Thứ Bảy, 19 tháng 9, 2020

bài đọc thêm: TOAN ÁNH & TÁC PHẨM / bài viết: Thất Sơn -- source: trÍch blog TỪ HOÀI TẤN

 

TOAN ÁNH và tác phẩm



Toan 
Ánh (1916-2009)



Toan Ánh tên thật là Nguyễn Văn Toán (1916 - 14 tháng 5 năm 2009), là nhà văn, nhà nghiên cứu Việt Nam. Ông sinh tại Thị Cầu, Bắc Ninh, một vùng quan họ nổi tiếng với những lễ hội, đình đám. Mẹ ông làm nghề hàng xáo, ngày bà đi bán, tối về vừa xay gạo vừa dạy chữ Hán cho ông. Sau, ông theo học với thầy Chu Kinh Phượng, là một thầy đồ nổi tiếng khắp vùng Kinh Bắc.
Khi trưởng thành, nhờ ông làm nhiều công việc khác nhau, như thuế vụ, thanh tra, dạy học...và hay thay đổi nơi ở, nên ông biết được nhiều vùng của đất nước. Đến đâu ông cũng chú tâm tìm hiểu tập quán, hội hè, ca dao... và ghi chép một cách rất cẩn thận.
Ông nắm chức giám đốc trong nha Tâm lý chiến (1963-1966) của Việt Nam Cộng hòa, sau chuyển làm quản thư Bộ Thông tin (1968-1971) rồi phó chủ tịch Hội đồng Văn hóa Giáo dục (1972-1973). Ông cũng từng làm giảng viên ở Viện Đại học Vạn Hạnh và Viện Đại học Huế (phân khoa Nhân văn) trước năm 1975. Ông còn là hội viên Hội Văn bút Việt Nam .
Trong lãnh vực chính trị ông là đảng viên Việt Nam Quốc dân Đảng.
Toan Ánh bắt đầu viết văn từ năm 1934. Năm 1935, truyện ngắn đầu tay của ông: Chiếc nhẫn quý, được đăng trên báo Tiểu thuyết Thứ Bảy.
Kể từ đó, ông gắn bó mật thiết với đề tài văn hóa truyền thống của Việt Nam từ nông thôn đến thành thị, từ Bắc vào Nam và để lại cho đời khoảng 124 tác phẩm có giá trị học thuật.



Nếp cũ - Con người Việt Nam gồm 11 cuốn (In lần đầu - Nam Chi tùng thư 1965)











Nếp cũ - Hội hè đình đám quyển thượng in năm 69 , hạ in năm 74 do Nam chi tùng thư in lần đầu!


Toan Ánh, Bó Hoa Bắc Việt, in lần thứ nhất, Saigon, 1958
Tựa của Bùi Xuân Uyên, Bìa của họa sĩ M. Chương


Toan Ánh, Tiết tháo một thời, in lần thứ nhất, Saigon, 1957.
Những chuyện về khí tiết của sĩ phu nước nhà hồi Pháp mới chiếm đóng Việt Nam.


Toan Ánh, Phong lưu đồng ruộng, in lần thứ ba, Nam Sơn xuất bản, Saigon, 1957.
Khảo cứu về các phong tục và những thú chơi đẹp ở đồng quê Bắc phần.


Toan Ánh, Nếp xưa Phong tục tiểu thuyết, in lần thứ nhất, Xây dựng xuất bản, Saigon, 1963.


Cửu Long Giang - Toan Ánh, Người Việt Đất Việt, in lần thứ nhất, Nam Chi tùng thư, Saigon, 1967.




Toan Ánh, Làng xóm Việt Nam, in lần thứ nhất, Saigon, 1968.
Phụ bản của các nghệ sĩ nhiếp ảnh danh tiếng: Nguyễn Cao Đàm, Nguyễn Mạnh Đan, Trần Lê Sinh, Trần Cao Lĩnh


Toan Ánh, Tín ngưỡng Việt Nam, quyển thượng, in lần thứ hai, Hoa Đăng, Saigon, 1969


Toan Ánh, Tín ngưỡng Việt Nam, quyển hạ, in lần thứ nhất, Nam Chi tùng thư, Saigon, 1968.




Cửu Long Giang - Toan Ánh, Miền Bắc Khai Nguyên, in lần thứ nhất, Cơ sở xuất bản Tiến Bộ, Saigon, 1969.


Toan Ánh, Múa thiết lĩnh... Ném bút chì..., in lần thứ nhất,
Cơ sở xuất bản Tiến Bộ, Saigon, 1969 - Tài liệu võ thuật


Toan Ánh, Tinh thần trọng nghĩa phương Đông, in lần thứ nhất, Ánh Sáng xuất bản, Saigon, 1969.


Toan Ánh, Cầm ca Việt Nam, in lần thứ nhất, Lá Bối, Saigon, 1970.
Sưu tầm phong tục, tựa của Nguyễn Hiến Lê.




Cửu Long Giang - Toan Ánh, Cao Nguyên Miền Thượng, in lần thứ nhất, Saigon, 1974


Nếp cũ - con người Việt Nam/ bản kỳ II/ Khai Trí xuất bản/ năm














Trong lũy tre xanh – Toan Ánh, NXB Vạn Lợi, 1960




Thanh gươm bắc Việt - nhà in Minh tuân 1952


Nghệ thuật ăn trộm và bắt trộm của người xưa, Tiến Bộ xb 1969


Nghệ thuật tham nhũng và hối lộ, Hoa Đăng xb 1970


Phong tục Việt Nam, Khai Trí 1969


Tín ngưỡng Việt Nam, quyển thượng, Nam Chi Tùng Thư 1967


Phong lưu đồng ruộng / Toan Ánh (S. : Nam-Sơn, 1957, In lần thứ ba - 158 p. ; 30đ)



Tiết tháo một thời / Toan-Ánh (S. : Tác giả, 1957 - 131 p. ; 28$00)









Nhà văn Toan Ánh qua đời

23h50 ngày 14/5/2009, nhà văn Toan Ánh trút hơi thở cuối cùng sau một thời gian nằm điều trị tại bệnh viện Nhân dân Gia Định, TP HCM, thượng thọ 96 tuổi.
Linh cữu được quàn tại tư gia, địa chỉ số 20/302 C, Phan Huy Ích, phường 12, quận Gò Vấp, TP HCM. Lễ viếng bắt đầu từ ngày 16/5 đến ngày 19/5. Sau đó nhà văn được hỏa táng tại nghĩa trang Bình Hưng Hòa.
Gia đình của nhà văn cho biết, ông vào nằm điều trị bệnh già tại bệnh viện Nhân dân Gia Định đã hơn 10 ngày nay. Cả nhà lúc nào cũng túc trực bên giường bệnh của ông. Dẫu biết, người già tuổi cao sức yếu nhưng do nhà văn tỉnh táo đến phút cuối của cuộc đời nên sự ra đi của ông là rất đột ngột.
hhh
Nhà văn Toan Ánh (phải) và giám đốc NXB Trẻ bà Quách Thu Nguyệt. Ảnh: Lam Điền.
Nhà văn Toan Ánh tên thật là Nguyễn Văn Toán, sinh năm 1914, tại Đáp Cầu (Bắc Ninh). Suốt cuộc đời mình, ông dành phần lớn thời gian để ghi nhận, khám phá những phong tục tập quán, lề thói dân gian, lễ hội đình đám, tín ngưỡng, địa dư chí, ca dao... của nhiều vùng miền trên đất nước.
Trước đây sách của nhà văn chỉ được xuất bản lẻ tẻ ở một vài NXB. Nhưng đến tháng 5/2004, nhà văn ký hợp đồng nhượng quyền có thời hạn để NXB Trẻ độc quyền xuất bản trên toàn quốc bộ Toan Ánh toàn tập (gồm 124 tác phẩm đã in và chưa in) trong thời hạn 10 năm (2004-2015).
Trong số này có nhiều bộ sách giá trị và quan trọng với văn hóa và truyền thống dân tộc như: bộ Nếp cũ gồm 11 cuốn, nói đầy đủ về vòng đời của một con người Việt Nam (từ lúc thai nghén, sinh ra, đi học, đi làm, lập gia đình, chết, cải táng..., đã in 6 cuốn). Bộ Việt Nam chí lược gồm 5 cuốn mới in được 3: Người Việt đất Việt,Miền Bắc khai nguyên, Cao nguyên miền thượng (2 cuốn còn lại là: Miền Trung kiên dũng, Miền Nam phú cường). Tập truyện Trong lũy tre xanh (viết năm 1957) phê phán hủ tục làng quê. Cuốn Phong lưu đồng ruộng (1958) ca ngợi nét đẹp đời sống tinh thần thôn xóm. Bó hoa Bắc Việt (1958) nói về phẩm chất đẹp của người phụ nữ Việt Nam thì Tiết tháo một thời (1957) nêu gương khí phách của sĩ phu Việt Nam...
Thất Sơn

===============
http://giaitri.vnexpress.net/tin-tuc/gioi-sao/trong-nuoc

sưu tầm từ internet

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét