4/08/2020
Thị xã Thái Bình thời chúng tôi không hề có tri thức : Vũ Hoàng Chương với Đinh Hùng, và đặc biệt Duyên Anh
Thời gian 1947 - 1954, như Giao Blog đã nêu nhiều lần, vẫn là một trong những khoảng trống chưa biết đối với chúng tôi, nhất là về cuộc sống thường nhật ở những vùng tạm chiếm (có thể đọc lại ở đây).
Bây giờ, là nói về quãng thời gian ấy ở thị xã Thái Bình. Hiện đó là một khoảng trống lớn trong hiểu biết của tôi về thị xã Thái Bình (bây giờ thì đã là thành phố Thái Bình).
Hóa ra, thời ấy, cả Vũ Hoàng Chương và Đinh Hùng đã tựa như có lánh về đó. Và duyên cớ thế nào, lại sinh ra một ông nhà báo Vạn Vân (vừa viết báo lại vừa buôn nước mắm Vạn Vân - về nước mắm Vạn Vân thì đọc lại ở đây).
Đặc biệt, đó là thời kì bắt đầu tập viết của một cây bút lớn của Thái Bình mà lâu nay chúng ta đã quên lãng. Đó là nhà văn Duyên Anh (1935-1997; tên thật là Vũ Mộng Long).
Xin phép đăng trọn hồi kí Nhìn lại những bến bờ của Duyên Anh - tác phẩm được ông viết tại Mĩ hồi cuối thập niên 1980.
Tháng 8 năm 2020,
Giao Blog
Duyên Anh (1935 - 1997) |
Duyên Anh sinh ngày 16 tháng 8 năm 1935 tại Thái Bình Bắc việt mất ngày 6 tháng 2 năm 1997 tại Paris, Pháp (nhằm ngày 29 tết). Ông đã xuất bản năm mươi tác phẩm văn chương. Năm 1975, bị coi như "một trong mười nhà văn nguy hiểm nhất của Việt Nam", chế độ mới cấm ông viết lách và bắt giam không xét xử suốt sáu năm qua các nhà tù và trại tập trung. Ông được tự do nhờ Amnesty International và Pen Club International can thiệp. Vượt biển sang Pháp, ông viết lại và cho xuất bản gần hai mươi tác phẩm, trong đó Un Russe à Saigon và La colline de Fanta do nhà Belfond xuất bản. Báo chí, đài phát thanh, đài truyền hình Pháp viết nhiều, nói nhiều về ông. Sử gia Piere Chaunu, giáo sư đại học Sorbonne, nhà văn lừng danh coi Duyên Anh là "nhà thơ lớn, vinh quang của quốc gia". Chưa một người Việt Nam nào tạo nổi sự vinh dự cho dân tộc ở tư thế lưu vong như Duyên Anh. Tự tin vào tài năng và sự phấn đấu của chính mình, ông đã bước lên mọi nghịch cảnh, bước qua mọi oan khiên để giành một chỗ đứng trên vũ trụ văn học quốc tế như một tiểu thuyết gia đầy đủ tư cách.
Dẫn lại một vài đoạn trong Nhìn lại những bến bờ:
Có một đoạn trong Nhìn lại những bến bờ như sau (Duyên Anh cũng thừa nhận thời 1950-1954 ở vùng tề, với chính ông, cũng còn mù mờ mà):
"
Nguyễn Thịnh kể hiệu sách Trung Phương của vợ thi sĩ Trần Trung Phương, tác giả thi phẩm Mấy vần tươi sáng. Đây là tập thơ duy nhất viết cho tuổi thơ, học trò. Sau thi sĩ Trần Trung Phương không có ai làm thơ cho nhi đồng nữa. Ông đã qua đời ở hậu phương. Vợ ông về Hà nội và tái giá, trở thành vợ của thi sĩ Hồ Dzếnh. Tôi mê tập truyện Chân trời cũ của Hồ Dzếnh, nhà văn Minh Hương, bố Tàu mẹ Việt. Ông đã cho xuất bản hai thi phẩm Quê ngoại và Hoa xuân đất Việt. Ông yêu quê ngoại, yêu Việt nam. Hoài Thanh và Vũ Ngọc Phan đều hẹp hòi, không xếp ông vào Thi nhân Việt nam và Nhà văn hiện đại. Khi đăng lại truyện ngắn Nhà đông con của ông, tuần báo Tuổi Ngọc đã nói lên sự bất công này và yêu cầu những người viết văn học sử Việt Nam đừng quên Hồ Dzếnh. Ở Pháp và cả ở Mỹ nữa, những di dân đã mang quốc tịch Pháp, Mỹ mà viết văn bằng tiếng Pháp, tiếng Mỹ, được coi là nhà văn Pháp, nhà văn Mỹ. Hồ Dzếnh viết văn, viết thơ bằng tiếng Việt nam. Ông lại chọn Việt Nam làm quê hương. Văn ông thiết tha, cảm động. Thơ ông chứa chan tình tự, ngập tràn hình ảnh. Chưa thấy một thi sĩ Việt Nam nào yêu mẹ Việt Nam như Hồ Dzếnh qua bài Cảm xúc:
Cô gái Việt Nam ơi
Tự thuở sơ sinh lận đận rồi
Tôi biết hồn cô u uẩn lắm
Xa nhau đành chỉ nhớ nhau thôi
Cô gái Việt Nam ơi
Nếu chữ hy sinh có ở đời
Tôi muốn nạm vàng muôn khổ cực
Cho hồn cô gái Việt Nam tươi
Tôi ái mộ Hồ Dzếnh, thường đến hiệu sách Trung Phương, giả vờ mua tuần báo văn nghệ, cái bút bic, cuốn vở, hy vọng gặp mặt người anh của Em Duỳn 2. Không lần nào tôi gặp cả vì không bao giờ Hồ Dzếnh ngồi ngoài hiệu sách. Thời gian từ 1950 đến cuối 1954 là thời gian khá sinh động của văn học nghệ thuật Hà nội vùng tề. Nó cũng là một bến bờ, một dấu mốc quan trọng của văn học sử. Thanh Nam đã sống trọn vẹn ngày tháng này, đã sinh hoạt liên tục và quen biết hết văn nghệ sĩ. Rất tiếc, Thanh Nam đã không viết hồi ký. Thành ra, thế hệ những người cầm bút hôm nay rất mơ hồ về một bến bờ văn học Hà Nội 1950 – 1954, bến bờ có Sao Mai với Nhìn xuống nhiều vang vọng. Thanh Nam, nay đã quá cố. Chẳng còn ai đủ tư cách để nhìn lại một bến bờ. Chúng ra còn mơ hồ cả về bến bờ văn nghệ lãng mạn cách mạng 1946 – 1949. Thời gian 1950 – 1954, tôi đang mơ trở thành Thanh Nam và mong nhìn mặt Hồ Dzếnh. Không có hân hạnh nhìn mặt tác giả Chân trời cũ, tôi đành thu tôi trên căn gác nhỏ biệt lập sau số nhà 13 phố Ngô Thời Nhiệm mà tưởng tượng thất tình.
"
"
Nguyễn Thịnh kể hiệu sách Trung Phương của vợ thi sĩ Trần Trung Phương, tác giả thi phẩm Mấy vần tươi sáng. Đây là tập thơ duy nhất viết cho tuổi thơ, học trò. Sau thi sĩ Trần Trung Phương không có ai làm thơ cho nhi đồng nữa. Ông đã qua đời ở hậu phương. Vợ ông về Hà nội và tái giá, trở thành vợ của thi sĩ Hồ Dzếnh. Tôi mê tập truyện Chân trời cũ của Hồ Dzếnh, nhà văn Minh Hương, bố Tàu mẹ Việt. Ông đã cho xuất bản hai thi phẩm Quê ngoại và Hoa xuân đất Việt. Ông yêu quê ngoại, yêu Việt nam. Hoài Thanh và Vũ Ngọc Phan đều hẹp hòi, không xếp ông vào Thi nhân Việt nam và Nhà văn hiện đại. Khi đăng lại truyện ngắn Nhà đông con của ông, tuần báo Tuổi Ngọc đã nói lên sự bất công này và yêu cầu những người viết văn học sử Việt Nam đừng quên Hồ Dzếnh. Ở Pháp và cả ở Mỹ nữa, những di dân đã mang quốc tịch Pháp, Mỹ mà viết văn bằng tiếng Pháp, tiếng Mỹ, được coi là nhà văn Pháp, nhà văn Mỹ. Hồ Dzếnh viết văn, viết thơ bằng tiếng Việt nam. Ông lại chọn Việt Nam làm quê hương. Văn ông thiết tha, cảm động. Thơ ông chứa chan tình tự, ngập tràn hình ảnh. Chưa thấy một thi sĩ Việt Nam nào yêu mẹ Việt Nam như Hồ Dzếnh qua bài Cảm xúc:
Cô gái Việt Nam ơi
Tự thuở sơ sinh lận đận rồi
Tôi biết hồn cô u uẩn lắm
Xa nhau đành chỉ nhớ nhau thôi
Cô gái Việt Nam ơi
Nếu chữ hy sinh có ở đời
Tôi muốn nạm vàng muôn khổ cực
Cho hồn cô gái Việt Nam tươi
Tôi ái mộ Hồ Dzếnh, thường đến hiệu sách Trung Phương, giả vờ mua tuần báo văn nghệ, cái bút bic, cuốn vở, hy vọng gặp mặt người anh của Em Duỳn 2. Không lần nào tôi gặp cả vì không bao giờ Hồ Dzếnh ngồi ngoài hiệu sách. Thời gian từ 1950 đến cuối 1954 là thời gian khá sinh động của văn học nghệ thuật Hà nội vùng tề. Nó cũng là một bến bờ, một dấu mốc quan trọng của văn học sử. Thanh Nam đã sống trọn vẹn ngày tháng này, đã sinh hoạt liên tục và quen biết hết văn nghệ sĩ. Rất tiếc, Thanh Nam đã không viết hồi ký. Thành ra, thế hệ những người cầm bút hôm nay rất mơ hồ về một bến bờ văn học Hà Nội 1950 – 1954, bến bờ có Sao Mai với Nhìn xuống nhiều vang vọng. Thanh Nam, nay đã quá cố. Chẳng còn ai đủ tư cách để nhìn lại một bến bờ. Chúng ra còn mơ hồ cả về bến bờ văn nghệ lãng mạn cách mạng 1946 – 1949. Thời gian 1950 – 1954, tôi đang mơ trở thành Thanh Nam và mong nhìn mặt Hồ Dzếnh. Không có hân hạnh nhìn mặt tác giả Chân trời cũ, tôi đành thu tôi trên căn gác nhỏ biệt lập sau số nhà 13 phố Ngô Thời Nhiệm mà tưởng tượng thất tình.
"
Cuối thập niên 1980, ngồi ở Mĩ viết hồi kí một cách vui nhộn thành thực, Duyên Anh nhắc đến cả giai thoại về thần đồng thơ Trần Đăng Khoa như sau:
"
Thằng “sư phụ” của tôi chê nhiều, khen rất ít. Nó chê luôn Nguyễn Bính mới bạo chứ. Một hôm, tôi đọc bài Hương cố nhân cho nó nghe, đoạn cuối gồm bốn câu:
Huyền Trân ơi, Huyền Trân ơi
Mùa xuan rồi, mùa xuân rồi
Giờ đây chín vạn hương trời nở
Duy có tình ta khép lại thôi
Nó mắng tôi:
- Ngu ! Muôn vạn hương trời nở. Ai viết chín vạn hương trời ?
Tôi tức quá, vác tập thơ Hương cố nhân và dí vào tận mắt nó bài Hương cố nhân. Nó gật gù kiểu thầy đồ:
- Một là thợ xếp chữ sai. Hai là Nguyễn Bính dở. Nhưng Nguyễn Bính dở, chứ muôn khó mà xếp thành chín.
Đàm Viết Minh kể như thằng nhóc bạo phổi. Sau này, được nghe một giai thoại thi ca miền Bắc, thằng nhóc Trần Đăng Khoa còn bạo phổi hơn. Thằng nhóc này con nhà bần cố nông, mò cua bắt ốc ở đồng ruộng Hải Dương. Nó làm thơ hay lắm. Thần đồng. Bài Đám tang con giun của nó, Cuba dịch sang tiếng Tây ban nha, báo chí khen ngợi nhiệt tình. Liên xô cũng dịch. Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ thị “cứ để cháu Khoa mò cua bắt ốc kẻo hỏng hồn thơ của nó, kín đáo giúp đỡ mẹ nó”. Trần Đăng Khoa lớn khôn, đi bộ đội, làm thơ ký bút hiệu Hướng Triều (khác Hưởng Triều là bút hiệu thơ của Trần Bạch Đằng, thực danh Trương Gia Kỳ Triều). Hướng Triều làm thơ không hay nữa. Thuở nó còn mò cua bắt ốc, Tố Hữu, chỉ đạo văn nghệ miền Bắc, làm bài thơ mơ ước ngày mai xã hội chủ nghĩa, có câu:
Đường ta rộng thênh thang tám thước
Trần Đăng Khoa đọc xong thì xin sửa. Tố Hữu cho nó gặp. Khoa chê:
- Thưa chú, đường rộng tám thước thôi à ? Hẹp quá. Giới hạn quá. Cháu xin sửa thành Đường ta rộng thênh thang ta bước.
Tố Hữu đồng ý nhưng trong lòng không vui. Trưởng thành, Trần Đăng Khoa không được đảng chiếu cố. Tôi nghĩ Đàm Viết Minh mà gặp Nguyễn Bính, sẽ được Nguyễn Bính mời uống rượu và khen nó … hỗn xược ! Lên Hà Nội vừa học nhẩy thi tú tài, vừa học đàn Tạ Tấn. Tết về nó chơi “cờ lát xích” bài Sérénade của Schubert khiến thầy đờn Nguyễn Thịnh chào thua. Bởi hay chê thiên hạ nên Đàm Viết Minh cố gắng hơn thiên hạ. Để khỏi mang tiếng nói phét, ghen tài. Tôi ở Hà nội, không được gần gũi nó là một thiệt thòi lớn lao cho âm mưu kéo xe bò leo dốc nhà báo của tôi. Lấp vào khoảng trống này, tôi có Nguyễn Thịnh, kiêu ngạo thua Đàm Viết Minh chút xíu. Hai thằng là cặp bài trùng. Những tay đàn sáo viết lách ở thị xã Thái Bình chán cặp bài trùng lắm.
Nguyễn Thịnh nói dối bố mẹ học thi tú tài, song nó bỏ trường từ đầu niên học. Mẹ nó mỏi tay xé vải, bố nó mỏi chân đạp máy may kiếm tiền gửi cho nó dùi mài kinh sử thì nó đem tiền nộp cụ Duyệt, giám đốc Âm nhạc học xá cạnh hồ Thuyền Cuông để cụ dạy nó hòa âm, âm điệu, giai điệu … Nó cương quyết trở thành người soạn ca khúc lỗi lạc. Tôi ngỏ cái chí hướng nhà báo của tôi với Nguyễn Thịnh. Nó hân hoan ôm lấy tôi:
- Phải vậy chứ, phải sống đời nghệ sĩ. Tao soạn nhạc, mày viết báo. Rồi ai cấm mày viết tiểu thuyết như Nguyễn Minh Lang, Thanh Nam. Cái xó xỉnh thị xã Thái Bình chập hẹp lắm. Quên mấy ông bô, bà bô đi !
Tôi hỏi:
- Ông bô mày sẽ kỳ vọng gì ở mày ?
Nó nhún vai:
- Trước 1945, ông bô thua kiện chi đó, ông bô phẫn uất muốn tuyết hận bằng cách bắt tao làm thầy cãi.
- Mày chê ?
- Nghề thầy cãi bất nhân lắm. Tao thích dùng mồm để hát, không để cãi cọ.
Nó hất đầu:
- Còn mày, ông bô kỳ vọng gì ở mày ?
Tôi não nề đáp:
- Ông bô tao lái thuốc Bắc kiêm lang băm. Cong lưng thái dao cầu, đạp thuyền tán và “xem mạch, cho đơn không tính tiền” đâm ra nản, ông hy vọng nuôi tao đậu đốc tờ. Tội nghiệp ông bô, biết tao thi trung học trượt vỏ chuối mà vẫn nghĩ tao sẽ là bác sĩ … toàn khoa !
- Đốc tờ sống mòn đời với người ốm, ham gì !
- Đúng.
- Nghệ sĩ mới hưởng mật ngọt của trời đất và … các em. Uống hương tình trên môi em ngon hơn uống vitamine C.
Con ông thợ may nói đúng. Con ông lang băm bùi tai. Cũng chỉ tại rong chơi hóa nên học dốt, học dốt hóa nên chán học. Và ca vang bài “Tình nghệ sĩ:”
Tung phấn hương yêu qua muôn lời hát
Bay tới bên em, tới em thầm nhắc
Đây ý tơ xưa đâu duyên tình cũ
Bóng em phai dần ái ân tàn theo
Nếu Hà nội có lớp dạy viết báo, viết tiểu thuyết, tôi đã bỏ học Toán, Lý, Hóa, Vạn vật và nhiều môn học lỉnh kỉnh không thể áp dụng vào việc tán gái. Tiếc rằng đã có Âm nhạc học xá mà chưa có Báo chí học xá, Tiểu thuyết học xá, Thi ca học xá …, nên tôi vẫn phải bám vào trường học. Giáo sư Việt văn của tôi là Nguyễn Uyển Diễm, chồng nữ sĩ Mộng Sơn, giám đốc nhà xuất bản Vỡ Đất. Buổi học đầu tiên, giáo sư Diễm đã làm tôi khoái về cái lối gọt thơ của ông.
"
-
Duyên Anh
Nhìn Lại Những Bến Bờ
1
Thuở còn ngồi trung học, tôi đã say mê phóng sự tiểu thuyết của Vũ Trọng Phụng. Nhân vật không tên trong Giông tố khiến tôi ngưỡng mộ là ông nhà báo. Ông ta từ Hà Nội xuyên huyện lỵ dự phiên tòa xử Nghị Hách hiếp dâm Thị Mịch để viết bài tường thuật. Hồi đó, huyện đường cơ hồ triều đình nhỏ và tri huyện cơ hồ ông vua con. Thế mà ông nhà báo coi thường cái quyền uy ghê gớm ấy. Đứng về phe yếu đuối chống đối cường quyền, về phe bị trị chống đối thống trị, nhà báo nhân danh sự thật và soi sáng sự thật. Ông nhà báo làm tôi quên hẳn những hiệp sĩ trừ gian diệt bạo của truyện kiếm hiệp Thanh Đình, Lý Ngọc Hưng, Văn Tuyền … Ông ta mới đích thực là thần tượng của tôi. Dưới ngòi bút Vũ Trọng Phung, hình ảnh ông nhà báo anh hùng ám ảnh tôi không ngớt. Tôi mơ ước trở thành nhà báo.
Thời vừa lớn của tôi, Hà Nội có bốn nhật báo xuất bản đều đặn:
Tia Sáng, chủ nhiệm Ngô Văn
Giang Sơn, chủ nhiệm Thái Vân Hoàng Cơ Bình
Dân Chủ, chủ nhiệm Vũ Ngọc Các
Liên Hiệp, chủ nhiệm Văn Tuyên
Vài tờ khác như Công Tội, Dân Quyền … hoặc đã đình bản, hoặc không phát hành xuống thị xã Thái Bình của tôi. Năm ấy, 1951, tôi chưa đủ kiến thức phân loại lập trường, khuynh hướng chính trị của từng nhật báo. Nghe bố tôi kể Liên Hiệp là báo của Pháp, do ông Tây lai Soubrier Văn Tuyên chủ trương biên tập. Văn Tuyên báo Liên Hiệp khác với Văn Tuyền, bút hiệu của Phạm Cao Củng, cha đẻ thám tử Kỳ Phát, ký tên các tiểu thuyết kiếm hiệp. Báo Liên Hiệp của Pháp, thuộc loại báo gia nô của Phủ Cao Ủy Pháp, nên ít độc giả. Còn báo Công Tội xác nhận Tôi Cộng thì khó ngóc đầu với Sở Kiểm Duyệt và Phòng Nhì Pháp.
Bố tôi mua nhật báo Giang Sơn, vì ông thích đọc mục phiếm luận “Hà nội, Hà ngoại” của Tam Lang Vũ Đình Chí. Bố tôi đọc Tam Lang từ trước 1945. Ông thường sảng khoái nhắc nhở phóng sự Tôi kéo xe, ký sự Đêm sông Hương, phiếm luận Lọng cụt cán của nhà báo lừng danh này. Bố tôi ca ngợi nghệ thuật chơi chữ của Tam Lang. Mỉa mai người họ Lại đất Kiến Xương phủ, chuyên nghề buôn bán lớn cũng học đòi bon chen nghị trường, Tam Lang suy tôn “quan lớn Lại”. Quan lái lợn, nghị viên Bắc kỳ. “Nghị viên há phải chuyện con con!”. Rồi Tam Lang chơi chữ nhường, ám chỉ Vương Quang Nhường … nhường vợ. Vương Quang Nhường đầy quyền hành, điên lên, thuê côn đồ lùng kiếm Tam Lang hành hung. Vì Tam Lang dám “mó dái ngựa” các quan lớn mà độc giả ái mộ ông, coi ông là nhà báo can đảm. Tam Lang đứng về phe bị trị chống đối thống trị. Ngày Tam Lang bỏ nhật báo Giang Sơn viễn du Sài gòn, bố tôi bỏ Giang Sơn mua Tia Sáng. Ông đọc mục Tiếng vang của Hiền Nhân và phê bình Hiền Nhân viết phiếm luận thiếu sâu sắc, thiếu hài hước, thiếu luôn cả cái chất cay đắng lẫn cái chất khinh đời. Tôi bị ảnh hưởng bố nặng nề, tập đọc phiếm luận.
Đền Mẫu năm xưa chúng tôi, bây giờ, Phòng Thông Tin chiếm phía ngoài. Tôi năng tới đây đọc báo cũ. Những nhật báo Sài gòn gửi ra như Phục Hưng, Thần Chung, tôi đọc chẳng hiểu mấy. Văn viết tối tăm và từ ngữ lạ hoắc. Vậy tôi chỉ đọc báo Hà Nội. Và tôi quen tên các nhà báo Tam Lang, Hiền Nhân, Trọng Lang, Muỗi Sài Gòn, Thánh Sống Hoàng Ly, Bút Nguyên Tử, Anh Hợp, Thanh Hữu, Huyền Vũ … Tôi phục Muỗi Sài Gòn làm thơ châm chích. Tôi nể Thánh Sống Hoàng Ly giải đáp thế sự. Tôi mết truyện dài Đợi anh về của Thanh Hữu và Đợi ngày chiến thắng của Anh Hợp. Nhưng phiếm luận Tam Lang, tôi không nhá nổi. Với tôi 16 tuổi, phiếm luận Tam Lang rất đỗi … siêu phàm. Ở tỉnh nhỏ, tuần báo văn nghệ không bầy bán, thành thử, tôi không hiểu Hà Nội có bao nhiêu tuần báo, nguyệt san. Mãi sau này, nhật báo Tia Sáng xuất bản thêm tờ Tia Sáng đặc san hàng tuần, khổ nhỏ, tôi mới đọc tuần báo này và mê nhất chuyện tranh Cao bồi Hà Nội của Mạnh Quỳnh sáng tác cùng thời vàng son của Bàng xoăn, Vinh trố, hai tay “cao bồi” nổi tiếng của Hà Nội trong xã hội học trò.
Tôi đọc báo đều đặn. Hình ảnh ông nhà báo anh hùng của Vũ Trọng Phụng mỗi ngày một hiện rõ. Hiên ngang. Lẫm liệt. Tôi thèm khát trở thành nhà báo, khốn nỗi, tôi không biết bắt đầu sự thèm khát của tôi ở chỗ nào! Tôi đã nghĩ rằng, văn như võ, phải có sư phụ. Thị xã của tôi thiếu tài năng văn chương, dù tỉnh Thái Bình của tôi đã sản sinh Lê Quý Đôn và Nguyễn Du đã tá túc tại huyện Quỳnh Côi thuở đói rách. À, thị xã của tôi có thông tín viên thường trú của báo Tia Sáng. Ông ta vừa viết báo vừa bán nước mắm Vạn Vân. Chúng tôi gọi ông là nhà báo Vạn Vân. Ông nhà báo Vạn Vân ra vào Ty Cảnh Sát, Ty Công An, Tòa Tỉnh Trưởng như tôi ra vào hiệu phở. Ông hách lắm. Túi áo sơ mi dắt bốn năm cây Bic xanh đỏ. Lính Bảo Chính đoàn gác cổng Tòa Tỉnh không dám hỏi giấy ông nhà báo Vạn Vân. Tôi phục ông vô cùng, song vẫn thắc mắc tại sao đã là nhà báo lại còn phải bán nước mắm! Tôi định xin ông nhận làm đệ tử, tình nguyện đong nước mắm giùm ông để ông truyền dạy nghề nghiệp. Bèn ngỏ ý với Đàm Viết Minh là thằng bạn học trên tôi một lớp, thông minh nhất trường và văn chương phú lục cùng mình. Đàm Viết Minh cười nghiêng ngửa, nó hỏi tôi:
- Mày học rót nước mắm hay viết báo ?
- Viết báo.
- Lão nước mắm Vạn Vân viết báo hả ?
- Ừ, ông ấy là nhà báo.
- Nhà báo khỉ mốc gì lão ấy ! Lão Vạn Vân nhặt tin vớ vẩn gửi lên Hà nội.
- Tao thèm có thế thôi.
- Thèm có thế thì tao dạy mày được.
Bố tôi thường khen Đàm Viết Minh giỏi. Chỉ tội kiêu ngạo. Hồi tản cư, nó học việt văn thi sĩ Vũ Hoàng Chương. Nó bảo nó học cả thi sĩ Đinh Hùng nữa. Hai vì sao thi ca này chạy giặc về Thái Bình và dạy học ở bên kia sông Trà Lý. Tôi tin Đàm Viết Minh đủ khả năng dạy tôi viết báo bằng nhà báo Vạn Vân.
- Mày dạy tao đi.
- Nhưng …
- Sao ?
- Tao muốn mày viết văn, làm thơ …
Nó nhấn mạnh:
- Như tao.
Tôi nói:
- Tao khoái viết báo.
Đàm Viết Minh nhún vai rất điệu bộ:
- Dạy mày trở thành nhà báo Tam Lang, nhà báo Trọng Lang, nhà báo Hiền Nhân, nhà báo Thánh Sống.. tao không đủ thớ. Dạy mày trở thành nhà báo nước mắm Vạn Vân, tao không thèm. Theo tao, muốn viết báo, cần học viết văn. Viết văn hay thì viết báo dễ ợt. Muốn viết văn hay, mày đừng đọc nhật báo.
- Đọc gì ?
- Thi ca và tiểu thuyết
- Tao sẽ đọc.
- Đây là bí quyết: Mày phải chép hết những bài thơ hay, học thuộc lòng. Mày phải chép hết những đoạn tả cảnh ở tiểu thuyết. Có khi, mày phải chep nguyên một cái kịch ngắn, một cái truyện ngắn.
Tôi nghe bùi tai. Đàm Viết Minh dẫn tôi về nhà nó. Nó cho tôi xem bài Con lợn đất của nữ sĩ Mộng Sơn mà nó nắn nót chép từ một tạp chí nào.
- Cỡ tao mà cũng chép mỏi tay.
Nó đưa thêm tùy bút Thiếu chân trời của Nguyễn Tuân bảo tôi cầm theo dõi nó đọc thuộc lòng:
- “Đã mấy tuần liền, Nguyễn không nhìn thấy chân trời, cái thứ chân trời cụ thể gợi ra trước nhãn giới mình. Một ngày không chân trời là một ngày thèm khát, thèm khát hơn cả kẻ tù tội trông ngóng ánh sáng … Thiếu chân trơi còn hại cho cơ thể hơn là thiếu chất i ốt, chất muối, chất đường”.
Đàm Viết Minh đọc một lèo, lên bổng xuống trầm. Tôi tròn xoe mắt. Nó cao giọng ngâm:
Cắm thuyền sông lặng một đêm thơ
Trăng thượng tuần cao sáng ngập bờ
Đâu đó Tầm Dương lầu lắng đợi
Nghe buồn sương phụ khóc trên tơ
- Của mày hả ?
- Không, của thầy Vũ Hoàng Chương tao.
Nó ngâm tiếp:
Ta cười lên gọi Thăng Long
Lửa thiêu tâm sự máu hồng chiêm bao
Ngày về chuyển bước trăng sao
Đã nghe mạch đất dạt dào núi sông
- Cái này của mày ?
- Không, của thầy Đinh Hùng tao.
- Của mày đâu ?
- Của tao đây.
Nó nhấp ngụm trà nước, vuốt mái tóc gợn sóng thiên nhiên của nó mà nó khoe giống mái tóc Xuân Diệu:
Trời đã vào thu em biết không
Ngoài kia em có đứng bên song
Có buồn nghe lá rơi đầy ngõ
Có thấy hồn anh gió lạnh lùng.
Đàm Viết Minh hoàn toàn chế ngự tôi. Nó đem Nguyễn Tuân, Mộng Sơn, Đinh Hùng, Vũ Hoàng Chương ra đè bẹp nhà báo Vạn Vân. Và nó đọc thơ của nó. Nó triết lý:
- Người ta tán gái bằng thơ, không ai tán gái bằng tin chó chết, tin trộm khoét tường, tin chữa cháy …
Nó đúng. Có thể nhặt “em, anh” trong thi ca, không thể vớt “em, anh” trong chum nước mắm, dẫu là nước mắm Vạn Vân. Tự nhiên, ông nhà báo Vạn Vân hết thiêng. Ông ta không giống nhà báo trong Giông tố tí ti ông cụ nào cả. Ông ta chỉ là nhà báo nước mắm Vạn Vân “nhặt tin vớ vẩn gửi lên Hà Nội”. Ông ta không dám “chơi” bọn Đơ dzem buya rô!
- Mơ màng trên những bờ nước rộng, rốt cục, thấy một mình trước đấng Thượng Đế.
- Của mày hả ?
- Không, Chateaubriand.
- Thịt bò nướng à ?
- Văn hào Pháp. Francois Rene de Chateaubriand.
- Mày đọc văn Pháp ?
- Bản dịch.
Đàm Viết Minh đưa thêm Chateaubriand ra dọa tôi. Tôi vững tin tưởng rằng muốn viết báo cần tập viết văn trước. Mà muốn tập viết văn, cần thực hiện đúng bí quyết của Đàm Viết Minh. Nó cho tôi mượn cuốn Thi nhân Việt Nam của Hoài Chân và Hoài Thanh. Tôi về đọc cả đêm. Và bỏ cả học bài, tôi hì hục chép thơ của các thi sĩ tôi thích. Tôi bỗng mê thơ đến quên luôn ông nhà báo thần tượng của tôi. Bởi vì, tôi khám phá trong thơ rất nhiều tiếng yêu ngọt ngào. Thi sĩ tôi khoái nhất là Nguyễn Bính. Đọc tiểu sử của Nguyễn Bính, tôi càng khoái. Nguyễn Bính học ở nhà với chú thôi, mà cũng thành thi sĩ. Anh Thơ chỉ học tới lớp ba, mà cũng thành thi sĩ. Tôi học tới thành chung năm thứ ba, tôi sẽ thành thi sĩ. Tôi thuộc thơ vanh vách. Người ta nấu sử sôi kinh, tôi nấu thơ sôi vần điệu. Mê Nguyễn Bính, tôi mua Lỡ bước sang ngang, Mười hai bến nước, Người con gái ở lầu hoa, Nghìn cửa sổ, Mây Tần về đọc. Tôi còn tìm cả Tâm hồn tôi, Hương cố nhân chép mỏi tay. Tôi thuộc thơ năm chữ, thơ bẩy chữ, thơ tám chữ, thơ lục bát. Những bài thơ mới vần ôm, vần chéo, tôi thuộc hết. Hẳn nhiên, các cụ Cao Bá Quát, Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Khuyến nằm yên trong Việt Nam thi văn hợp tuyển của giáo sư Dương Quảng Hàm. Các cụ đâu hấp dẫn bằng Nguyễn Bính, Nguyễn Nhược Pháp, Huyền Kiêu, Xuân Diệu … Phải thật lòng mà nói, vừa lớn lên, tôi yêu thơ Xuân Diệu và Nguyễn Bính. Thơ tình của Xuân Diệu nồng nàn, của Nguyễn Bính mộc mạc, tươi sáng và chân quê. Nguyễn Bính gần gũi với tôi. Thơ Nguyễn Bính thuần túy Việt Nam. Thơ Xuân Diệu lai Tây quá. Còn Thế Lữ thì cứ “cô em” xa lạ. Hàn Mặc Tử lại “sáng dậy điên cuồng mửa máu ra” khiếp lắm.
Kể ra, tôi đã thực hiện phần đầu nghệ thuật viết văn của “sư phụ” Đàm Viết Minh. Tại sao phải chép thơ, học thơ ? Tôi không rõ, vì “sư phụ” không chỉ dẫn. Tôi áp dụng bí quyết y hệt con vẹt. Bây giờ tôi sang phần hai.
Cuối năm 1951, thị xã Thái Bình thêm một hiệu sách mới: Hiệu sách Học Hải. Khác với hiệu sách Đông A chỉ bán sách giáo khoa, báo, dụng cụ học đường, hiệu sách Học Hải bán tiểu thuyết và cho thuê tiểu thuyết. Những bộ trinh thám tiểu thuyết của Thanh Đình, Ngọc Cầm, Phạm Cao Củng được tái bản. Tôi vùi đầu đọc Đoan Hùng, Lệ Hằng, Lệ Hằng với chí phục thù, Dao bay, Nhà sư thọt, Vết tay trên trần …, thay vì đọc Thạch Lam, Nhất Linh, Khái Hưng … Rất thú vị những câu kết và những câu mở đầu mỗi chương của Thanh Bình, tôi chép lia lịa. Tôi học văn chương trinh thán và ảnh hưởng cách hành văn kêu boong boong, ngắn cũn cỡn với khá nhiều ba chấm và chấm than. Kết quả là bài luận tả cảnh trời mưa của tôi bị cụ cử Trịnh Đình Rư coi như “áng văn châu ngọc”, “văng vẳng tiếng chuông chùa”. Cụ cử Rư “bình văn” của tôi cả tiếng. Cụ châm biếm nghiệt ngã khiến tôi muốn độn thổ. Tôi vỡ mộng viết văn. Từ đó, tôi không làm bài luận nào nữa. Luận tiểu học tả con trâu của tôi ăn 2 điểm trên 10. Luận trung học tả trời mưa của tôi ăn 1 điểm trên 20. Tôi hỏi “sư phụ” Đàm Viết Minh, được nó giải thích:
- Luận văn nhà trường khác hẳn tiểu thuyết ngoài đời. Xuân Diệu có làm thơ hát nói không ? Huy Cận có làm thơ Đường luật không ? Nhưng ai bảo mày đọc tiểu thuyết trinh thám, tiểu thuyết kiếm hiệp ? Văn chương kiếm hiệp, trinh thám là văn chương bỏ thùng rác.
Thế thì tôi quay sang đọc tiểu thuyết tình cảm. Thời kỳ này, Ngọc Giao đã bỏ kháng chiến về Hà nội. Ông cho tái bản Nhà quê và tung ra những tác phẩm mới như Mưa thu, Đất, Cầu sương … Các nhà văn mới đua nhau ném vào thị trường chữ nghĩa vùng tề những tiểu thuyết tình. Người ta thấy xuất hiện những Nguyễn Minh Lang, Thanh Nam, Nguyễn Triệu Nam, Vĩnh Lộc, Huy Quang, Huy Sơn, Hoàng Công Khanh … Trong số những nhà văn mới, viết ướt át và nhiều nhất là Thanh Nam. Tác giả Cần một người đàn ông viết tiểu thuyết khi tôi còn mài đũng quần trên ghế nhà trường. Tôi đã đọc Thanh Nam, đã phiêu lưu theo nhân vật của anh và đã khóc sướt mướt. Rồi tôi ước ao viết tiểu thuyết như Thanh Nam. Bạn thân của anh, Nguyễn Minh Lang, vào làng văn bằng tập truyện ngắn Trăng đồng nội, Nguyễn Minh Lang chinh phục độc giả ngay. Anh viết bay bướm, tình tứ. Tôi nhớ, trang đầu của Trăng đồng nội bảng lảng không khí và thời tiết kháng chiến, Nguyễn Minh Lang đề tặng: “Trìu tặng Tâm Vấn 1, người em gái của lòng tôi”. Kế đó, anh cho xuất bản Hoàng tử của lòng em. Nhiều nữa. Tiểu thuyết cuối cùng của anh là Cánh hoa trước gió. Tiểu thuyết này đã đăng trên nhật báo “trung lập chế” Phương Đông của Hồ Hữu Tường ở Sài gòn. Nguyễn Minh Lang và Thanh Nam là hai nhà văn “ăn khách” của Hà nội. Độc giả của họ, đa số là phụ nữ. Vĩnh Lộc viết cuốn Bừng sáng khá hay. Hoàng Công Khanh đã nổi tiếng trong kháng chiến với truyện Trên bến Búng. Vào tề, anh làm thơ, cho in kịch thơ Bến nước Ngũ Bồ và cho trình diễn vở kịch thơ này tại Nhà Hát Lớn, Hà nội. Những người khác không có gì đáng nói. Chưa tìm thấy một tư tưởng mới hay một sự làm mới chữ nghĩa của văn chương vùng tề. Tất cả chỉ là nối tiếp cái lãng mạn tiền chiến. Tuy nhiên, ở Đất và Cầu sương, người ta cũng khám phá ra sự chuyển biến tâm hồn của Ngọc Giao. Đặc biệt, tạp chí Thế kỷ của Bùi Xuân Uyên đã giới thiệu hai cây bút mới tuổi nhiều: Triều Đẩu với Trên vỉa hè Hà Nội và Trúc sĩ với Kẽm trống.
Cùng thời kỳ này, tiểu thuyết Lê Văn Trương tái bản ào ạt, tiểu thuyết của Tự lực văn đoàn tái bản ào ạt với thêm những nhà văn mới: Linh Bảo, Gió bấc, Tàu ngựa cũ; Nguyễn Thị Vinh, Hai chị em; Nguyễn Tường Hùng, Gió mát. Tôi lại say mê Thằng còm và Thằng còm phục thù của Lê Văn Trương. Tiểu thuyết Sài gòn cũng bay ra miền Bắc tới tấp. Thu Hương, Chị Tập của Hồ Hữu Tường. Nhốt gió của Bình Nguyên Lộc. Mây ngàn của Vita. Đồng quê của Phi Vân. Những truyện dài rất Sài gòn của Thanh Thủy, Dương Hà. Đọc tiểu thuyết Thanh Thủy, tôi đã cười hoài vì những câu đối thoại “Em có yêu anh hôn ? Anh có dzìa hôn ?”. Tôi chưa hiểu ngôn ngữ Nam bộ. Thế nhưng tôi đã bàng hoàng đọc truyện ngắn Kòn trô, Chớp biển mưa nguồn của Lý Văn Sâm, nhà văn Biên Hòa, đăng trên Tiểu thuyết thứ bảy bộ mới. Lý Văn Sâm viết thật sâu sắc. Tôi cho rằng anh ta viết hay nhất thời đó, trong số các nhà văn miền Nam. Tôi còn đọc cả Võ Hồng ở Tiểu thuyết thứ bảy. Hiệu sách Học Hải chịu khó đại lý tuần báo văn nghệ. Có bán tại đây Phổ Thông của Nguyễn Vĩ. Tiểu thuyết tràn ngập các thành phố vùng tề.
Suốt mùa hè 1951, tôi đọc tiểu thuyết và ghi chép những đoạn văn hay. Tôi đọc mờ mắt luôn, đọc quên ăn, quên ngủ. Niên học 1952, “sư phụ” Đàm Viết Minh lên Hà Nội học nhẩy thi tú tài nhất. Nó đã đậu trung học phổ thông hạng bình. Tôi bước vào năm học mới mà luận văn không có tả cảnh. Tôi học Nguyễn Du, Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát, Nguyễn Khuyến, Trần Tế Xương, Từ Diễn Đồng, Học Lạc, Phan Văn Trị, Tôn Thọ Tường … Bí quyết của “sư phụ” Đàm Viết Minh vất đi hết. Nước lã ra sông. Lúc này, bí quyết nằm trong “Luận đề về …” của giáo sư Nguyễn Duy Diễn và Nguyễn Sĩ Tế. Tôi không hứng thú đọc “Luận đề về”, chẳng hạn, “Luận đề về Nguyễn Công Trứ”. Học thơ Phan Văn Trị, Tôn Thọ Tường không vô. Cứ ông này xuất “Khuyên đàn con trẻ chớ thày lay”, ông kia đối “Lòng ta sắt đá há lung lay”, tôi thối chí. Rồi thầy việt văn của tôi còn “chụp mũ cách mạng” vào thơ Nguyễn Khuyến mới nản !
Ai xui con cuốc gọi vào hè
Cái nóng nung người nóng nóng ghê
Ngõ trước vườn sau um những cỏ
Vàng phai thắm nhạt ngán cho huê
Đầu cành bướm lượn oanh xao xác
Trong tối đua bay đóm lập lòe
May được nồm nam cơn gió thổi
Đàn ta ta gảy khúc Nam nghe
Chỉ là bài thơ tả cảnh vào hạ. Nhưng thầy tồi “bình” rằng: Ai xui ta mất nước khiến muôn dân căm phẫn. Trước sau toàn Việt gian, những tâm hồn Cần Vương mai một. Kẻ nào chiến đấu, kẻ nào phất cờ khởi nghĩa ? Nếu cách mạng nổi dậy, ta sẽ hoan hô !
Thằng bạn tôi ngứa miệng hỏi:
- Thưa thầy ở điển cố nào gió nồm nam là cách mạng, cỏ là Việt gian ?
Thầy tôi nổi giận:
- Người đời sau soi sáng chữ nghĩa đời xưa !
Tôi cảm thấy mình không soi sáng cỏ ra Việt gian nên tôi cúp cua. Và hai bài luận một niên học của tôi cọng lại được 5 điểm trên 20. Điều đó không quan trọng. Quan trọng là bài báo đầu tiên của tôi, bài báo “bút chiến” ở bích báo – báo dán tường – với Đính phở, nhân dịp Tết Nguyên Đán. Tôi vốn ghét Đính phở. Nó vây vo từ năm ngoái, khi cụ cử Rư khen văn tài của nó, cụ tiên đoán nó sẽ là nhà báo nổi danh. Bố nó bán phở. Bố tôi bán thuốc Bắc. Tôi tặng nó biệt danh Đính phở. Nó tặng tôi biệt danh Long dao cầu. Bạn tôi, Lê Huy Luyến, “chủ nhiệm” bích báo Mùa Xuân, mời Đính phở viết bài. Nó bảo nó sẽ viết bài nhan đề Long dao cầu và thách tôi viết bài Đính phở. Tôi chới với. Làm sao tôi địch nổi văn tài “luận văn đệ ngũ” Đính phở, kẻ đã được cụ cử Rư “chấm” là nhà báo ? Làm sao tôi địch nổi văn tài “luận văn đệ tứ” Đính phở, kẻ đã được thầy Việt văn khen ngợi nức nở ? Chợt nhớ lời “sư phụ” Đàm Viết Minh: “Luận văn nhà trường khác hẳn tiểu thuyết ngoài đời”, tôi gồng người chấp nhận sự thách thức của Đính phở.
Chủ nhiệm Lê Huy Luyến, mỗi sáng, đến trường thật sớm. Nó vào các lớp, viết phấn trên bảng “quảng cáo” bích báo Mùa Xuân: “Cuộc bút chiến nảy lửa giữa nhà báo Đính phở và nhà văn Long dao cầu trên bích báo Mùa Xuân. Cả trường đón đọc nay mai”. Thằng Luyến hại tôi. Nó phong tôi tước vị nhà văn ! Tôi mà là nhà văn ư ? Tôi đang chép văn của thiên hạ dài tay ra thì có. Ông Nhật Tiến ơi, ông viết kịch ngắn năm bao nhiêu tuổi ? Tôi đã chép trọn vẹn vở kịch của ông đăng hai kỳ trên nhật báo Giang Sơn trang nhất đấy. Tên vở kịch tôi quên rồi. Chắc ông chưa quên đâu nhỉ ? Giá “sư phụ” của tôi còn ở Thái, tôi nhờ “sư phụ” tôi dạy dỗ … bút chiến. Than ôi, “sư phụ” dấu nghề, “người” không chịu “phán” bút chiến khác luận văn nhà trường, khác luôn tiểu thuyết ngoài đời. Vậy bút chiến là gì ? Hiểu theo lẽ giản dị thì bút chiến là chiến tranh bằng bút, là đánh nhau bằng bút. Đã đánh nhau, dù bằng súng hay bằng bút, dù bằng chân tay hay bằng mồm, rất khó tìm ra chân lý. Đánh nhau chỉ nhằm mục đích thắng và bại. Bút chiến cũng thế. Chiến tụng Tây Hồ phú của Phạm Thái tìm ra chân lý nào ? Sự kết án Nguyễn Hữu Lượng, tác giả Tụng Tây Hồ phú, bỏ Lê Chiêu Thống theo Nguyễn Tây Sơn. Phò Lê Chiêu Thống là chân lý ? Nếu có kẻ viết thêm “Chiến chiến tụng Tây Hồ phú”, chân lý của Phạm Thái sẽ là “Đù ỏa trần gian sống mãi chi!”. Nguyễn Hữu Lượng viết Tụng Tây Hồ phú. Phạm Thái hằn học viết Chiến tụng Tây Hồ phú. Nguyễn Hữu Lượng không trả lời. Vậy bút chiến ở đâu ? Đúng lý phải nói: Nguyễn Hữu Lượng ca ngợi công đức, sự nghiệp Nguyễn Huệ, Phạm Thái chống Nguyễn Huệ, phò Lê Chiêu Thống, cay cú Nguyễn Hữu Lượng, viết bài chửi Nguyễn Hữu Lượng. Văn học sử Việt Nam vỏn vẹn ba cuộc bút chiến tạm gọi là bút chiến. Cuộc bút chiến thứ nhất xảy ra giữa ông Việt gian Tôn Thọ Tường và ông ái quốc Phan Văn Trị. Cuộc bút chiến thứ hai xảy ra giữa thơ mới và thơ cũ. Cuộc bút chiến thứ ba xảy ra giữa Nhân văn giai phẩm và đảng cọng sản Việt Nam. Còn lại rặt là đánh đấm bằng bút. Có điều Ngô Đức Kế đánh đấm Phạm Quỳnh, Ngô Tất Tố đáng đấm Trần Trọng Kim nho nhã, văn vẻ. Người xưa hơn người sau chỗ đó. Cũng còn bút chiến với xác chết đấy. Đó là cuộc bút chiến “độc diễn” giữa Nguyễn Văn Trung và Phạm Quỳnh. Tồi tệ nhất lịch sử nhân loại là cuộc bút chiến giữa Cách Mạng với những kẻ sĩ nằm tù, tay bị còng, miệng bị bịt ! Tuy nhiên, phàm đã dùng bút đánh nhau, đều gọi là bút chiến cả.
Tôi sắp đánh nhau bằng bút với Đính phở. Chúng tôi tham dự bút chiến … học trò. Đinh phở nộp bài trước. Bài ngắn thôi. Báo viết tay dán tường mà. Chủ nhiệm Lê Huy Luyến không học “nghĩa vụ luận” của nghề báo, lén đưa bài của Đính phở cho tôi đọc. Tôi tối tăm mặt mũi. Thằng Đính phở bắt chân tay tôi run lẩy bẩy. Đọc xong bài của nó, tôi bải hoải. Tào Tháo đang bị cảm cúm, đọc xong hịch của Trần Lâm hài tội mình thì toát mồ hôi, khỏi bệnh, tỉnh táo mà rằng: “Nó đánh ra bằng văn, ta đánh nó bằng võ”. Còn tôi, tôi đánh với Đính phở bằng gì ? Văn nó hay hơn tôi gấp bội phần. Võ nó to con, nó đấm tôi gãy xương. Tôi đọc lại bài “bút chiến” của Đính phở. Nó giỏi thật sự, xứng đáng là nhà báo lỗi lạc mai này. Nó lồng hình ảnh bố tôi vào tôi. Nó tả bố tôi như chụp ảnh. Bố tôi thái thuốc, bố tôi đạp thuyền tán, bố tôi giã thuốc trong cối đồng. Đinh phở miêu tả một cách tài tình. Đoạn nó làm tôi phì cười là đoạn nó tả bố tôi cởi trần ngồi viên thuốc tễ. Trí nhớ của tôi chỉ cho phép tôi ghi đoạn này:
“Long dao cẫu ngồi viên thuốc tễ đen xì. Thuốc tễ là các vị thuốc bổ rang vàng, tán nát, rây thành bột trộn với mật. Long dao cầu rất khổ vì ruồi nhặng đánh hơi mật kéo đến. Thuốc tễ muốn viên nhanh cần phải lăn những cục tròn dài. Hề hề, ruồi nhặng đậu trên đó, thật khó ví ! Đang viên thuốc, bị con ruồi bò sau gáy, Long dao cầu cầm cả cục thuốc viên dở mà gãi. Ghét bẩn dính lẫn vào thuốc bổ. Ấy, có khi ăn viên thuốc bổ dính ghét lại … trường sinh bất tử đấy nhé ! Nhưng khó béo, bằng chứng là Long dao cầu gầy nhom …”.
Đính phở tả thật quá. Nó thuộc khuynh hướng tả chân. Thuốc tễ mất vệ sinh lắm. Tôi đã nhìn nhặng đẻ giòi trên thuốc tễ ngào mật ! Nhờ thế, thuốc tễ bổ tì, bổ vị, bổ phế, bổ tâm, bổ não, bổ huyết … Thuốc tễ nằm trong câu “Ăn bẩn sống lâu!”. Tôi phục Đính phở bắt phì cười. Văn “bút chiến” của nó đạt tới hạng nhất. Tôi cần chứng tỏ hơn nó. Bèn về lùng đọc Ba Giai, Tú Xuất, Trạng Quỳnh, Tiếu lâm … Dở chồng báo cũ, tôi đọc Tam Lang, Hiền Nhân. Chẳng tìm ra truyện nào, bài nào có thể “cóp” mà chửi Đính phở cả. Buồn quá, tôi kiếm Đặng Xuân Côn vấn kế. Nó bảo tôi khai triển mấy câu này:
Phở, phở, phở …
Chẳng ở thì xéo
Léo nhéo chi đây
Đánh giấy sang Tây
Bỏ tù thằng bán phở
Tôi khoái chí. Nghĩ rằng, mày đánh ông bằng “bút chiến”, ông đánh mày bằng “truyện ngắn”. Và đây là bài của tôi ghi lại theo hồi tưởng:
Đính phở
Phờ ơ ớ ở …
Phờ ơ ớ ở …
Phờ ơ ớ ở …
Nó chụm hai bàn tay sát miệng làm loa, cong người mà rao. Làm cái nghề bán phở gánh ban đêm thảm não thật, thua thằng bán xực tắc. Xực tắc nó gõ khúc tre vui tai. Phở gánh rao khiến mèo gào, chó sủa. Bạn biết thằng rao phở là đứa nào không ? Đính phở đấy. Năm ngoái nó học đệ ngũ trường Thị xã, cụ cử Rư đoán số luân văn cho nó, quả quyết nó thành nhà báo lừng danh, ai ngờ nó đi gánh phở bán rong. Nghĩ mà thương hại Đính phở. Nó “sinh ra đời dưới một ngôi sao xấu số”. Tôi cần giúp đỡ nó, “thấy người hoạn nạn thì thương”.
- Phở …
Đính phở mừng rỡ chạy lại, xun xoe:
- Thưa cậu gọi cháu ạ ?
- Ừ.
- Cậu dạy gì ?
- Bán cho cậu một bán chín nạc.
- Dạ.
- Nhớ vừa cầm thịt thái vừa móc tay gãi háng. Như thế khỏi nước béo !
- Cháu đâu dám. Với người khác, cháu cầm cả miếng thịt thò vào háng.
Ăn xong bát phở, tôi thân mật tâm sự:
- Này Đính phở, cậu hỏi cháu nói thật nhé, rồi cậu sẽ ăn ủng hộ cháu mỗi tối một bát.
- Dạ, xin cậu dạy.
- Nghe nói cháu làm luận, văn hay chữ tốt lắm.
- Thưa cậu, cháu thuê ông giáo tiểu học làm, cháu chỉ chép.
- Mỗi bài bao nhiêu ?
- Một thau xương bò hầm.
- À, ra thế ! Này cháu, cậu thấy bố cháu có tiệm phở, tại sao nỡ bắt cháu đi bán phở rong. Bố gì ác thế ?
- Thưa cậu, ông nội cháu dạy: “Bé đi câu, lớn đi hầu, già đi bán phở”. Cháu sợ già đi bán phở nên cãi lời ông nội: “Bé bán phở, lớn đơm đó, già ngồi đan giỏ”.
- À, ra thế !
Sự phụ của tôi dạy đúng. “Luận văn nhà trường khác hẳn tiểu thuyết ngoài đời”. Sách có câu: “Con vua thì lại làm vua. Con sãi nhà chùa lại quét lá đa”. Đính phở là con ông bán phở, dẫu vênh vang cách mấy, rốt cuộc, cũng sẽ lại tiếp nối nghề bán phở gia truyền.
Đây là “tác phẩm” đầu đời viết văn của tôi. Hẳn nhiên, cách hành văn “nguyên thủy” của nó ngô nghê hơn là chép lại. Tôi rất tiếc không nhớ cách hành văn “ngày xưa còn bé”. Ở tôi, mỗi giai đoạn đời sống kinh qua, mỗi thời gian tuổi tác chồng chất, đều một lần thay đổi hành văn và biến chuyển tư tưởng rõ rệt. Còn thay đổi nhờ kiến thức tôi thâu lượm ngoài đời và trong sách vở, báo chí. Nhà văn không nhất thiết phải trung thành với một lối hành văn, một kiểu cấu trúc tác phẩm. Nhưng nhà văn cần thiết trung thành với lý tưởng viết mà y đã chọn lựa từ tác phẩm đầu tay, vẫn theo tôi. Sự phản tỉnh về lý tưởng, về tư tưởng của nhà văn, hình như, không được chấp nhận. Rất giản dị, ở bất cứ không gian và thời gian nào, Sự Thật luôn luôn là khuôn vàng thước ngọc của nhà văn. “Bút sa, gà chết”, câu này đúng. Nhà văn bắt buộc phải có thái độ sống và thái độ viết và phải tôn trọng thái độ của mình để được độc giả tôn trọng. Thi sĩ Phùng Quán, một trong những kiện tướng của Nhân văn giai phẩm, viết:
Người làm xiếc đi trên giây đã khó
nhưng không khó bằng người viết văn
trọn đời đi trên đường Chân Thật
Hơn mọi ai, nhà văn phải thật với chính tâm hồn mình khi cầm bút. Anh chỉ có thể phản tỉnh một lần và một lần thôi. Đó là trường hợp André Gide. Ông ta đã viết Le retour de l’URSS. Thấy không đúng sự thật, André Gide can đảm viết Retouche sur mon retour de l’URSS. Anh, nhà văn quốc gia chống cộng, anh phản tỉnh, anh đứng chung hàng ngũ cộng sản chống lại quốc gia. Đồng ý. Bút anh đã sa trên giấy cọng sản. Nếu anh thấy cần phản tỉnh thêm, anh bỏ cộng sản sang với quốc gia, anh cứ sang. Nhưng, là nhà văn, lần này anh đừng nuôi một ảo tưởng nào bằng ngòi bút của anh nữa, anh nên bẻ bút. Đó là anh có liêm sỉ. Người ta không tha thứ cái thái độ tráo trở của nhà văn. Quốc rồi Cọng, Cọng rồi Quốc, muối mặt mà văn học nghệ thuật, mà chống cộng như phường vô lại. Cộng sản rất khinh bỉ loại nhà văn thò lò sáu mặt này. Còn quốc gia ?
“Tác phẩm” đầu đời viết văn của tôi xuất hiện trên bích báo mùa Xuân cạnh “tác phẩm” của Đính phở. Trong thế giới học trò Việt Nam, tôi dám nói, chưa hề có bích báo nào đăng hai bài “bút chiến” láo lếu thế. Do sáng kiến của chủ nhiệm Lê Huy Luyến, do sự “thách đấu” của Đính phở, tôi bốc máu gò gẫm một “tác phẩm” … phiếm luận cọng tiểu thuyết. Ôi, định mệnh đã an bài ! Bích báo mùa Xuân dán tường đúng ngày liên hoan Tết. Độc giả chen nhau đọc. Độc giả thi nhau cười. Long dao cầu và Đính phở thành hai cái tên chết. Độc giả bình văn và chấm điểm. Độc giả khen Đính phở sâu sắc, khen tôi đểu, xỏ lá kềnh. Tàn cuộc liên hoan, Đính phở đến bắt tay tôi thân mật, rủ tôi cùng về.
- Mày viết hay hơn tao, Đính phở nói.
- Tao gò mấy đêm đấy. Mày giận tao không ? Tôi hỏi.
- Không, tao gây sự trước. Nhưng, nói thật đi, ai gà mày ?
- Tao tự viết.
- Thật chứ ?
- Thật.
- Thế thì cụ cử Rư sai lầm. Mày mới sẽ là thằng viết báo. Luận văn nhà trường khác hẳn tiểu thuyết ngoài đời, Long ạ !
- Long dao cầu.
- Long thôi. Từ này, đừng chế tao Đính phở nữa.
Đính phở khôi hài:
- Cháu xin cậu.
- Ừ, cậu tha cho làm phúc.
Đính phở khoác tay lên vai tôi. Nó dẫn tôi về hiệu phở nhà nó, mời tôi ăn phở. Hôm sau, tôi “lại quả” nó một gói táo tầu. Khi tôi vào nghề báo thực thụ, chẳng bao giờ tìm thấy cuộc bút chiến nào êm ái như cuộc bút chiến giữa Đính phở và Long dao cầu. Nhà trường còn khác hẳn cuộc đời đủ mọi thứ chuyện.
Mùa hè 1952, tôi rảnh rỗi, vì không phải học thi kỳ hai. Tôi đã lều chõng sang Nam Định thi trung học phổ thông. Trượt. Thê thảm đến độ thiếu điểm thi kỳ hai. Rảnh rỗi thì kiếm tiểu thuyết đọc. Thế là tôi có dịp đọc Tô Hoài, Nam Cao, Bùi Hiển, Nguyên Hồng, Nguyễn Tuan, Nguyễn Cong Hoan, Lê Văn Trương, Thâm Tâm, Thanh Tịnh, Tự Lực văn đoàn … May mắn sao, tôi được đọc Thằng Kình của Nguyễn Đức Quỳnh. Ông Quỳnh còn viết Thằng cu So, Con Phượng nhưng tôi tìm không thấy. Tôi lục ra Thằng Việt nghỉ hè, Anh em thằng Việt của Lê Văn Trương, bản in giấy bản cũ mèm. Tôi say mê truyện tuổi thơ, truyện loài vật của Lê Văn Trương, Nguyễn Đức Quỳnh, Tô Hoài, song hành văn của Tô Hoài ở Nhà nghèo và Quê người làm tôi ngây ngất. Tôi cũng ngưỡng mộ cách hành văn giản dị, tươi sáng mà tha thiết đằm thắm của Thanh Tịnh ở Quê mẹ. Thanh Tịnh viết một truyện ngắn nhan đề Con so về nhà mẹ đăng trên giai phẩm Ngày Nay số Tết 1944 tuyệt bút, theo tôi. Đây là mộ truyện tình tự dân tộc bất hủ, vẫn theo tôi. Đắm đuối trong vũ trụ tiểu thuyết tiền chiến ròng rã ba tháng hè, tôi bị mê hoặc bởi nhà văn viết truyện ngắn bậc thầy như Thạch Lam, Thanh Tịnh, Tô Hoài. Tôi nghĩ Thạch Lam mới là kiện tướng của Tự Lực văn đoàn. Ông ta viết truyện ngắn trứ danh và ông ta cũng chỉ viết được truyện ngắn. Truyện ngắn viết khó hơn truyện dài. Nó không có chỗ ẩn núp cho những lẫm lẫn kỹ thuật và nghệ thuật. Nó phơi bày ra và người viết không được phép hỏng một dòng, một chữ. Nhiều người viết mới quan niệm trái ngược. Họ cho rằng viết truyện dài khó hơn viết truyện ngắn. Thế nào là một truyện ngắn ? Truyện ngắn là truyện không phải truyện dài. Thanh Tâm Tuyền định nghĩa đơn sơ thế. Thế nào là một truyện dài ? Truyện dài là tập hợp những truyện ngắn liên tục. Ông Nguyễn Hiến Lê định nghĩa thế. Cứ theo ông Nguyễn Hiến Lê, người chưa bao giờ viết tiểu thuyết, chưa bao giờ viết truyện ngắn, truyện dài, thì đảo ngược câu định nghĩa của ông, truyện ngắn là truyện cắt ra từ truyện dài có mạch lạc. Có phải nên hiểu và đã hiểu theo ông Nguyễn Hiến Lê mà đa số những người viết mới của chúng ta cứ thích bắt đầu từ truyện dài để cắt lẻ ra làm truyện ngắn đăng báo ?
Tôi hiểu truyện ngắn mô tả một cảnh đời và vài con người sinh hoạt trong cái cảnh đời đó; truyện dài mô tả một cuộc đời, một cõi đời với nhiều con người sinh hoạt trong cái cuộc đời, cái cõi đời đó. Nhưng mà định nghĩa của Thanh Tâm Tuyền dễ chấp nhận. Truyện ngắn là truyện không phải truyện dài. Và truyện dài là truyện không phải truyện ngắn. Có lẽ, cần bắt chước Gabriel Garcia Marquez nói thêm, truyện ngắn hay truyện dài, bất kể định nghĩa, phải viết cho hay. Phải như truyện ngắn Người đàn bà trong vòng đai trắng của Mai Thảo, Đêm giao thừa của Thạch Lam, Con so về nhà mẹ của Thanh Tịnh, Nhà nghèo của Tô Hoài, Rừng Mắm của Bình Nguyên Lộc, Kòn trô của Lý Văn Sâm, Tình nghĩa giáo khoa thư của Sơn Nam, Nằm vạ của Bùi Hiển, Nhà đông con của Hồ Dzếnh, Chiếc chiếu hoa cạp điều của Doãn Quốc Sĩ … Những nhà văn viết truyện ngắn ra sao ? “Họ đã viết truyện ngắn như thế nào ?”. Tuần báo Tuổi Ngọc phỏng vấn 20 nhà văn đã viết nhiều truyện ngắn. Chẳng một nhà văn nào trả lời đúng câu hỏi. Rằng họ đã cấu trúc nhân vật, bố cục và xây dựng một truyện ngắn theo nguyên tắc nào. Bài tổng kết của Thiên Chương cho thấy câu hỏi của tuần báo Tuổi Ngọc nằm nguyên. Độc giả chờ đợi kinh nghiệm viết truyện ngắn, cung cách viết truyện ngắn của nhà văn đã thất vọng. Cũng nên thất vọng thôi, bởi vì, mỗi nhà văn có một bí kíp viết, chỉ có thể thực hành cho riêng mình mà không thể lý thuyết cho công chúng. Trước hết, không có trường dạy viết văn, không có thầy dạy viết văn. Lác đác vài cuốn sách dầy cộm dạy nghệ thuật viết văn thì tác giả của nó lại là các ông không biết viết văn hay viết văn không thành công. Ngay cả hành văn trong sách dạy nghệ thuật viết văn còn cần sửa chữa rất nhiều, chưa kể văn kiện sai và thơ dẫn chứng thiếu niêm luật !
Tôi đọc rất nhiều truyện ngắn hay, tôi nghiên cứu cách cấu trúc của từng tác giả, từng truyện. Cái vũ trụ truyện ngắn nó bát ngát khôn cùng. Có thể nói, mỗi tác giả là một vũ trụ. Người ta khó lòng thâu tóm các vũ trụ ấy. Vậy đọc xong, nghiên cứu xong chỉ có bí kíp hay nhất là quên luôn cả cốt truyện lẫn cách hành văn, bố cục, xây dựng nhân vật. Tôi nghĩ, khi mình hoàn toàn quên là mình nhớ tất cả. Cái tất cả đã được gạn lọc thành cái riêng của mình, cái độc đáo của mình. Một nhà văn không nên để bị so sánh với một nhà văn khác hay để bị ảnh hưởng tư tưởng và nghệ thuật của nhà văn khác. Ngọn đồi biệt lập vẫn hơn ngọn núi thấp chung một dãy núi có nhiều ngọn cao hơn. Tôi thích làm ngọn đồi biệt lập. Tôi thích độc hành trên con đường mòn. Tôi không thích xếp hàng giữa đại lộ. Nghệ thuật không chấp nhận mặc đồng phục. Nghệ thuật phủ nhận giáo điều và nghị quyết. Nghệ thuật khước từ luôn mọi thứ mũ đạo đức. Nhà văn làm ra giáo điều, làm ra nghị quyết, làm ra đạo đức. Đạo đức, giáo điều, nghị quyết không làm ra nhà văn. Nhà văn còn làm ra cách mạng, cách mạng không đủ khả năng làm ra nhà văn. Cho nên, nhà văn phải đứng trên tất cả mọi giáo điều của bất cứ một thứ giáo hội nào. Những thích, không thích, không chấp nhận, phủ nhận, khước từ, làm ra, không làm ra, đứng trên sẽ làm nhà văn bị săn đuổi, bị bủa vây. Nhà văn sẽ cô đơn. Đó là lúc sáng tạo tuyệt vời và ngoạn mục. Trước hết, phải là ngọn đồi biệt lập. Nghĩa là đọc nhiều, tốt, nhưng chớ ảnh hưởng bất cứ một nhà văn nào. Làm hành tinh nhỏ hơn làm vệ tinh lớn.
Mùa hè đắm chìm trong tiểu thuyết của tôi đã qua mau. Tôi lên Hà nội trọ học. Mơ ước trở thành nhà báo khác hẳn nhà báo nước mắm Vạn Vân của tôi vẫn còn. Mơ ước trở thành nhà văn, nhà thơ thì tôi chưa bao giờ dám rớ tới. Cho nên, tôi không còn ghi những đoạn văn hay và, chẳng hiểu sao, tôi quên biến những gì tôi đã đọc, trừ thơ. Đàm Viết Minh dạy tôi: “Muốn viết báo, cần học viết văn”. Viết văn không có nghĩa là viết tiểu thuyết, viết truyện ngắn. Viết một bức thư cũng là viết văn. Viết một lá đơn cũng là viết văn. Viết văn cho gãy gọn, mạch lạc, trong sáng, giản dị thì phải học. Làm luận chính là tập viết văn đó. Hễ viết văn giỏi, có thể viết báo, viết tiểu thuyết, viết truyện ngắn, viết hồi ký, viết bình luận, viết phiếm luận, viết khảo cứu, viết lịch sử … Nhà văn bao gồm mọi sự viết. Cái gì dính líu tới truyện, tới sách thì là nhà văn. Nhà văn viết tiểu thuyết gọi là tiểu thuyết gia. Nhà văn viết bình luận gọi là bình luận gia. Không phải cứ viết tiểu thuyết mới là nhà văn. Nói tóm lại, muốn viết bất cứ cái gì, cần học viết văn trước. Biết xử dụng ngòi bút, sẽ biết diễn tả tư tưởng, tình ý …
Thế thì tôi tiếp tục học viết văn … một mình. “Sư phụ” Đàm Viết Minh của tôi kiêu ngạo quá, bị trượt luôn hai kỳ học về tội học nhảy. Nó bỏ về Thái Bình rồi phẫn chí ra hậu phương theo kháng chiến.
Trời đã vào thu em biết không
Ngoài kia em có đứng bên song
Có buồn nghe lá rơi đầy ngõ
Có thấy hồn anh gió lạnh lùng
“Sư phụ” của tôi đã tiên tri cái sự trượt thi của mình. Nó bèn ra “ngoài kia”. Khối kẻ thất tình đi tu. Ít kẻ trượt tú tài đi làm … cách mạng. “Sư phụ” còn dấu “đệ tử” vài ngón nghề. Tôi đành bơ vơ giữa cố đô Thăng long, nơi ngàn năm văn vật, choáng mắt ù tai vì sinh hoạt văn học nghệ thuật Hà nội. Đôi khi, tôi đã nghĩ nên giết chết ông nhà báo thân tượng trong mộng ước của mình. Làm gì có nhà báo thần tượng ? Vũ Trọng Phung viết tiểu thuyết đấy. Nhân vật tiểu thuyết mà. Tất cả nhà báo đều là nhà báo nước mắm Vạn Vân ! Tôi muốn vá víu cuộc đời học trò lêu lổng của tôi. Khốn nỗi, cuộc đời học trò lêu lổng của tôi nó giống cái xăm xe đạp rách tứ tung, vá sống, vá chín hàng trăm miếng vẫn không bơm căng nổi. Căng rồi xì xẹp lép. Là bởi tôi bận đi câu, đi bơi, đi đá bóng, chép thơ, học thơ, đọc tiểu thuyết, trốn học dài dài. Trốn học đến mất căn bản học. Rồi chán học. Muốn làm lại cuộc đời học trò hoang đàng, tôi phải xin đi về ngồi lại lớp ba, lớp bét. Thôi, đã trót mơ làm báo, đành theo dòng mơ lênh đênh. Và bèn kiếm được cái phao. Chắc chắn có thần tượng, có nhà báo thần tượng. Báo chí oai phong lẫm liệt lắm. Cái rạp Eden của chủ Tây ở phố Tây kia hỗn láo với khán giả Việt Nam, bị báo chí Hà Nội chửi rủa tưng bừng. Báo Hà Nội nhất loạt không thèm đăng quảng cáo cho rạp Eden và kêu gọi khán giả Việt Nam tẩy chay cái rạp thực dân khốn nạn. Khán giả Hà Nội hưởng ứng nhiệt liệt. Rạp Eden vắng như chùa Bà Đanh. Chủ rạp phải hạ mình xin lỗi báo chí và khán giả Việt Nam.
Tôi sung sướng được trở thành nhà báo, dù là nhà báo nước mắm Vạn Vân. Và tôi bắt đầu thấm thía câu nói vô tình mà chí tình của Đính phở thân mến: “Cụ cử Rư sai lầm. Mày mới sẽ là thằng viết báo …”.
Thời vừa lớn của tôi, Hà Nội có bốn nhật báo xuất bản đều đặn:
Tia Sáng, chủ nhiệm Ngô Văn
Giang Sơn, chủ nhiệm Thái Vân Hoàng Cơ Bình
Dân Chủ, chủ nhiệm Vũ Ngọc Các
Liên Hiệp, chủ nhiệm Văn Tuyên
Vài tờ khác như Công Tội, Dân Quyền … hoặc đã đình bản, hoặc không phát hành xuống thị xã Thái Bình của tôi. Năm ấy, 1951, tôi chưa đủ kiến thức phân loại lập trường, khuynh hướng chính trị của từng nhật báo. Nghe bố tôi kể Liên Hiệp là báo của Pháp, do ông Tây lai Soubrier Văn Tuyên chủ trương biên tập. Văn Tuyên báo Liên Hiệp khác với Văn Tuyền, bút hiệu của Phạm Cao Củng, cha đẻ thám tử Kỳ Phát, ký tên các tiểu thuyết kiếm hiệp. Báo Liên Hiệp của Pháp, thuộc loại báo gia nô của Phủ Cao Ủy Pháp, nên ít độc giả. Còn báo Công Tội xác nhận Tôi Cộng thì khó ngóc đầu với Sở Kiểm Duyệt và Phòng Nhì Pháp.
Bố tôi mua nhật báo Giang Sơn, vì ông thích đọc mục phiếm luận “Hà nội, Hà ngoại” của Tam Lang Vũ Đình Chí. Bố tôi đọc Tam Lang từ trước 1945. Ông thường sảng khoái nhắc nhở phóng sự Tôi kéo xe, ký sự Đêm sông Hương, phiếm luận Lọng cụt cán của nhà báo lừng danh này. Bố tôi ca ngợi nghệ thuật chơi chữ của Tam Lang. Mỉa mai người họ Lại đất Kiến Xương phủ, chuyên nghề buôn bán lớn cũng học đòi bon chen nghị trường, Tam Lang suy tôn “quan lớn Lại”. Quan lái lợn, nghị viên Bắc kỳ. “Nghị viên há phải chuyện con con!”. Rồi Tam Lang chơi chữ nhường, ám chỉ Vương Quang Nhường … nhường vợ. Vương Quang Nhường đầy quyền hành, điên lên, thuê côn đồ lùng kiếm Tam Lang hành hung. Vì Tam Lang dám “mó dái ngựa” các quan lớn mà độc giả ái mộ ông, coi ông là nhà báo can đảm. Tam Lang đứng về phe bị trị chống đối thống trị. Ngày Tam Lang bỏ nhật báo Giang Sơn viễn du Sài gòn, bố tôi bỏ Giang Sơn mua Tia Sáng. Ông đọc mục Tiếng vang của Hiền Nhân và phê bình Hiền Nhân viết phiếm luận thiếu sâu sắc, thiếu hài hước, thiếu luôn cả cái chất cay đắng lẫn cái chất khinh đời. Tôi bị ảnh hưởng bố nặng nề, tập đọc phiếm luận.
Đền Mẫu năm xưa chúng tôi, bây giờ, Phòng Thông Tin chiếm phía ngoài. Tôi năng tới đây đọc báo cũ. Những nhật báo Sài gòn gửi ra như Phục Hưng, Thần Chung, tôi đọc chẳng hiểu mấy. Văn viết tối tăm và từ ngữ lạ hoắc. Vậy tôi chỉ đọc báo Hà Nội. Và tôi quen tên các nhà báo Tam Lang, Hiền Nhân, Trọng Lang, Muỗi Sài Gòn, Thánh Sống Hoàng Ly, Bút Nguyên Tử, Anh Hợp, Thanh Hữu, Huyền Vũ … Tôi phục Muỗi Sài Gòn làm thơ châm chích. Tôi nể Thánh Sống Hoàng Ly giải đáp thế sự. Tôi mết truyện dài Đợi anh về của Thanh Hữu và Đợi ngày chiến thắng của Anh Hợp. Nhưng phiếm luận Tam Lang, tôi không nhá nổi. Với tôi 16 tuổi, phiếm luận Tam Lang rất đỗi … siêu phàm. Ở tỉnh nhỏ, tuần báo văn nghệ không bầy bán, thành thử, tôi không hiểu Hà Nội có bao nhiêu tuần báo, nguyệt san. Mãi sau này, nhật báo Tia Sáng xuất bản thêm tờ Tia Sáng đặc san hàng tuần, khổ nhỏ, tôi mới đọc tuần báo này và mê nhất chuyện tranh Cao bồi Hà Nội của Mạnh Quỳnh sáng tác cùng thời vàng son của Bàng xoăn, Vinh trố, hai tay “cao bồi” nổi tiếng của Hà Nội trong xã hội học trò.
Tôi đọc báo đều đặn. Hình ảnh ông nhà báo anh hùng của Vũ Trọng Phụng mỗi ngày một hiện rõ. Hiên ngang. Lẫm liệt. Tôi thèm khát trở thành nhà báo, khốn nỗi, tôi không biết bắt đầu sự thèm khát của tôi ở chỗ nào! Tôi đã nghĩ rằng, văn như võ, phải có sư phụ. Thị xã của tôi thiếu tài năng văn chương, dù tỉnh Thái Bình của tôi đã sản sinh Lê Quý Đôn và Nguyễn Du đã tá túc tại huyện Quỳnh Côi thuở đói rách. À, thị xã của tôi có thông tín viên thường trú của báo Tia Sáng. Ông ta vừa viết báo vừa bán nước mắm Vạn Vân. Chúng tôi gọi ông là nhà báo Vạn Vân. Ông nhà báo Vạn Vân ra vào Ty Cảnh Sát, Ty Công An, Tòa Tỉnh Trưởng như tôi ra vào hiệu phở. Ông hách lắm. Túi áo sơ mi dắt bốn năm cây Bic xanh đỏ. Lính Bảo Chính đoàn gác cổng Tòa Tỉnh không dám hỏi giấy ông nhà báo Vạn Vân. Tôi phục ông vô cùng, song vẫn thắc mắc tại sao đã là nhà báo lại còn phải bán nước mắm! Tôi định xin ông nhận làm đệ tử, tình nguyện đong nước mắm giùm ông để ông truyền dạy nghề nghiệp. Bèn ngỏ ý với Đàm Viết Minh là thằng bạn học trên tôi một lớp, thông minh nhất trường và văn chương phú lục cùng mình. Đàm Viết Minh cười nghiêng ngửa, nó hỏi tôi:
- Mày học rót nước mắm hay viết báo ?
- Viết báo.
- Lão nước mắm Vạn Vân viết báo hả ?
- Ừ, ông ấy là nhà báo.
- Nhà báo khỉ mốc gì lão ấy ! Lão Vạn Vân nhặt tin vớ vẩn gửi lên Hà nội.
- Tao thèm có thế thôi.
- Thèm có thế thì tao dạy mày được.
Bố tôi thường khen Đàm Viết Minh giỏi. Chỉ tội kiêu ngạo. Hồi tản cư, nó học việt văn thi sĩ Vũ Hoàng Chương. Nó bảo nó học cả thi sĩ Đinh Hùng nữa. Hai vì sao thi ca này chạy giặc về Thái Bình và dạy học ở bên kia sông Trà Lý. Tôi tin Đàm Viết Minh đủ khả năng dạy tôi viết báo bằng nhà báo Vạn Vân.
- Mày dạy tao đi.
- Nhưng …
- Sao ?
- Tao muốn mày viết văn, làm thơ …
Nó nhấn mạnh:
- Như tao.
Tôi nói:
- Tao khoái viết báo.
Đàm Viết Minh nhún vai rất điệu bộ:
- Dạy mày trở thành nhà báo Tam Lang, nhà báo Trọng Lang, nhà báo Hiền Nhân, nhà báo Thánh Sống.. tao không đủ thớ. Dạy mày trở thành nhà báo nước mắm Vạn Vân, tao không thèm. Theo tao, muốn viết báo, cần học viết văn. Viết văn hay thì viết báo dễ ợt. Muốn viết văn hay, mày đừng đọc nhật báo.
- Đọc gì ?
- Thi ca và tiểu thuyết
- Tao sẽ đọc.
- Đây là bí quyết: Mày phải chép hết những bài thơ hay, học thuộc lòng. Mày phải chép hết những đoạn tả cảnh ở tiểu thuyết. Có khi, mày phải chep nguyên một cái kịch ngắn, một cái truyện ngắn.
Tôi nghe bùi tai. Đàm Viết Minh dẫn tôi về nhà nó. Nó cho tôi xem bài Con lợn đất của nữ sĩ Mộng Sơn mà nó nắn nót chép từ một tạp chí nào.
- Cỡ tao mà cũng chép mỏi tay.
Nó đưa thêm tùy bút Thiếu chân trời của Nguyễn Tuân bảo tôi cầm theo dõi nó đọc thuộc lòng:
- “Đã mấy tuần liền, Nguyễn không nhìn thấy chân trời, cái thứ chân trời cụ thể gợi ra trước nhãn giới mình. Một ngày không chân trời là một ngày thèm khát, thèm khát hơn cả kẻ tù tội trông ngóng ánh sáng … Thiếu chân trơi còn hại cho cơ thể hơn là thiếu chất i ốt, chất muối, chất đường”.
Đàm Viết Minh đọc một lèo, lên bổng xuống trầm. Tôi tròn xoe mắt. Nó cao giọng ngâm:
Cắm thuyền sông lặng một đêm thơ
Trăng thượng tuần cao sáng ngập bờ
Đâu đó Tầm Dương lầu lắng đợi
Nghe buồn sương phụ khóc trên tơ
- Của mày hả ?
- Không, của thầy Vũ Hoàng Chương tao.
Nó ngâm tiếp:
Ta cười lên gọi Thăng Long
Lửa thiêu tâm sự máu hồng chiêm bao
Ngày về chuyển bước trăng sao
Đã nghe mạch đất dạt dào núi sông
- Cái này của mày ?
- Không, của thầy Đinh Hùng tao.
- Của mày đâu ?
- Của tao đây.
Nó nhấp ngụm trà nước, vuốt mái tóc gợn sóng thiên nhiên của nó mà nó khoe giống mái tóc Xuân Diệu:
Trời đã vào thu em biết không
Ngoài kia em có đứng bên song
Có buồn nghe lá rơi đầy ngõ
Có thấy hồn anh gió lạnh lùng.
Đàm Viết Minh hoàn toàn chế ngự tôi. Nó đem Nguyễn Tuân, Mộng Sơn, Đinh Hùng, Vũ Hoàng Chương ra đè bẹp nhà báo Vạn Vân. Và nó đọc thơ của nó. Nó triết lý:
- Người ta tán gái bằng thơ, không ai tán gái bằng tin chó chết, tin trộm khoét tường, tin chữa cháy …
Nó đúng. Có thể nhặt “em, anh” trong thi ca, không thể vớt “em, anh” trong chum nước mắm, dẫu là nước mắm Vạn Vân. Tự nhiên, ông nhà báo Vạn Vân hết thiêng. Ông ta không giống nhà báo trong Giông tố tí ti ông cụ nào cả. Ông ta chỉ là nhà báo nước mắm Vạn Vân “nhặt tin vớ vẩn gửi lên Hà Nội”. Ông ta không dám “chơi” bọn Đơ dzem buya rô!
- Mơ màng trên những bờ nước rộng, rốt cục, thấy một mình trước đấng Thượng Đế.
- Của mày hả ?
- Không, Chateaubriand.
- Thịt bò nướng à ?
- Văn hào Pháp. Francois Rene de Chateaubriand.
- Mày đọc văn Pháp ?
- Bản dịch.
Đàm Viết Minh đưa thêm Chateaubriand ra dọa tôi. Tôi vững tin tưởng rằng muốn viết báo cần tập viết văn trước. Mà muốn tập viết văn, cần thực hiện đúng bí quyết của Đàm Viết Minh. Nó cho tôi mượn cuốn Thi nhân Việt Nam của Hoài Chân và Hoài Thanh. Tôi về đọc cả đêm. Và bỏ cả học bài, tôi hì hục chép thơ của các thi sĩ tôi thích. Tôi bỗng mê thơ đến quên luôn ông nhà báo thần tượng của tôi. Bởi vì, tôi khám phá trong thơ rất nhiều tiếng yêu ngọt ngào. Thi sĩ tôi khoái nhất là Nguyễn Bính. Đọc tiểu sử của Nguyễn Bính, tôi càng khoái. Nguyễn Bính học ở nhà với chú thôi, mà cũng thành thi sĩ. Anh Thơ chỉ học tới lớp ba, mà cũng thành thi sĩ. Tôi học tới thành chung năm thứ ba, tôi sẽ thành thi sĩ. Tôi thuộc thơ vanh vách. Người ta nấu sử sôi kinh, tôi nấu thơ sôi vần điệu. Mê Nguyễn Bính, tôi mua Lỡ bước sang ngang, Mười hai bến nước, Người con gái ở lầu hoa, Nghìn cửa sổ, Mây Tần về đọc. Tôi còn tìm cả Tâm hồn tôi, Hương cố nhân chép mỏi tay. Tôi thuộc thơ năm chữ, thơ bẩy chữ, thơ tám chữ, thơ lục bát. Những bài thơ mới vần ôm, vần chéo, tôi thuộc hết. Hẳn nhiên, các cụ Cao Bá Quát, Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Khuyến nằm yên trong Việt Nam thi văn hợp tuyển của giáo sư Dương Quảng Hàm. Các cụ đâu hấp dẫn bằng Nguyễn Bính, Nguyễn Nhược Pháp, Huyền Kiêu, Xuân Diệu … Phải thật lòng mà nói, vừa lớn lên, tôi yêu thơ Xuân Diệu và Nguyễn Bính. Thơ tình của Xuân Diệu nồng nàn, của Nguyễn Bính mộc mạc, tươi sáng và chân quê. Nguyễn Bính gần gũi với tôi. Thơ Nguyễn Bính thuần túy Việt Nam. Thơ Xuân Diệu lai Tây quá. Còn Thế Lữ thì cứ “cô em” xa lạ. Hàn Mặc Tử lại “sáng dậy điên cuồng mửa máu ra” khiếp lắm.
Kể ra, tôi đã thực hiện phần đầu nghệ thuật viết văn của “sư phụ” Đàm Viết Minh. Tại sao phải chép thơ, học thơ ? Tôi không rõ, vì “sư phụ” không chỉ dẫn. Tôi áp dụng bí quyết y hệt con vẹt. Bây giờ tôi sang phần hai.
Cuối năm 1951, thị xã Thái Bình thêm một hiệu sách mới: Hiệu sách Học Hải. Khác với hiệu sách Đông A chỉ bán sách giáo khoa, báo, dụng cụ học đường, hiệu sách Học Hải bán tiểu thuyết và cho thuê tiểu thuyết. Những bộ trinh thám tiểu thuyết của Thanh Đình, Ngọc Cầm, Phạm Cao Củng được tái bản. Tôi vùi đầu đọc Đoan Hùng, Lệ Hằng, Lệ Hằng với chí phục thù, Dao bay, Nhà sư thọt, Vết tay trên trần …, thay vì đọc Thạch Lam, Nhất Linh, Khái Hưng … Rất thú vị những câu kết và những câu mở đầu mỗi chương của Thanh Bình, tôi chép lia lịa. Tôi học văn chương trinh thán và ảnh hưởng cách hành văn kêu boong boong, ngắn cũn cỡn với khá nhiều ba chấm và chấm than. Kết quả là bài luận tả cảnh trời mưa của tôi bị cụ cử Trịnh Đình Rư coi như “áng văn châu ngọc”, “văng vẳng tiếng chuông chùa”. Cụ cử Rư “bình văn” của tôi cả tiếng. Cụ châm biếm nghiệt ngã khiến tôi muốn độn thổ. Tôi vỡ mộng viết văn. Từ đó, tôi không làm bài luận nào nữa. Luận tiểu học tả con trâu của tôi ăn 2 điểm trên 10. Luận trung học tả trời mưa của tôi ăn 1 điểm trên 20. Tôi hỏi “sư phụ” Đàm Viết Minh, được nó giải thích:
- Luận văn nhà trường khác hẳn tiểu thuyết ngoài đời. Xuân Diệu có làm thơ hát nói không ? Huy Cận có làm thơ Đường luật không ? Nhưng ai bảo mày đọc tiểu thuyết trinh thám, tiểu thuyết kiếm hiệp ? Văn chương kiếm hiệp, trinh thám là văn chương bỏ thùng rác.
Thế thì tôi quay sang đọc tiểu thuyết tình cảm. Thời kỳ này, Ngọc Giao đã bỏ kháng chiến về Hà nội. Ông cho tái bản Nhà quê và tung ra những tác phẩm mới như Mưa thu, Đất, Cầu sương … Các nhà văn mới đua nhau ném vào thị trường chữ nghĩa vùng tề những tiểu thuyết tình. Người ta thấy xuất hiện những Nguyễn Minh Lang, Thanh Nam, Nguyễn Triệu Nam, Vĩnh Lộc, Huy Quang, Huy Sơn, Hoàng Công Khanh … Trong số những nhà văn mới, viết ướt át và nhiều nhất là Thanh Nam. Tác giả Cần một người đàn ông viết tiểu thuyết khi tôi còn mài đũng quần trên ghế nhà trường. Tôi đã đọc Thanh Nam, đã phiêu lưu theo nhân vật của anh và đã khóc sướt mướt. Rồi tôi ước ao viết tiểu thuyết như Thanh Nam. Bạn thân của anh, Nguyễn Minh Lang, vào làng văn bằng tập truyện ngắn Trăng đồng nội, Nguyễn Minh Lang chinh phục độc giả ngay. Anh viết bay bướm, tình tứ. Tôi nhớ, trang đầu của Trăng đồng nội bảng lảng không khí và thời tiết kháng chiến, Nguyễn Minh Lang đề tặng: “Trìu tặng Tâm Vấn 1, người em gái của lòng tôi”. Kế đó, anh cho xuất bản Hoàng tử của lòng em. Nhiều nữa. Tiểu thuyết cuối cùng của anh là Cánh hoa trước gió. Tiểu thuyết này đã đăng trên nhật báo “trung lập chế” Phương Đông của Hồ Hữu Tường ở Sài gòn. Nguyễn Minh Lang và Thanh Nam là hai nhà văn “ăn khách” của Hà nội. Độc giả của họ, đa số là phụ nữ. Vĩnh Lộc viết cuốn Bừng sáng khá hay. Hoàng Công Khanh đã nổi tiếng trong kháng chiến với truyện Trên bến Búng. Vào tề, anh làm thơ, cho in kịch thơ Bến nước Ngũ Bồ và cho trình diễn vở kịch thơ này tại Nhà Hát Lớn, Hà nội. Những người khác không có gì đáng nói. Chưa tìm thấy một tư tưởng mới hay một sự làm mới chữ nghĩa của văn chương vùng tề. Tất cả chỉ là nối tiếp cái lãng mạn tiền chiến. Tuy nhiên, ở Đất và Cầu sương, người ta cũng khám phá ra sự chuyển biến tâm hồn của Ngọc Giao. Đặc biệt, tạp chí Thế kỷ của Bùi Xuân Uyên đã giới thiệu hai cây bút mới tuổi nhiều: Triều Đẩu với Trên vỉa hè Hà Nội và Trúc sĩ với Kẽm trống.
Cùng thời kỳ này, tiểu thuyết Lê Văn Trương tái bản ào ạt, tiểu thuyết của Tự lực văn đoàn tái bản ào ạt với thêm những nhà văn mới: Linh Bảo, Gió bấc, Tàu ngựa cũ; Nguyễn Thị Vinh, Hai chị em; Nguyễn Tường Hùng, Gió mát. Tôi lại say mê Thằng còm và Thằng còm phục thù của Lê Văn Trương. Tiểu thuyết Sài gòn cũng bay ra miền Bắc tới tấp. Thu Hương, Chị Tập của Hồ Hữu Tường. Nhốt gió của Bình Nguyên Lộc. Mây ngàn của Vita. Đồng quê của Phi Vân. Những truyện dài rất Sài gòn của Thanh Thủy, Dương Hà. Đọc tiểu thuyết Thanh Thủy, tôi đã cười hoài vì những câu đối thoại “Em có yêu anh hôn ? Anh có dzìa hôn ?”. Tôi chưa hiểu ngôn ngữ Nam bộ. Thế nhưng tôi đã bàng hoàng đọc truyện ngắn Kòn trô, Chớp biển mưa nguồn của Lý Văn Sâm, nhà văn Biên Hòa, đăng trên Tiểu thuyết thứ bảy bộ mới. Lý Văn Sâm viết thật sâu sắc. Tôi cho rằng anh ta viết hay nhất thời đó, trong số các nhà văn miền Nam. Tôi còn đọc cả Võ Hồng ở Tiểu thuyết thứ bảy. Hiệu sách Học Hải chịu khó đại lý tuần báo văn nghệ. Có bán tại đây Phổ Thông của Nguyễn Vĩ. Tiểu thuyết tràn ngập các thành phố vùng tề.
Suốt mùa hè 1951, tôi đọc tiểu thuyết và ghi chép những đoạn văn hay. Tôi đọc mờ mắt luôn, đọc quên ăn, quên ngủ. Niên học 1952, “sư phụ” Đàm Viết Minh lên Hà Nội học nhẩy thi tú tài nhất. Nó đã đậu trung học phổ thông hạng bình. Tôi bước vào năm học mới mà luận văn không có tả cảnh. Tôi học Nguyễn Du, Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát, Nguyễn Khuyến, Trần Tế Xương, Từ Diễn Đồng, Học Lạc, Phan Văn Trị, Tôn Thọ Tường … Bí quyết của “sư phụ” Đàm Viết Minh vất đi hết. Nước lã ra sông. Lúc này, bí quyết nằm trong “Luận đề về …” của giáo sư Nguyễn Duy Diễn và Nguyễn Sĩ Tế. Tôi không hứng thú đọc “Luận đề về”, chẳng hạn, “Luận đề về Nguyễn Công Trứ”. Học thơ Phan Văn Trị, Tôn Thọ Tường không vô. Cứ ông này xuất “Khuyên đàn con trẻ chớ thày lay”, ông kia đối “Lòng ta sắt đá há lung lay”, tôi thối chí. Rồi thầy việt văn của tôi còn “chụp mũ cách mạng” vào thơ Nguyễn Khuyến mới nản !
Ai xui con cuốc gọi vào hè
Cái nóng nung người nóng nóng ghê
Ngõ trước vườn sau um những cỏ
Vàng phai thắm nhạt ngán cho huê
Đầu cành bướm lượn oanh xao xác
Trong tối đua bay đóm lập lòe
May được nồm nam cơn gió thổi
Đàn ta ta gảy khúc Nam nghe
Chỉ là bài thơ tả cảnh vào hạ. Nhưng thầy tồi “bình” rằng: Ai xui ta mất nước khiến muôn dân căm phẫn. Trước sau toàn Việt gian, những tâm hồn Cần Vương mai một. Kẻ nào chiến đấu, kẻ nào phất cờ khởi nghĩa ? Nếu cách mạng nổi dậy, ta sẽ hoan hô !
Thằng bạn tôi ngứa miệng hỏi:
- Thưa thầy ở điển cố nào gió nồm nam là cách mạng, cỏ là Việt gian ?
Thầy tôi nổi giận:
- Người đời sau soi sáng chữ nghĩa đời xưa !
Tôi cảm thấy mình không soi sáng cỏ ra Việt gian nên tôi cúp cua. Và hai bài luận một niên học của tôi cọng lại được 5 điểm trên 20. Điều đó không quan trọng. Quan trọng là bài báo đầu tiên của tôi, bài báo “bút chiến” ở bích báo – báo dán tường – với Đính phở, nhân dịp Tết Nguyên Đán. Tôi vốn ghét Đính phở. Nó vây vo từ năm ngoái, khi cụ cử Rư khen văn tài của nó, cụ tiên đoán nó sẽ là nhà báo nổi danh. Bố nó bán phở. Bố tôi bán thuốc Bắc. Tôi tặng nó biệt danh Đính phở. Nó tặng tôi biệt danh Long dao cầu. Bạn tôi, Lê Huy Luyến, “chủ nhiệm” bích báo Mùa Xuân, mời Đính phở viết bài. Nó bảo nó sẽ viết bài nhan đề Long dao cầu và thách tôi viết bài Đính phở. Tôi chới với. Làm sao tôi địch nổi văn tài “luận văn đệ ngũ” Đính phở, kẻ đã được cụ cử Rư “chấm” là nhà báo ? Làm sao tôi địch nổi văn tài “luận văn đệ tứ” Đính phở, kẻ đã được thầy Việt văn khen ngợi nức nở ? Chợt nhớ lời “sư phụ” Đàm Viết Minh: “Luận văn nhà trường khác hẳn tiểu thuyết ngoài đời”, tôi gồng người chấp nhận sự thách thức của Đính phở.
Chủ nhiệm Lê Huy Luyến, mỗi sáng, đến trường thật sớm. Nó vào các lớp, viết phấn trên bảng “quảng cáo” bích báo Mùa Xuân: “Cuộc bút chiến nảy lửa giữa nhà báo Đính phở và nhà văn Long dao cầu trên bích báo Mùa Xuân. Cả trường đón đọc nay mai”. Thằng Luyến hại tôi. Nó phong tôi tước vị nhà văn ! Tôi mà là nhà văn ư ? Tôi đang chép văn của thiên hạ dài tay ra thì có. Ông Nhật Tiến ơi, ông viết kịch ngắn năm bao nhiêu tuổi ? Tôi đã chép trọn vẹn vở kịch của ông đăng hai kỳ trên nhật báo Giang Sơn trang nhất đấy. Tên vở kịch tôi quên rồi. Chắc ông chưa quên đâu nhỉ ? Giá “sư phụ” của tôi còn ở Thái, tôi nhờ “sư phụ” tôi dạy dỗ … bút chiến. Than ôi, “sư phụ” dấu nghề, “người” không chịu “phán” bút chiến khác luận văn nhà trường, khác luôn tiểu thuyết ngoài đời. Vậy bút chiến là gì ? Hiểu theo lẽ giản dị thì bút chiến là chiến tranh bằng bút, là đánh nhau bằng bút. Đã đánh nhau, dù bằng súng hay bằng bút, dù bằng chân tay hay bằng mồm, rất khó tìm ra chân lý. Đánh nhau chỉ nhằm mục đích thắng và bại. Bút chiến cũng thế. Chiến tụng Tây Hồ phú của Phạm Thái tìm ra chân lý nào ? Sự kết án Nguyễn Hữu Lượng, tác giả Tụng Tây Hồ phú, bỏ Lê Chiêu Thống theo Nguyễn Tây Sơn. Phò Lê Chiêu Thống là chân lý ? Nếu có kẻ viết thêm “Chiến chiến tụng Tây Hồ phú”, chân lý của Phạm Thái sẽ là “Đù ỏa trần gian sống mãi chi!”. Nguyễn Hữu Lượng viết Tụng Tây Hồ phú. Phạm Thái hằn học viết Chiến tụng Tây Hồ phú. Nguyễn Hữu Lượng không trả lời. Vậy bút chiến ở đâu ? Đúng lý phải nói: Nguyễn Hữu Lượng ca ngợi công đức, sự nghiệp Nguyễn Huệ, Phạm Thái chống Nguyễn Huệ, phò Lê Chiêu Thống, cay cú Nguyễn Hữu Lượng, viết bài chửi Nguyễn Hữu Lượng. Văn học sử Việt Nam vỏn vẹn ba cuộc bút chiến tạm gọi là bút chiến. Cuộc bút chiến thứ nhất xảy ra giữa ông Việt gian Tôn Thọ Tường và ông ái quốc Phan Văn Trị. Cuộc bút chiến thứ hai xảy ra giữa thơ mới và thơ cũ. Cuộc bút chiến thứ ba xảy ra giữa Nhân văn giai phẩm và đảng cọng sản Việt Nam. Còn lại rặt là đánh đấm bằng bút. Có điều Ngô Đức Kế đánh đấm Phạm Quỳnh, Ngô Tất Tố đáng đấm Trần Trọng Kim nho nhã, văn vẻ. Người xưa hơn người sau chỗ đó. Cũng còn bút chiến với xác chết đấy. Đó là cuộc bút chiến “độc diễn” giữa Nguyễn Văn Trung và Phạm Quỳnh. Tồi tệ nhất lịch sử nhân loại là cuộc bút chiến giữa Cách Mạng với những kẻ sĩ nằm tù, tay bị còng, miệng bị bịt ! Tuy nhiên, phàm đã dùng bút đánh nhau, đều gọi là bút chiến cả.
Tôi sắp đánh nhau bằng bút với Đính phở. Chúng tôi tham dự bút chiến … học trò. Đinh phở nộp bài trước. Bài ngắn thôi. Báo viết tay dán tường mà. Chủ nhiệm Lê Huy Luyến không học “nghĩa vụ luận” của nghề báo, lén đưa bài của Đính phở cho tôi đọc. Tôi tối tăm mặt mũi. Thằng Đính phở bắt chân tay tôi run lẩy bẩy. Đọc xong bài của nó, tôi bải hoải. Tào Tháo đang bị cảm cúm, đọc xong hịch của Trần Lâm hài tội mình thì toát mồ hôi, khỏi bệnh, tỉnh táo mà rằng: “Nó đánh ra bằng văn, ta đánh nó bằng võ”. Còn tôi, tôi đánh với Đính phở bằng gì ? Văn nó hay hơn tôi gấp bội phần. Võ nó to con, nó đấm tôi gãy xương. Tôi đọc lại bài “bút chiến” của Đính phở. Nó giỏi thật sự, xứng đáng là nhà báo lỗi lạc mai này. Nó lồng hình ảnh bố tôi vào tôi. Nó tả bố tôi như chụp ảnh. Bố tôi thái thuốc, bố tôi đạp thuyền tán, bố tôi giã thuốc trong cối đồng. Đinh phở miêu tả một cách tài tình. Đoạn nó làm tôi phì cười là đoạn nó tả bố tôi cởi trần ngồi viên thuốc tễ. Trí nhớ của tôi chỉ cho phép tôi ghi đoạn này:
“Long dao cẫu ngồi viên thuốc tễ đen xì. Thuốc tễ là các vị thuốc bổ rang vàng, tán nát, rây thành bột trộn với mật. Long dao cầu rất khổ vì ruồi nhặng đánh hơi mật kéo đến. Thuốc tễ muốn viên nhanh cần phải lăn những cục tròn dài. Hề hề, ruồi nhặng đậu trên đó, thật khó ví ! Đang viên thuốc, bị con ruồi bò sau gáy, Long dao cầu cầm cả cục thuốc viên dở mà gãi. Ghét bẩn dính lẫn vào thuốc bổ. Ấy, có khi ăn viên thuốc bổ dính ghét lại … trường sinh bất tử đấy nhé ! Nhưng khó béo, bằng chứng là Long dao cầu gầy nhom …”.
Đính phở tả thật quá. Nó thuộc khuynh hướng tả chân. Thuốc tễ mất vệ sinh lắm. Tôi đã nhìn nhặng đẻ giòi trên thuốc tễ ngào mật ! Nhờ thế, thuốc tễ bổ tì, bổ vị, bổ phế, bổ tâm, bổ não, bổ huyết … Thuốc tễ nằm trong câu “Ăn bẩn sống lâu!”. Tôi phục Đính phở bắt phì cười. Văn “bút chiến” của nó đạt tới hạng nhất. Tôi cần chứng tỏ hơn nó. Bèn về lùng đọc Ba Giai, Tú Xuất, Trạng Quỳnh, Tiếu lâm … Dở chồng báo cũ, tôi đọc Tam Lang, Hiền Nhân. Chẳng tìm ra truyện nào, bài nào có thể “cóp” mà chửi Đính phở cả. Buồn quá, tôi kiếm Đặng Xuân Côn vấn kế. Nó bảo tôi khai triển mấy câu này:
Phở, phở, phở …
Chẳng ở thì xéo
Léo nhéo chi đây
Đánh giấy sang Tây
Bỏ tù thằng bán phở
Tôi khoái chí. Nghĩ rằng, mày đánh ông bằng “bút chiến”, ông đánh mày bằng “truyện ngắn”. Và đây là bài của tôi ghi lại theo hồi tưởng:
Đính phở
Phờ ơ ớ ở …
Phờ ơ ớ ở …
Phờ ơ ớ ở …
Nó chụm hai bàn tay sát miệng làm loa, cong người mà rao. Làm cái nghề bán phở gánh ban đêm thảm não thật, thua thằng bán xực tắc. Xực tắc nó gõ khúc tre vui tai. Phở gánh rao khiến mèo gào, chó sủa. Bạn biết thằng rao phở là đứa nào không ? Đính phở đấy. Năm ngoái nó học đệ ngũ trường Thị xã, cụ cử Rư đoán số luân văn cho nó, quả quyết nó thành nhà báo lừng danh, ai ngờ nó đi gánh phở bán rong. Nghĩ mà thương hại Đính phở. Nó “sinh ra đời dưới một ngôi sao xấu số”. Tôi cần giúp đỡ nó, “thấy người hoạn nạn thì thương”.
- Phở …
Đính phở mừng rỡ chạy lại, xun xoe:
- Thưa cậu gọi cháu ạ ?
- Ừ.
- Cậu dạy gì ?
- Bán cho cậu một bán chín nạc.
- Dạ.
- Nhớ vừa cầm thịt thái vừa móc tay gãi háng. Như thế khỏi nước béo !
- Cháu đâu dám. Với người khác, cháu cầm cả miếng thịt thò vào háng.
Ăn xong bát phở, tôi thân mật tâm sự:
- Này Đính phở, cậu hỏi cháu nói thật nhé, rồi cậu sẽ ăn ủng hộ cháu mỗi tối một bát.
- Dạ, xin cậu dạy.
- Nghe nói cháu làm luận, văn hay chữ tốt lắm.
- Thưa cậu, cháu thuê ông giáo tiểu học làm, cháu chỉ chép.
- Mỗi bài bao nhiêu ?
- Một thau xương bò hầm.
- À, ra thế ! Này cháu, cậu thấy bố cháu có tiệm phở, tại sao nỡ bắt cháu đi bán phở rong. Bố gì ác thế ?
- Thưa cậu, ông nội cháu dạy: “Bé đi câu, lớn đi hầu, già đi bán phở”. Cháu sợ già đi bán phở nên cãi lời ông nội: “Bé bán phở, lớn đơm đó, già ngồi đan giỏ”.
- À, ra thế !
Sự phụ của tôi dạy đúng. “Luận văn nhà trường khác hẳn tiểu thuyết ngoài đời”. Sách có câu: “Con vua thì lại làm vua. Con sãi nhà chùa lại quét lá đa”. Đính phở là con ông bán phở, dẫu vênh vang cách mấy, rốt cuộc, cũng sẽ lại tiếp nối nghề bán phở gia truyền.
Đây là “tác phẩm” đầu đời viết văn của tôi. Hẳn nhiên, cách hành văn “nguyên thủy” của nó ngô nghê hơn là chép lại. Tôi rất tiếc không nhớ cách hành văn “ngày xưa còn bé”. Ở tôi, mỗi giai đoạn đời sống kinh qua, mỗi thời gian tuổi tác chồng chất, đều một lần thay đổi hành văn và biến chuyển tư tưởng rõ rệt. Còn thay đổi nhờ kiến thức tôi thâu lượm ngoài đời và trong sách vở, báo chí. Nhà văn không nhất thiết phải trung thành với một lối hành văn, một kiểu cấu trúc tác phẩm. Nhưng nhà văn cần thiết trung thành với lý tưởng viết mà y đã chọn lựa từ tác phẩm đầu tay, vẫn theo tôi. Sự phản tỉnh về lý tưởng, về tư tưởng của nhà văn, hình như, không được chấp nhận. Rất giản dị, ở bất cứ không gian và thời gian nào, Sự Thật luôn luôn là khuôn vàng thước ngọc của nhà văn. “Bút sa, gà chết”, câu này đúng. Nhà văn bắt buộc phải có thái độ sống và thái độ viết và phải tôn trọng thái độ của mình để được độc giả tôn trọng. Thi sĩ Phùng Quán, một trong những kiện tướng của Nhân văn giai phẩm, viết:
Người làm xiếc đi trên giây đã khó
nhưng không khó bằng người viết văn
trọn đời đi trên đường Chân Thật
Hơn mọi ai, nhà văn phải thật với chính tâm hồn mình khi cầm bút. Anh chỉ có thể phản tỉnh một lần và một lần thôi. Đó là trường hợp André Gide. Ông ta đã viết Le retour de l’URSS. Thấy không đúng sự thật, André Gide can đảm viết Retouche sur mon retour de l’URSS. Anh, nhà văn quốc gia chống cộng, anh phản tỉnh, anh đứng chung hàng ngũ cộng sản chống lại quốc gia. Đồng ý. Bút anh đã sa trên giấy cọng sản. Nếu anh thấy cần phản tỉnh thêm, anh bỏ cộng sản sang với quốc gia, anh cứ sang. Nhưng, là nhà văn, lần này anh đừng nuôi một ảo tưởng nào bằng ngòi bút của anh nữa, anh nên bẻ bút. Đó là anh có liêm sỉ. Người ta không tha thứ cái thái độ tráo trở của nhà văn. Quốc rồi Cọng, Cọng rồi Quốc, muối mặt mà văn học nghệ thuật, mà chống cộng như phường vô lại. Cộng sản rất khinh bỉ loại nhà văn thò lò sáu mặt này. Còn quốc gia ?
“Tác phẩm” đầu đời viết văn của tôi xuất hiện trên bích báo mùa Xuân cạnh “tác phẩm” của Đính phở. Trong thế giới học trò Việt Nam, tôi dám nói, chưa hề có bích báo nào đăng hai bài “bút chiến” láo lếu thế. Do sáng kiến của chủ nhiệm Lê Huy Luyến, do sự “thách đấu” của Đính phở, tôi bốc máu gò gẫm một “tác phẩm” … phiếm luận cọng tiểu thuyết. Ôi, định mệnh đã an bài ! Bích báo mùa Xuân dán tường đúng ngày liên hoan Tết. Độc giả chen nhau đọc. Độc giả thi nhau cười. Long dao cầu và Đính phở thành hai cái tên chết. Độc giả bình văn và chấm điểm. Độc giả khen Đính phở sâu sắc, khen tôi đểu, xỏ lá kềnh. Tàn cuộc liên hoan, Đính phở đến bắt tay tôi thân mật, rủ tôi cùng về.
- Mày viết hay hơn tao, Đính phở nói.
- Tao gò mấy đêm đấy. Mày giận tao không ? Tôi hỏi.
- Không, tao gây sự trước. Nhưng, nói thật đi, ai gà mày ?
- Tao tự viết.
- Thật chứ ?
- Thật.
- Thế thì cụ cử Rư sai lầm. Mày mới sẽ là thằng viết báo. Luận văn nhà trường khác hẳn tiểu thuyết ngoài đời, Long ạ !
- Long dao cầu.
- Long thôi. Từ này, đừng chế tao Đính phở nữa.
Đính phở khôi hài:
- Cháu xin cậu.
- Ừ, cậu tha cho làm phúc.
Đính phở khoác tay lên vai tôi. Nó dẫn tôi về hiệu phở nhà nó, mời tôi ăn phở. Hôm sau, tôi “lại quả” nó một gói táo tầu. Khi tôi vào nghề báo thực thụ, chẳng bao giờ tìm thấy cuộc bút chiến nào êm ái như cuộc bút chiến giữa Đính phở và Long dao cầu. Nhà trường còn khác hẳn cuộc đời đủ mọi thứ chuyện.
Mùa hè 1952, tôi rảnh rỗi, vì không phải học thi kỳ hai. Tôi đã lều chõng sang Nam Định thi trung học phổ thông. Trượt. Thê thảm đến độ thiếu điểm thi kỳ hai. Rảnh rỗi thì kiếm tiểu thuyết đọc. Thế là tôi có dịp đọc Tô Hoài, Nam Cao, Bùi Hiển, Nguyên Hồng, Nguyễn Tuan, Nguyễn Cong Hoan, Lê Văn Trương, Thâm Tâm, Thanh Tịnh, Tự Lực văn đoàn … May mắn sao, tôi được đọc Thằng Kình của Nguyễn Đức Quỳnh. Ông Quỳnh còn viết Thằng cu So, Con Phượng nhưng tôi tìm không thấy. Tôi lục ra Thằng Việt nghỉ hè, Anh em thằng Việt của Lê Văn Trương, bản in giấy bản cũ mèm. Tôi say mê truyện tuổi thơ, truyện loài vật của Lê Văn Trương, Nguyễn Đức Quỳnh, Tô Hoài, song hành văn của Tô Hoài ở Nhà nghèo và Quê người làm tôi ngây ngất. Tôi cũng ngưỡng mộ cách hành văn giản dị, tươi sáng mà tha thiết đằm thắm của Thanh Tịnh ở Quê mẹ. Thanh Tịnh viết một truyện ngắn nhan đề Con so về nhà mẹ đăng trên giai phẩm Ngày Nay số Tết 1944 tuyệt bút, theo tôi. Đây là mộ truyện tình tự dân tộc bất hủ, vẫn theo tôi. Đắm đuối trong vũ trụ tiểu thuyết tiền chiến ròng rã ba tháng hè, tôi bị mê hoặc bởi nhà văn viết truyện ngắn bậc thầy như Thạch Lam, Thanh Tịnh, Tô Hoài. Tôi nghĩ Thạch Lam mới là kiện tướng của Tự Lực văn đoàn. Ông ta viết truyện ngắn trứ danh và ông ta cũng chỉ viết được truyện ngắn. Truyện ngắn viết khó hơn truyện dài. Nó không có chỗ ẩn núp cho những lẫm lẫn kỹ thuật và nghệ thuật. Nó phơi bày ra và người viết không được phép hỏng một dòng, một chữ. Nhiều người viết mới quan niệm trái ngược. Họ cho rằng viết truyện dài khó hơn viết truyện ngắn. Thế nào là một truyện ngắn ? Truyện ngắn là truyện không phải truyện dài. Thanh Tâm Tuyền định nghĩa đơn sơ thế. Thế nào là một truyện dài ? Truyện dài là tập hợp những truyện ngắn liên tục. Ông Nguyễn Hiến Lê định nghĩa thế. Cứ theo ông Nguyễn Hiến Lê, người chưa bao giờ viết tiểu thuyết, chưa bao giờ viết truyện ngắn, truyện dài, thì đảo ngược câu định nghĩa của ông, truyện ngắn là truyện cắt ra từ truyện dài có mạch lạc. Có phải nên hiểu và đã hiểu theo ông Nguyễn Hiến Lê mà đa số những người viết mới của chúng ta cứ thích bắt đầu từ truyện dài để cắt lẻ ra làm truyện ngắn đăng báo ?
Tôi hiểu truyện ngắn mô tả một cảnh đời và vài con người sinh hoạt trong cái cảnh đời đó; truyện dài mô tả một cuộc đời, một cõi đời với nhiều con người sinh hoạt trong cái cuộc đời, cái cõi đời đó. Nhưng mà định nghĩa của Thanh Tâm Tuyền dễ chấp nhận. Truyện ngắn là truyện không phải truyện dài. Và truyện dài là truyện không phải truyện ngắn. Có lẽ, cần bắt chước Gabriel Garcia Marquez nói thêm, truyện ngắn hay truyện dài, bất kể định nghĩa, phải viết cho hay. Phải như truyện ngắn Người đàn bà trong vòng đai trắng của Mai Thảo, Đêm giao thừa của Thạch Lam, Con so về nhà mẹ của Thanh Tịnh, Nhà nghèo của Tô Hoài, Rừng Mắm của Bình Nguyên Lộc, Kòn trô của Lý Văn Sâm, Tình nghĩa giáo khoa thư của Sơn Nam, Nằm vạ của Bùi Hiển, Nhà đông con của Hồ Dzếnh, Chiếc chiếu hoa cạp điều của Doãn Quốc Sĩ … Những nhà văn viết truyện ngắn ra sao ? “Họ đã viết truyện ngắn như thế nào ?”. Tuần báo Tuổi Ngọc phỏng vấn 20 nhà văn đã viết nhiều truyện ngắn. Chẳng một nhà văn nào trả lời đúng câu hỏi. Rằng họ đã cấu trúc nhân vật, bố cục và xây dựng một truyện ngắn theo nguyên tắc nào. Bài tổng kết của Thiên Chương cho thấy câu hỏi của tuần báo Tuổi Ngọc nằm nguyên. Độc giả chờ đợi kinh nghiệm viết truyện ngắn, cung cách viết truyện ngắn của nhà văn đã thất vọng. Cũng nên thất vọng thôi, bởi vì, mỗi nhà văn có một bí kíp viết, chỉ có thể thực hành cho riêng mình mà không thể lý thuyết cho công chúng. Trước hết, không có trường dạy viết văn, không có thầy dạy viết văn. Lác đác vài cuốn sách dầy cộm dạy nghệ thuật viết văn thì tác giả của nó lại là các ông không biết viết văn hay viết văn không thành công. Ngay cả hành văn trong sách dạy nghệ thuật viết văn còn cần sửa chữa rất nhiều, chưa kể văn kiện sai và thơ dẫn chứng thiếu niêm luật !
Tôi đọc rất nhiều truyện ngắn hay, tôi nghiên cứu cách cấu trúc của từng tác giả, từng truyện. Cái vũ trụ truyện ngắn nó bát ngát khôn cùng. Có thể nói, mỗi tác giả là một vũ trụ. Người ta khó lòng thâu tóm các vũ trụ ấy. Vậy đọc xong, nghiên cứu xong chỉ có bí kíp hay nhất là quên luôn cả cốt truyện lẫn cách hành văn, bố cục, xây dựng nhân vật. Tôi nghĩ, khi mình hoàn toàn quên là mình nhớ tất cả. Cái tất cả đã được gạn lọc thành cái riêng của mình, cái độc đáo của mình. Một nhà văn không nên để bị so sánh với một nhà văn khác hay để bị ảnh hưởng tư tưởng và nghệ thuật của nhà văn khác. Ngọn đồi biệt lập vẫn hơn ngọn núi thấp chung một dãy núi có nhiều ngọn cao hơn. Tôi thích làm ngọn đồi biệt lập. Tôi thích độc hành trên con đường mòn. Tôi không thích xếp hàng giữa đại lộ. Nghệ thuật không chấp nhận mặc đồng phục. Nghệ thuật phủ nhận giáo điều và nghị quyết. Nghệ thuật khước từ luôn mọi thứ mũ đạo đức. Nhà văn làm ra giáo điều, làm ra nghị quyết, làm ra đạo đức. Đạo đức, giáo điều, nghị quyết không làm ra nhà văn. Nhà văn còn làm ra cách mạng, cách mạng không đủ khả năng làm ra nhà văn. Cho nên, nhà văn phải đứng trên tất cả mọi giáo điều của bất cứ một thứ giáo hội nào. Những thích, không thích, không chấp nhận, phủ nhận, khước từ, làm ra, không làm ra, đứng trên sẽ làm nhà văn bị săn đuổi, bị bủa vây. Nhà văn sẽ cô đơn. Đó là lúc sáng tạo tuyệt vời và ngoạn mục. Trước hết, phải là ngọn đồi biệt lập. Nghĩa là đọc nhiều, tốt, nhưng chớ ảnh hưởng bất cứ một nhà văn nào. Làm hành tinh nhỏ hơn làm vệ tinh lớn.
Mùa hè đắm chìm trong tiểu thuyết của tôi đã qua mau. Tôi lên Hà nội trọ học. Mơ ước trở thành nhà báo khác hẳn nhà báo nước mắm Vạn Vân của tôi vẫn còn. Mơ ước trở thành nhà văn, nhà thơ thì tôi chưa bao giờ dám rớ tới. Cho nên, tôi không còn ghi những đoạn văn hay và, chẳng hiểu sao, tôi quên biến những gì tôi đã đọc, trừ thơ. Đàm Viết Minh dạy tôi: “Muốn viết báo, cần học viết văn”. Viết văn không có nghĩa là viết tiểu thuyết, viết truyện ngắn. Viết một bức thư cũng là viết văn. Viết một lá đơn cũng là viết văn. Viết văn cho gãy gọn, mạch lạc, trong sáng, giản dị thì phải học. Làm luận chính là tập viết văn đó. Hễ viết văn giỏi, có thể viết báo, viết tiểu thuyết, viết truyện ngắn, viết hồi ký, viết bình luận, viết phiếm luận, viết khảo cứu, viết lịch sử … Nhà văn bao gồm mọi sự viết. Cái gì dính líu tới truyện, tới sách thì là nhà văn. Nhà văn viết tiểu thuyết gọi là tiểu thuyết gia. Nhà văn viết bình luận gọi là bình luận gia. Không phải cứ viết tiểu thuyết mới là nhà văn. Nói tóm lại, muốn viết bất cứ cái gì, cần học viết văn trước. Biết xử dụng ngòi bút, sẽ biết diễn tả tư tưởng, tình ý …
Thế thì tôi tiếp tục học viết văn … một mình. “Sư phụ” Đàm Viết Minh của tôi kiêu ngạo quá, bị trượt luôn hai kỳ học về tội học nhảy. Nó bỏ về Thái Bình rồi phẫn chí ra hậu phương theo kháng chiến.
Trời đã vào thu em biết không
Ngoài kia em có đứng bên song
Có buồn nghe lá rơi đầy ngõ
Có thấy hồn anh gió lạnh lùng
“Sư phụ” của tôi đã tiên tri cái sự trượt thi của mình. Nó bèn ra “ngoài kia”. Khối kẻ thất tình đi tu. Ít kẻ trượt tú tài đi làm … cách mạng. “Sư phụ” còn dấu “đệ tử” vài ngón nghề. Tôi đành bơ vơ giữa cố đô Thăng long, nơi ngàn năm văn vật, choáng mắt ù tai vì sinh hoạt văn học nghệ thuật Hà nội. Đôi khi, tôi đã nghĩ nên giết chết ông nhà báo thân tượng trong mộng ước của mình. Làm gì có nhà báo thần tượng ? Vũ Trọng Phung viết tiểu thuyết đấy. Nhân vật tiểu thuyết mà. Tất cả nhà báo đều là nhà báo nước mắm Vạn Vân ! Tôi muốn vá víu cuộc đời học trò lêu lổng của tôi. Khốn nỗi, cuộc đời học trò lêu lổng của tôi nó giống cái xăm xe đạp rách tứ tung, vá sống, vá chín hàng trăm miếng vẫn không bơm căng nổi. Căng rồi xì xẹp lép. Là bởi tôi bận đi câu, đi bơi, đi đá bóng, chép thơ, học thơ, đọc tiểu thuyết, trốn học dài dài. Trốn học đến mất căn bản học. Rồi chán học. Muốn làm lại cuộc đời học trò hoang đàng, tôi phải xin đi về ngồi lại lớp ba, lớp bét. Thôi, đã trót mơ làm báo, đành theo dòng mơ lênh đênh. Và bèn kiếm được cái phao. Chắc chắn có thần tượng, có nhà báo thần tượng. Báo chí oai phong lẫm liệt lắm. Cái rạp Eden của chủ Tây ở phố Tây kia hỗn láo với khán giả Việt Nam, bị báo chí Hà Nội chửi rủa tưng bừng. Báo Hà Nội nhất loạt không thèm đăng quảng cáo cho rạp Eden và kêu gọi khán giả Việt Nam tẩy chay cái rạp thực dân khốn nạn. Khán giả Hà Nội hưởng ứng nhiệt liệt. Rạp Eden vắng như chùa Bà Đanh. Chủ rạp phải hạ mình xin lỗi báo chí và khán giả Việt Nam.
Tôi sung sướng được trở thành nhà báo, dù là nhà báo nước mắm Vạn Vân. Và tôi bắt đầu thấm thía câu nói vô tình mà chí tình của Đính phở thân mến: “Cụ cử Rư sai lầm. Mày mới sẽ là thằng viết báo …”.
DUYÊN ANH
(...)
1 | Tâm Vấn, ca sĩ đài phát thanh Hà nội, thời Minh Đỗ, Quách Đàm, nổi tiếng với ca khúc Chiến sĩ của lòng em của Trịnh Văn Ngân. trích : GIAO BLOG *** ---------------------------------------------------------------------------- tưởng nhớ nhà báo kiệt xuất Sài Gòn ( trước 1975) văn sĩ tài hoa DUYÊN ANH [ i.e. VŨ MỘNG LONG 1935 - 1997 Paris] Thế Phong blog Virgil Gheorghiu Sài Gòn, August 20, 2020 --------------------------------------------------------------------------------- |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét