BUỔI CHIỀU MÂY XÁM TRÊN BẦU TRỜI SAIGON,
TÁC GIẢ 'NGANG TRỜI MÂY ĐỎ' ĐẾN THĂM TÔI ...
Thế Phong
trái qua:
phu nhân anh Ngọc Bái + cháu ngoại + cháu nội + nhà thơ Ngọc Bái
ngồi ở phòng khách gia đình Thế Phong.
(ảnh: Thế Phong)
Có lẽ đã dăm bảy năm, lần này anh chị Ngọc Bái + cháu ngoại+ cháu nội tới thăm chúng tôi ở Saigon.
Bắt tay, tôi đùa" ...ông ơi, bữa nay tôi được gặp lại tác giả NGANG TRỜI MÂY ĐỎ; thì bầu trời Saigon NGANG TRỜI MÂY XÁM."
Cả tuần nay, mưa bão vật vờ bao phủ t.p.HCM, những cơn mưa phùn; mà Tây thuộc địa xưa kia gọi là" crachin tonkinois" đấy .
Nhớ tới sau câu nói có từ "đấy" , ở đầu câu , hoặc cuối ; thì tác giả Ngọc Bái thường xen chữ "đấy" vào-- khiến người theo dõi của Google thường chấm dấu đỏ dưới 'từ', như nhắc nhở' nên 'chỉnh sửa' .
Và, tôi xin lỗi tác giả, bài ở trên của anh, vài từ "đấy"đã "bị" tôi' mạo sửa' thành "đây", chẳng hạn vậy.
Vợ tôi trò chuyện với chị Bái; còn tôi hỏi anh về chuyện của Nghĩa Lộ ngày xưa;
và ,bây giờ ra sao?
" Cây đa ở một ngã tư thị trấn Nghĩa Lộ có một gốc đa cổ thụ mấy trăm năm ,
có còn không? "
" Còn, nhưng bị tỉa bớt phần ngọn để tránh bị gió làm bật gốc. "
" Nếp xôi Tú Lệ nổi tiếng dẻo, thơm; nay còn có thể luộc trứng gà ở suối nước nóng ở đó; để ăn xôi lấy từ" cóm khảu" ra không? "
" Còn, xôi vẫn ngon tuyệt như xưa đấy"
" ...cái đồi trên đồi Nghĩa Lộ có cỏn không?"
" Còn, nay là bảo tàng"
" Cái đồn này bị mất vào tay Việt Minh từ 17/12/ 1952; đồn trưởng , thiếu tá Giradin tử trận, sau được đưa về Nhà thờ Lớn Hà Nội cầu siêu, tôi có tới dự" .
" Đồn trưởng đồn Nghĩa Lộ là trung tá X.. (anh Bái nói tên, tôi không nhớ) chứ
không phải là thiếu tá Giradin?"
" có lẽ tôi nhầm thật, anh Bái ạ, vậy thì thiếu tá Giradin là đồn phó, không chừng? À này, tiểu sử ghi 'tác giả Ngọc Bái sinh ở huyện Trấn Yên/ Yên Bái à?" có phải ở Làng Vần không?"
" Không, em sinh ở huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ."
" vậy là, anh sinh ở cùng huyện với nhà thơ Phạm Tiến Duật."
" Đúng, anh Phạm Tiến Duật hơn em 1 tuổi."
trái qua, trên xuống:
-nữ nhà văn, thi sĩ Lý Thụy Ý
( miền Nam/ VNCH]
- nhà thơ Phạm tiến Duật
(miền Bắc/ CHXHCNVN)
(tư liệu ảnh: Thế Phong)
phải qua:
NGUYỄN KHÔI (ngồi,ngoài cùng)
gặp vợ chồng Thế Phong lần đầu tiên ở Hà Nội.
(ngày 10/10/ 2006).
(hình ảnh:
Thề Phong chụp tại khách sạn Phùng Hưng/ Hà Nội.)
" Thật đáng tiếc, thơ anh ta hay thế; mà còn mắc tội "đạo thơ của nữ thi sĩ miền Nam, Lý Thụy Ý làm gì? cho khổ thân, tội nghiệp đời?"
À này, anh có đọc một bài viết mới đây của tác giả Xuân Ba không nhỉ. Ấy là bài viết về thân phụ ' tội đồ Trịnh Xuân Thanh'? Nhà báo kỳ cựu này viết về' ký sự nhân vật' rất giỏi...
Năm nay chắc tác giả khoảng trên dưới 60..?
" em có gặp Xuân Ba nhiều lần. Tay này viết về ' ký sự nhân vật' rất linh hoạt+ nhiều tư liệu quý hiếm'; như anh vừa nói, bài viết rất kín kẽ về thân phụ 'tội đồ Trịnh Xuân Thanh , có muốn bắt bẻ cũng khó đấy ... Anh ấy đã về hưu rồi... "
" Anh Bái này, chắc anh có quen biết một cựu quan chức Quốc Hội, đó là văn nhân thi sĩ Nguyễn Khôi(Đình Bảng) ? Tay này rất giỏi tiếng Thái, cũng sinh ra tại Nhà Thương Yên Bái( cùng nhà thương với tôi, sau 6 năm) -- tay trái thì viết văn, tay phải thì dịch tác phẩm tiếng Thái sang tiếng Việt; 2 tay viết không mệt mỏi; còn môi mép " chính trị" rất "chình chị", chuyện" chính em" cũng lãng mạn "pas" chê". ( [ba-chê]' một cụm từ ở miền Nam xưa kia, là" khen tặng đấy!")
' tất là quen biết rồi; dịch Sống Chụ Son Sao tiếng Thái sang" tiếng Kinh, thì "kinh quá!"...- Ngọc Bái trả lời.
[nghe tới từ "KINH" (nếu viết chữ hoa, không có chuyện gì nói tiếp) ) -- và, "kinh" ( viết chữ thường) thì tay Ngọc Bái "có chơi CHỮ không đây? " -- tôi nghe giọng nói+nhìn khuôn mặt bày tỏ rất chân tình. ( ý nghĩ trong đầu Thế Phong).
- Theo em , người giỏi tiếng Thái, nói chuyện lưu loát với người Thái, phải là Tô Ngọc Thanh? "- Ngọc Bái trả lời.
- có phải là giáo sư Tô Ngọc Thanh, con trai họa sĩ tài danh, tác giả bức tranh "Thiếu nữ bên hoa Huệ" không"? - lời Thế Phong.
- chính xác, anh Thanh kể lại, " ông bố Tô Ngọc Vân đã ngã xuống ở Đèo Lũng Lô, vì bom của Pháp; sau khi vẽ xong bức ký họa cuối cùng
" Bên Đèo lũng Lô" , vào sáng ngày 17/06/1954. " -- Ngọc Bái trả lời.
họa sĩ tài danh TÔ NGỌC VÂN
[1906-1954]
(ảnh: Internet)
Thiếu nữ bên hoa Huệ / TÔ NGỌC VÂN
(tranh: Internet)
Còn nhiều chuyện về Nghĩa Lộ, về Ngòi Thia, con suối lớn nhất của Mường Lò; rồi, cái tên Ba Khe xưa, nay đổi thành xã Cát Thịnh, lại nhắc tới Đèo Ách, con đường dẫn vào Nghĩa Lộ xưa kia, đã có một trận thư hùng đẫm máu giữa hai phe Việt Minh + Việt Nam Quốc Dân Đảng. v.v. ... - ý nghĩ trong đầu Thế Phong.
Bỗng nhiên; vợ tôi hỏi anh Ngọc Bái:
"Anh có biết tại sao nhà tôi vào năm 1950 phải nhờ ba tôi xin quan đồn Tây ở Nghĩa Lộ cấp phép cho về Hà Nội học không? bởi nhà tôi (lấy tay chỉ vào mặt tôi ) đã" chim" vợ một partisan ở Làng Bữu ( xã Thượng Bằng La/ huyện Văn Chấn) bị chồng cô ta thưa với quan đồn ;và vu cho nhà tôi là Việt Minh, quan đồn ở Làng Bữu đòi' bắn bỏ' -- nhà tôi sợ quá, phải chạy trốn về Mường Lò; và mẹ chồng tội (sau này) đã nhờ ba tôi là thông dịch viên cho quan đồn ở Nghĩa Lộ, cấp phép nhà tôi về Hà nội " pour s' adonner ses études" đấy! "
" điều này không thấy nhà văn Thế Phong ghi i trong tiểu sử của anh ấy." -lời Ngọc Bái.
(tất cả cùng cười to tiếng; riêng Thế Phong cười "mím chi").
Gần 2 tiếng đồng hồ, chúng tôi trò chuyện thật vui, chị Ngọc Bái cho biết: cô con gái mở cửa hàng nôi thất trên đường Ngô Gia Tự (quận 10/ t.p. HCM.) bán buôn khá phát đạt, nay thuê thêm một cửa hàng bên cạnh mở rộng thêm, hàng tháng trả tiền nhà tới 35 triệu VND.
Nghe vậy, anh Ngọc Bái tiếp lời,
"... con gái chúng em làm ăn khấm khá, nên thường mời em vào Sài gòn chơi; năm nay có cả nhà em + cháu ngoại+ cháu nội nữa...".
Tới đây, điện thoại thông minh của cậu cháu ngoại rung lên :
Uber nhắn tin: xe đã đợi ở ngoài ngõ rồi. ./.
THẾ PHONG
Sài gòn, August 3, 2017
Ngọc Bái (trái) + Thế Phong
(ảnh: vợ Thế Phong).
bà Nguyễn thị Khê [1937- ] (vợ Thế Phong)
+ phu nhân nhà thơ Ngọc Bái [1948 - ] (phải) --
(ảnh: Thế Phong)
Tái Bút: - tác giả Ngọc Bái bị xuất huyết não (2017)
(Chú thích: Thế Phong 7/ 2020)
***
-----------------------------------------------------
chúc mừng
cựu quan chức, văn nhân, thi sĩ
NGỌC BÁI
vào tuổi 78
blog Virgil Gheorghiu
Saigon, July 17, 2020
-------------------------------------------------------------
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét