên như Trời - Đất ,
như Cuộc đời, không thể thiếu trong con
Nếu có đi vòng quả đất tròn
Người con mong mỏi mòn chắc không ai ngoài Mẹ
Cái vòng tay mở ra từ tấm bé
cứ rộng dần theo con trẻ lớn lên .
Mẹ là người đã cho con cái tên riêng
trước cả khi con bật nên tiếng' Mẹ'
Mẹ !
 cái tiếng gọi mà từ khi bập bẹ
đến lúc trưởng thành
con vẫn chưa hiểu hết chiều sâu
Me!
 Có nghĩa là từ bắt đầu
 cho sự sống, Tình yêu, Hạnh phúc .
Mẹ!
có nghĩa là duy nhất
 một bầu trời
 một mặt đất
 một vầng trăng
 Mẹ không sống đủ trăm năm
 nhưng đã cho con dư dả nụ cười và tiếng hát
 chỉ có một lần Mẹ không ngăn con khóc
 là khi Mẹ không thể nào lau nước mắt cho con
 là khi Mẹ không còn
 hoa hồng đỏ từ đây hóa trắng ...
Rồi những đứa bé lại chảo đời và lớn lên theo năm tháng
 biết bao người được làm Mẹ trong ngày
 Tiếng trẻ con gọi Mẹ ngân  nga khắp mặt đất này
 thành âm thanh không bao giờ vắng lặng
 Mẹ !
 có nghia là ánh sáng
 một ngọn đèn thắp bằng máu con tim
Cái đóm lửa thiêng liêng
 cháy, trrong bão bùng, cháy trong đêm tối
Mẹ !
 có nghĩa là mãi mãi\ là cho- đi-không- đòi - lại-bao-giờ
Cổ tich thường bắt đầu :  Ngày xưa có một công chúa  ...'
hay
' Ngày xưa có một vị  vua ... '
Cổ tích còn bắt đầu từ :
 ' Ngày xưa có Mẹ ...'

( 1981)

THANH NGUYÊN

( nguồn :  CHÂN DUNG  THƠ / TẦN HOÀI DẠ VŨ-
                   Nxb TRẺ, tp. HCM, 1993  - tr.   117 - 129

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét