lý do nào 'nhà văn thu tứ' viết bài 'đấu tố
văn chương bố mình ?': nhà văn võ phiến?
ĐƯỜNG BÁ BỔN
phải qua:
- Võ Thắng Tiết (chủ nhà xuất bản Văn nghệ in sách Võ Phiến&
- Lê ngộ Châu ( chủ trương tạp chí Bách Khoa
từng thu nhận Võ Phiến làm biên tập viên chủ lực ở Saigon
- nhà văn Nguyễn Mộng Giác
- nhà văn Lê tất Điều .
(ảnh: internet)
- Võ Thắng Tiết (chủ nhà xuất bản Văn nghệ in sách Võ Phiến&
- Lê ngộ Châu ( chủ trương tạp chí Bách Khoa
từng thu nhận Võ Phiến làm biên tập viên chủ lực ở Saigon
- nhà văn Nguyễn Mộng Giác
- nhà văn Lê tất Điều .
(ảnh: internet)
-- bộ sách phê bình văn học miền Nam (VNCH) được Mỹ tài trợ ,
do nxb Văn Nghệ/ Võ Thắng Tiết in ấn, phát hành ở Huê Kỳ.
Quê Hương Tôi/ Võ Phiến ( ký Tràng Thiên)
Võ Phiến & the Sadness of Exile By John.C. Schafer
( tác giả cuốn sách là giáo sư rất giỏi tiếng Việt, từng đứng tên trong
WE PROMISE ONE ANOTHER với Don Luce (cũng rất giỏi Việt ngữ)+ Jacquelyn Chagnon ).
WE PROMISE ONE ANOTHER với Don Luce (cũng rất giỏi Việt ngữ)+ Jacquelyn Chagnon ).
(in ờ Mỹ, 1974)
Lời dẫn:
1.
"Nhà văn Thu Tứ " *, con trai nhà văn Võ Phiến, viết bài 'Trường hợp Võ Phiến', sau khi Nhà xuất bản Hội nhà văn VN cấp phép + Công ty văn hóa Nhã Nam in ấn, phát hành ở Hànội cho tái bản 2 tác phẩm Quê hương tôi và Tạp văn. Lập tức, thứ nam của tác giả Võ Phiến- Đoàn thế Nhơn- Đoàn thế Phúc có bài viết phản hồi.
có đoạn:
" Chúng tôi bất đắc dĩ phải lên tiếng
Chúng tôi hiểu nhà văn Võ Phiến hơn bất cứ ai
Tại sao chúng tôi trở nên bất đồng
Nhà văn Võ Phiến trong những tư cách khác
Một lập trường chính trị hoàn toàn bất ổn
Tại sao nhà văn Võ Phiến chống cộng
Tại sao nhà văn Võ Phiến nổi tiếng?
Một lòng yêu nước tự ti
Lời tổng kết về văn nghiệp Võ Phiến"
hoặc:
" Chúng tôi [Thu Tứ] được biết một tổ chức phi chính quyền trong nước đang có kế hoạch tích cực phổ biến tác phẩm Võ Phiến chứa nội dung chính trị sai lầm. E rằng việc làm của họ ,có thể khiến một số người đọc hoang mang, hại đoàn kết dân tộc, chúng tôi quyết định tự mình phản bác nội dung này (...). Số là, trong 2 năm qua, do nhà xuất bản ở Việt nam [được]nới lỏng qui chế xuất bản, [Công ty văn hoá] Nhã Nam tái bản Quê hương tôi ( **) và Tạp văn /Tràng Thiên. " (...)
----------
* tên thật Đoàn Thế Phúc, thứ nam ông bà Đoàn thế Nhơn (nhà văn Võ Phiến) được chính phủ VNCH cho phép đi du học từ nhỏ ở ngoại quốc, thành tài, trở thành một nhà khoa
học . (theo TVan & BH).
** Quê hương tôi + Tạp văn /Tràng Thiên. bút danh khác của Võ Phiến. (Bt)
2.
'NHÂN'TRƯỜNG HỢP VÕ PHIẾN'
BÀN VỀ TRƯỜNG HỢP THU TỨ
T.Vấn
"...Rải rác trong bài, ông Thu Tứ lên án cha đẻ của mình bằng 2 ngôn ngữ rất cộng sàn- chẳng hạn, nhà văn Võ Phiến có 'một lập trường chính trị hoàn toàn bất ổn'-- về 'giải phóng dân tộc', nhà văn Võ Phiến khẳng định không có nhu cầu -- về 'thống nhất đất nước', nhà văn Võ Phiến đặt việc chống cộng lên trên việc 'thống nhất đất nước'
-- về chọn lựa 'ý thức hệ', nhà văn Võ Phiến tuyệt đối bác bỏ chủ nghĩa cộng sản. Sau đó, ông Thu Tứ tiếp tục phê phán cha mình " một cách nhìn lịch sử hoàn toàn bất ổn"-- từ đó, ông [Thu Tứ] lan man đến dẫn giải "tại sao Võ Phiến chống cộng, tại sao Võ Phiến nổi tiếng về chống cộng', ông [Thu Tứ] còn gián tiếp lên án cả một tầng lớp trí thức làm văn học ở miền Nam . [Việt Nam Cộng Hòa].
Và, cuối cùng, ông Thu Tứ tóm tắt bản cáo trạng dành cho người cha đã đã hy sinh đủ thứ, để tạo điều kiện cho [con] được học thành tài ở xứ người ... Nay, ở cuối đời, tuổi già quên trước, nhớ sau, tai mắt nghễnh ngãng, lại phải căng mắt ra mà đọc những lời cay nghiệp sao chép sách vở cộng sản của con mình...." (T.VAN& BH)
Cũng trên web T.Van & BH -- Đỗ Xuân Tê bổ túc thêm nhiều chi tiết :
"... bài 'Góc nhìn nghịch tử', ta thấy người con của Võ Phiến [Thu Tứ- Đoàn Thế Phúc] được thừa kế quản lý văn sản của người cha, tác giả Võ Phiến, đã có một việc làm hết sức tùy tiện: tự ý cắt xén những gì mà [Võ Phiến] viết từ bản gốc không hợp với góc nhìn và quan điểm của người con biên tập [Thu Tứ] - cụ thể, về khía cạnh chính trị [chống Cộng của người cha, Võ Phiến]. Ít nhất có 2 tác phẩm Thu Tứ- lấy tư cách biên tập tùy tiện, theo ý riêng, chưa được sự đồng ý của tác giả .
Hành động này trong văn học, được coi là một loại 'đao phủ chữ nghĩa'- không thể chấp nhận trong môi trường sáng tác và thói quen biên tập ở những nơi chế bỏ chế độ toàn trị."
ĐỖ XUÂN TÊ
--------
* ... về việc thừa kế gia tài văn chương Võ Phiến- nhà văn Nam Dao cho biết- mới đây cách đây 1 tuần, [bà vợ tác giả Võ Phiến] tới văn phòng luật sư , yêu cầu 'hủy bỏ toàn quyền việc quản lý văn sản của Võ Phiến- Đoàn Thế Nhơn, đối với Đoàn Thế Phúc-Thu Tứ- mà trước đây được ủy quyền' . Trưởng nam của ông bà Đoàn Thế Nhơn-Võ Phiến -- kể từ nay- được ủy quyền quản lý văn sản tác giả Võ Phiến, thay thế thứ nam Đoàn thế Phúc-Thu Tứ, trước đây được người cha ủy quyền.
[CHÚ THÍCH: ĐỖ XUÂN TÊ]
3.
Trong bài 'Ngày về' - nữ văn sĩ Phạm Thị Hoài bày tỏ quan điểm về 'trường hợp Thu Tứ, nhà văn kết luận: 'giấy phép [ủy quyền của người cha] đã gọt Võ Phiến cho vào khuôn Thu Tứ ", tự do thanh trừng tư tưởng của người khác- [dầu người khác ấy] là thân phụ ông' :
"... Giờ, chúng ta được biết cảm giác phải trả chi tấm vé 'ngày về của Võ Phiến'. Hóa ra cái tên chỉ là một động tác phụ. Con trai ông ... -- có bút danh Thu Tứ
- người đã chọn lựa và biên tập 2 tác phẩm 'Quê Hương Tôi' và 'Tạp văn' , tuyên bố rõ trong bài 'Trường hợp Võ Phiến' :
" Chúng tôi có chọn những tác phẩm vừa giá trị nhất- mà- hoặc không vừa, hoặc không chứa, hoặc chứa rất ít nội dung chính trị. Nếu có nội dung chính trị, khi biên tập, chúng tôi loại bỏ hết. Mục đích của việc chọn lựa- và bỏ như thế- là dựa vào những thành tựu văn học đỉnh điểm của văn nghiệp Võ Phiến, đến với người đọc -- không gây hại cho nước ..."
Trong bài còn lại của bài viết khá dài này, ông Thu Tứ phải phân tách toàn bộ hành trình tư tưởng của cha mình, đi đến kết luận về giá trị của Võ Phiến. Văn nghiệp Võ Phiến vừa tiêu cực, tích cực. Tiêu cực đáng bỏ đi là phần chính trị, cũng như điều kiện, để Võ Phiến có thể trở về. Sai lầm chính trị đã đưa tác phẩm Võ Phiến ra khỏi lòng dân tộc. Đất nước đã độc lập, thống nhất lâu rồi. Nay đến lúc nhân danh bảo tồn những giá trị văn hoá việt, đưa tác phẩm Võ Phiến trở về- sau khi loại bỏ nội dung chính trị. (...)
Nếu ông Thu Tứ chỉ đoạn tuyệt với cha mình về quan niệm chính trị- tôi [Phạm thị Hoài] không chia sẻ- [bởi] đó là quyền tự do của ông, như của bất kể ai- tôi thấy tranh luận là vô ích. Song, điều khiến tôi sởn gai ốc- là- ông biến cái quyền tự do tư tưởng ấy của bản thân thành quyền tự do thanh trừng tư tưởng của người khác- và- người đó là thân phụ ông: nhà văn Võ Phiến. ( với tất cả lòng tin cậy ruột thịt đã cấp cho ông tấm giấy ủy quyền.) Giấy phép gọt Võ Phiến vào khuôn Thu Tứ." PHẠM THỊ HOÀI
(trích: T.VAN & BH)
4. Tác giả Bắc Phong viết một bài thơ 'TỘI CỦA THU TỨ ĐÁNG BỊ 5 ROI'- để giễu nhại "ông con Đoàn Thế Phúc-Thu Tứ" đấu tố văn học "ông bố Đoàn Thế Nhơn-Võ Phiến":
"... lại tán tận tận lương tâm
viết đấu tố văn học cha mình ..."
BẮC PHONG
nguyên văn bài thơ ấy:
TỘI CỦA THU TỨ ĐÁNG BỊ 5 ROI
thơ bắc phong
đọc những gì anh bất đắc dĩ viết
trong bài 'Trường hợp Võ Phiến'
tôi vừa buồn vừa giận
một nghịch tử được bố mẹ cho ăn học
thành tài
thay vì đền đáp công ơn sinh thành
dưỡng dục
lại tán tận lương tâm
viết như đấu tố văn học cha mình
tôi nghĩ bố anh dù thương con biết mấy
nếu có thể chắc cũng bắt anh nằm sấp
xuống
mà đánh 5 roi
roi thứ 1 cho tội bất hiếu
đã tố khổ bố anh trên diễn đàn
roi thứ 2 cho tội phản phúc
'ăn cơm quốc gia thờ ma cộng sản'
roi thứ 3 cho tội đầu óc hẹp hòi
muốn 'lọc bỏ phần chính trị trong
tác phẩm bố mình'
làm lệch lạc sự nghiệp văn chương
của ông
roi thứ 4 cho tội làm công an tư tưởng
toan tính hãm hại ban vận động cho
một văn đoàn
roi thứ 5 cho tội ngang bướng
đã phạm 4 tội trên
mà còn không biết ăn năn hối lỗi
nhưng tôi bình tâm nghĩ lại
anh đâu còn ngây thơ gì
ma bố anh phải đánh đòn cho nhớ tội
năm nay đầu anh đã 2 thứ tóc
tuổi cũng gần 60
chắc bố anh phải để dành cho văn hữu
những người hiểu rõ tư tưởng chính trị
và nhân cách bố anh lên tiếng phản biện
bài anh viết tố khổ cha mình
(...) - tạm lược một số câu. [Bt].
đêm qua tôi nghĩ ngợi lan man
đây là chuyện gia đình bỏ anh
lẽ ra tôi chẳng nên can dự
nhưng vì bất bình tôi không thể
ngồi yên
mà thực chẳng riêng gì tôi
văn hữu của bố anh
đã nhiều người lên tiếng
có người còn bảo tôi
nếu khôn, anh phải qùy trước bố mẹ anh
van xin tha tội
người ấy còn nói thêm
nói dại, nếu bố anh mất
không biết anh có được đọc điếu văn?...
BẮC PHONG
nguồn: tác giả gửi cho [sangtao.org]
--------------------------------------------------------------
văn nhân, nhà phê bình văn học
VÕ PHIẾN [i.e. Đoàn Thế Nhơn]
blog Virgil Gheorghiu
Saigon 7 May, 2020
--------------------------------------------------------------
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét