PHAN LẠC TUỴÊN,
NHÀ THƠ "MÔT BÀI TIẾN SĨ LÊN ĐỜI"
Hồ Nam
Phan Lạc Tuyên sinh nắm 1928 tại môt làng ở huyện Thạch Thất Tỉnh Sơn Tây nay là huyên Thach Thất Hà nôi con thầy đồ Phan Vọng Húc học xong trung hoc cơ sở thì thi vào trương võ bị quốc gia Đà Lạt ra trường mang cấp bậc thiếu úy ban đầu nhập binh chủng nhẩy dù nhưng chịu không nổi gian khổ chuyển qua bộ binh. Khi đai tá Lê Văn Kim thành lập binh đòan đi tiếp thu liên khu 5 Phan Lac Tuyên tham gia binh đòan này cùng với nhà văn Vi Bằng và chính dịp này Phan Lạc Tuyên sáng tác bài thơ Tình Quê Hương được nhạc sĩ Đan Thọ phổ nhạc.
Sau chiến dịch tiếp thu liên khu năm trở về Saigon Phan Lac Tuyên đươc thăng đai úyvà đươc đai tá Lê Van Kim giới thiêu với trung tá Vương Van Đông hiêu trưởng trường đai học quân sư về tham gia ban giảng huấn trương này.Chính dịp làm việc ở trường đai học quân sự Phan Lac Tuyên liên hê với bác sĩ Trần Kim Tuyến và năm 1957 Phan Lac Tuyên đưoc bác sĩ Tuyến cử sang Mỹ tiếng la tu nghiệp về báo chí nhưng thực tế là học về tình báo.
Nhờ học về tình báo ở Mỹ về nên Phan Lạc Tuyên được trao cho nhiệm vụ cùng với Lữ Đinh Sơn sáng lâp liên đòan biêt đông quân quân khu Saigon.
Với sự sề bạt của Trần Kim Tuyến giám đốc cơ quan mât vụ của Phủ Tồng Thống ọng Ngô Đình Diệm có ý bổ nhiệm Phan Lạc Tuyên làm tỉnh trưởng Bình Dương nên cho Tuyên diện kiến để coi mặt xem tướng mạo thế nào trước khi ký sắc lệnh bổ nhiệm.Mới đàu nhìn cái tướng tá cao lớn vạm vỡ của Tuyên, Tổng thống Ngô Đình Diệm có vẻ ưng nhưng nhìn tới đôi mắt của Tuyên ông Diệm thấy mắt Tuyên lé và lấm le lấm lét; ông Diệm thất vọng thế là cái mộng làm tỉnh trưởng của Tuyên’’đi đoong’’.
Ngày 11 tháng 11 năm 1960 nổ ra,binh biến Vương Văn Đông người cầm đầu cuôc binh biến’’quan thầy’’ cũ của Phan Lạc Tuyên không kêu Tuyên tham gia vì lý do Tuyên là người của bác sĩ Trần Kim Tuyến đảng viên Đảng Cần Lao Nhân Vị nhưng ‘’sữ kiện’’ ngáy tháng 11 năm 1960 vừa nổ ra thì Tuyên lại nhận được lệnh của Mười Cúc [Nguyễn Văn Linh phó bí thư trung ương cục
Việt Cộng ]phải phải nhào vô ăn có -- Tuyên sách xe díp của Biệt Động Quân cùng mấy cận vệ tới dinh Độc Lập thấy đai tá Nguyễn Chánh Thi đang đứng ‘’sớ rớ’’ sau nhà thờ Đưc Bà thì chạy lại chào quan thầy. Đúng lúc đó phái viên của Hôi Đồng Cách Mạng do luật sư Hòang Cơ Thụy cầm đâu mang tới bản tuyên ngôn của Hội Đồng Cách Mạng yêu cầu cho phát thanh đai tá Nguyễn ChánhThi liền lấy bản tuyên ngôn đem lên đai phát thanh đọc và bảo Phan Lạc Tuyên đi tìm bác sĩ Phan Quang Đán lên đài phát thanh phát biểu thêm.
Thế là một đám’’ ăn có’’ đánh phèng la trong khi người cầm đầu cuộc binh biến là trung tá Vương Văn Đông bị qua mặt vì vây mà khi binh biến thất bại những người cầm đầu lên tàu bay thóat qua Nam Vang Phan Lạc Tuyên bị bỏ rơi túng thế phải lấy xe díp thóat bằng đương bộ qua Cao Miên.
Lên Nam Vang Tuyên viết báo Trung Lập, liên hệ với Mười Cúc được Mười Cúc móc về Cục R cho làm bung xung trong nhóm sĩ quan binh biến rồi về tham dư trận Bình Gỉa bị thương, cho làm Ủy viên Măt Trận Gỉai Phóng Miền Nam , rồi ra miền Bắc ngồi chơi sơi nước; xin đi học lai lấy cái cử nhân sử đia, rồi sang Ba Lan lấy cái bằng Phó Tiến Sĩ Sử[một thứ bằng hữu nghị] sau này thành tiến sĩ lên đời nhờ nghị định cho Phó Tiến Sĩ lên đời tiến sĩ của Phan Văn Khải, một ông Phó Tiến Sĩ ở Đông Đức.
Năm 1993 sau khi Liên Xô sụp đổ, Mười Cúc Nguyễn Văn Linh đưa Phan Lạc Tuyên vô Đảng Cộng Sản Viêt Nam tôi có găp Tuyên trong buổi lạc thành Võ Đạo Qúan Cây Tre của Trần Huy Phong . Lúc đó tôi có ngồi’’nhâu’’ cùng bàn với Phan Lac Tuyên, nhà thơ Nguyễn Hải Phương và nah2 báo Nhữ Văn Úy. Tôi hỏi Phan Lạc Tuyên : " sao linh tinh quá vây !" -- Tuyên có biết Mạc Ly Châu người cùng Tuyên & tôi lập Nhóm Lạc Việt đã tuẫn tiết như thế nào, sau ngày 30 tháng tư 1975 không?
Tuyên cười rồi rút bút ra ,mượn cuốn sách tôi đang cầm trên tay, viết tặng tôi một bài thơ tứ tuyệt có tưa đề chữ Tâm -- trong đó Tuyên giải thích này kia về những việc làm của Tuyên tất cả chỉ là hòan cảnh cả thôi, chứ Tuyên là người rất có lòng.
Tuyên tặng tôi xong bài thơ, thì kêu nhức đầu, chạy vào phòng riêng của Trần Huy Phong nằm rồi trốn mất.
Tôi đưa Nguyễn Hải Phương đọc bài thơ của Tuyên, vì biết Phương là người từng đưa thơ và những trước tác của Lý Đông A cho Phan Lac Tuyên đọc. Nguyễn Hải Phương đọc bài thơ của Tuyên tặng tôi , thì nói một câu như một tổng kết cuộc đời Phan Lạc Tuyên :
’’Cái ông Tuyên này cả môt đời toàn phiêu liêu vì mấy cái’’lá đa’’ một người dại gái thường bất chấp thủ đoan , nguy hiểm lắm , tốt nhất ông nên tránh xa. "
Sau này nghe Trương Hùng Thái , người ‘’dính’’ đến chiến khu Cây Gáo ở Đồng Nai -- vụ này khiến nhà thơ Thanh Quang ’’hộ pháp’’, giáo chủ Hồng Thất Nương chết; các thương tọa Thích Trí Siêu Thích Tuệ Sỹ lãnh án tử hình, tôi mới biết tất cả do một tay Phan Lạc Tuyên theo lệnh của Mai Chí Thọ đao diễn & dàn dựng hết.
Nguyễn Hải Phương cho Phan Lạc Tuyên là người bấy chấp thủ đoan miễn đat mục đích la rất chính xác.
Theo Trương Hùng Thái, Chế Lan Viên đã quả quyết với Trương Hùng Thái là hồi Tuyên ở ngòai Bắc đã nhận lệnh của Tố Hữu theo dõi các nhà văn miền Nam tập kết. Phan Lạc Tuyên là nhân vật rất nguy hiểm, thực học của Tuyên chăng có bao nhiêu, ngay cái chuyên môn về Văn Hóa Chăm của Tuyên cũng rất kém , thuộc lọai đệ tử của Nguyễn Khắc Ngữ. (*)
------
(*) - Phan Lạc Tuyên sử dụng "Mẫu hệ Chàm/ Nguyễn Khắc Ngữ", làm luận án tiến sĩ ở Ba Lan , do bà Monique bảo trợ. (Bt).
Đúng như tổng kết của Nguyễn Hải Phương, Phan Lạc Tuyên 80 tuổi rồi, còn kết hôn với môt cô nữ sinh viên chưa đầy 30 tuổi -- quả đúng là nhà thơ già, tác giả "môt bài ông tiến sĩ lên đời lụy’ "cái lá đa" non!"
.Những ngày cuối đời, Phan Lạc Tuyên vào chùa Diêu Pháp , [Quận Bình Thạnh] gần cầu Bình Lợi nương cửa Phât nằm chờ’’siêu thoát’’. ./.
HỒ NAM
Trích thơ Phan Lạc Tuyên
TÌNH QUÊ HƯƠNG
Quê em nghèo cát trắng
Tóc em lúa vừa xanh
Anh là người lính chiến
Áo bạc mầu đấu tranh
Em mời anh dừng lại
Đêm trăng ướt lá dừa
Bên nồi khoai mới luộc
Ngát thơm vươn ngâu thưa
Em hẹn em sẽ kể
Tình quê hương đơn sơ
Mẹ già như chiều nắng
Nhớ con trai chưa về
Ruộng nghèo không đủ thóc
Vươn nghèo nong tầm thưa
Ngõ buồn mầu hoang lọạn
Quê nghèo thêm xác sơ.
PHAN LẠC TUYÊN
source: web Văn Thơ Lạc Việt
***
----------------------------------------------------------
tưởng nhớ
nhà báo, văn nhân , thi sĩ
HỒ NAM
với các bút danh khác:
Hồ Nam - Bích Hữu (Hà Nội trước 1954)
Vương Tân , Viết Tân v.v. ...
blog Virgil Gheorghiu
Saigon, June 10, 2020
--------------------------------------------------------------
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét