Thứ Bảy, 15 tháng 2, 2020

nhà báo Việt kiều Mỹ LÝ NHÂN [i.e. Phan Kim Thịnh 1936- ]: " nói có sách mách có chứng" -- nguồn: SAIGON GIAI PHONG ONLINE









nhà báo Lý Nhân: 'nói có sách mách có chứng'

HOÀNG NHÂN



SGGP 
Nhà báo Lý Nhân (sinh năm 1936) đang hoàn thành cuốn sách về anh hùng Phạm Ngọc Thảo với tựa Sống đảo chính, Chết anh hùng. Để hoàn thành cuốn sách này, tác giả Lý Nhân vừa là nhân chứng sống cùng thời, vừa gặp trực tiếp người trong cuộc và thông qua sách báo từng viết về anh hùng Phạm Ngọc Thảo.
Nhà báo Lý Nhân - Phan Kim Thịnh
- nhà báo Lý Nhân [ i.e.  Phan Kim Thịnh 1936-     ]



Năm 2018, nhà báo Lý Nhân đã có chuyến đi Mỹ gặp gỡ một số nhân chứng và tìm được thêm tài liệu để viết về nhân vật. Sau chuyến đi này, ông đã nhận được thư tay của bà Phan Thị Nhiệm, vợ của anh hùng Phạm Ngọc Thảo, với nội dung rất kỳ vọng cuốn sách sẽ được in trong năm 2019. Bà viết: “Rất mừng vì một chiến hữu của chồng tôi còn sống và khỏe mạnh”.

Anh hùng Phạm Ngọc Thảo từng được tiểu thuyết hóa thành nhân vật Nguyễn Thành Luân của tác giả Nguyễn-Trương-Thiên- Lý (tức nhà báo Trần Bạch Đằng) và được chuyển thể thành bộ phim cùng tên Ván bài lật ngửa do nghệ sĩ Lê Hoàng Hoa đạo diễn, cuốn hút người xem một thời.

Anh hùng Phạm Ngọc Thảo trong tiểu thuyết và phim có khác gì với nhân vật trong sách sắp tới của tác giả Lý Nhân, đó là điều mong chờ của người đọc. 

Nhà báo Lý Nhân tên thật Phan Kim Thịnh, sinh tại tỉnh Hà Nam. Năm 1954 ông theo gia đình di cư vào Nam. Sau khi học xong trung học vào năm 1959, ông chọn nghề báo và sống với nghề cho đến nay. 

Nhiều người hoạt động văn nghệ tại miền Nam trước 1975 biết báo Quê Hương do ông Ngô Đình Nhu chủ trương. Lý Nhân làm báo Quê Hương với chân thư ký quèn, ngồi trực để nhận bài, rồi đem bài giao cho nhà in.Ngoài ra, ông còn tiếp khách đến đưa bài và trả tiền nhuận bút cho các tác giả. Ở đây, ông được gặp nhiều nhân vật như Phạm Xuân Ẩn (làm ở Việt Tấn Xã và Hãng thông tấn Reuters), Trần Đại Minh (làm ở Hãng Thông tấn AFP)... Khi ở báo Quê Hương, mọi người không nghi ngờ nhau là người đối lập hay cộng sản.

“Với anh Phạm Xuân Ẩn, đôi lúc anh em đùa nói: anh Ẩn là dân Mỹ, là người của Mỹ, vì anh Ẩn nói hay viết cái gì bọn Mỹ cũng tin và đánh giá cao”, nhà báo Lý Nhân kể. Báo Quê Hương còn có sự cộng tác của Nguyễn Phan Châu (tức Tạ Chí Diệp), Vũ Hạnh, Sơn Nam, Nguyễn Nguyên (Nguyễn Ngọc Lương)… 

Năm 1962, Báo Quê Hương giải tán, Phan Kim Thịnh chạy giấy phép ra tờ tạp chí Văn học làm chủ nhiệm kiêm chủ bút. Nhà báo Lý Nhân nhớ lại:
 “Nhiều số Văn Học theo chủ đề về các văn nghệ sĩ miền Bắc đã bị tịch thu, với nội dung họ ghi trong giấy mời là truy tố ra tòa án về cái tội: Tuyên truyền và đề cao các văn nghệ sĩ cộng sản miền Bắc”.

Có thể nói, nhà báo Lý Nhân - Phan Kim Thịnh là chứng nhân của một thời kỳ khi ông trực tiếp chứng kiến nhiều sự kiện thu hút sự quan tâm của dư luận khi đó. Trước năm 1975, những vụ tòa án xử các vụ như xử chém đầu tướng Ba Cụt, xử bắn Ngô Đình Cẩn…, ông đều tới chứng kiến, chụp ảnh, ghi âm để làm tư liệu khi cần. Đó là lý do khiến sau này ông có những tư liệu sống động để viết nên những bài báo và những cuốn sách mà bạn đọc biết đến.

Chính trường miền Nam một thời, những “đệ nhất, đệ nhị” phu nhân với các câu chuyện hậu trường luôn hấp dẫn người đọc. Nhà báo Lý Nhân cũng có những cuốn sách về Nam Phương hoàng hậu - vợ vua Bảo Đại, về Trần Lệ Xuân - vợ ông Ngô Đình Nhu và ông đang chuẩn bị in 2 cuốn về bà Nguyễn Thị Mai Anh - vợ ông Nguyễn Văn Thiệu và bà Đặng Tuyết Mai - vợ cũ ông Nguyễn Cao Kỳ. 
  
Nhà báo Lý Nhân cho biết:
 “Cách nay hơn 10 năm, bà Đặng Tuyết Mai về Sài Gòn mở quán Phở Ta trên đường Lê Quý Đôn. Tôi có rủ bạn đến ăn, bà Mai biết tôi đã mời tôi nói chuyện viết hồi ký cho bà. Tôi trả lời rằng, nếu có viết sẽ viết theo nhận định của tôi về bà Mai thông qua những gì tôi biết, vì xưa nay tôi không viết theo “toa đặt hàng” của bất kỳ nhân vật nào để kiếm danh hay kiếm tiền”.

Chính vì luôn giữ mình ở tư thế không viết theo các “toa đặt hàng” của các nhân vật, mà luôn đứng ở tư thế nhân chứng hoặc đi tìm trong tài liệu sách báo và gặp gỡ trực tiếp người trong cuộc, nên rất nhiều cuốn sách đứng tên Lý Nhân - Phan Kim Thịnh có một giá trị tin cậy trong dòng chảy bất tận của thời gian.
       []
HOÀNG NHÂN


lời bàn Thằng Phải Gió

- cuối tháng 11/ 2019 , nguyên chủ báo Văn học Phan Kim Thịnh  tới nhà tôi, cùng một khách lạ lần đầu gặp, được giới thiệu nhà văn Lê Văn Nghĩa, nhà báo Tuổi Trẻ  đã hưu hạ.   Anh Nghĩa đề nghị mượn đôi ba tác phẩm của tôi để photo -- và sau đó, chúng tôi
 'la cà ở quán cà- phê cà pháo' bàn chuyện trên trời, dưới đất, chuyện hậu trường văn chương báo chí trong, ngoài nước 'xưa và nay' thật rôm rả. 

- và, chúng tôi thường gặp nhau nơi quán cà phê Sông Phố, ngã tư Lý Chính Thắng + Trần Quốc Thảo.  

- rồi sau tết Nguyên đán, bệnh dịch Covid- 19 quái qủy từ Vũ Hán lan truyền khắp thế giới, tôi bó gối ở nhà, luôn luôn rửa tay bằng xà- bông,  khẩu trang bịt miệng mũi mỗi khi ra phố, nhưng tránh nơi đông người v.v.... và hàng giờ theo dõi tin tức dịch bệnh.

- nhớ lại 1820,  Nguyễn Du đi sứ sang Tàu, về bị bệnh  dịch qua đời ở tuổi 42 , chuyện này chỉ  giúp tôi  chôn chân tại chỗ được ít ngày, rồi đâu lại vào đó -- tôi lại vi vút trên xe gắn máy ,đi tập thể dục ở bờ kênh Nhiêu Lộc, vẫn vào quán Sông Phố, vừa ăn bánh flan khoái khẩu, vừa nhâm nhi cà-phê sữa nóng đặc sánh ,tấm tắc một mình  suýt soa:  'tuyệt' !
" - năm nay  vào tuổi 88, bố không nên đi xe gắn máy nữa nha!"  
( lời cảnh báo của con gái, khiến tôi bần thần, lo lắng chút đỉnh) -- nhưng tôi vẫn dắt xe gắn máy, đi tới nơi hẹn, gặp Lê Văn Nghĩa + Phan Kim Thịnh .
 - lại được gặp tay chủ báo Sài Gòn cũ,  vẫn mặc áo jacket quen thuộc, túi trái thêu U.S.ARMY --  lần này kèm  theo cái gậy inox:
  " ...sau dịch bệnh "thổ tả ở Vũ Hán" , tôi phải chống gậy , 
  chuyện tính toán làm ăn đành phải gác lại+ bản thảo xếp xó -- 
còn  nhà thuê vẫn chỉ phải trả 5 triệu/ tháng , ăn uống ở hàng quán tăng chút đỉnh, không sao  -- thằng con ở Mỹ nhắn: 
"bố cứ ăn ngon ngủ yên, lánh xa được bệnh dịch --  con sẽ chi viện đều đều --  như xưa kia Mỹ từng chi viện cho Việt Nam vậy mà ! "

- chuyện nhà báo Việt Kiều Mỹ 'đóng đô ở Sài Gòn: làm báo, viết sách'  được nói tới trong một bài báo rất 'hoành tráng', đăng trên báo Sài Gòn Giải Phóng [ SGGP] -- hình như chỉ có một
 LÝ NHÂN
 [ Phan Kim Thịnh] mà thôi.   
[]

t.p.g
16 Feb . / 2020 


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét