Thứ Bảy, 1 tháng 2, 2020

hỡi linh hồn tôi / truyện vừa: thế phong ( kỳ 5) -- nguồn: https://t-van.net/?=3760


hỡi linh hồn tôi 

thế phong

(kỳ 5) 


Về gần tới Cát Lở đã nghe ầm lên là trung tá Châu được người Mỹ ủng hộ để thay thế đại úy Lê Xuân Mai chỉ huy trưởng.  Phe cánh của ông này: Cường, Duyệt, San, Sáng ... đang tổ chức rầm rộ làm áp lực không cho phe của người mới nhậm chức.

Gặp Đỗ và Khuê, Cường vẫy tay lại báo tin, và như ra lệnh cho phe ta phải tham dự đảo chính trung tá Châu.

 Đỗ giữ thái độ im lặng, không phản đối phe mới, cũng không tham dự với phe thân đại úy Mai.  Anh giải thích cho vợ, dầu gì chăng nữa cũng không thể thay đổi tình thế.  Người Mỹ đã muốn thay ngựa giữa dòng, thì dầu có làm gì chăng nữa chỉ vô ích. Anh không quên Cường là người đã giới thiệu anh vào làm ở đây, ăn lương giảng viên làm tờ nội san, tiếng nói trung tâm Xây dựng nông thôn.  Anh làm ma-két tờ tập san, và ngoài phần bài vở phải in; phần văn nghệ anh được quyền cho đăng thơ, truyện của bạn bè và chính anh nữa.

Vợ chồng anh thuê được một căn nhá ở xã Thắng Tam (Rạch Dừa)-- vợ anh được tuyển làm giảng viên y tế, nhờ có 1, 2 năm từng học Đại học Dược. Ăn cơm chiều xong, Khuê bảo chồng:

- Tối nay ra thăm vợ chồng ông Sếp Quân cảnh Lượt nhé; em mới gặp Bích từ Đà Lạt ra Vũng Tàu thăm chồng.

Đỗ gật đầu, nhớ lại ngay chuyện cô Bích, con gái một nhà in lớn nhất ở Đà Lạt là bạn thân của Khuê. 

Còn Lượt, trưởng đồn quân cảnh Vũng Tàu lên Đà Lạt chơi, đi qua nhà in Cộng Đồng gặp cô con gái; thế là yêu ngay, sau đó làm lễ hỏi+ cưới cùng một ngày -- và Khuê là phù dâu cho đám cưới .  

 Đỗ cũng không quên nhiều lần ở Vũng Tàu từng gặp nhau  uống cà phê ở Aux Délices ; hình như cả hai đều phải lòng cô Tỵ, con gái chủ quán, thì phải?   

Có một lần, Đỗ có công tác phải sang Bà Rĩa, anh đến rủ nàng cùng đi -- trên chiếc xe Dodge 4 chỉ có tài xế, cô Tỵ và anh.  Đỗ nói với Tỵ:

- Cảm ơn một buổi chiều tuyệt đẹp được ngồi cạnh cô-- trong đời , tôi sẽ không bao giờ quên được lần này, dầu là tôi bày tỏ một tin vui thuận chiều với cô, hoặc  ngược lại. 

Quay sang Tỵ, Đỗ nhìn thấy sự cảm động được biểu hiện qua đôi mắt bồ câu càng nhìn lâu càng đắm đuối. 

Đỗ mạnh dạn nắm lấy tay nàng, bàn tay ấm lọt thỏm trong bàn tay thô kệch của anh. Tỵ không nói năng gì; thế là anh bày tỏ điều giấu kín tận đáy lòng lấy vợ thì  cưới liền tay, kẻo ...-- vả Tỵ nhắm mắt lại, thở dài.

  Từ lúc đó trở đi, Đỗ không nói gì nữa, tự cảm thấy anh đã bị tước khí giới ăn nói rồi.  Giả dụ như Tỵ thuận mà không nói năng gì; thì ít nhất Đỗ cũng mong đợi một cử chỉ trả đáp nhẹ nhàng để anh có thể cảm, hiểu được.   Cho đến lúc chiếc xe Dodge đậu kịch tên đường Phan Thanh Giản, nàng bước vào  cửa hàng Aux Délices, anh vẫy tay nhè nhẹ, lòng xao xuyến  khôn cùng!  

Trên đường về trại Seminary Camp, anh nhớ lại nhiều khuôn mặt người nam theo đuổi Tỵ.  

Ngoài trưởng đồn quân cảnh Vũng Tàu ra, anh nhớ khuôn mật tay thiếu tá bộ binh tới quán hàng đêm, ngồi đồng lâu lắc dán mắt vào  cô chủ Tỵ thâu ngân.  Đỗ nhớ rất rõ có một sáng chủ nhật, nhớ thật chính xác: 9 giờ 5 của buổi sáng, Đỗ độc ẩm cà phê một mình ở 1  bàn nơi góc quán.  Đỗ để mũ lưỡi trai đen , dây đeo súng Browning, dao găm ở dưới kệ bàn; tay cầm điếu thuốc lá cháy đang dở, mắt nhìn ta đường Phan Thanh Giản, khá nhiều người qua lại. 

 Bỗng nhiên có một bàn tay vỗ vào phiá sau vai , tưởng chừng là bạn quen-- quay lại thì không phải vậy, một thiếu tá Lục quân có bộ mặt sát khí, buông lời hạnh họe:

 - Ngày mai tao lại tới quán này; thì không muốn nhìn thấy bản mặt mày. Nghe rõ 5/ 5 chứ!

Tay thiếu tá nói với anh như ra lệnh với lính tráng.

 Đỗ giả bộ như không nghe thấy,  và không quan tâm.  Có ý  gây cho đối tượng vô danh kia bực tức hơn, để anh dò phản ứng tiếp theo. Thở ra hơi men nồng nặc, quát lớn:

-Tao nói với mày đó. Mày bị điếc và câm hả?

Cô Tỵ nghe thấy có sự to tiếng  giữa 2 khách quen, nàng đi ra, lấy tay lôi thiếu tá ra ngoài. 

- Anh về đi anh say quá rối đấy! 

- Ai nói tôi say, cô em để tôi thanh toán thẳng 'biệt kích áo đen' này mới được.

Lực lượng cơ hữu bán quân sự của trung tâm đều mặc quần áo bà ba màuđen-- đã có bài hát được chỉ huy trưởng  đặt hàng nhạc sĩ sáng tác ca khúc, có câu: "... kẻ thù ta đâu  hẳn  phải là người, giết người thì ta ở với ai..."  như để trả lời đối phương. 

Lúc này Đỗ mới ra oai, đứng dậy cầm mũ lưỡi trai đen đội lên đầu, thắt dây lưng có khẩu
Browning, tính tiến cong, đi ra khỏi quán. Tỵ nói với Đỗ:

- Ông ấy say, anh đừng chấp, tối nhớ ra đây em  nhờ... việc này nhé.

Đối tượng có đôi tai  nghe rõ 5/5 như lệnh đi hành quân,  liền  chửi rủa , với lời hung hãn thô tục:

- Em lại còn hẹn hò với nó ? Tao bắn bỏ mày ngay.  Nghe rõ 5/ 5, khôn thì đừng bao giờ để tao nhìn thấy bản mặt mày.  

Đúng lúc ấy, chiếc xe Dodge  đậu trước cửa quán, Đỗ lên xe ngồi ghế trước, Đỗ hất dây lưng có khẩu súng lúc Browning sáng loáng ra một phía; mặt tỉnh bơ như không hề nghe thấy lời chửi bới của tay thiếu tá bộ binh. từ trong quán vọng ra. 


Tiếp đến là chàng hoạ sĩ có danh xưng Trịnh Cùng, chàng này đến quán là cầm  bút vẽ ngay chân dung cô chủ quán.  Nét tài hoa vẽ cô gái Việt tuyệt đẹp,  mũi cao như đầm Pháp có mũi aquiline, phía dưới ghi tặng la fille Aux Délices .  

Vậy tại sao Tỵ không bày tỏ dấu hiệu ưng ý để chàng họa sĩ tiến tới ?

  Cũng có thể Đỗ muốn cưới nàng vì là con gái nhà giàu?  chỉ một điều này thôi ,  Đỗ dễ bị va chạm tự ái nhất, đối thủ biết nhược điểm này của Đổ , đánh trúng huyệt, Đỗ sẽ bỏ cuộc ngay. 

 Giá như anh thiếu tá lục quân kia hiểu dược vậy -- và Đỗ nghĩ về mình, lại tự bực với chính anh, tự trách chưa tỏ lời đúng lúc với Tỵ, khi tình trạng chưa chín mùi.  Nhưng ý nghĩ này bị đánh đổ ngay; như vậy anh sợ chàng thiếu tá lục quân đe dọa vu vơ sao?  Lên giường nằm đã lâu, không sao ngủ được,  mở radio để nghe nhạc thính phòng dỗ giấc ngủ về. Đó là thói quen của anh mỗi khi khó ngủ, anh thường làm vậy. Và bản nhạc Que sera sera ... chạm vào tâm não Đỗ  'chuyện gì xảy đến sẽ đến, có lo nghĩ thêm chỉ bằng thừa.'


Sáng hôm sau, nhân có chuyến máy bay C.130 đưa khóa sinh mãn khóa về Đà Lạt, anh theo  đi.   Rồi lần ấy, anh gặp lại vợ chồng Nguyễn Nhật Duật, biết được tin cô con gái ông giáo Bảo ngày xưa ở Nghĩa Lộ, cô Khuê  hiện đang là thủ thư viện  Hội thánh Báp-Tít  Trung Tín Đà Lạt, 66 đường Minh Mạng. 

Và, chỉ vài tháng sau tổ chức đám cưới của Đỗ và Khuê, chú rể Đỗ còn phảng phất nhớ buổi chiều hôm nao trên chiếc xe Dodge 4 đi công tác, anh nắm tay Tỵ ngỏ lời muốn cầu hôn với nàng-- nàng cho Đỗ cầm tay giữ thật lâu, nàng nhắm mắt lại, không trả lời khiến Đỗ thất vọng 'giá nàng chỉ gật gật nhẹ thôi cũng đủ ấm lòng rồi !'.  Nhưng không có cả 2  thái độ nho nhỏ ấy, ;làm Đỗ bị chạm tự ái, cho đến khi làm đám cưới với Khuê xong, anh vẫn còn nhớ' buồi chiều hôm nào ở Bà Rịa , thủ thỉ với Tỵ 'lời ong bướm cánh đầy màu sắc lộng lẫy'. 

Vợ chồng Đỗ dắt tay nhau vào Aux Délices, cùng với vợ chồng Lượt + Bích--  nhưng Đỗ ước thầm trong lòng 'tối nay Tỵ không có mặt thì hay biết bao!' 

Đại úy Lượt, trưởng đồn quân cảnh Vũng Tàu  nhìn thấy Tỵ có nét không vui, quay lại nói với Bích -- và cả cho Khuê+ Đỗ cùng nghe :

- Ở Vũng Tàu này, chúng tôi chỉ thường đến quán này uống nước. Và chị Khuê biết không,  cô chủ còn là bạn thân của chúng tôi, có anh Đỗ nữa đấy. 

Tiếng cười của lượt khiến Khuê phải quay sang cô chủ quán, đúng  là cô không vui thật.  Đỗ  biết vợ mình vừa liềc nhìn cô chủ quán, Đỗ đánh trống lảng: " ... nhà văn thì phải giỏi tâm lý nhân vật; riêng với cô chủ quán này thì anh nhà văn kia lại mù tịt".

  Rồi anh kể lại :

- buổi chiều vàng hôm ấy  ở Bà Rịa, trên chiếc xe Dodge 4 chỉ có tài xế, Tỵ và Đỗ ngồi ở băng trên; rồi Đỗ nắm tay Tỵ , cả điều nói với Tỵ, mà chưa có câu trả lời cô chủ quán --  rồi đến khi bắt gặp cuộc tình định mệnh ở Đà Lạt, Đỗ cưới vợ -- tất nhiên bị coi như Đỗ phản bội, không thể chờ đợi cái gật  hay không gật đầu của Tỵ,  mà Đỗ đã ngỏ lời-- 
thì Khuệ chê thẳng thừng :L

" là nhà văn mà không mấy tâm lý, cứ ngỏ lồi là bắt đối tượng phải trả lời ngay ư, dù cô ta  đồng ý đi nữa. Trường hợp này thật tồi tệ,. anh chẳng hiểu phụ nữa là bao! Chẳng lẽ khi bày tỏ xin cưới nàng làm vợ, bắt buộc nàng phải trả lời ngay tức khắc , như  hỏi đáp trực tuyến sao? Nếu nàng không có cảm tình, hẳn không nhận đi chơi tay đôi với anh đôi lần-- và lần này lại đi xa, từ Vũng Tàu đến Bà Rịa--ấy là chưa kể đến tấm vẽ chân dung của cô ta do họa sĩ gì... vẽ, cô ấy tặng lại anh-- như vậy chưa đủ bằng chứng bày tỏ tình yêu của nàng  sao? Quả thật, anh là nhà văn kém hiểu biết về tâm lý  phụ nữ đấy nhé ." 

Đỗ im lặng nhận thấy vợ mình có nhận xét rất chính xác-- và nếu Khuê  viết tiểu thuyết, có khi lại hay hơn chồng, không chừng?". 



                                                        ***


Cuộc đảo chính ở trung tâm huấn luyện thất bại. Đại úy Lê Xuân Mai bị chuyển về Tổng tham mưu, trung tá Trần Ngọc Châu nhiệm chức tân chỉ huy trưởng. Cả 3 trại huấn luyện Cát Lở, Tân Chí Linh, Seminary Camp hợp nhất thành một trại duy nhất. tất cả giảng viên, huấn luyện viên cũ như  Cường, Duyệt, Minh Ma-Ní, Tôn, Khoa ... -- cả những kẻ không tham dự cuộc đảo chính cũng bị cho thôi việc-- với lý do là đến tuổi nhập ngủ, có bằng Tú tài  vào Trường Võ Khoa Thủ Đức; không bằng cấp thì vào Trung tâm huấn luyện  Quang Trung ở Sài Gòn. 





                                                         ***

Đỗ cùng vợ  mang bầu bước lên máy bay C. 130 về Đà Lạt, anh quay nhìn lại sân bay Vũng Tàu lần chót.  Hai bên vệ đường bay, cỏ lau có hoa nở lắc lư gập sát mặt đất,  theo chiều gió thổi thật mạnh.  Nơi này  mỗi sáng, anh từng đếm được trên dưới 50 chiếc trực thăng H.U.I.B  cất cánh khỏi bãi đậu, hệt như đàn chuồn chuồn ngô khổng lồ bay lên đường hành quân.

 Lần về Đà Lạt này mang nhiều sự lo lắng, Đỗ không biết sẽ làm nghề ngỗng gì để nuôi thân + vợ + con đầu lòng sắp sanh.  Với Đà Lạt tưa xưa đến nay chỉ là nơi anh tiêu tiền, với anh không phải là nới kiếm ra tiền.  Hơn nữa, cái gươm vô hình của tuổi bị gội động viên vào quân ngũ vẫn lủng lẳng treo trên đầu, đưa đơn vào công sở nào,  hồ sơ có hợp lệ  tình trạng quân dịch không.  

Thắng về nội, bại về ngoại, sao câu kinh xử thế này ở đâu dẫn anh đến, liệu có là cách giải quyết tình huống nan giải đang bủa vây?  Nhưng Đỗ cũng không quên là rể ở nhà vợ như chó chui dưới gầm chạn-- vả lại anh không biết làm nghề gì , mà lại đang ở tính trạng trốn lính trốn trui trốn nhủi. Vợ anh vẫn là người bạn an ủi chồng nhiều nhất.


                                                         ***


Bố vợ là nhà giáo về hưu có lương hưu, còn mẹ vợ ở nhà lo chuyện bếp núc gia đình. Hai em trai bên nhà vợ  đang  đi học, cô em gái  duy nhất kế Khuê  vẫn cắp sách đến Trường Nữ Bùi Thị Xuân. Còn Nguyễn Quốc Văn, hướng dẫn viên hồi nào làm ở Cát Lở với Đỗ đã vào Trường Võ Khoa Thủ Đức, khóa 24. 

Hàng ngày Đỗ đi loanh quanh Khu Hòa Bình, đi bộ gần hết nửa vòng, rồi thẳng ra công viên Bích Câu, chân mỏi rã rời, bèn tìm một băng ghế ngồi, nhìn mặt nước hồ gợn sóng lăn tăn.  Đưa 2 tay vào túi quần lục lọi, mà chính bản thân  biết chắc chắn rằng một  xu teng bạc lẻ cũng không .

 Cà -phê ở quán cóc đang bốc hơi nghi ngút, giá chỉ 1 đồng rưỡi, nhấp lên môi  vị ngọt, đăng đắng rất  hợp khẩu vị, bây giờ anh thèm nhỏ nhãi thèm ơi là thèm, đành nước nước bọt thôi.  Ý nghĩ trong đầu nảy ra, hãy lội bộ đến quán cóc ở bến xe Đà Lạt, ki-ốt đầu  Domino, chủ quán là cô Sáu, họ hàng Cà- phê Tùng, xin uống chịu một ly trả tiền sau; chắc không đến nỗi bị chối từ. 

Bỗng dưng nhìn thấy lính tráng, cảnh sát ở đâu ùn ùn kéo tới rầm rập trên xe Dodge 4, sắc phục nghi lễ, thổi còi inh ỏi đuổi khéo các khách bộ hành đang la cà quanh Khu Hòa Bình.  

Chẳng cần phải hỏi, ai cũng biết rằng có quan chức cỡ bự sắp đi qua. nếu là phái đoàn  Chủ tịch Ủy ban Hành pháp Trung ương; thì phía sau thế nào cũng có đoàn nhà báo Sài Gòn tháp tùng -- và trong số ấy không thể không có bạn anh là phóng viên đi theo viết bài.   Anh muốn tìm con đường nào vắng  để lẻn đi tránh mặt, bởi không muốn gặp bạn bè cũ, khi anh đang trong tình trạng thất cơ lơ vận như bây giờ. Cữ thèm cà phê uống chịu  nơi cô Sáu Domino không còn thúc giục nữa, anh đổ dốc lên xóm Cù, hướng thẳng lên đồi chờ cho đến khi nào phái đoàn đi qua; thì xuống phố về nhà lúc nào cũng được. 

Không công ăn việc làm đối với người viết văn là chuyện thường xuyên trong đời anh, tất nhiên đói khổ, lo cơm áo hàng ngày không phải là chuyện đùa với khách thơ văn. 

 Văn nghệ sĩ như Tản Đà chẳng hạn,  than vãn là đem văn lên bán ở trên Thiên Đình, còn đăng báo quảng cáo xem bói toán; hình như mỗi quẻ giá 3 tiền-- nhưng khi không  ai đến xem bói,  thì lý sự: nào là chỗ ăn , thức ăn cho đến bạn  ăn cũng phải hợp nhãn, đại để vậy .  Rồi ông còn đòi đào nền nhà đang ở để trồng rau húng, tự thân có rau ăn cho phỉ chí. Tuy rằng ông có cậu em họ làm bí thư cho hoàng hậu Nam Phương, thấy Tản Đà  đói rách, đề nghị xin trợ cấp; thì Tản Đà ngoai ngoải lắc lư cái đầu, chê đồng tiền kia dơ bẩn, kể cả có cách rửa tiền cho sạch đi nữa , thì ông thi sĩ núi Tản sông Đà vẫn từ chối.

Còn hoàn cảnh Đỗ hiện nay, thì vợ sắp sanh con đầu lòng,  ở nhờ bố mẹ vợ. 

Câu chuyện 'rể tựa hồ chú chó chui gầm trạn nhà bố mẹ vợ'-- với ai thì không biết, với Đỗ, đã nhìn thấy cám cảnh của mẹ vợ đã như có thái độ cư xử khác lạ, Đỗ chẳng dám oán trách gì-- tất cả việc xảy ra là do thiếu thốn bạc tiền.

 Anh được lãnh trọn tháng lương cuối vào tháng 12 năm 1966; thì vừa đủ chi cho vợ đi nằm nhà thương phụ sản tư. Mẹ vợ săn sóc con gái; còn chồng chạy tới chạy lui thăm hỏi--- và từ cái hẻm 279 Phan Đình Phùng đến nhà hộ sinh tư chỉ cách 2 chục căn nhà, là  tới nơi. 



                                                             ***


Lần đầu tiên trong đời, anh nhìn thấy con trai đỏ hoẻn, hơn 3 lí lô,  khá bụ bẫm -- tự dưng lòng người bố xúc động và hiểu được trách nhiệm làm cha là thế nào?

  Khi lên Đà Lạt chỉ vài ngày đầu, anh đã liên lạc với thiếu tá phó Nội an tỉnh Tuyên Đức để xin trông coi đoàn Xây dựng Nông thôn Đà Lạt-- mà đa số khóa sinh tốt nghiệp nơi anh mới rời Trại Chí Linh ở Rạch Dừa/ Vũng Tàu.

  Thiếu tá phó Nội an đồng ý ngay để anh làm thị đoàn trưởng, theo hệ thống chỉ huy của tỉnh đoàn trưởng XDNT tỉnh Tuyên Đức-- việc này chỉ cần thông qua đại úy Vũ Đức Nghiêm là xong. 

Cầm quyết định của phó Nội an đến nhận nhiệm sở mới lại không gặp được, dầu đã nhiều lần xin diện kiến. Anh tùy phái cho biết xe Zeep của tỉnh đoàn trưởng đậu ở parking; thì ông không muốn tiếp đó thôi.  Đỗ đến bưu điện gọi điện thoại; thì tỉnh đoàn trưởng cho biết không tiện nói qua điện thoại;  ông ta vui lòng tiếp Đỗ tại tư thất nằm trên đường Trần Hưng Đạo. 

Lẽo đẽo đi bộ từ đường Phan Đình Phùng tới Trần Hưng Đạo heo hút vắng lặng,  giúp anh suy nghĩ  được nhiều chuyện triết-lý-sống bổ ích.  Nghiêm xuất thân khóa sĩ quan đầu tiên quân đội Quốc gia, khóa 1 Nam Đĩnh-Thủ Đức --  vài bạn cùng khóa trong quân ngũ đã bước lên thang danh vọng, 1, 2 ngôi sao trên cầu vai.  Thiếu tướng Nguyễn Cao Kỳ,  thủ tướng, nguyên thủ quốc gia, thiếu tướng Nguyễn Đức Thắng đặc trách bộ Xây dựng Nông thôn chẳng hạn.  Còn Vũ Đức Nghiêm  mang lon đại uý, chức vụ  tỉnh đoàn trưởng XDNT Tuyên Đức; nhưng Nghiêm rất tự hào kể lại với bạn bè:"... chúng nó là tướng thật thì cũng thua tao; bởi tao là nhạc sĩ tài danh, không chỉ nổi tiếngở trong nước mà hy vọng còn vang đội ra 4 biển, 5 châu nữa kìa !."

 Lý do tỉnh đoàn trưởng XDNT tỉnh bác bỏ việc thiếu tá phó Nội an ra quyết định đề bạt Đỗ làm thị đoàn trưởng- có thể thâm tâm suy nghĩ trong tương lai Đỗ có thể thay thế làm tỉnh đoàn trưởng XDNT chăng?

Bữa tối đến tư thất tỉnh đoàn trưởng, Đỗ mang theo cuốn The Phong, the writer the work & the life,  có chữ ký tác giả,  chỉ thiếu chữ ký dịch giả Đàm Xuân Cận.

 Vị tỉnh đoàn trưởng tiếp nhận sách biếu, rồi đưa ra lý do:

"... tôi thật tiếc là Sếp phó Nội An đã thay đổi ý, một phần vì không có ngân sách đài thọ, bởi vậy chúng ta không có cơ hội làm việc với nhau..." -

- thì Đỗ đã không làm được một việc như văn sĩ Virgil Gheorghiu đã làm, như tác giả kể lại trong tự sự kể L' homme qui voyagea seul ( Lữ hành đơn độc). Bởi lẽ, khi ông đến gặp một ông tướng này thì tác giả đã ký tặng tướng, để cảm ơn trước về một việc tướng đã hứa với tác giả -- nhưng  sau đổi ý ban đầu , từ  phía ông tướng kia.

- và, tác giả Gheorghiu không tặng cuốn sách đã ký tặng ông tướng mang theo; sau khi rời khỏi nhà tướng, trên đường về, tác giả xé trang ghi tặng.

  còn Đỗ thì không làm được vậy,  đối với đại úy Nghiêm, tỉnh đoàn trưởng XDNT tỉnh Tuyên Đức vừa  tỏ bày kiều 'đòn xóc 2  đầu. ' -- thì Đỗ đã không làm được  như Gheorghiu đã làm, xé trang ký tặng tướng -- vì  lẽ cuốn sách kia, Đỗ đã đưa  tặng  tỉnh đoàn trưởng trước khi ông ta từ chối quyết định của phó Nội an  điểu động Đỗ làm thị đoàn trưởng XDNT Đà  Lạt-- thì Đỗ không thể rút sách ký tặng , như Gheorghiu đã làm được.  

Đỗ nhớ lại buổi sáng hôm trước khi gặp đại úy Vũ đức Nghiêm , thiếu tá phó Nội An chủ tọa lễ ra quân đoàn XDNT tỉnh Tuyện Đức trên đồi Eo Gió, thì Đỗ được giấy mời tham dự, trước hết là để làm quen với công việc sau này. Như vậy, quả là đại úy Nghiêm không muốn Đỗ  là thị đoàn trưởng XDNT Đà Lạt, chứ không phải ý định của Sếp phó Nội an. 

Lội bộ từ đồi Eo Gió về đường Phan Đình Phùng không dưới 10 cây số ngàn, Đỗ  lê đôi chân,  bước cao bước thấp với tâm trạng rối bời. Lại thêm lần nữa, ý nghĩ này lại luẩn quẩn trong tâm trí: 'Đà Lạt với anh không phải là nơi có thể kiếm được tiền mà là nơi để tiêu tiền mà thôi". 

Nhìn 2 bên đường  hoa quỳ vàng nở vàng, với anh thật tuyệt với ngắm chúng vào thời xa xưa, thì bây giờ trỏ nên vô vị. Trong đầu óc Đỗ bây giờ chỉ nghĩ tới làm sao có một công việc để làm, hàng tháng có lương cố định nuôi con đầu lòng. 

Trên đường về,  khát nước khô họng, chân mỏi rã rời; thì nghe có tiếng ai đó gọi anh.  Quay lại, nhận ngay ra Nguyễn Bùi Thức,  sĩ quan giảng dạy tại trường Võ Bị Đà Lạt.

-  anh bạn này xưa có viết truyện ngắn đăng trên tuần báo Thẩm Mỹ/ Sài Gòn, báo trong tập đoàn báo chí bà Bút Trà Sài Gòn Mới rất nổi tiếng miền Nam ở thập kỷ, 5, 60 's. 

 Nguyễn Búi Thức ghi cho anh địa chỉ ở Khu Cư xá Chi Lăng, và còn nhắc đi nhắc lại thế nào cũng tới chơi.  Thức thấy Đỗ đi bộ, anh ta còn đùa'đi bộ ở Đà Lạt thật tốt, không có mồ hôi ướt đẫm như Sài Gòn, và Thức cho biết từ Chi Lăng về  chợ Đà Lạt có xe ca đấy. 

 Đỗ gật đầu, chân lệ bước mỏi nhừ, và khát nước khô họng kinh khủng, túi thì không còn lấy một đồng. Và Đỗ nhớ lại vào 1957  Thức còn ở Sài Gòn, khi anh đi dự một đám cưới thằng bạn thân, túi rỗng như bây giờ, nhưng lúc ấy Đỗ bạo dạn xin Thức 20 đồng. 

Ít ngày sau nhằm ngày chủ nhật, Đỗ lại lội bộ đến khu Chi Lăng đến nhà vợ chồng Nguyễn Búi Thức, ăn cơm xong lại ngồi vào chiếu bạc đánh chắn. Thâm tâm Đỗ chỉ mong được bạc, như là 'đánh bạc kiếm gạo' ,nhưng may mắn lần này chưa đáp ứng.


                                                                                                  còn tiếp


t.p.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét