thư của 30 nhà văn,nhà báo trong nước + ngoài nước
gửi Thế Phong ở thập niên 90 's :
THƯƠNG SỸ
[ Nguyễn đức Long 1908 - 2008 / tp. HCM ]
...
...
...
tiểu sử nhà báo + phê bình văn học
THƯỢNG SỸ - NGUYỄN ĐỨC LONG
qua
Dictionnaire Biographique
trong cuốn
INTRODUCTION À LA LTTÉRATURE VIETNAMIENNE
par M. DURAND & NGUYEN TRAN-HUAN
( Collection UNESCO, Paris 1969 ) .
THUONG SY, vrai nom NGUYEN DUC LONG. Journaliste et critique littéraire. né en 1908 à Hanoi ( Nord Vietnam ) . Après l' enseignement secondaire, entra dans la carrière de l' enseignement privé. 1936, commence à écrire dans les journaux et revues de Hanoi --
1938- 39, collabore aux deux revues satiriques Vịt đực et Con ong , L' Abeille ) . 1940 - 1945, critique littéraire de Tin-moi van chuong et de Tin-moi nhat bao, pendant 5 ans de suite sans interruption, ce qui st assez rare .
Écrit auusi des nouvelles à caractère socialiste sous les nons de plume de Dúc Long et Hoang Lan, toutes les semaines et pendant deux ans de suite. Après la guerre et
l' armistice de 1954 émigra dans le Sud et collabora dès lors aux différentes revues :
Dan Viet (1955) -- Tu do (1955) dont il fut l' un des fondateurs ---Cai Tiên (1956 avec comme pseudonyme Huynh Bôi Hoang -- Nang- Som (1957) , Van Huu . On regrette
qu 'il ne puisse pas actuellement faire éditer un receuil de ses critiques littéraires qui
sont d' une grande valeur documentaire pour l' histoire de la littérature vietnamienne .
Il vit actuellememt à Saigon .
Cf. pp 129 135 173
( p. 216- 17 Dictionnaire biographique )
-----------------------------------------------------------------------------
Th. Sy 350 Bến Ch. Dg Q1
Kinh gửi
ông Thế Phong
...
------- Trần Khát Chân
... A Tân định
tp hồchiminh
--------------------------------------------------------------------------------
thư Thượng Sỹ gửi Thế Phong
1- ( thư không đề ngày tháng, chữ viết nguệc ngoạc, chữ nào chữ nấy to như " con gà mái đẻ trứng ", bởi " cụ Thượng Sỹ " mắt rất kém, tự viết thư lấy, không nhờ ai khác. Phong bì ở ngoài, dấu bưu chính đóng trên không rõ ngày, tháng, năm ) . (TP )
Thân gửi
anh Thếphong
Năm ngoái, tình cờ tôi bỗng thấy ba cái thư của Tam Lang viết cho tôi
từ lâu.
Thời kỳ này T. L. thât nghiệp phải lên Dran làm thư ký cho người bạn làm thầu khoán.
Tôi cất vào một chỗ . Cuối năm soạn lại sách- giấy bỗng thấy cái thư T.L. hiện ra . Hai thư kia viết mực đỏ . Thư này không tron (sic ) coi đây là " Tôi gửi anh thủ bút của T.L. còn giữ được .
Người ta vừa cho in cuốn viết về Nhất Linh. Bây giờ họ hết lơi ca tụng NL.
Tôi nghe người bạn nói với tôi, mà chưa được nhìn thấy sách . Tôi nghi có lẽ họ sẽ tiếp tục cho in ra nhiều sách của " Tự Lực " và các tác giả " tiền chiến" khác.
Trước là giặc nay là anh hùng -- Vũ Trọng Phụng mới được đặt tên cho một phố ở Hà nội .
Hết giấy
THƯỢNG SỸ
2-
Kính gửi anh Thế Phong,
Tôi được đọc thư anh và bái bài báo của anh Băng Sơn viết về Hà nội . Phác qua phong cảnh,và lối ẩm thực của người Hà nội.
Xin cám ơn anh đã cho tôi món quà đặc biệt mà tôi thích thú vô cùng . Bài của anh Băng Sơn cho tôi dịp nhớ lại những năm tháng dĩ vãng mà một nửa đời tôi ở Hà nội .
Tôi , sinh ra, lớn lên, đi học, dạy học, và hành nghề viết lách ở Hà nội . Những kỷ niệm tốt đẹp nhất, vui cũng như buồn là Hà nội.
Thế mà hơn 40 năm từ biệt Hà nội, để sống kiếp bohémien để rồi đành gửi xương nơi xứ lạ, quê người .
Nói như thế, anh thấy rằng: tôi ôm nỗi buồn, nhớ quê hương Hà nội không cách nào quên đi được .
Từ biệt Hà nội hồi tháng 8- 54 tôi chưa có cơ hội nào về thăm xứ Bắc, Hà nội, Nam định - Hải phòng.
Cám ơn anh Thế phong
Và anh cho tôi gửi đây Lời hỏi thăm ân cần anh Băng Sơn với Lời cám ơn thành thực . Khi nào có dịp vào Sài gòn, xin đừng quên ghé tôi .
THƯỢNG SỸ
Sài gòn 27 - 5- 97
vài dòng viết của thế phong về thương sỹ
- Cứ mỗi lần nhớ tới " ông bạn già vong niên Thượng Sỹ, tôi phóng xe Honda xuống thằng bến Chương Dương thăm "anh.".
Xưng hô bằng" anh" với " cụ Thượng Sỹ, cụ Nguyễn Đức Quỳnh ... " là phạm thượng, vì các bậc trưởng thượng ấy ở tuổi " cha chú" . Nhưng trong với văn chương, thì đều xưng hô như vậy cả.
Lấy thí dụ: " cụ" Nguyễn đức Quỳnh có cậu trưởng nam viết báo, làm văn ký bút danh Duy Sinh [ Nguyễn đức Phúc Khôi ] đều là " bạn" của tôi . Nên khi tôi tới nhà " cụ" gặp 2 người cùng lúc, thấy tôi lúng túng trong việc xưng hô, cụ nói :
" ... này cậu, trong giới văn nghệ, dù ở tuổi tác nào, thì cậu cứ nên gọi tôi bằng" anh" thôi nhé ".
Trở lại chuyện đến thăm " anh Thượng Sỹ" -- mắt anh rất kém, nhưng tai rất thính -- chỉ nghe tiếng xe gắn máy " đậu xịch" trước cửa nhà, anh đã lên tiếng: Thế Phong hả, vào đây".
Mỗi khi thấy anh vui vẻ, tinh thần phấn chấn, tôi bèn lên tiếng rủ anh đi chơi -- và thừa biết sở thích " thăm thú" ai nhất, ấy thế là tôi lên tiếng : " chúng ta đến thăm Thư Linh nhé anh?"
Tiếng cười trong trẻo, vui như Tết, anh vỗ vai tôi " phải đấy, còn chờ gì nữa ".
Anh nức nở khen chị Thư Linh không chỉ đẹp, sang, quý phái, lại rất lịch thiệp giao tiếp; kể cả lời ăn tiếng nói có kiểu cách nhưng chân tình -- " thảo nào khi xưa chị ấy làm ở báo Đàn Bà của Thuỵ An, chị đã được chủ nhiệm quý mến , coi như " đứa em gái không chỉ giỏi về văn chương báo chí mà còn mặn mà , vóc dáng cao sang ...".
Lần nào tôi đưa anh tới nhà chị Thư Linh , khi lên tiếng ra về, anh Thượng Sỹ chần chừ không muốn đứng dậy, và thầm đồng tình lời chủ nhân :
" các anh ở chơi đã, vội gì mà về sớm vậy !"
***
Sau khi anh Thượng Sỹ qua đời, chúng tôi đến viếng tại chùa Vĩnh Nghiêm, chị Thư Linh rơm rớm nước mắt , đưa tôi bài thơ " Ai Điếu "-- kính dâng Hương Linh ANH THƯỢNG SỸ .
Đọc tới câu" Người quý nể, kẻ ngại e / PHÊ BÌNH VĂN HỌC chẳng che giấu gì !"
- thế là tôi nhớ ngay câu chuyện nhà phê bình văn học Thượng Sỹ bị " đánh" rồi bị đẩy xuống hồ Hoàn Kiếm ( phía đường Trường Thi) -- vì một bài phê bình sách ' Đồi Thông Hai Mộ".
Nhà phê bình lóp ngóp bò dậy, xắn quần lên, ống thấp ống cao bám víu bờ cỏ leo lên
bờ hồ , ướt đẫm
. Nhìn vào quan tài quàn ở sảnh chùa, tôi ngậm lời :
" vĩnh biết anh: nhà phê bình văn học Thượng Sỹ từ lúc vào nghề cho đến khi qua đời, không có một tác phẩm văn học nào được in ra !!!
- và, ngẫm lại lời nhận xét của M. M Durand & Nguyễn Trần-Huân, thật chính xác :
kể cả in lại những bài phê bình văn học rất giá trị ở thời tiền chiến của nhà phê bình văn học Thương Sỹ thành sách cũng không có .
AI ĐIẾU
Kính dâng Hương Linh ANH THƯỢNG SỸ
Nhớ từ thuở trường văn trận bút
Ngôn luận dài chẳng chút kiêng dè
Người quý nể, kẻ ngại e
PHÊ BÌNH VĂN HỌC chẳng che giấu gì
Lời chính trực cần chi khen bậy
Ý cao minh, mự giấy thẳng dòng
VĂN ĐÀN NGỮ SỬ ... đời phong
Thanh danh THƯỢNG SỸ như cồng rền vang
Báo TIN MỚI đàng hoàng anh ngự
Ngôn luận tài chuyện cũ chưa quên
Thăng trầm lòng quyết giữ bền
Vững ngòi bút thép, không hèn chí trai
Có những lúc đêm dài canh vắng
Cặm cụi cùng giấy trắng mực xanh
Mỏi tay ghi những ý thành
Góp cùng vũ trụ bao cành hoa tươi
Viết văn chẳng vì cơm vì áo
Không giàu sang, rau cháo vẫn vui
Đường trần có bước ngậm ngùi
Không lưu tác phẩm cho đời mai sau
Cõi thế tục vàng thau lẫn lộn
ANH là vàng há trộn cùng thau
Vẫn vui trà ngát bên nhau
Vẫn cười những chuyện từ lâu đáng cười
Ngoài chín chục tuổi trời ... quá hiếm
Anh còn nhiều ưu điểm dễ thương
Chúng tôi rất mực kính nhường
Tôn anh : CHIẾU NHẤT trên trường LÀNG VĂN
Mới hôm trước đến thăm anh mệt
Mà hôm nay anh chết mất rồi
Tiếc anh ... THƯỢNG SỸ anh ơi
Xót anh tôi luống bồi hồi cảm thương
Từ nay phải âm dương đôi ngả
Vội vàng chi anh đã về tiên
Bỏ đây một lũ bạn hiền
Ngu ngơ sống cảnh vô duyên chán chường
Anh đã mất ... khó thương cũng mất
Viết nhớ anh chất ngất lời đau
Trăng Thu mờ ẩn nơi đâu ?
MỘT NGÔI SAO TẮT ... mái lầu sương rơi
SAI GON Đêm THU buồn 6-10- 1998
Vô cùng thương tiếc anh THƯỢNG SỸ
Xin chân thành cầu nguyện cho Hương Linh anh
sớm về cõi Niết Bà
Xin chia buồn cùng chị THƯỢNG SỸ cùng các cháu
THƯ LINH
NGHIÊM PHÁI THƯ LINH
( HẾT)
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
- bài 30 là bài chót " THƯ CỦA 30 NHÀ VĂN, NHÀ BÁO TRONG NƯỚC+ NGOÀI NƯỚC GỬI THẾ PHONG,Ở THẬP NIÊN 90 ' s ( thế kỷ XX) :
-- vậy là phải bỏ qua một số người ... -- tôi có lời xin lỗi rất chân tình đến quý vị đã được loan tên ở bài đầu .
- thay lời kết " LÝ DO CÓ BỮA ĂN HÔM NAY " Nguyễn Thị Khê đọc, nhân dịp tổ chức bữa tiệc " tân gia" trước thực khách về người chồng là một nhà văn " xấu nết, hoàng
đàng , côn đồ " -- chính là tôi đây .
Vợ tôi phán :
" ... tôi rất yêu thương 5 con tôi... và chúng cũng bị nạn với tôi; ấy la những trận mưa đòn mà Satan đã dùng tay của nhà tôi mà giáng trên mẹ con tôi -- xin anh Thế Phong đừng buồn nhé, vì em không oán hận anh đâu, ấy là Chúa phán với em : " Ta đã chọn người này làm một đồ dùng của Ta ... " -- để đem danh Chúa đến cho anh ... "
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét