Thứ Ba, 24 tháng 3, 2020

về một quán cà phê ở Sài Gòn vào lùc 3 giờ sáng/ Trần Thị Bông Giấy -- nguồn: Viết cho người đã chết / Nxb Văn Uyển, San Jose 2017






                                   về một quán cà phê ở Sài Gòn
                   lúc 3 giờ sáng

                                                                            trần thị bông giấy



"căn phòng khách sạn T Vân đang trú ngụ ... 
(TTBG)

     
                                   bìa 1 bút tích của tác giả 

  
bìa  phụ (trang 3)

                                                        viết cho người đã chết (bài 17)


                                                               

Chuyện đời nay


Thứ Năm, June / 2017,
12.00, trưa ngày thứ Tư ở Sài gòn


Anh Uyên Thao ơi, 

   Căn phòng khách sạn TVân (*) đang trú ngụ tại Sài gòn có một lớp tường bằng kính trong suốt, nhìn xuống ngã tư Lê Anh Xuân & Lê Thánh Tôn, nhộn nhịp sống động.  Căn phòng đã ở trong lần về VN, cách đây 5 tháng.  Lần này quay lại, thấy quen thuộc như trở lại nhà riêng.

    Bên kia đường ngay góc ngã 4, có cái quán 'café' lộ thiên mở cửa suốt đêm, ban ngày lúc nào cũng đông khách.

    Vân San (2) bảo, đó là nơi tụ tập của đủ mọi thành phần trong xã hội, từ du khách đến dân địa phương, từ giới trẻ đến giới già, từ giới làm ăn đến giới giang hồ, cờ bạc. 

     Khi nhìn thấy cái vẻ ngạc nhiên của TVân theo 3 chữ "giới giang hồ", San giải thích:

- Gọi cách khác là "giới anh chị đâm chém". 

---
*   TVân ,viết tắt tên thật tác giả là TRẦN THU VÂN.
**  Vân San, con trai TTBG (Bt).



Lần trước và lần này, TVân chỉ kéo ghế ngồi sát cửa kính nhìn xuống cái quán lúc nào cũng đông khách. Nghĩ,"mình cũng từng là một khách như những con người trước mặt: một thời nào đó rất xa xưa . Giờ đây chỉ thoáng tưởng đến điều bước chân vào đó, cũng đủ thấy rùng mình sợ hãi.

     Tuy nhiên, lúc 3 giờ sáng mỗi hôm (lần trước cũng như lần này) , TVân đều là người khách duy nhất của quán.

    Thú vị lắm theo điều vừa nói, anh Uyên Thao à. Ngồi nhấp ly 'café' lúc 3 giờ khuya; mà cứ tưởng tượng mình đúng là người khách trong một truyện ngắn 'Một Nơi Sạch Sẽ' và 'Ánh Sáng Đèn' của   Ernest Hemingway.

     Ngoài TVân , trong quán có vài ba chú bồi bàn, lúc nào cũng chúi mắt vào cái điện thoại di động; có chú bé giữ xe cúi đầu ngủ gục phía trước. Đường xá rơi rớt vài chiếc 'taxi' qua lại, các cửa hàng im ngủ, những cảm xúc nghệ sĩ dễ dàng sống dậy theo một Sàigòn thân yêu trong ký ức xa xăm.


     Sẽ có lần TVân viết lại cho anh nghe mọi nỗi niềm xảy ra-- trong nội tâm và ngoài bối cảnh thực tại--  ở những buổi khuya ngồi uống 'café' một mình như vậy. Chỉ anh, hoặc những con người Sàigòn đang lưu lạc; hoặc những con người Sàigỏn đang lưu lạc phương xa mới THẤM ĐƯỢC những điều TVấn sẽ kể. Chứ còn những "người-Sài gòn-cũ đang ở trong "Sài gòn-mới-hiện-tại" sẽ chẳng bao giờ cảm nhận được sự ngon ngọt của cốc 'café' trước mặt, khi mà họ KHÔNG CÓ ĐƯỢC sự hoài niệm theo một cái gì đang- hiện-diện-mà-thật-cũng-là-đã-bị-mất-từ 42-năm-qua.



Chiều nay viết cho anh, trời đang mưa lớn bên ngoài làn kính. "Mưa dầm dề đường trơn ướt tiêu điều" ... Trận mưa làm gợi lên biết bao nỗi nhớ. Nhớ cái thuở đi bộ cạnh anh Trần Phụng Hà, từ sân trường Nhạc trên con đường Nguyễn Du ra Lê Văn Duyệt, quẹo phải  Tú Xương; rồi bắc qua Yên Đổ, về căn nhà-trét-vôi-màu-gạch-- chiếc áo mưa Không quân được cánh tay choàng của anh trùm kín lên đầu 2 đứa,  Nhớ cái thuở trốn học, đáp xe lam lên trại Nhảy Dù thăm anh Vũ; để nghe anh hát "Em đến thăm anh một chiều mưa".  Nhớ những hôm ngồi nhìn trời mưa từ cửa sổ ; mà nghĩ đến anh  Thuận văn Chàng+ anh Nguyễn Ngọc Thủy nơi tiền đồn heo hút, qua câu hát " Nếu mai không nở, anh đâu biết xuân về hay chưa ..."

     Những cái "nhớ về thuở ấy" đã trôi đi và biến mất trong tâm hồn riêng  từng người; và chung quanh trong toàn thể cuộc sống.  Nhưng với TVân, làm sao quên được?  Nó vẫn tồn tại, hiện hữu đâu đó trong ký ức; và trên chữ nghĩa.  Để rồi, một buổi chiều hôm nay; ngay CHÍNH TRONG  Sàigòn-hiện-tại-của-phe-thắng-cuộc' CỦA TVân, CỦA Uyên Thao; và CỦA tất cả những con người Sàigòn-cũ đang lưu lạc phương xa.


                                             ***


Hôm thứ Bảy, June 3/ 2017 vừa qua, trước lúc giã từ San Jose để đi San Francisco đáp chuyến bay về  Sàigòn khuya hôm ấy.  TVân viết vội cái 'e-mail' cho anh Văn Thanh, mời ra phi trường uống 'café'.  (nhà anh Văn Thanh ở San Francisco).  Chỉ mời mà không hy vọng gặp, nào dè anh đến thật.  Anh em ngồi trò chuyện rất lâu, trong lúc chờ giờ hành lý kiểm tra; trước khi lên máy bay.



    phải qua: Văn Thanh (complet+ cà vạt) Trần Thị Bông Giấy
                               + Hà Thượng Nhân (Phạm Xuân Ninh) +  Nguyễn Trung Dũng
                                                  + thi  sĩ Dương Diên Nghị *  + ...

               (ảnh:  đêm ra mắt NHẬT NGUYỆT BUỒN NHƯ NHAU/ Trần Thị Bông Giấy
                                     (tập II) tại nhà TTBG ở San Jose.(31/12/1996).

                                                                   (trích từ:
                            MỘT TRUYỆN DÀI KHÔNG CÓ TÊN/ Trần Thị Bông Giấy.
                                             ( tr. 472, tập II). 



TVân xin nói rõ một chút về anh Văn Thanh, tác giả cuốn "Gái Hà Nội Khóc Ai", xuất bản năm 1994.  (thêm cuốn nữa mà TVân không nhớ cái tựa sách).
  
     Anh là nhà văn xuất thân từ Hà Nội, lớn hơn TVân gần chục tuổi; thuộc lớp đàn em của các thi sĩ Trần Dần, Phùng Quán, Nguyễn hữu Đang ở miền Bắc. Vượt biên sang Mỹ, định cư tại San Francisco, từ cuối thập[ niên 1980.

     Thời gian giao tiếp với tờ 'Văn Uyển' đầu năm 1991. Văn Thanh vẫn bị vướng cái máu Bắc Kỳ, coi thường phụ nữ; nên nhìn TTBG "rất thấp", so với  tên tuổi cỡ Phạm Duy, Mai Thảo, Du Tử Lê; hoặc TNH . [Trần Nghi Hoàng].

     Hai mươi năm trôi đi, đá vàng đã tỏ, biết ngựa hay dở ở những bước chạy đường dài, đường ngắn; Văn Thanh đâm quay lại "trở thành người bạn tâm đắc [về] chữ nghĩa của TVân".

    Dù vậy, điều nói trên chỉ là lãnh vực văn chương, chứ ngoài ra, Văn Thanh đúng là người bạn rất có lòng của TVân, trên nhiều mặt thực tế đời sống.  Anh hay nói:" Với BG và Âu Cơ, bất cứ cái gì tôi có thể làm cho, thì sẽ làm ngay; không tiếc."

     Anh chuyên nghề điện lạnh.  Vậy là, hễ nghe TVân báo qua 'e-mail' cái tủ lạnh không đông đá, cái máy giặt lắc kêu ồn quá; tức thì Văn Thanh chạy xe từ San Francisco xuống San Jose; chữa tủ lạnh hay kiểm tra máy giặt cho TVân.

     TVân tri ân tình bạn ở những cái nhỏ nhoi như vậy.

    Ngoài ra, Văn Thanh lại là tay phê bình văn chương có trình độ. Thuở còn nhìn TVân 'thấp hơn" các đại gia văn nghệ, Văn Thanh 'vẫn đã có cái nhìn trung thực về 2 tập 'Một Truyện Dài Không Có Tên.'

    Anh vốn tánh lành.  Nhiều lần bị" TVân "sát xà-phòng vào mặt", trong các cuộc chuyện trò chữ nghĩa, anh không hề giận; lại cũng là 'nhà văn duy nhất' còn liên lạc với TVân; trong số rất nhiều 'nhân vật' từng hiện hữu trên cái sân khấu' Một Truyện Dài Không Có Tên' [vào] đầu thập niên 90' s. 

     Mọi bài viết của TVân, Văn Thanh đọc rất kỹ; xong, mổ ra từng chữ, phô bày tường tận điểm hay, điểm dở. Có người bạn văn chương như thế, quả là thú vị! (không "lừng khừng", cực kỳ hà tiện lời lẽ" như Uyên Thao đã đối với chữ nghĩa của TTBG đâu!).

    Thành ra, cái gì Văn Thanh góp ý; TVân thấy giống như chính mình đã nghĩ', nên rất lắng nghe trân trọng.


    Trở lại buổi chiều ở phi trường San Francisco.

    Bất ngờ nghe Văn Thanh nói:

- Tôi đọc đi đọc lại những gì BG viết, ngẫm được một chuyện: định, sẽ có hôm nào xuống thăm BG, để nói ra nhận xét ấy. Không ngờ nhận được 'e-mail;' báo tin về VN; nên bay đến đây ngay.

     - Ý anh muốn nói gì?  
     - BG 'giàu' hơn tất cả mọi nhà văn nam, nữ khác; kể từ trong nước ra đến ngoài hải ngoại.

    Nhìn cái vẻ ngẩn ngơ không hiểu của TVân, Văn Thanh giải thích:
    - Chữ'giàu' tôi muốn nói là ở điểm; 'BG trải nghiệm đấy đủ MỌI kinh nghiệm sống , trên nhiều phía đứng; mà ở những nhà văn khác, may ra là chỉ được có MỘT.

     TVận lắc đầu:
     - Hoàn toàn không hiểu. Sao dân Bắc Kỳ, anh nào cũng nói năng 'tối nghĩa'.

    Văn Thanh gật đầu:
    - Này nhé.  Ngòi viết của BG được hỗ trợ bởi rất nhiều ưu điểm, thứ nhất là âm nhạc.
    anh thêm:

    - mà lại là loại âm nhạc kinh điển cao cấp nữa chứ.

    với điều này, Văn Thanh kể [tiếp]:
    - bữa nọ nhờ BG dẫn giải cho biết lai lịch + âm điệu bản 'Chanson de Solveig' của Grieg; mà tôi đem ra phô trương với Trần Nhật Hiển (*); Hiển sợ quá, kêu lên: "Trình độ âm nhạc của anh văn Thanh thuộc hàng cao cấp, chứ đấu [có] giỡn!"...

---
* Trần Nhật Hiền xuất thân trương Nhạc, học trò 'violon' của thầy Đỗ Thế Phiệt, 
 vào Trường Quốc Gia Âm Nhạc trước TVân 1 năm. (TVân chú thích). 



    (trở lại câu chuyện buổi chiều trên phi trường San Francisco.)


      Văn Thanh nói: 

      - Đọc BG kỹ, càng thấy nhiều khi giọng văn bị nghẽn; vì những nỗi niềm ức chế; nhưng nhờ âm nhạc mà trở nên trơn tuột. BG 'khác' bọn nhà văn chung quanh ở độ dày âm nhạc.  Bọn chúng nó; và ngay cả tôi nữa 'đếch' làm gì có được cái âm nhạc để đỡ cho những khi chữ nghĩa bị nghẽn.  Đó là ưu điểm thứ nhất.  ...  Còn ưu điểm thứ 2 là độ  sống của BG, từ VN qua tới Âu châu, rồi tới Mỹ.  Thời bình cũng như thời chiến, nếm đủ mùi.  Bọn nhà văn hải ngoại chúng nó chỉ biết độ sống ở VN trước 1975; chứ qua tới Mỹ, thì chúng bị 'ách' lại; vì biết bao chuyện 'gạo tiền cơm áo' phải lo, thì giờ đâu mà hít thở cái mùi xứ Mỹ. Còn bọn nhà văn trong nước, chúng biết'đếch' gì về văn minh ngoại quốc; lại bị kềm kẹp bởi ý thức hệ, chữ nghĩa viết ra pha mùi thù hận; làm'đếch' gì truyền đạt được đến độc giả cảm nhận không khí tự do.

    Văn Thanh kết luận:
   - BG ví như một kiếm khách đứng ở ngã 3 đường; mà không, phải nói ở ngã 5, 6 đường; nhìn thấy hết, viết ra bằng sự hiểu biết phong phú + cái 'Tâm' chân thật. Văn chương vì thế lôi cuốn được độc giả.

      (...)  ...  - tạm lược một đoạn. (Bt)



                                       ***


     Nhớ lại câu chuyện với Văn Thanh trên sân bay San Francisco 5 ngày trước; mà thấy lòng càng ngấm nỗi đau mất nước  trong buổi chiều hôm nay, đứng nhìn mưa rơi qua làn kính. Cái khổ của TVân KHÔNG PHẢI LÀ đã "trải qua nhiều quá" (như anh Văn Thanh nói); mà chính lả ĐÃ GIỮ LẠI QUÁ những cái gì đã trải qua. 

     Mấy bữa nay, đứng trên lầu khách sạn, nhìn sang quán 'café' ban ngày; thấy nhiều hình ảnh đáng thương của các người lao động; lại nhớ các hình ảnh hung tợn, dữ dằn, xem trên You Tube; dạo tháng Ba 2017 vừa qua -- trong chiến dịch chỉnh trang thành phố của anh chàng Bắc Kỳ Đoàn Ngọc Hải.  Nhìn một ông già lết thân người trên 2 chiếc nạng chống, 2 chân bị cụt nửa đùi; tay cầm xấp vé số đưa mời từng vị khách trong quán-- lại nghĩ đến hình ảnh các quân nhân miền Nam đã tử trận; hoặc đã thành Thương Phế binh, kể từ sau cuộc chiến Bắc Nam.

    (...)


    Nhắc tới các anh Thương Phế binh ở đoạn trên; lại thấy mừng vì thái độ "ôm ấp kỷ niệm" của TVân ở đoạn dưới.  Chữ "giàu" như anh Văn Thanh nói, có lẽ cũng là như thế. (dù có thể chính anh ấy cũng không nghĩ ra nổi).

    Nhưng, không phải chỉ mỗi TVân; mà còn cả anh Uyên Thao, anh Văn Quang, anh Thế Phong, anh [cựu] đại úy phi công Trần Văn Phúc, anh cựu thiếu tá hoa tiêu Không quân Đặng Văn Âu [VNCH] ... và, tất cả những người Miền Nam thuở đó, đều RẤT GIÀU vì đã ĐƯỢC sinh ra, lớn lên trong thời buổi chiến tranh. Cái gia sản tinh thần ấy, dẫu đau thương chừng nào; thì ít ra những người Miền Nam như chúng mình, cũng đã được từng "được hưởng".  Còn cái thái độ "hưởng như thế nào" là tùy từng ở mỗi người mà thôi.

     (...)

Anh Văn Quang, anh Thế Phong là những người Sài gòn ĐANG CÒN ở trong Sàigòn, đã chắc gì 'hưởng thụ" được tất cả những nét quyến rũ ma mị của một 'Saigòn cũ' như TVân đã tìm thấy ; mỗi 3 giờ khuya trong một cái quán 'café' ngay trên chính vùng đất của 'một Sài gòn-mới'?  Lại nữa, có ai dám bảo rằng những người 'Sàigòn-lưu-vong-hải-ngoại'  vẫn còn hoài niệm, nhớ thương một' Sàigòn-cũ' trên bơ sữa đất nước người ta?

    Tóm lại, 'theo TVân'; tất cả mọi vấn đề chỉ khởi nguồn ở cái 'Tâm' mà thôi, anh Uyên Thao ạ!.

   (...)


Chữ "giàu" của anh Văn Thanh gán cho văn chương TTBG, chính đã phát xuất từ tấm lòng trân trọng kỷ niệm của TVân mà ra.   ...



Trần Thị Bông Giấy

(bài viết được chỉnh sửa xong, lúc 6:40 chiều thứ Năm
June 8/2017 tại khách sạn Vina Terrace,
 số 33- 35 đường Lê Anh Xuân, Sài gòn.)



nguồn:  VIẾT CHO NGƯỜI ĐÃ CHẾT/ Trần Thị Bông Giấy
Nxb Văn Uyển, San José 2017



                            Văn Quang [i.e. Nguyễn Quang Tuyến 1933-   ]
                                             (ảnh  internet (2011)


                             
                                        Trần Thị Bông Giy &Thế Phong
                                                        (ảnh : Âu Cơ )


"Buổi tiễn đưa BG và Âu Cơ về Mỹ trong phi trường
 Tân Sơn Nhất /Sài Gòn --  Aug. 10/2006  " 
(ảnh: Âu Cơ) 

                                                 hình trên cùng: 
                                                        Trần Thị Bông Giấy (trái, ngoài cùng) + Ý Nhi Lê Duyên
                                                             (bìa bút ký 5000 KM XUYÊN VIỆT/ THẾ PHONG)

                                                       (Nxb Thanh Niên Hà Nội/  Chi nhánh tại tp HCM cấp phép năm 2007,
                                                           giao cho một doanh nghiệp tư nhân , chưa phát hành).

                                            ==========================

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét