Thứ Tư, 2 tháng 5, 2018
TÌM THẤY CHỮ KÝ CỦA TÔI
VÀO NĂM 1958 Ở SÀI GÒN
+ MÓN NỢ 10.OOO VNĐ KHÔNG THỂ TRẢ ...
THẾ PHONG
Le Drame Tonkinois
(có chữ ký người mua sách: Thế Phong SG 27 XI 58 )
Nhà văn tiền chiến 1930- 1945/ Thế Phong
( tập 1 trong bộ Lược sử văn nghệ VN 1900- 1960
Vàng Son xuất bản, Saigon 1974
-- Estato --
Terminou em : 13 March 2018 ..
.
Preco US 795.00
https://www.ebay.com> -- Vendedor: rulonmillerbooks
Rulon-Miller Books đóng đô ở "bang Minnesota" (Hoa Kỳ) ; tôi thường đùa, khi phiên dịch sang Việt ngữ "bang Mỹ-nó- sỏ-ta"-- khi thấy họ cho in lại nhiều sách Anh ngữ của tôi , gọi là USED, bán với giá 'lưỡi lam cắt cổ '. (bán giá rất cao ) .
- và, mới đây; qua Google/ search; tôi biết thêm cuốn Thephong by The phong; The Work & The Life - autobiography, còn có thêm cả bản tiếng Ý (?):
" Thephong By thephong o escritor o trabalho e la vida Autobiografia Primeira
edicão ...
( giá U.S 795.00/ cuốn . (xem phóng ảnh .)
Bang này có nhiều nhà văn Việt Nam tị nạn, từ Thanh Tâm Tuyền, Cung Trầm Tưởng, nhạc sĩ Cung Tiến... trú ngụ; còn nhiều bạn thân của tôi nữa; như cựu Kq (VNCH) Nguyễn Mai Chính, anh ta chọn nơi này làm nơi "đi xe lăn dưỡng già".
Thằng bạn "nối khố" này quen từ Hà Nội, nhà ở phố Triệu Việt Vương, xưa phố này có phở gà ngon tuyệt; muốn ăn phải bưng bát xếp hàng chờ tới lượt; đôi khi còn gặp cả cặp ca sĩ Thanh Hiếu+ Thanh Hằng cũng cầm bát xếp hàng chờ, như tôi vậy.
Thanh Hằng, một nữ ca sĩ tài sắc vẹn toàn thường cặp đôi với nam ca sĩ Thanh Hiếu giọng trầm song ca thật tuyệt; khi hát nhạc lãng mạn trữ tình số 1, nhạc sĩ tài hoa Đoàn Chuẩn.
Sau hiệp định Genève 1954, nữ ca sĩ Thanh Hằng ở lại Hà Nội; cặp kè với nhạc sĩ đa tài "vua nước mắm Vạn Vân Đoàn Chuẩn'; khiến phu nhân đã có lần đến tận nhà tình địch, cầm chùm chìa khóa nhà, cúi ngập đầu năn nỉ, đại khái: " ...em là nữ giai nhân tài sắc vẹn toàn; vừa có giọng hát thiên phú, nhan sắc nàng Dương Quý Phi; khiến nhạc sĩ Đoàn Chuẩn nhà chị mất ăn mất ngủ. Anh chị đã có mấy mụn con, nếp có, tẻ có, cha mẹ cưới hỏi đàng hoàng; nhưng chị đành cúi đầu thú thật " chị hoàn toàn thất bại rồi. Bây giờ chị chỉ còn xin em một điều cỏn con này thôi ( cầm chìa khoá đưa cho 'tình địch' )'; em hãy nghe chị cầm chùm chìa khóa này, thay chị cai quản biệt thự, số 9 đường Tuyên Quang nhé. Chị vô cùng cảm ơn em!"
Phu nhân nhạc sĩ đa tài cùng năm sinh với chồng, 1924,-- năm sinh của những nữ văn nhân tài sắc vẹn toàn, các chính khách Quốc, Cộng.
gia đình nhạc sĩ Đoàn Chuẩn+ con gái lớn
Google image
***
Trở lại chuyện Rulon-Miller Books (ABAA/ ILAB), (qua Google/ search/ thephong writer/ image) tôi bắt gặp cuốn sách tôi làm chủ sở hữu từ đầu thập niên 50' s.
Khi ấy, mỗi lần có tiền, tôi la cà trong các tiệm sách, kể cả sách bán ngoài lề đường. Tôi mua rồi, ký tên vào sách mua, có cuốn ghi thêm :" hôm nay không đọc; thì mai đọc".
Ấy là cuốn Le Drame Tonkinois được Rulon-Miller Books rao bán 'thuộc loại sách rare and fine book' với giá 937, 50 usd.
Thời kỳ này tôi thuê căn nhà gác nhỏ của anh chị Hai Nụ ( thợ thêu ở Xóm Chùa Tân Định) --nhờ sự giới thiệu của bà mẹ hoạ sĩ Lê Khánh Hoà +cô con gái cũng ở Xóm Chùa.
hoạ sĩ Ngọc Dũng( Nguyễn) (đã qua đời ở Hoa Kỳ) -
Preco US 795.00
https://www.ebay.com> -- Vendedor: rulonmillerbooks
Rulon-Miller Books đóng đô ở "bang Minnesota" (Hoa Kỳ) ; tôi thường đùa, khi phiên dịch sang Việt ngữ "bang Mỹ-nó- sỏ-ta"-- khi thấy họ cho in lại nhiều sách Anh ngữ của tôi , gọi là USED, bán với giá 'lưỡi lam cắt cổ '. (bán giá rất cao ) .
- và, mới đây; qua Google/ search; tôi biết thêm cuốn Thephong by The phong; The Work & The Life - autobiography, còn có thêm cả bản tiếng Ý (?):
" Thephong By thephong o escritor o trabalho e la vida Autobiografia Primeira
edicão ...
( giá U.S 795.00/ cuốn . (xem phóng ảnh .)
Bang này có nhiều nhà văn Việt Nam tị nạn, từ Thanh Tâm Tuyền, Cung Trầm Tưởng, nhạc sĩ Cung Tiến... trú ngụ; còn nhiều bạn thân của tôi nữa; như cựu Kq (VNCH) Nguyễn Mai Chính, anh ta chọn nơi này làm nơi "đi xe lăn dưỡng già".
Thằng bạn "nối khố" này quen từ Hà Nội, nhà ở phố Triệu Việt Vương, xưa phố này có phở gà ngon tuyệt; muốn ăn phải bưng bát xếp hàng chờ tới lượt; đôi khi còn gặp cả cặp ca sĩ Thanh Hiếu+ Thanh Hằng cũng cầm bát xếp hàng chờ, như tôi vậy.
Thanh Hằng, một nữ ca sĩ tài sắc vẹn toàn thường cặp đôi với nam ca sĩ Thanh Hiếu giọng trầm song ca thật tuyệt; khi hát nhạc lãng mạn trữ tình số 1, nhạc sĩ tài hoa Đoàn Chuẩn.
Sau hiệp định Genève 1954, nữ ca sĩ Thanh Hằng ở lại Hà Nội; cặp kè với nhạc sĩ đa tài "vua nước mắm Vạn Vân Đoàn Chuẩn'; khiến phu nhân đã có lần đến tận nhà tình địch, cầm chùm chìa khóa nhà, cúi ngập đầu năn nỉ, đại khái: " ...em là nữ giai nhân tài sắc vẹn toàn; vừa có giọng hát thiên phú, nhan sắc nàng Dương Quý Phi; khiến nhạc sĩ Đoàn Chuẩn nhà chị mất ăn mất ngủ. Anh chị đã có mấy mụn con, nếp có, tẻ có, cha mẹ cưới hỏi đàng hoàng; nhưng chị đành cúi đầu thú thật " chị hoàn toàn thất bại rồi. Bây giờ chị chỉ còn xin em một điều cỏn con này thôi ( cầm chìa khoá đưa cho 'tình địch' )'; em hãy nghe chị cầm chùm chìa khóa này, thay chị cai quản biệt thự, số 9 đường Tuyên Quang nhé. Chị vô cùng cảm ơn em!"
Phu nhân nhạc sĩ đa tài cùng năm sinh với chồng, 1924,-- năm sinh của những nữ văn nhân tài sắc vẹn toàn, các chính khách Quốc, Cộng.
gia đình nhạc sĩ Đoàn Chuẩn+ con gái lớn
Google image
***
Trở lại chuyện Rulon-Miller Books (ABAA/ ILAB), (qua Google/ search/ thephong writer/ image) tôi bắt gặp cuốn sách tôi làm chủ sở hữu từ đầu thập niên 50' s.
Khi ấy, mỗi lần có tiền, tôi la cà trong các tiệm sách, kể cả sách bán ngoài lề đường. Tôi mua rồi, ký tên vào sách mua, có cuốn ghi thêm :" hôm nay không đọc; thì mai đọc".
Ấy là cuốn Le Drame Tonkinois được Rulon-Miller Books rao bán 'thuộc loại sách rare and fine book' với giá 937, 50 usd.
Thời kỳ này tôi thuê căn nhà gác nhỏ của anh chị Hai Nụ ( thợ thêu ở Xóm Chùa Tân Định) --nhờ sự giới thiệu của bà mẹ hoạ sĩ Lê Khánh Hoà +cô con gái cũng ở Xóm Chùa.
hoạ sĩ Ngọc Dũng( Nguyễn) (đã qua đời ở Hoa Kỳ) -
Goole image
trái qua: Nguyễn Khánh Vân ( em ruột của Duy Thanh)
+ hoạ sĩ Duy Thanh [ i.e. Nguyễn Khánh Thành 1931-2019 ]
+ vợ , nhà văn nữ Trúc Liên , hiện sống ở San Francisco. (Mỹ)
-- Google image
Tôi được quen bà (mẹ của Lê Khánh Hòa, họa sĩ này không di cư cùng mẹ+ em gái; ở lại Hà Nội . (Lê Khánh Hòa là 1 trong 3 họa sĩ: Ngọc Dũng+ Duy Thanh xuất thân từ họa thất ' thầy Nguyễn Tiến Chung.)
Bà mẹ của hoạ sĩ Hoà cũng ở xóm Chùa, bà đã giới thiệu tôi thuê nhà của anh chị Hai Nụ
. Một căn nhà gỗ có gác, chỉ với giá thuê 150 VND, ban đầu tôi có tiền trả thuê nhà sòng phẳng; sau đó anh chị Hai Nụ thấy cảnh" tôi bữa đói, bữa no, có khi ăn 3 đồng xôi thay bữa; anh chị nấu cơm cho ăn luôn.
Ban đầu còn xoay sở ra tiền; tôi trả sòng phẳng; sau tới nửa năm trời thiếu nợ; chị Hai Nụ bèn báo cho hay: "từ nay , tôi không thể nấu cơm được nữa, cậu ra ngoài mà ăn nhé." Lúc này, tôi đang viết bộ" Lược sử văn nghệ Việt Nam 1900- 1956" + tự sự kể' "Nửa đường đi xuống".
Trong dịp này, một độc giả , tên X... ( sẽ khai tên ra sau) ở Vũng Tàu gửi thư " mời nhà văn ra Cap Saint Jacques chơi vài ngày, chủ nhân đài thọ; nhà văn tha hồ tắm biển, lấy hứng để viết văn." .
Tôi như được chắp cánh; đi ra Vũng Tàu ngay. Đêm đầu tiên, tôi ngủ ở nhà độc giả trên đường Phan Thanh Giản; anh X... phải về Saigon ngay buổi chiều; sẽ trở lại vài ngày sau. Anh X... là con chủ một nhà bán thịt bò có tiếng ở Vũng Tàu; anh cũng là "tay chỉ huy mổ bò, xẻ thịt tài ba".
Tối hôm ấy; tôi ngủ ở phòng riêng của anh X...-- tôi mê mẩn với chiếc máy chữ xách tay mới tinh; tôi ước ao giá mình cũng có một cái, đỡ phải viết tay; tôi lại mở ngăn kéo bàn ; thấy một phong bì đề "của để dành của nhà triệu phú TRẦN HOÀI"-- mở ra thấy có MƯỜI NGÀN ĐỒNG .
Tôi đếm đi, đếm lại; đúng MƯỜI NGÀN ĐỒNG, tự nghĩ,:
" giá mình có số tiền này để trả anh chị Hai Nụ + 2000 đồng tiển thiếu thuốc lá Ruby mà ông Lịch cho thiếu; thì tốt biết mấy. " -- Ý định chiếm đoạt máy chữ xách tay + ăn cắp 10 ngàn; rồi nại cớ cũng phải Saigon ngay, trong chuyến xe đêm.
Thời kỳ này tôi cộng tác tuần báo Bông Lúa, tòa soạn trên đường Trần Hưng Đạo. Bài viết nào được đăng, tiền nhuận bút được trả bài ấy -- nhớ lở tòa soạn này , tôi gặp nhà báo Sơn Nam cũng viết bài ăn tiền như tôi vậy.
Điều tôi lo lắng nhất là: "sau khi nhà triệu phú Trần Hoài về lại nhà; thấy mất máy chữ + 10 ngàn đồng; anh ta xử trí ra sao? báo Công an Saigon bắt ' phạm nhân' chăng? "
Thế là tôi bèn hớt tóc "cua", khi ấy tự tin "một cách thay đổi ngoại hình, tin là Công an khó nhận diện".
Thì mấy ngày sau; tôi nhận được thư anh gửi về tòa soạn; anh yêu cầu" trả lại máy chữ; còn" tiền chót "mượn" sẽ tính sau".
Trả tiền thuê nhà+ tiền ăn sáu tháng cho anh chị Hai Nụ + ông Lịch cùng xóm 2000 đồng, bán chịu thuốc lá Ruby; tôi ngồi viết sách tiếp thêm được ít tháng nữa.
Rồi lại hết tiền; tôi đành tìm cách rời xóm Chùa, căn nhà gác đã trả lại anh chị Hai Nụ rồi; tôi ở phòng sau trong căn nhà chính của anh chị Hai Nụ + đống sách khoảng ngàn cuốn đành bỏ lại ( trong đó có cuốn Le Drame Tonkinois).
Tất nhiên khi ra đi, vì thiếu nợ; tôi không thể mang tất cà sách đi được (ngoại trừ bản thảo) ; sách để lại" làm con tin". Sau này, chắc đống sách kia bị đem bán" ve chai", không chừng vậy?
Tôi xin phép anh chị Hai Nụ ra Bà -Rịa , để "thăm bà cô ruột" ít ngày; nhưng thực sự tôi bỏ nhà ra đi; đem va-li bản thảo đến 161 đường Hồng thập Tự; gửi nhờ trên gác xép của sinh viên Đại học Sư phạm Phạm Văn Rao (thi sĩ Diễm Châu sau này) .
Giai đoạn này , cơm hàng cháo chợ, bữa đói bữa no; tối ngủ nhờ trên gác 161 Hồng thập Tự, tối khác ngủ nhờ anh bạn khác; cứ luân phiên tìm nhà tôi quen để xin ngủ nhờ -- sau đành về ở với đại úy Triều Lương Chế, tác giả một cuốn truyện vừa xuất bản; ở khu Cư xá Sĩ quan Chí Hoà .
Thế là tạm ổn, không còn sợ Công an dân sự vào Khu Cư xá Sĩ quan khám xét nữa"-- ấy là, tôi tự nhủ' ;nếu một khi nhà triệu phú Trần Hoài có thưa kiện.
***
Vài năm sau, nhà xuất bản Phạm Văn Tươi dự định in bộ phê bình ' Lược sử văn nghệ Việt Nam 1900- 1956' ( gồm 4 tập); sách chưa in; -- và, nhà báo Vương Tân- Hồ Nam loan tin ngay trên mục "Sinh hoạt văn nghệ"/ tuần báo Đời Mới:
" Nhà văn TP sắp sửa được nxb Phạm Văn Tươi in bộ sách phê bình văn nghệ Việt Nam rất đồ sộ. Kỳ này nhà văn " rủng rỉnh xu hào" tha hồ phung phí, cho bõ những ngày thiếu thốn, cơ cực, ăn 3 đồng xôi, viết sách".
Cả "nước Saigon" đều biết tin này.
Vậy là, có một ngày, tác giả Thế Phong ung dung ngồi ở Thanh Thế cà-phê, cà- pháo; thì gặp một người ăn mặc hơi nhếch nhác, áo sơ-mi bỏ ngoài quần, mặt xanh xao; bước vào cạnh Thế Phong, kéo ghế ngồi:; nói rất tự nhiên:
" Mày nhớ tao không? tao bị ốm ít lâu nay; à này mày sắp ra bộ sách phê bình văn học; có tiền rồi; thì "chi" cho tao một ít đi. Tao túng lắm đó".
Nhìn người vừa tâm sự; đó chính là " nhà triệu phú Trần Hoài bảnh bao xưa kia" ;--tôi bèn dúi vào túi quần bạn ít tiền, nói
:" tao mới được ứng một ít thôi; khi sách ra lãnh bản quyền; điều đầu tiên làm, đi tìm mày, để trả nợ".
Sau cùng, nhà viết sách: học làm người" kiêm thợ cắt 'NHÀ MAY JEAN "(chủ cũng là Phạm Văn Tươi) đòi cho " ký tên chung PHẠM CAO TÙNG" trong bộ phê bình 'Lược sử văn nghệ VN 1900- 1956 ; thì tác giả lắc đầu; hậu quả là chẳng có tập nào được in ra tiếp -- cho đến năm 1974, anh Phạm Quang Nhàn , nhà xuất bản Vàng Son cho xuất bản tập đầu NHÀ VĂN TIỀN CHIẾN 1930- 1954 . (tập 1 trong bộ 'Lược sử văn nghệ VN 1900- 1956'.) (xem phóng ảnh.)
Từ đó, tôi không còn cơ hội nào gặp lại anh X... nữa; cho tới khi anh làm thư ký tòa soạn TIN SÁCH (chủ nhiệm: Nguyễn Ngọc Linh) vào năm 1962, thấy có nhiều bài báo nhỏ lên án " tác phẩm tác giả TP+ nhân cách" tồi tệ" v.v. .." -- tiếp đến, khi anh X... làm thư ký tòa soạn báo VĂN (chủ nhiệm: Nguyễn Đình Vượng.) cũng có nhiều bài báo lên án, mạt sát tác giả Thế P.hong . ( bài viết ký Thư Trung, hoặc Mõ Làng Văn v.v... )
Tới đây, không cần nêu danh tính anh X... là ai; bạn văn vẫn có thể biết ngay phương danh tác giả ấy, cha đẻ tiểu thuyết "NGỒI LẠI BÊN CẦU"-- còn độc giả, có thể nhiều người không biết -- vậy thì, tôi xin khai ra ngày: " ân nhân của tác giả TP, đó là " nhà văn, nhà báo TRẦN PHONG GIAO" .[i.e. Trần Tĩnh 1932- 2005 ].
Biết tin Trần Phong Giao qua đời ( ở với con gái, phóng viên Phong Lan báo Sài Gòn Giải Phóng), tôi không đưa tiễn anh ta đến nơi an nghỉ cuối cùng -- chỉ thầm nói với chính mình:
"Trần Phong Giao ơi! mày chết rồi; tao còn sống đây, cho tới khi chết ; tao vẫn không thể trả nợ ' món tiền 1O NGÀN ĐỒNG (thập niên 50' s ở Sài gòn. ) tao đã " ăn cắp"của mày ở Cap Saint Jacques, từ hơn 60 năm trước -- tuy nhiên, tao vẫn nhớ, đã ghi lại sự kiện" tồi tệ" của tao trong 'The Phong by The Phong: The Writer, The Work & The Life ". ./.
THẾ PHONG
Saigon, May 3, 2018.
nhà báo, nhà văn TRẦN PHONG GIAO
[ i.e. Trần Đình Tĩnh 1932- 2005 saigon.]
Google image
" ...Trần Phong Giao ơi! ... tao vẫn không thể trả nợ món tiền MƯỜI NGÀN ĐỒNG...; tuy nhiên, tao
vẫn nhớ, ghi lại trong THE PHONG, THE WRITER, THE WORK & THE LIFE" -- lời Thế Phong.
===========
trái qua: Nguyễn Khánh Vân ( em ruột của Duy Thanh)
+ hoạ sĩ Duy Thanh [ i.e. Nguyễn Khánh Thành 1931-2019 ]
+ vợ , nhà văn nữ Trúc Liên , hiện sống ở San Francisco. (Mỹ)
-- Google image
Tôi được quen bà (mẹ của Lê Khánh Hòa, họa sĩ này không di cư cùng mẹ+ em gái; ở lại Hà Nội . (Lê Khánh Hòa là 1 trong 3 họa sĩ: Ngọc Dũng+ Duy Thanh xuất thân từ họa thất ' thầy Nguyễn Tiến Chung.)
Bà mẹ của hoạ sĩ Hoà cũng ở xóm Chùa, bà đã giới thiệu tôi thuê nhà của anh chị Hai Nụ
. Một căn nhà gỗ có gác, chỉ với giá thuê 150 VND, ban đầu tôi có tiền trả thuê nhà sòng phẳng; sau đó anh chị Hai Nụ thấy cảnh" tôi bữa đói, bữa no, có khi ăn 3 đồng xôi thay bữa; anh chị nấu cơm cho ăn luôn.
Ban đầu còn xoay sở ra tiền; tôi trả sòng phẳng; sau tới nửa năm trời thiếu nợ; chị Hai Nụ bèn báo cho hay: "từ nay , tôi không thể nấu cơm được nữa, cậu ra ngoài mà ăn nhé." Lúc này, tôi đang viết bộ" Lược sử văn nghệ Việt Nam 1900- 1956" + tự sự kể' "Nửa đường đi xuống".
Trong dịp này, một độc giả , tên X... ( sẽ khai tên ra sau) ở Vũng Tàu gửi thư " mời nhà văn ra Cap Saint Jacques chơi vài ngày, chủ nhân đài thọ; nhà văn tha hồ tắm biển, lấy hứng để viết văn." .
Tôi như được chắp cánh; đi ra Vũng Tàu ngay. Đêm đầu tiên, tôi ngủ ở nhà độc giả trên đường Phan Thanh Giản; anh X... phải về Saigon ngay buổi chiều; sẽ trở lại vài ngày sau. Anh X... là con chủ một nhà bán thịt bò có tiếng ở Vũng Tàu; anh cũng là "tay chỉ huy mổ bò, xẻ thịt tài ba".
Tối hôm ấy; tôi ngủ ở phòng riêng của anh X...-- tôi mê mẩn với chiếc máy chữ xách tay mới tinh; tôi ước ao giá mình cũng có một cái, đỡ phải viết tay; tôi lại mở ngăn kéo bàn ; thấy một phong bì đề "của để dành của nhà triệu phú TRẦN HOÀI"-- mở ra thấy có MƯỜI NGÀN ĐỒNG .
Tôi đếm đi, đếm lại; đúng MƯỜI NGÀN ĐỒNG, tự nghĩ,:
" giá mình có số tiền này để trả anh chị Hai Nụ + 2000 đồng tiển thiếu thuốc lá Ruby mà ông Lịch cho thiếu; thì tốt biết mấy. " -- Ý định chiếm đoạt máy chữ xách tay + ăn cắp 10 ngàn; rồi nại cớ cũng phải Saigon ngay, trong chuyến xe đêm.
Thời kỳ này tôi cộng tác tuần báo Bông Lúa, tòa soạn trên đường Trần Hưng Đạo. Bài viết nào được đăng, tiền nhuận bút được trả bài ấy -- nhớ lở tòa soạn này , tôi gặp nhà báo Sơn Nam cũng viết bài ăn tiền như tôi vậy.
Điều tôi lo lắng nhất là: "sau khi nhà triệu phú Trần Hoài về lại nhà; thấy mất máy chữ + 10 ngàn đồng; anh ta xử trí ra sao? báo Công an Saigon bắt ' phạm nhân' chăng? "
Thế là tôi bèn hớt tóc "cua", khi ấy tự tin "một cách thay đổi ngoại hình, tin là Công an khó nhận diện".
Thì mấy ngày sau; tôi nhận được thư anh gửi về tòa soạn; anh yêu cầu" trả lại máy chữ; còn" tiền chót "mượn" sẽ tính sau".
Trả tiền thuê nhà+ tiền ăn sáu tháng cho anh chị Hai Nụ + ông Lịch cùng xóm 2000 đồng, bán chịu thuốc lá Ruby; tôi ngồi viết sách tiếp thêm được ít tháng nữa.
Rồi lại hết tiền; tôi đành tìm cách rời xóm Chùa, căn nhà gác đã trả lại anh chị Hai Nụ rồi; tôi ở phòng sau trong căn nhà chính của anh chị Hai Nụ + đống sách khoảng ngàn cuốn đành bỏ lại ( trong đó có cuốn Le Drame Tonkinois).
Tất nhiên khi ra đi, vì thiếu nợ; tôi không thể mang tất cà sách đi được (ngoại trừ bản thảo) ; sách để lại" làm con tin". Sau này, chắc đống sách kia bị đem bán" ve chai", không chừng vậy?
Tôi xin phép anh chị Hai Nụ ra Bà -Rịa , để "thăm bà cô ruột" ít ngày; nhưng thực sự tôi bỏ nhà ra đi; đem va-li bản thảo đến 161 đường Hồng thập Tự; gửi nhờ trên gác xép của sinh viên Đại học Sư phạm Phạm Văn Rao (thi sĩ Diễm Châu sau này) .
Giai đoạn này , cơm hàng cháo chợ, bữa đói bữa no; tối ngủ nhờ trên gác 161 Hồng thập Tự, tối khác ngủ nhờ anh bạn khác; cứ luân phiên tìm nhà tôi quen để xin ngủ nhờ -- sau đành về ở với đại úy Triều Lương Chế, tác giả một cuốn truyện vừa xuất bản; ở khu Cư xá Sĩ quan Chí Hoà .
Thế là tạm ổn, không còn sợ Công an dân sự vào Khu Cư xá Sĩ quan khám xét nữa"-- ấy là, tôi tự nhủ' ;nếu một khi nhà triệu phú Trần Hoài có thưa kiện.
***
Vài năm sau, nhà xuất bản Phạm Văn Tươi dự định in bộ phê bình ' Lược sử văn nghệ Việt Nam 1900- 1956' ( gồm 4 tập); sách chưa in; -- và, nhà báo Vương Tân- Hồ Nam loan tin ngay trên mục "Sinh hoạt văn nghệ"/ tuần báo Đời Mới:
" Nhà văn TP sắp sửa được nxb Phạm Văn Tươi in bộ sách phê bình văn nghệ Việt Nam rất đồ sộ. Kỳ này nhà văn " rủng rỉnh xu hào" tha hồ phung phí, cho bõ những ngày thiếu thốn, cơ cực, ăn 3 đồng xôi, viết sách".
Cả "nước Saigon" đều biết tin này.
Vậy là, có một ngày, tác giả Thế Phong ung dung ngồi ở Thanh Thế cà-phê, cà- pháo; thì gặp một người ăn mặc hơi nhếch nhác, áo sơ-mi bỏ ngoài quần, mặt xanh xao; bước vào cạnh Thế Phong, kéo ghế ngồi:; nói rất tự nhiên:
" Mày nhớ tao không? tao bị ốm ít lâu nay; à này mày sắp ra bộ sách phê bình văn học; có tiền rồi; thì "chi" cho tao một ít đi. Tao túng lắm đó".
Nhìn người vừa tâm sự; đó chính là " nhà triệu phú Trần Hoài bảnh bao xưa kia" ;--tôi bèn dúi vào túi quần bạn ít tiền, nói
:" tao mới được ứng một ít thôi; khi sách ra lãnh bản quyền; điều đầu tiên làm, đi tìm mày, để trả nợ".
Sau cùng, nhà viết sách: học làm người" kiêm thợ cắt 'NHÀ MAY JEAN "(chủ cũng là Phạm Văn Tươi) đòi cho " ký tên chung PHẠM CAO TÙNG" trong bộ phê bình 'Lược sử văn nghệ VN 1900- 1956 ; thì tác giả lắc đầu; hậu quả là chẳng có tập nào được in ra tiếp -- cho đến năm 1974, anh Phạm Quang Nhàn , nhà xuất bản Vàng Son cho xuất bản tập đầu NHÀ VĂN TIỀN CHIẾN 1930- 1954 . (tập 1 trong bộ 'Lược sử văn nghệ VN 1900- 1956'.) (xem phóng ảnh.)
Từ đó, tôi không còn cơ hội nào gặp lại anh X... nữa; cho tới khi anh làm thư ký tòa soạn TIN SÁCH (chủ nhiệm: Nguyễn Ngọc Linh) vào năm 1962, thấy có nhiều bài báo nhỏ lên án " tác phẩm tác giả TP+ nhân cách" tồi tệ" v.v. .." -- tiếp đến, khi anh X... làm thư ký tòa soạn báo VĂN (chủ nhiệm: Nguyễn Đình Vượng.) cũng có nhiều bài báo lên án, mạt sát tác giả Thế P.hong . ( bài viết ký Thư Trung, hoặc Mõ Làng Văn v.v... )
Tới đây, không cần nêu danh tính anh X... là ai; bạn văn vẫn có thể biết ngay phương danh tác giả ấy, cha đẻ tiểu thuyết "NGỒI LẠI BÊN CẦU"-- còn độc giả, có thể nhiều người không biết -- vậy thì, tôi xin khai ra ngày: " ân nhân của tác giả TP, đó là " nhà văn, nhà báo TRẦN PHONG GIAO" .[i.e. Trần Tĩnh 1932- 2005 ].
Biết tin Trần Phong Giao qua đời ( ở với con gái, phóng viên Phong Lan báo Sài Gòn Giải Phóng), tôi không đưa tiễn anh ta đến nơi an nghỉ cuối cùng -- chỉ thầm nói với chính mình:
"Trần Phong Giao ơi! mày chết rồi; tao còn sống đây, cho tới khi chết ; tao vẫn không thể trả nợ ' món tiền 1O NGÀN ĐỒNG (thập niên 50' s ở Sài gòn. ) tao đã " ăn cắp"của mày ở Cap Saint Jacques, từ hơn 60 năm trước -- tuy nhiên, tao vẫn nhớ, đã ghi lại sự kiện" tồi tệ" của tao trong 'The Phong by The Phong: The Writer, The Work & The Life ". ./.
THẾ PHONG
Saigon, May 3, 2018.
nhà báo, nhà văn TRẦN PHONG GIAO
[ i.e. Trần Đình Tĩnh 1932- 2005 saigon.]
Google image
" ...Trần Phong Giao ơi! ... tao vẫn không thể trả nợ món tiền MƯỜI NGÀN ĐỒNG...; tuy nhiên, tao
vẫn nhớ, ghi lại trong THE PHONG, THE WRITER, THE WORK & THE LIFE" -- lời Thế Phong.
===========
---------------------------------------------------------------------
tưởng nhớ
nhà báo, nhà văn
TRẦN PHONG GIAO
[i.e. Trần Đình Tĩnh 1932 -- 2005 saigon]
blog Virgil Gheorghiu
Saigon, JUNE, 1st , 2020
-------------------------------------------------------------------
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét