đi kiếm 'đồng tiền xiết máu', qua truyện "con chó liêm sỉ + khu rác ngoại thành".... / bài viết: đường bá bổn
Đi kiếm "đồng tiền xiết máu"
qua
qua
con chó liêm sỉ + khu rác ngoại thành...
đường bá bổn
(RIÊNG TẶNG LÝ VĂN SÂM (1921- 2000 Saigon)
ảnh dưới: Lý văn Sâm (trái) + Thế Phong
qua một chuyến về thăm Tân Uyện/ tỉnh Bình Dương-
nơi sinh ra tác giả KÒN TRÔ.
nơi sinh ra tác giả KÒN TRÔ.
(ảnh: Bùi Quang Huy)
Lý văn Sâm +Thế Phong
+ Khe Do [1966- con trai của Thế Phong)
+ nhà gia phả học Dã Lan- Nguyễn đức Dụ [1919- 2003 saigon]
+ Nguyễn thị Khê [1937- ] (ảnh chụp lúc nhỏ -- vợ TP)
+linh mục, văn sĩ Nguyễn ngọc Lan (1930- 27/2/ 1997 saigon] ... (bìa sách 5000 KM XUYÊN VIỆT/ THẾ PHONG.)
Ở cái thời bước vào nghề viết văn, làm báo, lắm khi phải đóng kịch, xem ra rất bần tiện, khó coi ! Không còn một xu dính túi vào sáng sớm hôm ấy [thập niên cuối 60], bèn lấy bộ quân phục tươm tất, anh lính không quân đeo lon trung sĩ đàng hoàng, nắp túi bên phải PRESS-BÁO CHÍ , bên kia là tên thật TƯỜNG- đầy đủ huy hiệu TỔ QUỐC KHÔNG GIAN- nếu có ăn gian, nói dối tí chút, thì chỉ anh ta và Thượng đế biết ! Lên xe gắn máy, bật công-tắc, xe không nổ, thì ra hết nhiên liệu. Bèn quay sang vợ hỏi có 500 đồng để đổ xăng, vợ bảo hãy đợi đã, nàng bèn sang hàng xóm vay tiền cho chồng đổ 2 lít xăng.
Một cái nhục nhỏ thứ nhất.
Bây giờ đi đâu đây, chỗ nào có chủ báo, có bạn thân, hẳn là nơi ấy sẽ được đãi cà- phê, cà -pháo, mời viết bài báo xuân, không chừng vậy ? Tết ta, tết tiếc đến làm gì cho thêm cái khổ cái thân tôi. Lương lính, 1 vợ 5 con: 11 ngàn lẻ mấy trăm, nhà thì KQ cấp, nhưng, lấy tiền đâu ra để sắm tết ?
Thế Phong+ vợ [Nguyễn thị Khê]
(ảnh: Thục Khê/ 2009)
Địa điểm tới đầu tiên : - đó là nhật báo SỐNG của Chu Tử, 108 Gia Long, thẳng đường mà tới, đỡ tốn xăng. Chưa kịp chào hỏi, Chu Tử cười xởi lởi, nụ cười nơi cửa miệng rộng toang hoác, thật dễ mến, chàng chủ nhiệm này có cử nhân luật thời tây, có ra làm tri huyện, thì cũng khó ra oai để làm tiền dân ! ' -- Anh cho bài tết ngay, năm nay con chó, bài khoảng 3 trang pelure, với anh tôi xin đưa 10 ngàn.'
Thắng keo đầu, Chu Tử rủ sang quán đối diện bện đường làm ly cà-phê cái đã, tôi lắc đầu, còn bận công tác nhà binh . Thật ra bận công tác gì đâu, chẳng lẽ lại khai thật với Chu Tử ?.
chu tử [ i.e. chu văn bình 1917- 30/ 41975]
(ảnh: internet)
Địa điểm 2: - đi thẳng ra Võ Tánh, tới tỏa soạn tuần báo CON ONG, chủ nhiệm kiêm chủ bút Nguyễn văn Minh (tự MINH VỒ)- tay này xưa kia chuyên lấy quảng cáo cho các báo do Chu Tử làm, được tặng sước danh MINH VỒ, cái gì anh ta cũng 'vồ', nên chết danh luôn ! Nhìn thấy mặt tôi, Minh Vồ phán, ' Mày cho tao 1 bài xuân, năm nay CON CHÓ, bài phải từ 2 trang đánh máy, dòng 1, 5, tao đưa trước 5000 đồng 'tút-suýt'
(toute de suite).
Saigon-- Salon de thé- La Pagode/ Rue Catinat
(photo: internet)
Có những 5000 đồng dằn túi lang thang lên đường Tự Do, vào quán La Pagode. Vừa ngồi xuống ghế bành, gọi ngay 1 ly cà phê đen nóng + 1 le Croque Monsieur, thì gặp bạn X..., nhà báo ở Nha Trang, chỉ gần tết, anh ta mới vào Saigon lấy quảng cáo, ra giai phẩm báo xuân. Trả tiền bài hậu hĩnh, tay này nhà ở đường Độc Lập, cách tư thất thi sĩ trung úy Duy Năng mấy căn.
'-- Anh cho tôi 1 bài xuân, 2 trang đánh máy, xin gửi ngay 10 ngàn, chiều mai 4 giờ nhận bài tại đây.'
Mùa xuân năm ấy, tác giả có sách in ra , tựa tập truyện ngắn CON CHÓ LIÊM SỈ [in rô -nê-ô, Đại Nam Văn Hiến xuất bản] - tôi lấy truyện ' Con chó liêm sỉ' ra gõ lại. Good idea ! , đánh máy đâu đó 5 bản, để trống tựa truyện, báo nào trả cao, như báo Sống thì cho tựa hấp dẫn CON CHÓ LIÊM SỈ, báo Con Ong, thì' Chó sủa đêm trừ tịch' - và, 2 , 3 tờ báo khác nữa xin bài tết, mỗi bài 4 ngàn, bán luôn.
CON CHÓ LIÊM SỈ đuợc nhà xuất bản Trình Bày, Thế Nguyên giám đốc, thi sĩ- giáo sư Diễm Châu- Phạm văn Rao biên tập bài vở, chặt bỏ 2 truyện, lấy tên một truyện ngắn đặt tựa KHU RÁC NGOẠI THÀNH, tái bản năm 1966, trả 3000 VNđ bản quyền .
" sau 1975, nhà xuất bản Xuân Thu (Cali.) in lậu
Nửa đường đi xuống+ Khu rác ngoại thành
+ Nhà văn tiền chiến ... "
Nửa đường đi xuống+ Khu rác ngoại thành
+ Nhà văn tiền chiến ... "
lược sử văn nghệ việt nam/
nhà văn tiền chiến 1930- 1945
(bản tái bản ở Huê Kỳ/ 12 usd/cuốn )
(bìa sách: sachxua.net)
Sau 1975, nhà xuất bản Xuân Thu (California) in tự truyện Nửa đường đi xuống + Khu rác ngoại thành+Nhà văn tiền chiến 1930-1945- bán $12.00 cho cuốn tự sự kể , $14.00 Nhà văn tiền chiến, và $5.00 tập truyện ngắn. Bọn lái sách không trả 1 xu 'teng' bản quyền. Riêng nhà sách Tự lực ở Bolsa ôm NHÀ VĂN TIỀN CHIẾN 1930- 1945 quá nhiều , bán không hết, bèn rao trên mạng bán hạ giá $7.00/ cuốn.
Nhờ chàng khổng lồ GOOGLE, tôi vào mạng mới biết những nơi nào in sách lậu của tôi, cả tiếng việt lẫn tiếng anh- bọn piracy- copyright infringement đã ăn hớt tay trên- như CEO Jeef Bezos/ Amazon.com tự tiện COPY 4, 5 cuốn , gọi là USED COPY, không xin phép, không trả bản quyền. Tôi trả lời nhà báo Chinh Nguyên ở Hoa Kỳ, bài đăng trên báo Calitoday ở San Jose, Amazon biết , nhưng vẫn lờ tịt- mới nhất, lại còn cho COPY tiếp bản tiếng việt TTKH- NÀNG LÀ AI (paperback) một used from $30.00/ copy, bán đại trà trên toàn nước Mỹ và UK,[Anh quốc], Canada, France.
Năm 2006, chi nhánh nhà xuất bản Thanh niên tại tp. HCM cấp phép tái bản KHU RÁC NGOẠI THÀNH/ THE RUBBISH TIP OUTSIDE THE CITY- translated by ĐÀM XUÂN CẬN . (bilingual) - và trưởng chi nhánh nhà xuất bản Thanh Niên, ông Thái Thăng Long ký giấy phép, trao nhà phát hành in ấn Thành Nghĩa in. Theo tôi biết từ năm 2007 trở đi, ông Thái Thăng Long, trưởng chi nhánh nxb Thanh Niên tại tp. HCM. đã cấp 5 giấy phép tác phẩm của tôi [kể cả sách tái bàn+ mới viết, in ra, vào khoảng trên 1500 trang.] (*); và, trao cho Doanh nghiệp Sách Thành Nghĩa in ấn, tới nay chưa phát hành. (cách trả tiền bản quyền cho tác giả 3 cuốn sách đã phát hành rồi, dựa trên số cuốn in ra (thường chỉ ghi 1000 cuốn)+ giá bìa, trả 1O%).
--------------
* 1) Lược sử văn nghệ VN/ Tổng luận 60 năm văn nghệ Việt Nam 1900-1956.
-- (tái bản.)
2) Thủy và T6 (tập truyện)-- (tái bản.)
3) 5000 Km Xuyện Việt ( bút ký) -- ( sách mới viết.)
4) Nietzsche và Chủ Nghĩa Đi lên Con Người (tái bản.)
5) Truyện Hoa Đào năm Ngoái ( truyện vừa)-- ( mới viết.)
2) Thủy và T6 (tập truyện)-- (tái bản.)
3) 5000 Km Xuyện Việt ( bút ký) -- ( sách mới viết.)
4) Nietzsche và Chủ Nghĩa Đi lên Con Người (tái bản.)
5) Truyện Hoa Đào năm Ngoái ( truyện vừa)-- ( mới viết.)
thi sĩ Thái Thăng Long [ i.e. Thái gia Trí 1950 - ]
(bên phải, ngoài cùng)
trưởng chi nhánh nxb Thanh Niên ( tại tp. HCM)
cấp giấy phép một số tác phẩm TP xuất bản ở Sài Gòn sau 1975
trưởng chi nhánh nxb Thanh Niên ( tại tp. HCM)
cấp giấy phép một số tác phẩm TP xuất bản ở Sài Gòn sau 1975
T (ảnh: NGƯỜI ĐƯA TIN)
Khu rác ngoại thành/ The Rubbish Tip Outside the City
by The Phong
(Translated by Đàm Xuân Cận )
- Chi nhánh nxb Thanh niên cấp phép
-- Doanh nghiệp Sách Thành Nghĩa đã phát hành.)
-- Doanh nghiệp Sách Thành Nghĩa đã phát hành.)
================
5 cuốn sách ThếPhong
Chi nhánh nxb Thanh Niên
đã cấp phép từ năm 2007
- giao cho một doanh nghiệp sách tư nhân , chưa phát hành:
Lược sử văn nghệ Việt Nam...
/ A Brief Glimpse at the Vietnamese Scene : 1900-1956'
by Thế Phong
3 tác phẩm của Thế Phong
Chi nhánh nxb Thanh Niên
cấp phép
Hà Nội 40 năm xa/ Thế Phong
(Chi nhánh nxb Thanh niên cấp phép tái bản],
Doanh nghiệp Thành Nghĩa phát hành. )
Việt Nam Bi Thảm Đông Dương/ Louis Roubaud
(bản việt ngữ: Đường Bá Bổn)
-Chi nhánh nxb Thanh Niên tại tp. HCM cấp phép [tái bản];
- Doanh nghiệp Sách Thành Nghĩa phát hành.)
=================================
Thế Phong/ the ordeal of an american militiaman
(translated by Đàm Xuân Cận)
(dịch từ Tôi đi dân vệ Mỹ ( ký Đinh Bạch Dân)
The Ordeal of an American Militiaman
dịch từ TÔI ĐI DÂN VỆ MỸ / ĐINH BẠCH DÂN (Saigon 1967)
The Vietnamese Literary Scene
from 1900 to 1956
(translated by Đàm Xuân Cận)
(dịch từ LƯỢC SỬ VĂN NGHỆ VN/
TỔNG LUẬN 60 NĂM .VĂN NGHỆ VN 1900- 1956
The Rubbish Tip Outside The City and Other Stories
nhiều nxb ở Hoa Kỳ rao bán trên mạng,
bán với "giá cắt cổ"
"..
THE SUMMING UP OF TEN YEARS OF WRITING
(translated by Đàm Xuân Cận)
(dịch từ bản Việt ngữ MƯỜI NĂM VĂN NGHỆ ... )
dịch giả, thi sĩ Đàm xuân Cận [1939- ]
sống+ viết , hiện ở Cabramatta/ Australia
Đó là những cuốn:
NHÀ VĂN TIỀN CHIẾN 1930- 1945+ NIETZSCHE & CHỦ NGHĨA ĐI LÊN CON NGƯỜI + THỦY & T6 + TRUYỆN HOA ĐÀO NĂM NGOÁI + 5000 kilômét xuyên Việt. ( in ra khoảng gần 2000 trang, tiền bìa, 'giấy can' trả đủ, nhưng chưa trả bản quyền, bời chưa lý hợp đồng, và, sách chưa được in ra.)
Tôi ướm hỏi số phận 5 cuốn kia ra sao, in hay không, thi sĩ Thái Thăng Long trả lời ỡm ờ, thỉnh thoảng tác giả nên ghé nhà phát hành Thành Nghĩa xem sao?
Thế ra chuyện CON CHÓ LIÊM SỈ cũng ly kỳ thật, bới rác ở khu rác ngoại thành ở Ngã tư Bẩy Hiền, rồi, trở thành Of a Respectful dog trong The Rubbish tip outside the city * [Google/ search/ Thephong writer / Images] - đã vài năm nay được nhiều nhà xuất bản ở Hoa Kỳ, gọi là rare and fine book, rao bán 650 đô- la Mỹ cuốn. **
(offered by Rulon-Miller Books) chẳng hạn .
-----------
* tất cả tác phẩm Thế Phong đều do Đàm Xuân Cận chuyển dịch anh ngữ, xuất bản ở Saigon trước 1975. -- (D.B.B. chú thích)
** 171. MARQUET JEAN Le drame tonkinois (1873- 1974) deuxième étude après des documents,(Hanoi), Imp. d'Extre^me Orient, 1947. $ 750
Small folio, pp [3], portrait, 2 maps, village plan, very good in later native half brown caif, gilt lettered direct on spine, very good.
The writer ThePhong's copy (see items 239 and 240) signed and dated by him on 1952, on the title page and also p. [45 ]p.57. Originally published in the Bulletin de la Société des Études Indochionises, nouvelle série, tome 12, no 3-4 in 1938.
ThePhong (b.1932 -- see items below) started writing in Hanoi in 1952 " in the first days of the Vietminh " in 1953 he embarked on a career of journalist. He moved to Saigon before the fall of Dien Bien Phu in 1954 where he wrote film reviews and other material on a contractual basis. He is the author of over 40 books, among them three words (written in Hanoi and another in Saigon), (and in September of 1964 [1954] he became a press office of the Minister of Information which brought him in contact with many important people in both the literary as well as the political scene.
Not found in OCLC
-----------
THEPHONG [I.E DO MANH TUONG]
THE RUBBISH TIP OUTSIDE THE CITY
& OTHER STORIES
Translated by Dam Xuan Can.
Saigon, Dai Nam Van Hien Books. [1974]
$ 650
Second Edition in English, 4to. pp.69 [4], mimeographed very good in original printed wrappers. Errata laid in.
This copy with a presentation from the author dated April, 1974.
Short stories by ThePhong, the Vietnamese poet and novelist, born in 1932, who started writing in Hanoi in 1952 " in the first day of the Vietminh". In 1953 he embarked on a career of journalism. He moved to Saigon before the fall of Dien Bien Phu in 1954 where he wrote film reviews and other material on a contractual basis. He is the author of three novels (2 written in Hanoi and another in Saigon), and in September of 1964 [1954] he became a press office of the Minister of Information which brought him in contact with many important people in both literary as well as the political scene. From March 1965 to the end of 1966 he was a lecturer in politics in the Vung Tau Cadres Training Center. He remains a creative force in Vietnam to this day and is, at the time of the catologuing in a dispute with Jeef Bezos and Amazon over copyright infringement.
Three copies of the edition in OCLC . See also item 167.
-----
240 .
THEPHONG [i.e.DO MANH TUONG]
THEPHONG [i.e.DO MANH TUONG]
Thephong by Thephong: the writer the work the life
-- autobiography -- Saigon.
-- autobiography -- Saigon.
Dai Nam Van Hien Books, 1972 . -- Price 850 USD
This edition in English, 4to, 3 p.l., 116 p. mimeographed near fine in original pictorial wrappers. This copy with a presentation from the author, inscribed and dated April, 1973. The book was first published in 1966 and there was a revised edition, printed in 1968.
The Phong by The Phong:
the writer, the work & the life - autobiography
Autobiography by ThePhong, the Vietnamese poet and novelist who having come to Saigon form his native Hanoi, befriended with the American forces even though, he was very much opposed to the war. Among his other works as The Summing up of Ten Years of Writing (Reminiscemce and Reflections). Translated from the vietnamese by X.H. [Dam Xuan Can], Saigon, 1968 .-- I am an American militiaman. Translated by X.H. [Dam Xuan Can] Saigon, 1968. --, The Rubbish Tip Outside the City and Other Stories. Translated by Dam Xuan Can, Saigon, 1971, and, South Vietnam the Baby in the Arms of the American Nurse, Saigon, 1969, among others.
This edition not in OCLC. See also item 167.
< GOOGLE/ SEARCH/ THEPHONG WRITER/ IMAGES >
Và từ đấy, cho đến ngày 30-4-75, chế độ VNCH tan hàng, không một chủ báo nào nào gặp tôi, còn đề cập xin bài tết nữa !
***
- tôi [TP) xuất vốn, xin cấp phép tái bản
tập truyện ngắn đầu tay
tập truyện ngắn đầu tay
KÒN TRÔ / LÝ VĂN SÂM -
- giám đốc Đào Minh, chủ Nhà sách Văn Nghệ phát hành.
Năm 1999, tái bản tập truyện ngắn đầu tay KÒN TRÔ của Lý văn Sâm,in xong, tôi giao chị Đào Minh, chủ nhà sách Văn nghệ tổng phát hành.
Sáng nay, chúng tôi tới tòa báo nguyệt san VĂN HÓA, 7 Nguyễn thị Minh Khai (cơ quan chủ quản: bộ Thông tin) , để lấy nhuận bút bài bút ký viết về Hội an, ký bút danh ĐINH BẠCH DÂN. Cô thủ quỹ phát tiền, lắc đầu cho biết, ông Bùi qúy Toản, phó tổng biên tập đã nhận tiền thay tác giả . Lý văn Sâm cầm tờ báo, có bài tôi viết, bị đổi bút danh ĐINH BẠCH DÂN, bèn hỏi tôi về ông Toản. Trả lời: "con trai nhà xuất bản Cộng Lực, 9 Takou [Hàng Cót] Hànội thời tiền chiến, chuyên in sách thiếu nhi, nhiều nhất là truyện của Nam Cao. Cũng chẳng hiểu tại sao anh ta đổi bút hiệu của tôi nữa." -- "... nó đổi tên anh, thì cũng phải thôi, bởi Đinh bạch Dân , nói lái, thành dân bạch đinh. Và, nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam , sao lại còn có nhà báo nào là 'dân bạch đinh' nữa? Có điều, muốn đổi bút danh, phải hỏi tác giả trước đã chớ, thằng cha Bắc kỳ [cục]này tào lao thiệt đó! Thôi chúng ta tới chỗ cô Minh đi".-- Lý văn Sâm nói vậy, bởi tôi cho anh biết, nhận nhuận bút xong, chúng ta đến nxb Văn Nghệ, 179 Lý chính Thắng, uống cà phê 'tăng 2'. Thôi đành nói khéo với Đào Minh, cô ta sẽ ứng tiền phát hành sách trước vậy, có sao đâu?' .Hai Lý- Lý văn Sâm tiếp lời, "... tôi đến đây, chỉ muốn nhìn tận mặt cô biên tập Lê Duyên, biên tập sách KÒN TRÔ của tôi mà thôi Đôi mắt đẹp kia luôn luôn ẩn náu sau cặp kính râm, ' mắt em 'liệu có bơi trong thuyền mắt anh?.'
[ cho đến một ngày đầu năm 2000, Hai Lý - Lý Văn Sâm ra đi không mang va li, hình như, chưa được nhìn thấy 'đôi mắt thuyền quyên Lê Duyên', thì phải ?]
Lê Duyên ( trái) cựu biên tập viên nxb Văn Nghệ tp.HCM
+ nữ thi sĩ Tâm Uyên [i.e. Hồ thị Kim Thoa [ 19xx - ]
hiện điều hành 1 ngôi chùa lớn ở
huyện Châu Thành/ tỉnh Bến Tre.
Chúng tôi trở lại nxb Văn Nghệ tìm gặp chị Đào Minh, ngồi ở quán ,phía trước sân- ý riêng Lý văn Sâm, hy vọng được gặp cô Lê Duyên . Đợi một lúc lâu, chị Minh quay sang Hai Lý (Lý Văn Sâm)bao tin Lê Duyên nghỉ phép, không đi làm.
Thở dài, tôi rủ Hai Lý [ Lý Văn Sâm] tới quán cà phê khác, nằm trên đường Nam Kỳ khởi nghĩa. Tôi hỏi Lý văn Sâm về vụ 2 tên 'rờ-xẹc'
[an ninh thơi chính phủ Ngô Đình Diệm] từng òng tay anh ờ quán cà phê lề đường, cạnh tòa báo BAN MAI [chủ nhiệm: Phan văn Chẩn] số 1, Vassoigne [nay Nguyễn hữu Cầu]. ra sao ?
Lý văn Sâm kể, "sáng sớm ,tới rủ Dương Tử Giang đi uống 'xê-chừng' [cà phê đen ly nhỏ] để tìm gặp chủ báo Phan văn Chẩn lấy tiền bài, trong lúc chờ đợi, thì 2 tên 'rờ xẹc' tới, cầm còng số 8 khóa tay, không thèm hỏi 1 câu, sau đó đẩy lên xe bít bùng đưa lên trại Chính huấn ở Biên hòa. Mà anh cũng bạo thật, tôi trốn thoát vào khu, có đọc báo 'Văn hóa Á châu' thấy anh viết về tôi, đăng kèm tấm ảnh 6 x 9 mặc đồ trắng, bảnh trai (có phải tấm hình ấy do thằng nhà báo Văn Nhân cung cấp không , bởi chỉ nó mới có.) - và, báo chí thời ông Ngô Đình Diệm cũng cởi mở đấy chứ, cho đăng bài phê bình về một nhà văn theo Cộng Sản. Chỉ tội nghiệp cho Dương tử Giang trốn trại, bị bắn chết ở hàng rào nhà tù Tân Hiệp. Sau giải phóng, tôi có một thời gian phụng dưỡng bà mẹ ruột Dương Tử Giang .Và, bài lai cảo này, ai đem tới đăng để lấy nhuận bút, thì tôi không biết, nhất định không phải là tôi đâu - đưa để anh đọc chơi thôi ?".
Đó là bài HÀ NỘI PHỐ, NGƯỜI/ DƯƠNG TỬ GIANG, từng chủ nhiệm tạp chí THẾ GIỚI, còn là TRANH ĐẤU, một tác phẩm đặc sắc ./.
Nhà Hát Lớn Hà Nội
(ành: Zing)
HÀ NỘI PHỐ, NGƯỜI
Dương Tử Giang
Đối với một quốc gia thì thủ đô là gương mặt Hà nội chúng ta, với truyền thống ngàn năm văn hiến, trải qua bao thăng trầm của thiên nhiên và lịch sử, ngày càng trở nên thân yêu trong mỗi trái tim người Việt Nam nói chung, cũng như bao bạn bè quốc tế khác. Một nhà văn Việt Nam sống tại thủ đô một nước phương tây, trong một lần phỏng vấn , đã nói, " đối với những người xa tổ quốc, thì thủ đô là nơi trái tim mình hướng dẫn."
Thủ đô Hà Nội với một vẻ đẹp lạ kì, khiến bất cứ ai từng qua, đều giữ lại trong tâm hồn những ấn tượng không bao giờ quên được. Một trong những nét riêng ấy, đó là 'Hà Nội- Phố'.
Những phố xưa của Hà nội còn in đậm hình hài và tâm hồn trong bao truyền thuyết trong những câu ca dao, trong những cổ tích, mà mổi chúng ta không bao giờ quên được. Những dãy phố đơn sơ, dù còn hay không còn vết tích, dầu lắng đọng âm thầm khí tiêng sông núi.
Hà Nội-Phố đẹp một cách thâm trầm và sâu lắng trong thơ Nguyễn Du, Nguyễn Trãi, trong thơ Hồ xuân Hương và bà Huyện Thanh Quan, trong thơ Nguyễn đình Thi, Chính Hữu thời chống Pháp, và trong thơ của những nhà thơ hiện đại như Thanh Thảo, Lưu quang Vũ, Bằng Việt, Vũ Quần Phương. Mỗi câu thơ gợi lên một dáng hình phố nhỏ với bao kỷ niệm.
Ai chả có một lần hạnh phúc, được nhìn thấy phố Hà nội, trong những tác phẩm hội họa của Tô ngọc Vân, của Bùi xuân Phái; và, của những họa sĩ trẻ hôm nay. Nhưng ngay từ thuở xưa, Hà nội đã in lên giấy đỏ, giấy điều của tranh hàng Trống. Có thể nói, phố cổ Hà Nội đã làm nên tác giả và chính tác giả, với tài năng và tình yêu Hà Nội của mình, đã mang đến cho từng góc nhỏ thân yêu một linh hồn và giữ lại cho chúng ta như một bảo tàng phố cổ.
Phố Hà Nội còn âm vang trong những bản nhạc nổi tiếng của Nguyễn Đình Thi, Hoàng Hiệp, Phan Nhân, Phú Quang, Vũ Thành, Phan huỳnh Điểu... cùng Phạm Tuyên, một nét nhạc cũng gợi lòng ta rưng rưng về Hà Nội.
Trong điêu khắc và kiến trúc phố Hà Nội với các di tích, chùa chiền, các phố cổ thời 36 phố phường, với những hàng cây đặc biệt rất Hà Nội gợi nhớ về một con phố, một mùa hoa, một vùng đất ... Chúng ta đã có những cuộc gặp gỡ và phỏng vấn với những nhà- Hà-Nội-học, như Hoàng Đạo Thúy, Ngô Linh Ngọc... Đó là một trong những tảng văn hóa làm nên Hà Nội.
Con người là hoa. Người như hoa ở đâu thơm đó - những câu tục ngữ thật hay và thú vị . Người Hà Nội xưa cũng mang trong mình những nét riêng biệt qua cuốn Bách khoa thư về Hà Nội xuất bản năm 1901. Cuốn sách này mở ra cho chúng ta bao phát hiện diệu kỳ. Các bạn sẽ được thấy những tấm ảnh chụp y phục của người Hà Nội đầu thế kỷ, cách ăn mặc của những người già hiện đang còn sống, cách ăn mặc của người Hà Nội trong chiến tranh và của người Hà nội hôm nay.
Hà Nội-Người còn được thể hiện rất phong phú, qua những chợ Hà Nội, quà Hà nội.
Hà Nội thời chống Pháp khác thời hà nội chống Mỹ ra sao ?
Chúng ta còn gặp Hà Nội-Người trên phương tiện giao thông, như tàu điện Hà Nội, xích-lô Hà Nội, xe đạp Hà Nội ... HàNội-Người trong từng căn gác xép, trong từng ngõ nhỏ, trên những con đường ngoại ô, theo những dòng sông và những mặt hồ của Hà Nội, những quán nước và quán bia, với bao người thuộc các giới khác nhau, cùng những khoảng thời gian trong ngày... Bạn sẽ được tiếp xúc với những ông chủ quán: cà- phê Lâm, cà-phê Hói..., quán nước của các văn nghệ sĩ thủ đô trên đường Trần hưng Đạo, đối diện hội Nhà văn.
Qua HàNội-Phố-Người, chúng tôi muốn gửi đến các bạn và mong các bạn càng thêm yêu và suy nghĩ về Hà Nội của chúng ta. Đó là một tình yêu dịu dàng và đau đớn, nhưng, không kém phần kiêu hãnh và lo âu về Hà Nội hôm qua, hôm nay và mai sau . ./.
nhà báo, nhà văn
dương tử giang [1918-1956 biên hòa]
(ảnh: sachxua.net)
----------------------------------------
bài tu chỉnh :2/ 2020
-------------------------------------------
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét