12/02/2020
Chân dung tự họa của nhà văn Phạm Thị Hoài, vừa dịp'lên lão'
Có một thời bác Hoài đã làm ở Viện Sử rồi Viện Nghiên cứu Tôn giáo (đã viết ở đây, hồi tháng 9 năm 2017).
Dưới là bài đã lên trang của Phạm Thị Hoài. Nhưng chữ "văn nô" trong tiêu đề thì hơi bị thị trường hóa, mà thực ra là không rõ nghĩa. Hoặc cũng không cần rõ nghĩa.
Đã lâu lâu không có bài bình luận xã hội của Phạm Thị Hoài. Đến mẩu tự họa này cũng chỉ vui được vài giây.
Duy trì bút lực đâu phải chuyện dễ dàng xưa nay. Cũng như người nghiện thuốc lá thường ném thuốc lá vào sọt rác rồi lại nhặt lên châm lửa, thì nhà văn có thể nhiều lần vứt bút vào bụi rậm rồi lại phải chui vào lấy ra mà viết tiếp.
Tính nhanh chút, thì thấy bác Hoài năm nay đã vừa lên lão tuổi 60.
Đã lâu lâu không có bài bình luận xã hội của Phạm Thị Hoài. Đến mẩu tự họa này cũng chỉ vui được vài giây.
Duy trì bút lực đâu phải chuyện dễ dàng xưa nay. Cũng như người nghiện thuốc lá thường ném thuốc lá vào sọt rác rồi lại nhặt lên châm lửa, thì nhà văn có thể nhiều lần vứt bút vào bụi rậm rồi lại phải chui vào lấy ra mà viết tiếp.
Tính nhanh chút, thì thấy bác Hoài năm nay đã vừa lên lão tuổi 60.
tháng 2 năm 2020,
Giao Blog
-ảnh chụp tháng 4 năm 1984, tại Viện Sử học (Phạm Thị Hoài Nam đeo kính ở hàng ngồi) |
"
Tiễn anh Phan Huy Đường. Vĩnh biệt dịch giả đầu tiên của tôi, người đã chăm sóc cho Thiên Sứ hơn tác giả của nó.
"
https://www.facebook.com/photo.php?fbid=10220013441343146&set=a.2576692573397&type=3&theater
"
Mất gốc, Thị Hoài cũng đánh mất sứ mệnh cao cả của nhà văn và tịt luôn cảm hứng sáng tác, nhưng bản chất háo danh khiến thị chớp cơ hội Việt Nam mở cửa đón nhận cuộc cách mạng internet, lao vào làm chủ báo của trang mạng mang cái tên tù mù ấm ớ chẳng ai thèm đọc là talawas. Khi tờ báo này biến thành cái chợ hàng tôm hàng cá thì mụ Tú Bà rận chủ chuyên nghề buôn phấn son dâm chủ này bỏ chạy, quay sang viết báo. Vẫn bằng chất giọng chua ngoa và quay quắt mùi thịt cầy hạng bình dân pha lẫn rượu đế rẻ tiền, bằng thứ ngôn ngữ cường điệu cảm tính không kiêng cữ bất cứ điều gì, thị thường xuyên hắt ra tất cả những lời lu loa phỉ báng, khinh miệt, giễu cợt, xúc xiểm tất cả mọi đối tượng, kể cả những người từng dìu dắt thị vào giới cầm bút ở Hà Nội và đỡ đầu tinh thần cho thị một thời. Thực ra thị chỉ tốt nghiệp chuyên ngành văn khố, làm nhân viên lưu trữ văn thư ở Việt Nam một thời gian, vậy từ nền tảng học vấn hạn hẹp đó, làm sao thị có thể hiểu được những vấn đề chính trị, xã hội phức tạp để mà có thái độ đúng đắn? Vậy mà không chỉ nói sai, thị còn cao giọng phản bác, xổ toẹt tất cả những gì là giá trị liên quan đến đất nước, vào hùa với bọn người Việt bất lương ngồi sa-lông máy lạnh ở hải ngoại ném đá tổ quốc mình. Hạng ăn cháo đá bát, bồi bút, văn nô, văn đĩ như Thị Hoài thực ra chỉ là đống rác quên lãng của thời gian, nhưng nếu biết hối cải, trở về trong vòng tay dân tộc, thị sẽ có cơ hội bồi đắp lại phần nào khả năng văn chương đã mất mát của mình, lấy lại cảm tình của người đọc. Truyền thống khoan dung, nhân hậu của dân tộc ta là không bao giờ đánh người chạy lại.
"https://www.facebook.com/procontra.asia/posts/10219935943005736
Có gì bổ sung thì dán ở dưới như mọi khi.
Chân dung 'một văn nô kệch cỡm'
Th10 7, 2019
Phạm Thị Hoài chân dung tự họabiên soạn
Lời cảm ơn: Chân dung này được ghép từ những thông tin và nhận định nghiêm túc của nhiều tác giả, đã công bố trên báo chí và truyền thông tiếng Việt trong nước và hải ngoại. Tôi mong không bị khép vào tội đạo văn, vì đã không trực tiếp xin phép từng người khi sử dụng lại sản phẩm trí tuệ của họ tại đây, song hi vọng họ có thể kiêu hãnh tự nhận ra mình dù năm tháng đã khiến chúng ta phần nào thay đổi.
Phạm Thị Hoài
Phạm Thị Hoài sinh năm 1960 tại Gia Lộc, Hải Dương. Cha người Nông Cống, Thanh Hoá, gọi tên tay sai bán nước Phạm Quỳnh là bác; ông nội làm đốc học tỉnh Thanh từng cộng tác chặt chẽ với chính quyền thực dân-phong kiến. Mẹ người phố Châu Long, Hà Nội, nhà chuyên buôn hàng tấm, nhiễm lối sống thị dân sa đọa khi những cô gái cùng lứa đang đổ máu và mồ hôi trên những nẻo đường kháng chiến. Tuy cả hai là giáo viên, nhưng uất ức khi bị đầy ải từ cuộc sống ăn trên ngồi trốc của con nhà quan và con nhà buôn xuống cảnh lầm than ở các làng xóm nghèo của tỉnh Hải Dương, họ đã mặc cho con mình thất học. Thị Hoài đã phải nhảy cóc qua hai lớp đầu. Cái lỗ hổng ấy cả đời vốn đã không lấp nổi, lại cộng thêm hành trang rỗng tuếch của việc học hành loạng quạng đèn dầu nơi sơ tán, tâm trí bị chia cắt bởi từng gam mì chính trong các ô tem phiếu, khiến sau này, bị ám ảnh bởi mặc cảm thất học, thị đã gồng mình đào thoát khỏi thành phần xuất thân ấy, trở nên một học trò hãnh tiến, tìm mọi cách lọt qua kỳ thi tuyển du học ở nước ngoài. Từ nông thôn Việt Nam, thị nhảy dù xuống trung tâm văn minh Đông Berlin, theo học ngành lưu trữ ở Đại học Humboldt. Tại đây, thị tiếp tục khỏa lấp nguồn gốc thất học của mình bằng cách làm một con mọt sách, nốc vội nốc vàng mọi thứ và trở thành bội thực, tẩu hoả nhập ma, rút cuộc chỉ tiêu hoá nổi những cặn bã của văn minh phương Tây. Mặt khác, thị dùng thành tích học tủ, với số điểm luôn đạt mức tuyệt đối của mình, làm sức ép, khiến Đại Sứ quán Việt Nam tại Đông Đức đành làm ngơ trước lối sống ngày càng tha hoá, dâm loạn, vô tổ chức và ra vẻ nổi loạn kiểu dê non háu đá của thị. Quá trình mất gốc và bệnh hoạn của Thị Hoài hình thành trong chính thời gian này.
Trở về nước, không được trọng dụng, chỉ được giao một chân khiêm tốn là công tác tư liệu tại Viện Sử học ở Hà Nội, thị ngày càng bất bình. Lợi dụng thời gian nhàn rỗi, thị chỉ ngồi đọc sách vỡ hàng rổ kính và nhen nhóm ý định trả thù xã hội. Do quá buồn chán và rảnh việc, thị cũng theo học lỗ mỗ một số ngoại ngữ khác để dùng những bằng cấp kiếm cơm này làm đường tiến thân, cuối cùng cũng xin xỏ được vào làm cán bộ nghiên cứu của Viện Tôn giáo thuộc Ủy ban Khoa học Xã hội Việt Nam. Nhưng môi trường nghiên cứu hàn lâm đòi hỏi những đức tính mà thị không thể có nổi, như sự nghiêm túc, chính xác, trung thực và nhất là một nền tảng kiến thức và học vấn vững chắc, trong khi thị chỉ nổi tiếng với những phát ngôn bừa bãi đầy cảm tính, sự học mót, học gạo, sự láu cá và những lỗ hổng kiến thức kinh hoàng. Thấy tương lai khoa học xa vời, lại háo danh, thị quyết định chuyển sang một nghề có vẻ dễ ăn hơn là viết văn.
Thị Hoài đã gặp may. Bước vào làng văn gặp ngay phong trào Đổi mới, chỉ cần viết cho có nét một chút, chửi đời thật nhiều, chửi Đảng thật nhiều là thành anh hùng, được hâm mộ, được dịch ra tiếng nước ngoài, thị đã không bỏ qua cơ hội này, trình làng cuốn tiểu thuyết mini là Thiên sứ. Tuy còn khá nhiều dấu vết của sự bắt chước và làm dáng trí thức, chủ yếu là bắt chước lối viết của các nhà văn hiện sinh chủ nghĩa đã cáo chung, cộng thêm một chút triết lý ranh mãnh, những biếm nhẽ đỏng đảnh, những cảm động nhợt nhạt dễ thương và sự nổi đoá con trẻ, nhưng tác phẩm này ít nhiều cũng gây được một chút cảm tình ở một số bạn đọc và được nước ngoài chiếu cố trao tặng giải thưởng và dịch sang một số thứ tiếng. Nếu quả có một chút tài hoa thì cái tài ấy của thị chậm nhất đến đây là chấm hết, bởi lẽ không cái tài nào có thể trường thọ nếu thiếu cái tâm, vả lại tài cán của thị chủ yếu là ở sự cố tình tỏ ra độc đáo, đánh vào thị hiếu thời thượng của lớp trẻ. Sự may mắn ban đầu đã làm thị loá mắt, coi thường người đọc, tưởng từ nay muốn nhào nặn văn chương ra những hình thù quái đản gì cũng được.
Trong thời gian này, thị cũng bỏ việc ở Viện Tôn giáo trước khi cơ quan đành cho thị thôi việc vì lý do thiếu năng lực và vô kỷ luật. Sau này thị đã trả thù cho giai đoạn nhục nhã này của đời mình bằng cuốn tiểu thuyết hết sức cường điệu là Marie Sến. Vô cùng hằn học vì việc không được kết nạp vào Hội Nhà văn Việt Nam, lại bị Hội phê phán rất chính xác là tác phẩm của thị hạ thấp nhân cách con người, thị bỏ vào Đồng Nai sinh sống, đồng thời tuyên bố rằng cuộc hôn nhân của thị với người chồng đồng chủng là tù ngục và tìm mọi cách ly dị, để chạy theo một người đàn ông Đức nhẹ dạ đến Việt Nam du lịch, và có con với anh ta, khiến anh ta phải kết hôn với thị. Thị còn ép người chồng Đức phải học tiếng Việt để có thể dịch tác phẩm của thị sang tiếng Đức cho thêm danh giá. Mặc cảm nhược tiểu đã khiến thị chọn quê chồng làm quê hương, cuống quýt làm bổn phận của một nàng dâu văn hoá, hết lòng tâng bốc nước Đại Đức mong được thơm lây, và cũng vì lý do sinh kế, chối bỏ gốc Việt của mình khi bị người Đức hỏi. Từ khi mợ nó đi Tây, cô Kếu gái tân thời Thị Hoài chỉ còn một việc là nện guốc vào đầu những nhà văn hoá lỗi lạc của dân tộc, nhổ nước bọt vào văn hoá phương Đông, mạt sát, sỉ vả không tiếc lời cái đất nước Việt Nam đã trót dại mà sinh ra thị, nã đại bác vào văn hoá dân tộc, đốt ngôi đền văn hoá dân tộc để chứng tỏ mình là một tên đao phủ chém giết không ghê tay, một đứa con phản phúc đến tanh tưởi.
Trong quá trình băng hoại toàn diện như vậy, văn chương của Thị Hoài mỗi ngày một tha hoá, rơi sâu vào vực thẳm, dường như đã hết thuốc chữa. Như người nghiện thuốc phiện lâu ngày, liều lượng chỉ tăng chứ không giảm, văn phong của thị ngày càng mục rữa thối nát, nét khai phá táo bạo của buổi ban sơ đã biến thành mụn nhọt lở loét mưng mủ, nhung nhúc giòi bọ, khiến những người từng mến mộ thị nhất cũng đành phải lên tiếng cảnh tỉnh. Song như một con thiêu thân, thị chỉ dành cho những thiện chí ấy cái bĩu môi khinh miệt, miệng lưỡi chua ngoa độc địa và càng không coi ai ra gì. Không có sự trông đợi nào khiến người ta mệt mỏi và thất vọng cho bằng: cùng với thời gian, qua mỗi trang viết của những tác phẩm sau này như Man Nương, Marie Sến, gần đây nhất là Ám thị, Thị Hoài càng đưa người đọc đến sự chán ghét văn chương hiện đại, xô người đọc vào vũng lầy bế tắc của xã hội bằng một thứ ngôn ngữ kinh tởm khó chịu, khiến người đọc thấy mình thấp kém y như những nhân vật trong truyện, thật quá oan ức cho văn chương và quá tội cho độc giả. Vì sao họ lại phải đọc những tác phẩm sa đọa, thô lỗ, sống sượng như vậy? Con người dưới mắt Thị Hoài là một loài vật vô ý thức, thô tục, bẩn thỉu và man rợ. Sở trường của thị là dựng nên một thế giới bỉ ổi, lưu manh, dâm đãng, đểu cáng và hèn hạ, nhằm khinh rẻ, tởm lợm con người, sỉ nhục và thô bỉ hoá giấc mơ của con người. Thị hoàn toàn đánh mất khả năng khám phá cái tốt đẹp của thế giới, nghĩa là đánh mất thuộc tính quan trọng nhất của văn học, vậy mà thị còn cả gan bày tỏ thái độ bỡn cợt, khinh thị, nhạo báng nền văn học của chúng ta, và công khai biến trang văn thành câu lạc bộ bệnh hoạn của chứng động kinh phi nhân tính, khinh rẻ và căm ghét con người, tìm mọi cách thối rữa hoá linh hồn và thể xác đồng loại trong cái nhìn bệnh hoạn nhẫn tâm. Bị ám ảnh bởi văn hoá giường chiếu, hành hạ bởi những ẩn ức tình dục của cuộc sống ăn chơi trụy lạc trước đây và phận làm dâu văn hoá đầy mặc cảm dồn nén sau này, lại chịu ảnh hưởng không tiêu hoá kỹ của phương Tây như phân tâm học, và bắt chước một số nhà văn Nhật Bản (thị từng lợi dụng danh tiếng để dịch cuốn tiểu thuyết Nhật cực kỳ vô luân và thối nát nhan đề Chiếc chìa khoá, khiến nhà xuất bản phải khốn đốn, cũng như thị từng gây tai hoạ cho nhà xuất bản đã quá cả tin mà cho ra mắt cuốn Man Nương, khiến giám đốc nhà xuất bản đó phải từ chức), thị không có cách nào khác là thực hành một lối văn khiêu dâm nhớp nhúa, lập hội quán libido, núp dưới tên tuổi của những Sartre và Camus, Kafka và García Márquez, Proust và Joyce để triết lý ba lăng nhăng dung tục nhằm câu khách rẻ tiền, đua đòi bắt chước những phương pháp sáng tác chợ chiều như Chủ nghĩa Phi lý, Tiểu thuyết Mới và Dã thú Mạt kỳ, tiếp tục thói làm dáng trí thức bằng khả năng nổi loạn dung tục. Văn chương của thị là thứ văn chương đù ông đéo bà cho đã cái lỗ mồm. Qua ngòi bút của thị, con người, đặc biệt là con người Việt Nam, đã bị tụt xuống ngang hàng với loài thú.
Cùng với việc bỏ chạy ra sống lưu vong ở nước ngoài, Thị Hoài đã tìm cách chơi một trò bi-a láu lỉnh, tấn công vào những tổ tiên đã chết để gián tiếp tỏ thái độ chính trị với một thể chế mà thị không dám dương đầu, vừa ăn điểm chính trị ở Hoa Kỳ, vừa an toàn vì chủ yếu đánh vào những người đã chết, chửi đổng, nói xấu sau lưng, xới tung lên những hận thù quá khứ mà người ta đang muốn quên đi, để đầu cơ nó. Thị cố khoét sâu vào những khía cạnh chính trị nhạy cảm để gây ấn tượng, đem mũi dao phi nhân tính của mình cứa cho quá khứ toé máu tươi ra một lần nữa. Một cô đầm kệch cỡm, chẳng phải Tây, chẳng phải Việt kiều, cũng chẳng dám gửi trứng vào dạ con của phụ nữ Tây để đoạn tuyệt đến cùng với dòng máu Việt, một kẻ không phải người Việt mà chui ở kẽ nẻ lên, một con điên lao theo ảo tưởng, luôn làm điều trái với đạo lý, ăn phải quá nhiều cặn bã Tây, càng giả vờ suy tư, càng ra vẻ lý luận dẫn đủ mọi chuyện đông tây kim cổ càng chứng tỏ là một kẻ điên đang bới trong đống rác thải của nền văn minh nhân loại, nhặt nhạnh đủ mọi thứ, ngồi tỉ mẩn khâu lại chằng chịt thành một cái quần thủng đít và đính cho nó một cái mác lý luận văn hoá kiểu Phạm Thị Hoài, một kẻ như vậy không đủ tư cách làm người mà chỉ là một con quỷ hình nhân, chỉ là một kẻ có tài chửi đổng và láu cá vặt, chỉ là kẻ bán rẻ mầu cờ sắc áo vì sinh nhai một cách thảm hại, chỉ là đứa trẻ miệng còn hoi sữa dám lạm bàn chuyện đại sự, nhưng thực ra cũng chỉ là một kẻ đáng tội nghiệp.
Mất gốc, Thị Hoài cũng đánh mất sứ mệnh cao cả của nhà văn và tịt luôn cảm hứng sáng tác, nhưng bản chất háo danh khiến thị chớp cơ hội Việt Nam mở cửa đón nhận cuộc cách mạng internet, lao vào làm chủ báo của trang mạng mang cái tên tù mù ấm ớ chẳng ai thèm đọc là talawas. Khi tờ báo này biến thành cái chợ hàng tôm hàng cá thì mụ Tú Bà rận chủ chuyên nghề buôn phấn son dâm chủ này bỏ chạy, quay sang viết báo. Vẫn bằng chất giọng chua ngoa và quay quắt mùi thịt cầy hạng bình dân pha lẫn rượu đế rẻ tiền, bằng thứ ngôn ngữ cường điệu cảm tính không kiêng cữ bất cứ điều gì, thị thường xuyên hắt ra tất cả những lời lu loa phỉ báng, khinh miệt, giễu cợt, xúc xiểm tất cả mọi đối tượng, kể cả những người từng dìu dắt thị vào giới cầm bút ở Hà Nội và đỡ đầu tinh thần cho thị một thời. Thực ra thị chỉ tốt nghiệp chuyên ngành văn khố, làm nhân viên lưu trữ văn thư ở Việt Nam một thời gian, vậy từ nền tảng học vấn hạn hẹp đó, làm sao thị có thể hiểu được những vấn đề chính trị, xã hội phức tạp để mà có thái độ đúng đắn? Vậy mà không chỉ nói sai, thị còn cao giọng phản bác, xổ toẹt tất cả những gì là giá trị liên quan đến đất nước, vào hùa với bọn người Việt bất lương ngồi sa-lông máy lạnh ở hải ngoại ném đá tổ quốc mình. Hạng ăn cháo đá bát, bồi bút, văn nô, văn đĩ như Thị Hoài thực ra chỉ là đống rác quên lãng của thời gian, nhưng nếu biết hối cải, trở về trong vòng tay dân tộc, thị sẽ có cơ hội bồi đắp lại phần nào khả năng văn chương đã mất mát của mình, lấy lại cảm tình của người đọc. Truyền thống khoan dung, nhân hậu của dân tộc ta là không bao giờ đánh người chạy lại.
2001-2014
báo Trẻ, số Xuân 2019
http://www.procontra.asia/?p=6196---
BỔ SUNG
1.
Sạch ngữ âm
Th1 2, 2020
Phạm Thị Hoài
Nếu bạn ngọng lờ-nờ và làm nghề đầu bếp, ra chợ hỏi mua cá nóc, cuối cùng vẫn xách cá lóc về nhà, thì không có gì thật sự đáng báo động. Song nếu bạn kiêm cả bồi bàn tiếp khách thì câu chuyện đã khác. Trừ khi bạn trưng biển “Ở đây có nói ngọng” mà quán vẫn đông thì xin chúc mừng, có khi bạn còn được lên CNN và trở thành một địa chỉ du lịch như bún mắng cháo chửi; đóng góp của Việt Nam cho thế giới là những ngóc ngách độc đáo như vậy. Còn lại, nếu khách nhất định cá lóc và bạn khăng khăng cá nóc, rồi lời qua tiếng lại, mày định đầu độc bố mày hử, rồi nước bọt văng tới đâu dao văng tới đấy, rồi báo chí giật tít “Án mạng vì món cá nhầm tên” – chậm nhất đến đây, là một cái thây, bạn sẽ muốn kiếp khác đầu thai thành loài gì cũng chấp nhận, miễn lờ-nờ không lẫn lộn.
Tôi sinh ra và lớn lên ở Hải Dương, một trong những thánh địa của tôn giáo nờ cao nờ thấp. Bây giờ người ta phong nó thành sự đa dạng ngữ âm vùng miền, thành phương ngữ, thổ ngữ gì đó và sẵn sàng tuốt dao bảo vệ nó trong những cuộc thánh chiến nho nhỏ. Cha mẹ tôi không được cấp tiến, khoan dung như thế. Cấm tiệt con cái a dua môi trường. Không nghe thì nọc ra giường. Roi chẳng bao giờ chạm vào mông, song sự cương quyết của phụ huynh khiến đàn con răm rắp học giọng đài phát thanh thay vì giọng hàng xóm. Tôi đánh mất đặc sản ngữ âm địa phương và không thấy mình nghèo đi, cũng không thấy những người bảo tồn đặc sản ấy tự hào về một đóng góp nào cho sự giàu có của tiếng Việt. Ngược lại, họ chỉ khổ sở bởi cái di sản bất đắc dĩ ấy, tiếng Việt chẳng keo kiệt với những tình huống éo le. Khi họ bảo rằng trời lồm mình làm lông lên no nắng, hay nâu nâu họ đi nạc, bạn có đủ tế nhị để không kín đáo nhếch mép? Đủ rộng lượng để chấp nhận một giáo viên môn toán cứ nũy thừa và nôgarit mà dạy? Một giáo viên môn sử cứ từ Nạc Nong Quân đến Ný Trần Nê? Một giáo viên môn văn cứ “Cỏ lon xanh tận chân trời“? Chậm nhất, đến “Lao lao dòng lước uốn quanh“, “Dùng dằng lửa ở lửa về” và “Lách tường bông niễu bay sang náng giềng“, bạn sẽ phải lờ mờ – hay nờ mờ cũng đáng khoan thứ? – nhận ra rằng căn cứ vào vị trí thiêng liêng – hay thiêng niêng cũng chưa chết ai? – của tác phẩm này, “Truyện Kiều còn, tiếng ta còn. Tiếng ta còn, nước ta còn“, thì ngọng lờ-nờ là một cách vô tình làm mất nước.
Đến lượt mình, tôi còn khắc nghiệt hơn hai đấng sinh thành. Tôi không kết bạn với người mắc cái tật khốn khổ nói trên. Tình bạn thậm chí có thể sống sót trong đống tro tàn của các chiến tuyến tư tưởng, song lại dễ cháy rụi bởi một chất xúc tác có vẻ hiền lành như ngọng lờ-nờ. Thuở trẻ có lần tôi phải lòng một chàng trai. Lỗi duy nhất, như thể để nêu bật sự hoàn hảo, là chàng lẫn đúng hai cái phụ âm chẳng họ hàng gì với nhau ấy. Không như mọi cách phát âm lệch chuẩn khác, ngọng lờ-nờ là một đột biến ngữ âm vô lý mà chức năng duy nhất là làm mất định hướng, làm nhiễu tư duy, làm hại ngôn ngữ, làm khổ chính tả, làm tội cái lưỡi và làm ô nhiễm môi trường âm thanh. Tôi đã nhặt nhạnh nhúm lý trí còn lại khi người ta yêu để bỏ chạy. Tôi có thể sống như thế nào đó cạnh một người biến tất cả lờ cao thành nờ thấp hoặc ngược lại, dù không chắc cái tai của mình có còn sống không. Ít ra, đó là người nhất quán. Nhưng với một người lờ nờ bất nhất thì chịu. Nói ngọng, viết ngọng và nghĩ ngọng là bộ ba khăng khít. Ngôn ngữ là phương tiện và biểu hiện của tư duy. Làm sao có thể tư duy bằng một ngôn ngữ đầy lẫn lộn, dễ dãi, buông thả, vô phương hướng, vô tổ chức, vô ý thức, vô nguyên tắc, vô trách nhiệm như vậy?
Lẽ ra toàn bộ công chức nhà nước cũng như khối viên chức trong các ngành giáo dục đào tạo và truyền thông phải đạt tiêu chuẩn sạch ngữ âm ở mức không cản trở giao tiếp và không gây phản cảm, tối thiểu là không nhầm lẫn lờ-nờ. Ở nhà họ lên giường hay nên giường, ngoài đường họ lái xe hay nái xe Lexus hay Nexus, đi du lịch hay du nịch họ “hê-lô” hay “hê-nô”, họ diện đồ Louis Vuitton hay Nouis Vuitton, họ khấn vái thần linh hay thần ninh, chơi ten-nít hay ten-lít trong các câu lạc bộ hay câu nạc bộ, thích ăn lòng lợn hay nòng nợn, sau mấy ly bia hay ny bia giao lưu hay giao nưu bạn hữu họ có thể khen hay chửi Tổng thống Đo-nát Tờ-ram hay Đo-lát Tờ-ram, tưởng nhớ hay oán trách một thời Liên Xô hay Niên Xô, lo ngại hay no ngại cho thềm lục địa hay thềm nục địa của đất nước hay đất lước…, tất cả những tự do lựa chọn đó không ai can thiệp. Đa dạng muôn năm. Ở đất nước này, trừ đa dạng tư tưởng và đa nguyên đa đảng, còn lại ai muốn đa gì thì đa, đa thê thậm chí được ngưỡng mộ. Song ở cương vị chính thức thì khác. Không thể xuê xoa coi lỗi phát âm là chuyện nhỏ, bởi tính chính danh của mỗi chức vụ trong bộ máy nhà nước trước hết được thể hiện bằng sự tôn nghiêm. Tất nhiên công lý có phần hài hước khi thẩm phán nói ngọng. Tất nhiên nền giáo dục có phần lố bịch khi Bộ trưởng Bộ Giáo dục “nuôn nuôn” nói về “chất nượng“. Và tất nhiên những viễn kiến của ngôi sao chính trị đang lên, Bộ trưởng Thông tin Truyền thông, khó được coi là nghiêm túc, khi ông cứ “nời giải Việt Nam” cho bài toán Việt Nam trong “nàn sóng internet thứ ba” mà diễn thuyết.
Thử hình dung, Hồ Chủ tịch đọc “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” tháng 12 năm 1946 không phải bằng giọng truyền cảm và chuẩn xác – nếu không muốn nói là lý tưởng về ngữ âm -, mà níu nô: “Chúng ta thà hi sinh tất cả chứ không chịu mất lước, nhất định không chịu nàm nô nệ… Việt Lam độc nập và thống nhất muôn lăm! Kháng chiến thắng nợi muôn lăm!”. Tôi tin rằng quốc dân sẽ bò ra cười, quên cả xách súng, gươm, cuốc, thuổng, gậy gộc đi cứu nước; Điện Biên Phủ sẽ không xảy ra, lịch sử Việt Nam sẽ là một lịch sử khác. Lịch sử thế giới cũng sẽ là một lịch sử khác, nếu Quốc vương nước Anh George VI. không dày công tập luyện, khắc phục tật nói lắp bẩm sinh, để phát đi lời tuyên chiến hùng hồn với Đức Quốc Xã tháng 9 năm 1939.
Còn lại câu hỏi, vì sao dàn lãnh đạo cao cấp hiện nay ở Việt Nam ngọng lờ-nờ như chưa bao giờ được ngọng, như không có chút sĩ diện nào để mất, như đang đặt nền móng cho ngôn ngữ hạ đẳng của giới thượng lưu mới? Trong một môi trường bẩn toàn diện, sạch ngữ âm có lẽ là xa xỉ, thậm chí vô nghĩa.
tuần báo Trẻ, 2/1/2020
..
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét