Thứ Sáu, 10 tháng 1, 2020
hỡi linh hồn tôi/ truyện vừa thế phong -- nguồn :https:// t-van.net /?p=3760
hỡi linh hồn tôi
thế phong
(kỳ 4)
***
Trung tâm huấn luyện thuê Hộp thư số 1 Vũng tàu, nên vào những ngày cuối tháng
12/ 1965; mỗi lần nhân viên Trại ra Vũng Tàu để lấy thư; Đỗ săn đón hỏi thăm xem có thư từ gì của anh không? Bởi, anh đang mong tin từ Đà Lạt, sau khi Văn không còn làm ở Trung tâm nữa. Và, Văn về Đà Lạt đem theo một sứ mạng của Đỗ nhờ cậy.
Và, lần này thì anh thật vui, khi nhận được thư của bố vợ tương lai gửi từ Đà Lạt, nhưng lòng rất hồi hộp. Bởi trước đó, anh gửi thiệp hồng cho gia đình vợ tương lai; mà không hề báo trước; chỉ nhờ Văn đem về và nói giúp. Thiệp hồng in toàn chữ mầu đen, kiểu chữ Véronèze corps 12, ợ giữ thiệp in ảnh nhỏ 2 người chụp chung ở sân bay quân sự Cam
Ly ; khi Khuê tiễn anh lên máy bay Cessna / Air America (Tòa Đại sứ Hoa Kỳ thuê hãng
Air America) trực chỉ Vũng Tàu. Họ của gia đình nhà trai in bên phải thiệp, nhá gái bên trái. Thiệp hồng được in 2 loại; một loại in tên thật, một số in bút danh nhà văn. Chủ nhà in Nguyễn Trọng bên Bà Chiểu là Tư Cao --nói là nhà in mà chỉ có 2 máy in duy nhất. một máy pédal nhỏ, phải dùng tay đặt giấy in từng tờ; máy kia in ruột, mỗi khuôn 8 bát chữ.
Sau 1063, chế độ Ngô Đình Diệm đổ, đọc nhật báo Chính Luận mới biết Tư Cao, với tên thật Nguyễn Văn Cao, hiện bị giam tại Khám Chí Hòa -- cứ như báo đăng, thì Tư Cao làm kinh tài cho Việt Cộng. Sau 30/ 4/ 1975, chế độ Việt Nam Cộng Hòa bị xó sổ, Tư Cao được bổ nhiệm lảm giám đốc Nhà in báo Sài Gòn Giải Phóng.
Nhớ lại năm 1966, Tư Cao lúc ấy là chủ nhà in Nguyễn Trọng in thiệp hồng cho nhà văn, mà lại in thiệp hống mực đen, in ảnh chú rể + cô dâu trên thiệp -- điều này Tư Cao chưa từng thấy bao giờ, nên chủ nhà in phản đối , không thể gọi là thiệp hống được, Tư Cao lên tiếng" thiệp hồng in mực đen thì hậu vận sẽ không tốt đâu " -- Đỗ trả lời cứ in mực đen :
"chính đây mới là thiệp cưới trang trọng, nghi lễ hàng đầu đấy".
***
Thư ông Nguyễn Quốc Bảo, bố vợ tương lại, cho biết tốt nhất vẫn nên hoãn lại, mặc dầu ngày cưới định đoạt kia bất ngờ quá, không thể nào chuẩn bị kịp.
Đỗ đọc thư xong, lấy xe gắn máy phóng ta Vũng Tàu, tìm đến quán Aux Délices, ngồi đây ngắm cô chủ quán, cũng để viết thư trả lời già đình bên vợ tương lai. Đại để, anh bày tỏ:
" ... trước sau gì cũng cưới, hơn nữa thiệp cưới đã gửi cho bạn bè, trong số ấy đa số là nhà văn, nhà báo, giáo sư ... chẳng mấy ngày nữa thì báo chí Sài Gòn nhất loạt đăng tin chúc mừng.
Có điều quan trọng nhất : Khuê + 2 bác có đồng ý không -- tiệc cưới sẽ diễn ra sau Tết âm lịch -- và cũng chỉ trong vòng 5 ngày sẽ lo đủ thủ tục cưới , hỏi cùng một lần."
Anh giở tờ nhật báo Chính Luận ngày hôm nay, nơi trang 8 đã đăng 2 tin chia vui với nhà văn chú rể. Và, anh dự đoán là chỉ trong vài ngày tới, báo chí Sài Gòn nhất loạt đăng tin mừng chia vui thôi..
Viết thư xong, anh ra bưu điện Vũng Tàu gửi bảo đảm + phát nhanh -- và anh tin chắc chỉ nay mai sẽ nhận được hồi âm từ Đà Lạt. Quả đúng như vậy, 3 ngày sau, người đi lấy thư về, trao cho anh điện tín ' gia đình đồng ý như lời hứa, đám hỏi+ cưới củng 1 lần , nhưng phải thực hiện theo đúng nghi thức, thủ tục'.
***
Vấn đề được đặt ra trong việc tổ chức đám cưới của Đỗ-- phía nhà trai chỉ có 2 người: cô ruột, bà Đỗ Thị Thảo đứng tên chủ hôn trong thiệp cưới, thay mặt bố mẹ của chú rể đã qua đời. Người kia là người anh nghĩa tử nuôi chú rể ăn ở từ mấy năm nay ở xóm đạo Tân Chí Linh, sau ở Ngã 4 Bảy Hiền.. Người đó là anh Phạm Quang Huyến, được Cao Thế Dung giới thiệu -- vì tay nhà báo+ giáo sư ở Taberd chứng kiến ' cảnh nhà văn thiếu nợ tiền thuê nhà ở xóm đạo Tân Sa Châu 5, 6 tháng, chủ nhà đành phải tịch thu cái tủ quần áo đáng giá nhất và trục xuất anh nhà văn nhà báo nghèo rớt mùng tơi ra căn nhà thuê thôi. '
Cưới vợ mà không sẵn tiền, đành phải đi vay . Nhưng ai đây, mới là người có thể cho' nhà văn đít nhà văn nhẵn thùi lụi như đít ếch, lương giảng viên 10 ngán đồng, tháng nào tiêu soẳn tháng nấy; đám cưới này dè xẻn cũng phải chi 100 ngàn ; mà chưa biết ai cho vay đây ? " Bỗng anh Huyến nảy ra ý:" ... ông đến ông Phú là vay được đấy". -- " ý kiến hay vậy, sao tôi lại không nghĩ ra nhỉ?". nói xong Đỗ vỗ vào đùi một cái.
Phú từng là lính của ca khúc quân nhạc có nhịp điệu: " ... ta chiến binh Sư đoàn Nhảy
dù ... "-- chàng này từng đi đào vàng ở Phi Nôm năm 1964 với Đỗ. . Người bỏ tiền đi dào vàng là Đinh Xuân Cầu , vụ đi đào vàng này nổi tiếng đến nỗi trong nhật báo Sống của Chu Tử , mục Ao Thả Vịt loan tin 2 cột trang 1: " ... nhà văn Đỗ từng được mệnh danh" vua chửi" hiện đang ở Phi Nôm để đào vàng với Đinh Xuân Cầu ".
Đỗ nhất định không vay tiền bà cô ruột để cưới vợ, có ý định vay tiền người ngoài là hay nhất, chỉ cần dành dụm vài ba tháng là trả hết. Tiền vé máy bay Air Vietnam cho 3 người cũng mất 1500 VN đồng -- bởi đường bộ trên quốc lộ 20 Sài Gon- Đà Lạt không an toàn, thường xuyên bị Việt Cộng phục kích ở cây số 135 ( hướng Sài Gòn đi Đà Lạt) . Cũng vì vậy, bạn bè ở Sài Gòn chi 3 đăng tin chia vui hơn là đi Đà Lạt dự đám cưới.
***
Mùng 5 Tết Bính Ngọ đến Đà Lạt, chẳng đồ sính lễ, áo cưới cô dâu chưa may -- vậy mà mùng 10 đã là ngày cưới. Coi như chỉ còn 4, 5 ngày nữa làm sao sửa soạn cho kịp đây?
Đà Lạt vẫn còn đắm chìm trong sương m ùcủa không khí mùa xuân; hoa anh đào năm nay nở 2 lần đỏ hồng rực rỡ thật đẹp . Phố xá Đà Lạt đông người du xuân, nhưng đa số cửa hiệu im lìm đóng cửa.
Cũng rất may cho Đỗ; trong số các khóa sinh ở Trung tâm huấn luyện Vũng Tàu; thì rất đông khóa sinh ở Đà Lạt. Chẳng hạn khoá sinh Giăng (Jean) ở 33 đường Hoàng Diệu
(gia đình quốc tịch Pháp, nên có tên Jean) vui lòng ' làm phù rể cho thầy'. Giăng giới thiệu một cựu khóa sinh khác, có người cậu ruột mở tiệm may TÚY ở đường Phan Đình Phùng, chuyên may áo cưới. Còn bác Bảo (bố vợ tương lai) quen một gia đình làm bánh ngọt trên đường Hàm Ngh i-- thế là tiệm này bị gõ cửa mở hiệu sớm đầu năm.
***
Tiệc cưới đặt ăn ở khách sạn Nam Đô, nhưng phòng cưới rước dâu ở Dalat Palace.
(phòng A, một trong 4 phòng đắt tiền nhất, trông ra hồ Xuân Hương).
Cô dâu theo đạp Báp -Tít Ân- Điển làm thủ thư Thư viện Báp Tit Ân Điển ở 66 đường Minh Mạng -- còn chú rể từng là con cầu tự chùa Quan Thánh ở Yên Bái, chưa tin Chúa-- nên trước ngày hôn lễ, chú rể tới tư thất giáo sĩ Mỹ Roberston để học giáo lễ
. Đỗ biết đây là một đặc ân; bởi lẽ phải là tín hữu đã làm báp-têm, chính thức là thuộc viên hội thánh mới được phép cử hành hôn lễ. Khi Đỗ và Khuê đến nhà ông giáo sĩ , bà giáo sĩ Betty Merrel. người đậm dương cầm trong đám cưới (sau này) , bà phán:
- một là Chúa có thêm một tín đồ, hai là mất một tín đồ trung tín, như cô Khuê!
***
Đỗ không thể quên ngày 30 tháng 1 năm 1966, khi hôn lễ được cử hành xong, sau khi rước dậu về khách sạn Dalat Palace, một giáo sĩ Mỹ nhìn thấy căn phòng rộng, đẹp, sang trọng, gồm 4 giường, 2 lò sưởi, 2 phòng toa-lét rộng thênh thang, và bộ sa-lông tiếp khách thật đẹp, có điện thoại riêng ở đầu giường, một giáo sĩ Mỹ hỏi nữ giáo sĩ Betty Merrel:
- bà có biết ông ấy làm nghề gì không?
- tôi không rõ lắm, nhưng mục sư Roberston chủ lễ đám cưới cho biết ông này là một trí thức Việt Nam hiện đang làm việc ở Vũng Tàu. Đây là đám cưới đầu tiên ợ Việt Nam, và chúng ta sẽ quay phim 16 mm, đem về Mỹ làm quảng cáo một đám cưới Cơ Đốc Nhân người Việt Báp- Tít ở Đà lạt. Cuốn phim này là một tư liệu quý giá cho thư viện báp Tít chúng ta ở Hoa Kỳ. .
***
Sau ngày cưới, vợ chồng Đỗ đã phải đem chiếc nhẫn cưới bán lại cho tiệm vàng Bùi Thị Hiếu ở Công trường Hòa Bình, để có tiền chi dụng hàng ngày.
Và 3 ngày sau, vợ chồng Đỗ đã lên phi trường quân sự Cam Ly, đợi chiếc máy bay nhỏ Cessna đưa về Trại Seminary ở Vũng Tàu.
Khi Khuê nhắc đến chuyện bà cô ruột của chồng bỏ về Sài Gòn nửa chừng, không làm chủ hôn lễ; chỉ vì một lý do nhỏ mọn chẳng đáng gì -- ấy là, tối hôm bà ngủ ở nhà bố mẹ Khuê, nhìn thấy cuốn sách trên kệ ngay đầu giường; bà vớ lấy đọc để chờ giấc ngủ. Nhưng mới đọc được vải câu, bà rướn đôi mắt nhìn thật kỹ, cuốn này viết về 5 nhà văn, trong đó có chú rể , cháu ruột của bà.
Tác giả, Du Tử Lê viết về ' thằng cháu chết tiệt tên Tường, bút danh Thế Phong' bỏ tiền mua vé tàu thủy vào Sài Gòn trước làn sóng di cư ồ ạt 1954, thật sự anh ta là " kẻ tứ cô vô thân". .Bà chau mày, khi đọc đoạn:
" ... Ông [cháu bà] ngồi, vừa nói chuyện với tôi vừa đánh máy 'Nhà văn, tác phẩm, cuộc đời'. Nghĩ đến đâu ông đánh máy tới đó, không viết trước. Bên cạnh chiếc đánh máy chữ là một ly cà-phê to ( loại 'ly sành') cùng 2 bao Bastos xanh, "gu" đặc biệt của ông. Ông uống cà phê như uống nước trà, và hút thuốc liên miên, ngay cả lúc đánh máy. Ngồi một lát, ông rủ tôi ra quán cà phê. Sau một thời gian giao tiếp, tôi cũng không biết ông lấy tiền ở đâu để sống! Ngoài việc viết lách, ông không hề làm việc gì khác, cũng không hề viết báo. Chỉ biết về sống tại đây là nhờ một người anh họ. Điều lạ hơn nữa là không báo giờ thấy ông than phiền về các vấn đề tiền nong, hay là kêu ca về những đau khổ mà cuộc đời đã dành cho ông. Không phải đời sống ông đầy đủ, không phải cuộc đời hậu đãi ông. Dĩ nhiên là thế! Hay ông là con người vô tư, đang sống trong hạnh phúc, trong tình yêu tràn đầy. Tôi biết chắc cũng không phải. Thơ văn và thái độ của ông chứng tỏ hùng hồn điều đó. Tất cả những chuyện ông nói với tôi, tuy có chua chát đắng cay; nhưng ông kể lại với một giọng hài hước, dí dỏm, không một chút hậm hực, không một chút oán hờn, than trách. Bất cứ ở đâu chỗ nào, ông cũng chỉ có một vẻ mặt: tươi cười, vui vẻ, một giọng nói vang động, vỡ nát. Nhưng tôi không tin tiếng cười, giọng nói đó phản ảnh mặt thực của tâm hồn ông.
Ở quán về, đêm đã khuya lắm, ông còn cố giữ tôi lại. Chúng tôi ra ngồi ở một chiếc bàn gỗ ngoài sân, dưới dàn hoa bông giấy. Chiếc 'transistor' để bên cạnh, phát ra những âm thanh kích động của một bản nhạc ngoại quốc. Chúng tôi im lặng hút thuốc. Mỗi khi đốm lửa xòe lên, lại một lần soi sáng khuôn mặt nhăn nheo, dữ tợn, lì lợm của ông. Nhưng không như mọi lần, ở đây mỗi khi liếc nhìn, tôi thấy ẩn sau những nét nhăn,có vẻ hung hãn kia, có một cái giò rất mỏng manh, rất khó nhận, nhưng cảm được. Một nỗi buồn, một vẻ ưu tư trầm kín, cái cảm giác mơ hồ về một đớn đau, một khắc khoải quằn quại, một chán chường, một khốn nhục ... Tôi không biết trong thâm tâm ông lúc đó ông nghĩ gì ? Hay không nghĩ gì cả? Tôi bỗng thấy buồn. Bỗng thấy một niềm thương tiếc không đâu đang dâng lên rào rạt trong tâm hồn tôi.
Xa xa tiếng súng đại bác từ miệt Phú Lâm vọng tới. Ông thở dài như nói một mình:
..." tôi không còn thân thích nào ở đây cả? Trong đời tôi, tôi chỉ quý mến và nghe lời một người, đó là mẹ tôi. Nhưng mẹ tôi không còn nữa, bố tôi cũng vậy. Tôi không anh em ruột thịt, chả có nhu cầu gì nhiều. Sống theo những gì mà mình muốn, làm những gì mà mình thích làm. Vợ con chưa có, lỡ có chết, có tai tiếng hay điều gì cũng chỉ một mình gánh
chịu ..."
Dừng một lát ông tiếp, giông thật nhẹ, xa xôi, khác hẳn bình thường; khiến tôi có cảm tưởng như tiếng nói đó không phải là của ông, mà của một ai xa lạ. Tôi nhớ mãi câu nói của ông:
" Tôi không muốn để ai biết tôi buồn, nỗi buồn của tôi chỉ có tôi biết mà thôi. Và tôi cũng không muốn nhận hay mang ơn ai cả ..."
( Năm sắc diện năm định mệnh/ Du Tử Lê, Sài gòn 1965).
Sáng hôm sau, bà Thảo nói với ông bà giáo Bảo. Rằng: bà không thể làm chủ hôn lễ cho đứa cháu ruột duy nhất này; bởi có việc cẩn gấp có mặt ở Sài Gòn
Ông bà giáo Bảo báo tin cho Đỗ biết và khuyên "nên giữ bà lại, dầu bà có giận đứa cháu ruột thế nào đi nữa, cũng không thể có thái độ, hành động ' đem con bỏ chợ' vậy"
. Nhưng dầu ai có nói sao, kể cả đứa cháu đích tôn dòng họ Đỗ ở Việt Trì/ Phú Thọ, là trưởng tộc -- bà vẫn xách va-li ra bến xe, trước ngày cưới
. Anh Huyến thấy vậy, thưa với ông bà giáo:
- Xin ông ba thương 'chú em nghĩa tử của tôi'; mà không chấp nhất thái độ cố chấp của bà cô ruột -- bởi ngày mai đã là ngày cưới, ông bà cho tôi được phép thay bà cô để làm chủ hôn.
Ông Nguyễn Quốc Bảo là đồng nghiệp với bố của Đỗ có tình bạn thâm giao từ xưa, mặc dầu ông Đỗ Văn Đức hơn một giáp tuổi. Ông Bảo hỏi Đỗ:
- Con có biết lý do nào mà cô của con lại bỏ về Sài Gòn ?
Đỗ cầm cuốn Năm sắc diện năm định mệnh' của Du Tử Lê, trả lời:
- Thưa 2 bác, vì cuốn sách 'chết tiệt' này , trong đó có câu: " Thế Phong vốn tứ cố vô thân, chẳng có họ hàng chi hết ..."-- khiến cô của con giận hờn , vì đã từng nuôi con ăn học 2 năm ; tại sao lại để cho họ viết là" tứ có vô thân"? Xin 2 bác thương con thì thương cho chót, chỉ cần 2 bác gật đầu, thì anh Huyến có thể thay mặt nhà trai đứng làm chủ hôn vào ngày mai.
bà giáo sĩ Mỹ Betty Merrel biết chuyện bà cô của chú rể bỏ về Sài Gòn không làm chủ hôn nữa --- đồng thời cũng biết cô dâu là thứ nữ; trong khi trưởng nữ chưa lập gia đình, theo thủ tục gia đình ở Việt Nam thì điều này không thể xảy ra được . Bà giáo sĩ hỏi , và tay thông dịch giải thích:
"Cô dâu không phải là chị cả trong gia đình, là thứ nữ lại đi lấy chồng trước, đối với gia đình khác là " chuyện không thể xảy ra được". Cô chị lớn hơn 4 tuổi mà chưa ai hỏi han tới, còn cô em lại ra ở riêng trước -- hình như chỉ có gia đình ông bà giáo Bảo là rộng lượng cho phép mà thôi. " .
Nữ giáo sĩ Mỹ Betty Merrel chưa hết thắc mắc:
- ... cô chị không đẹp và duyên bằng cô Khuê; quả chú rể có có mặt tinh đời! Hình như gia đình này chỉ có một ông giáo Bảo tin Chúa thôi, phải không?
-.. không phải vậy, cô chị cũng đã tin Chúa, nhưng không mấy thật lòng; vì cô chị 'mặc cả với Chúa là tin Chúa phải đáp ứng điều này, điều kia mà cô ta đòi' -- thật không gì khốn nạn cho bằng mặc cả với Chúa khi xưng đức tin, vì chỉ mong kiếm "ma- na" Chúa ban cho nhưng không.." -- vẫn là lời thông dịch viên .
nữ giáo sĩ Mỹ còn chất vấn :
- này ông thông dịch, ông có biết nhiều về thân thế chú rể không?
- cũng không nhiều lắm, nhưng tội có đọc tập thơ Asian Morning Western Music của ông ta-- và tôi cũng đưa cho giáo sĩ Roberston đọc . Có những câu thơ , sau khi đọc xong, thì giáo sĩ Roberston chau mày:
"... This land of ours counts on youi
Men who have convictions
Men who are not servants
Men who have dignity
Men who not allow wives to work for Americans
Men who have hopes
Men who bring salvation
I know you will hate me
I tell you
You must learn American
( If you want to know
what the hell is going on ...)
Bà giáo sĩ cũng chau mày, không mấy vui, khi lại giở ngược lên mấy trang trên; mắt dán vào bài Preface của giáo sư Lloyd Fernando :
" ... He is against those who would "use literature in the same way as bar hostesses do . In '"Truoc mat nhin thi si" ( Under the Poet' s Eyes) he declares: "The million lines of poetry which can become / directives for this nation in the future / Should be preceded by the million lines of poetry / caralooguing the hardship of t-day ... " His poetry, like his prose, is deeply committed, passionate, and supremely just .."
bà giáo sĩ Merry đọc tên người viết Preface , giáo sư Lloyd Fernando , Professor of English / University of Malaya ( Malaysia) -- rồi quay sang thông dịch viên, vừa cười vừa nói thật lớn: " Chắc ông không cần phải dịch sang tiếng Việt, phải không ông thông dịch tài giỏi? "
- Đúng thế, thưa bà giáo sĩ Betty; vì thật mà nói không phải ai cũng như tôi, rất thân thiện với người Mỹ đồng đạo Cơ đốc ; hình như ông Đỗ thì không thế, bà giáo sĩ ạ -- lời thông dịch viên.
- Nhưng ông này hiện đang làm với người Mỹ ở Trại Seminary do Tòa Đại sứ Mỹ đài thọ
mà ?
- Đúng vậy, nhưng đây là một trung tâm huấn luyện của Xây dựng nông thôn -- hình như các giảng viên làm việc ở đây đều được chính phủ Việt Nam cho phép hoãn nhập ngũ, thì phải ? -- vẫn là lời của tay thộng dịch, nói với bà giáo sĩ Mỹ Betty Merrel .
(còn tiếp)
t.p.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét