Thứ Tư, 4 tháng 12, 2019

một sáng cà-phê ở đường duy tân saigon cũ ... / đường bá bổn


một sáng cà-phê ở đường duy tân sài gòn cũ ,
với tác giả "Sài Gòn khâu lại mảnh thời gian"

đường bá bổn




Mới sáng tinh sương, một cú điện thoại gọi tới, nhìn số cuối 712 . Thói quen,vì số chưa quen, ít khi nhấc máy. 

Vợ tôi góp ý: " cứ nghe đi, xem sao; chắc không phải số lạ  lừa đảo công nghệ cao, nhân danh bưu chính hoặc công an,   đề hù doạ tống tiền ? ".

- bấm để nghe, thì cuộc gọi đã tắt;  đem điện thoại theo, tôi ra bờ kênh Nhiêu Lộc để tập thể dục như thường ngày. 

 - điện thoại reo,  có số cuối 712. 

 " cháu đây, sáng nay định mời chú đi ăn sáng, uống cà phê,  có được không? Nếu được, chú cho biết tên quán cà phê mà chú  tới thường ngày?" - lời nhà báo Tuổi Trẻ (tp. HCM) đã về hưu,  và là tác giả nhiều tập tản văn  đã xuất bản.  (tuần trước, Phan Kim Thịnh , nguyên chủ nhiệm tạp chí Văn học Sài gòn cũ ,  dẫn anh đến nhà tôi. )

" thế này nhé anh 712, anh cứ tới nhà tôi ; rồi chúng ta sẽ đi cà-phê nhé." ( tôi về nhà để thay quần áo mặc tập thể dục).

" vậy  đúng 7 giờ, 30 nhé, chú?" - lời anh 712.


                                                                    ***


-  ở tuổi 87 mà chú vẫn mặc quẩn jean, áo pull sao?" --  lời anh 712.

-  tháng trước tôi mặc sơ- mi, quần tây, tháng này tôi mặc quần jean áo pull, ấy là để thay "tua".

-  thời trẻ, chắc chú chơi thể thao? "

-  ở Hà Nội vào thập niên 50' s , sáng nào cũng lên sân Septo (sân Hàng Đẫy bây giờ)  tập thể dục và học  boxing với  huấn luyện viên Vĩnh Tiên.

-   đọc sách" Nhà văn tác phẩm cuộc đời" , chú không  giống bất cứ nhà văn nào , dám phơi bày tật xấu của mình, từng  ăn cắp tiền của Trần Phong Giao,  "chơi gái" mắc  bệnh lậu cũng kể-- và can đảm như Duyên Anh cũng cò điểu còn dấu giếm, sau này đọc một tác phẩm của 1 tác giả  ở Mỹ, quen thân Duyên Anh kể, mới biết  có điều  Duyên Anh giấu,  chưa kể trong tác phẩm .

-đọc chú, cháu thấy chú đả kích Vũ Khắc Khoan,  Mai Thảo ,  Thanh Tâm Tuyền ... ; -- kể cả nhà văn tiền chiến 'Nguyễn Đức Quỳnh, những nhà văn nổi danh thời ấy -- vậy bây giờ, nếu chú  đả kích họ thì có khác không?  Chú có thể nói rõ việc đả kích tạp chi Sáng Tạo  nhận tiền Mỹ rá báo, khi Mỹ ngưng; thì S.T. cũng chết theo.

-  nội dung vẫn vậy, lối viết có khác  đi.  Riêng  chuyện đả kích "sư phụ Nguyễn Đức Quỳnh", vì ông muốn dùng văn nghệ phục vụ  chính trị . ( thời làm cố vấn cho bộ trưởng Công dân vụ Ngô Trọng Hiếu) Và, chuyện  dùng văn nghệ phục vụ chính trị , tôi bật nhớ lại ngay  câu chuyện  nhà làm phim Mỹ Larry Johnson ở Oregon  (Mỹ)  phỏng vấn tôi nhiều lần trong 3 năm  liền (2012 -2015] :" tại sao nhà văn không thích  cách dùng" văn nghệ phục vụ chính trị?"

"-chính'chị ' (trị) già hơn chính 'em' , mà văn chương thì phải luôn luôn"trẻ"--tôi trả lời. 

- khoảng 1954- 55, hoạ sĩ Duy Thanh triển lãm tranh nhiều lần ở AllianceFrancaise , có một nhân viên Đại sứ quán Mỹ (William Tucker) đến xem tranh, và rất thích  tranh DuyThanh. Nhiều lần đến xem triển lãm tranh, có một lần, nhân viên Đại sứ quán kia đề nghị Duy Thanh đứng tên chủ nhiệm một tạp chí , tài chính sẽ do Đại sứ quán Mỹ đài thọ.  Duy Thanh trả lời , hoạ sĩ dành thời giờ để vẽ tranh nghệ thuật, không thích làm báo -- nhưng nếu cần,  hoạ sĩ sẽ giới thiệu một nhà văn di cư ở Hà Nội vào, chống Cộng triệt để (đã thể hiện cả trong tác phẩm  đã xuất bản) có thể làm chủ nhiệm . Nhân viên Đại sứ quán Mỹ đồng ý, và cuối tháng 12/ 1956, tạp chí Sáng Tạo ra đời , toà soạn 133 Đường Ký Con,  chủ nhiệm là Mai Thảo, và một quản lý đứng tên ở bìa sau , Đặng Lê Kim (*)  .  Cũng nên biết thêm, tên tạp chí Sáng Tạo đã xuất bản ở Khu Tư  , tướng Nguyễn Sơn là tư lệnh. Thời ấy, có một trường Văn hoá, giám đốc  Đặng Thai Mai, Nguyễn Đức Quỳnh là một rong số giảng viên đã dạy tại trường này -- và, Nguyễn Đăng Quý (tên thật  nhà văn Mai Thảo, sau này ) là học trò.  Năm 1950, Nguyễn đức Quỳnh và gia đình được lệnh vào  Hà Nội, sau Nguyễn Đức Quỳnh vào Huế, rồi Sài gòn, làm chủ bút tuần báo Đời Mới, tuy nhiên đứng tên ngoài bìa báo vẫn là Hoàng Thu Đông (chủ bút) Trần Văn Ân , chủ nhiệm. Di cư vào Nam, Mai Thảo đến gặp" thầy cũ", đưa thầy  đọc bản thảo" Đêm giã từ Hà Nội" , thầy Quỳnh ( lúc này dùng bút danh Hà Việt Phương)  khích lệ tác giả
" tác phẩm hay nên xuất bản ngay" .

- sách ra,  Duy Sinh (trưởng nam Hà Việt Phương) viết bài" bốc thơm, giá trị văn chương  lên cao vút từng mây"  , bài điểm sách  đăng trên Đời Mới ( tạp chí hàng đầu Sài gòn lúc bấy giờ).
-----
(*) - Đặng Lê Kim,người của nhân viên Đại sứ quán Hoa Kỳ" gài vào" kiểm soát ) .

-   vậy ra Sáng Tạo  mượn tên một tên báo từng xuất bản ở Khu Tư, chỉ sống được khi Đại sứ quán Mỹ " rót viện trợ " . Còn Nguyên Sa,  hình nhu chú cũng từng"chạm trán xung đột" ?

- có một lần, tôi đến toà soạn Sáng Tạo. gặp Nguyên Sá ở đó. Anh ta hỏi ngay: " .. cậu làm thơ ' đệm'  tiếng Tây hơi nhiều đấy, thế cậu có phải" đánh vật" với từ điển Tây suốt ngày không?" -- ' sao không, nhưng này , còn thơ cậu  cũng khá hay đấy; con của " cai thầu vé chợ Trần Văn Chi" làm  thơ được như thế là hay quá rồi! " .

 -nghe xong, Nguyên Sa nổi nóng, đưa trái đấm giúi thẳng vào mặt tôi, tôi  gạt tay cậu ta ra " cậu là bát kiểu, tôi bát sành, đụng thì bát kiểu sẽ "vỡ toang" đấy!" .

-cậu ta buông tay xuống, đi thẳng vào giường  Mai Thảo, nằm phịch xuống, nhắm mắt lại.

- sau năm 1970, chúng tôi ' bắt tay nhau vui vẻ , khi  đi ăn uống  với báo Trình Bày của Thế Nguyên, Nguyên Sa vừa cười vừa nói: " sao bây giờ cậu dễ thương thế, mà thơ cậu có" hồn" thật, tớ nói thật đấy, tờ từng nói câu này với Cao Thế Dung ở Trại Nhập Ngũ số 3 ".  

- Cháu có tập thơ Nguyên Sa viết tay thời còn là sinh viên, có cả chữ ký, ghi ở  Provence, cháu photo 1 bản  đưa cho Huỳnh Như Phương giữ -- và có viết một bài về một tác phẩm rất hay của Nguyên Sa " Chung Sự Vụ" -- bài này không thể đăng trên Tuổi Trẻ (tp. HCM) mà phải đăng ở một tờ báo khác.

- tập ký sự này, sau  khi Nguyên Sa tốt nghiệp Trường Võ Khoa Dự Bị Thủ Đức, được chuyển về Cục Quân Nhu, tác giả viết " điều trông, mắt thấy, cảm được sự  đau đớn tột cùng của vợ lính khóc chồng  lính chết trẻ trong cuộc chiến ." Tác phẩm xuất bản rồi bị cấm thì phải?

- vậy muốn đọc blog của chú , phải  làm cách nào?
-  thế này nhé, mời anh về nhà tôi lần nữa, tôi mở computer, luôn thể xem bài  viết giới thiệu
" Sài Gòn khâu lại mảnh thời gian " đã post trên  blog".

- trước khi ra về, anh 712 ghi lại số điện thoại   + địa chỉ mail của anh khá độc đáo của anh cho tôi
  < onggiaun@ ... . com >

-,  có  lời cảm ơn thầm nhà  văn 712,  đã gợi mở câu hỏi. để tôi có cơ hội giãi bày.



                                                                       ***


-Tôi cũng không hỏi lý  nào anh  712  tìm gặp tôi, đề nghị được photo" Hồi ký ngoài văn chương"
( xuất bản ở Mỹ):  rồi cưới vợ năm nào - hẳn là suốt 53 năm,vợ tôi chịu nhiều khổ sở với ông chồng nhiều  tật xấu. thói hư .

  --   và , anh 712  còn hỏi"  tôi vẫn  là mục sư TinLành? (lời  Phan Kim Thịnh xác quyết  với anh 712 là vậy).

-  thật chưng hửng  với câu hỏi này--  bởi lẽ,bởi tôi chỉ là tín hữu bình thường --  nếu  tôi có là mục sư Tin Lành như Phan Kim Thịnh xác quyết với anh --  thì không phải;  mà chỉ có thể là ...

" bà Nguyễn Thị Khê  khi về nước Chúa, sẽ được Chúa   giang tay đón  đứa con trung tín đã sống và làm theo Kinh Thánh , dắt đưa được rất nhiều tội nhân trở thành tín hữu Tin Lành, khi còn ở trần thế."

 ( lời  ông Phạm Kim,  bảo vệ viên  Chi hội Tin lành Thị Nghè /  quận Bình Thạnh/ tp. HCM).  

[]

đ.b.b.

Sài Gòn, December 5, 2019. 
(bài tu chỉnh: 25 Dec. 2019). 













Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét