Thế Phong : Hỡi linh hồn tôi
truyện vừa
lời tác giả:
Sau 1975, đến nay,hình như tôi có viết được 2 truyện vừa , đó là Hỡi linh hồn tôi (2003) + Truyện hoa đào năm ngoái (?) -- đến nay hình như tác giả không còn bản thảo ở nhà .
- bữa qua (14 Dec. 2019) mở web. T.Vấn & Bạn Hữu
< https://t-van.net/?p=3760 > -- tôi tìm thấy tác giả Ngộ Không đã viết về tôi (Tác gia, Tác phẩm) -- và trích dẫn toàn bộ truyện vừa
" Hỡi linh hồn tôi".
- vui mừng biết mấy, in ra ; và có ý định sẽ post dần dần trên blog Virgil Gheorghiu/TP (1 tuần/ 1 lần) . Có lời cảm ơn tác giả Ngộ Không-Phí Ngọc Hùng [1945- ] + web T.Vấn & Bạn Hữu.
- về truyện Hoa đào năm ngoái, tôi không nhớ rõ : " có gửi cho
web T.Vấn & Bạn Hữu cùng lượt với Hỡi linh hồn tôi không ? -- tôi sẽ dò hỏi sau.
thế phong
sàigòn, 15 december, 2019
Cầm cuốn kinh thánh Tân ước của chồng lấy ở phòng điều hành xe buýt về, Khuê chợt nhớ ra từ lâu không đến Hội thánh Báp-tít thờ phượng. Và nói với chồng:
- Mai chủ nhật, gia đình nhà mình đi thờ phượng đi anh?
-Ừ chiều nay anh nhìn thấy cuốn Tân ước Ghi-đê-ôn bỏ lỏng chỏng đầy bụi bặm, anh nhớ tới em nên cầm về. Vậy thì mai nghỉ một buổi bán mũ (nón), cả nhà đi thờ phượng Chúa em ạ.
Đỗ nhớ ngay đến ngày này của năm 1966, hôn lễ của 2 người tổ chức ở Đà Lạt -- khi ấy Khuê là thuộc viên của Hội thánh Báp- tít Trung tín, và làm ở Phòng đọc sách Báp tít Đà Lạt. Từ ngày gặp lại cho đến ngay cưới chỉ trong vòng 2 tháng. Từ Vũng Tàu, theo máy bay C.130 chở khoá sinh mãn khoá về Đà Lạt, anh đang lang thang trên đường đến Cà phê Tùng, gặp ngay Duật, sinh viên Đại học Sư phạm ở Sài Gòn lên học, đem theo cả vợ, cô Tâm và con gái nhỏ theo. Duật là sinh viên "cụ", khác hẳn sinh viên trẻ khác. Gặp Đỗ, bản quen; bởi Duật là nhà văn trẻ viết báo chung với Đỗ trong một tạp chí văn nghệ; mà chủ nhiệm là bạn chung cả 2 người. Duật vồn vã cho Đỗ biết vợ anh mơi gặp cô sinh viên học Dược xưa kia ở Sài Gòn hiện đang ở Đà Lạt-- khi nhắc tói Đỗ, cô Khuê ấy nói có biết từ trước khi còn ở Nghĩa Lộ. Đỗ là con ông giáo còn là đồng nghiệp với bố của Khuê, từng là hiệu trưởng trường Tiểu học Đa Nghĩa- Đà Lạt trước năm 1954. Duật cho Đỗ biết đại chỉ nhà riêng ở Phan Đình Phùng, và Đỗ nhớ ngay răng sau 1954 vào Nam, anh đăng báo tìm người nhà trên báo Ngôn Luận, là tìm ông bà giáo Nguyễn Quốc Bảo vào Nam từ 1952, và dạy học ở Đà Lạt. Đỗ rời quán Cá phê Tùng, đi thẳng xuống đường Minh Mạng tìm Khuê. Anh nhìn thấy Khuê với chiếc băng-đô đỏ trên mái tóc dài mượt mà, khuôn mặt chữ điền, với tà áo dài than thướt,ngồi trước bàn làm việc thật duyên dáng. Đỗ chưa vào ngay, anh nhớ lại hình dáng cô bé 13 tuổi ở Nghĩa Lộ, lúc anh ở tạm nhà cô một thời gian chờ bác Bảo xin phép cho Đỗ về Hà Nội học. Khuê có nét duyên dáng của một cô gái có học thức, đoan trang-- vá dưới mắt Đỗ khi ấy, đây là "cú sét tình yêu" mất rồi. Mãi sau, Đỗ mới mạnh dạn vào, hỏi:
-Thưa cô, cô có phải là con bác giáo Bảo xưa kia ở Nghĩa Lộ?
-Vâng, anh có phải là anh Đỗ?
Trao đổi vài câu chuyện xã giao, Đỗ trở về khách sạn, lòng lâng lâng vui mừng, mong chiều tối đến sớm đến thăm hai bác. Đỗ nhớ lại ngày trước khi về Hà Nội học, bác Bảo trai cho ở nhà bác, qua thư mẹ Đỗ gửi gắm. Và Khuê khi ấy mới là cô bé 13 tuổi, ngoài giờ học, ra chợ phụ giúp bác Bảo gái bán hàng. Hình ảnh Khuê mờ xa trong trí nhớ Đỗ 18 tuổi, với mái tóc đuôi gà đỏm dáng; thì nay khác hẳn, một thiếu nữ chững chạc, duyên dáng. Và cô gái này khi lập gia đình sẽ 'vượng phu ích tử', và mong ước mong giá được cô gái này để ý tời, tất sự sung sướng tăng gấp bội phần.
Có tiếng điện thoại từ tiếp tân khách sạn báo có khách, Đỗ gặp Duật cùng Tâm đến, Tâm nói ngay:
_ Phải khao mới được. Gặp cô sinh viên Trường Dược xưa kia mê tít rồi phải không? Khi tôi làm thư ký Đại học Dược Khoa, anh có nhớ thời kỳ này ở đường Norodom Sihanouk, sau đổi tên Thống Nhất. Tôi báo cho ông biết là có nhiều khách dòm ngó người đẹp thư viện Báp- tít lắm đấy nhé.
Đỗ nhìn đồng hồ, cũng sắp tới giờ cơm chiều, bèn mới vợ chồng Duật đến Bắc Hương ăn cơm. Tâm nảy ra ý định đến nhà Khuê, rồi mời nàng đi cà phê Tùng. Bản nhạc Green Field từ bữa ấy có Khuê nâng ly cà phê đen, cùng ngắm tranh Nghệ sĩ với cây đàn của Vị Ý. Đỗ nhớ rõ là chính anh đem từ Sài gòn lên bằng xe đò vào tháng 11 năm 1962. Đoạn đời gắn bó với Đà Lạt như khúc phim hiện dần trong trí nhớ. Trước năm 63, thời đệ nhất cộng hoà, thời tổng thống Ngô Đình Diệm, Đỗ bị coi như là phần tử chống đối, nhà văn bất kham, được in trên báo Tiếng Dân (2 cột trang 1), chung với nghệ sĩ cải lương Năm Châu:
"Kịch sĩ Năm Châu và nhà văn Thế Phong được đưa đi cải tạo ..." theo bản tin của Đài phát thanh Sài gòn loan đi vào lúc 7 giờ 15 sáng 21- 3- 63, cả bản Viet Nam Press Pháp ngữ số 4019 ngày 23- 3- 63:
"D' après le journal (Tiếng Dân) lancé la nouvelle que l'essayiste saigonnaise Thế Phong est actuellement détenu par les autorités Vietnamiennes pour lavage de cerveau ... .Les mensonges des communistes one fait long feu. Tiếng Dân souligne que le monde peut voir Thế Phong dans ses promenades journalières rues Lê Lợi et Tự Do ... " .
Khoảng 4 giờ chiều, Đỗ ngủ dậy-- lúc này thuê nhà ở Tân sa châu, xóm đạo của linh mục Khuê cha xứ -- nghe giọng một em bé bán báo rao lanh lảnh: "...mua báo mới đi, nhà văn Thế Phong và nghệ sĩ Năm Châu bị đưa đi tẩy não ở Vĩnh Long... ơ ơ ..." .
Cầm 2 đồng bạc mua tờ báo do trung tá Châu chủ nhiệm, do Nha Chiến tranh tâm lý ấn hành -- báo đăng tin để cải chính tin từ Hội nghị ở Le Caire do đoàn văn công Giải phóng miền Nam phóng ra, thế là từ nay phải lo cắt đuôi bọn theo dõi, để bảo đảm sinh mạng cho một già Năm Châu đóng tuồng và một trẻ viết văn Thế Phong.
Ngày này, Đỗ mới thôi làm cho tạp chí Văn hoá Á châu, giáo sư Thục chủ nhiệm, chẳng biết lấy đâu ra 3 trăm đồng thuê nhà cho chủ. Nỗi lo ấy lớn hơn cả việc báo loan tin được đưa đi tẩy não. Đỗ nhớ lại ngay ngày hôm tin ấy loan ra; mà anh chưa hay. Khi đến Bộ Canh nông tìm giám đốc Thức, người bạn vong niên cưu mang tiền chi tiêu, tiền ăn sáng;khi anh không chịu nổi cơn đói dày vò. Giám đốc Thức chưa tới, chỉ có anh tuỳ phái; mà sao hôm nay anh này lại lễ phép với anh cách bất thường. Đành gặp kỹ sư Huy Lực, phụ tá giám đốc Thức đưa đi ăn sáng, uống cà phê đỡ lòng vậy. Kỹ sư đưa anh xuống căng-tin; và cho biết anh tuỳ phái sáng nay đọc báo, hỏi anh:" có phải ông thường đến tìm gặp giám đốc được báo và đài phát thanh loan tin không? " . Thì ra sự lễ phép khác thường này có lý do từ nơi bác tuỳ phái, thường ra không coi trọng người bạn trẻ này của giám đốc.
Còn kỹ sư Lực, tác giả tập thơ đầu tay, từ nay trở thành bạn của Đỗ không mấy khó khăn; vì trong giới trường văn trận bút muốn làm quen với anh, chẳng dễ dàng gì. . Và anh được trong giới coi như kẻ khó tính, cao ngạo. Thơi kỳ này, tác giả trẻ Du Tử ra tập thơ đầu tay muốn có lời vào đề của Đỗ, đã phải cậy nhờ Tuấn Kiệt đưa bản thảo cho Đỗ, với lời rào đón thật kỹ càng, để sau này tập thơ đầu tay Du Tử ra mắt có 2 câu thơ vào đề của Đỗ; khiến cho tác giả trẻ tuổi này trong một cuốn sách viết về kỷ niệm văn nghệ sĩ, đã nhắc lại nhiều đêm Du Tử mất ngủ, chỉ sợ Đỗ không viết tựa rồi lại rêu rao toáng cả lên " thơ cậu ta được hồi lại với cái lắc đầu viết tựa".
Và, trong lúc bị bao vây kinh tế, không còn tờ báo nào cho viết bài đăng, thì lấy tiền đâu ăn, tiền trả thuê nhà, suốt một ngày dài ' người tình' chờ anh tỏ tình, như xin cưới chẳng hạn; vì cô sắp tốt nghiệp cán sự xã hội. Cô cũng biết trước rằng nếu Đỗ cho người dạm hỏi, chưa chắc gì ông cụ đã gả con gái cho "thằng vô nghề nghiệp, viết văn, viết báo lằng nhằng, lại kiêu ngạo. "Nó là cái gì, chẳng lẽ tao phải rước nò về cơm bưng nước rót như với mẹ mày ngồi trên bàn thờ ấy à?" -- lời ông Cao Phương, bố cô.
(còn tiếp)
t.p.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét