Thứ Năm, 12 tháng 9, 2019
17 - thư của 30 nhà văn, nhà báo trong nước + ngoài nước gửi thế phong, ở thập niên 90 ' s ( thế kỷ XX ) : nhà báo KIỀU LIÊN SƠN [ 1936 - 2006 hà nội) + tác giả TRẦN NGUYÊN ÁNH ( đã qua đời ) .
thư của 30 nhà văn, nhà báo trong nước + ngoài nước
gửi Thế Phong, ở thập niên 90 's :
1 - KIỀU LIÊN SƠN
( Dương đức Dzư 1936- 2006 Hà nội )
...
...
...
vài hàng tiểu sử Kiều Liên Sơn
(theo trí nhớ TP )
- Kiều Liên Sơn có tên thật Dương đức Dzư ( có z ). Học chung một lớp với tôi ở Hà nội, thập niên 50 's (thế kỷ XX) . Nhà ở Cầu Giấy, mẹ là Việt Minh hoạt động trong bí mật, khi Thủ đô được giải phóng vào tháng 10/ 1954, bà được đề cử làm chủ tịch quận Cầu Giấy .
- ý định của Dzư là thi vào Trường Võ bị Liên quân Đà Lạt, nhưng thủ đô được giải phóng . ( 10 / 10/1954 ) Dzư trở về Hà nội.
- làm phóng viên báo " Cứu Quốc " -- được chủ nhiệm Xuân Thuỷ cất nhắc, (cùng quê làng Canh, ngoại vi Hà nội) , Kiều Liên Sơn trở thành nhà báo có khả năng, vị thế được thăng tiến, so với các bạn cùng làm văn, viết báo : Băng Sơn, Nguyễn Minh Lang, Giang Quân, Băng Hồ , Vân Long, ... những cây viết hoạt động báo chí ở Hà nội . ( trước 1954) . Vân Long và Kiều Liên Sơn không chỉ là bạn thân, xưng hô " tao, mày" với nhau ở ngoài đời ; lại có chuyện xích mích "tày trời "-- ấy là Kiều Liên Sơn khẳng định " từng bị Vân Long viết đơn tố cáo " chuyện gì đó có hại cho " sự nghiệp làm báo Kiều Liên Sơn đang phất lên" như diều " ở báo Cứu Quốc .
- trong đám tang Lê Tám ( tức Lương danh Hiền ) bạn cũ Hà nội tham dự gần đông đủ Hoàng công Khanh, Hoài Việt, Giang Quân ... có cả Kiều Liên Sơn. Vân Long kéo Băng Sơn ra chứng kiến . Nôi dung chính đã viết thư cho Thế Phong để cải chính chuyện Vân Long viết đơn tố cáo Kiều Liên Sơn.
Cùng xem thư Vân Long gửi Thế Phong , có đoạn Vân Long phê phán Kiều Liên Sơn :
Hà nội ngày 12 - 4- 1996
Thế Phong thân mến ,
Mình rời ga Hà nội lúc 7 giờ 30 ngày 1/4 thì 8 giờ 30 cùng ngày đã ký hợp đồng làm cho báo " Sức khoẻ và Đời sống " ( Bộ Y Tế) , phụ trách mấy trang văn hoá hoá nghệ thuật cho báo này. ( 700 .000 VN đ/ tháng ) . Ông đừng cười cái " máu " viên chức của mình. Một phần vì muốn có số lương chắc chắn để gửi muôi con ở bên Nga, một phần để mình tập trung viết những cái mình thích, không thể tự pha loãng minh để kiếm sống được!
Mình đã nhận được ảnh . Thế Phong hơn tuổi mình mà còn phong độ lắm ! Vẫn nhớ ơn bạn đã chia xẻ với mình mấy ngày ở Sài gòn . Thư sau xin gửi về 56 a Bà Triệu, gửi về 65 Nguyễn Du, hàng tuần mình mới về đấy, sẽ chậm nhận được.
Về được mấy hôm thì dự đám tang Lê Tám, tức Lương danh hiền. Bạn cũ đến đông đủ : Hoàng công Khanh, Hoài Việt, Giang Quân ...
Nhân gặp Kiều Liên Sơn ở đây , mình kéo cả Băng Sơn ra chứng kiến. Nội dung chính thì Băng Sơn đã viết thư cho Thế Phong rồi : Không có chuyện V, Long viết đơn tố cáo gì gì cả . Sau đó, mình có bảo KLS : " Mày có thấy viết đơn tố cáo như vậy là một hành động đê hèn không ? Vậy tại sao mày vu cho tao làm cái chuyện đê hèn ấy ? Hay đó là chuyện bình thường mày vẫn làm nên muốn gán chuyện ấy cho ai cũng được . "
Cậu ấy lúng túng thanh minh trước mặt Băng Sơn , và cũng trước B Sơn, mình đính chính không có chuyện ăn ở nhà KLS ngày nào cả . " Nếu tôi có những lỗi gì với cậu, chỉ là lỗi tôi không quan tâm đến việc cậu sống thế nào và làm gì . "
Cũng dễ hiểu, nếu Thế Phong biết mình vắng mặt từ 1965 đến 1980 ở Hà nội, làm việc ở Hải Phòng - Hà Đông . Tôi tin rằng Thế Phong không nghe nhầm về lời KLS đã nói về tôi !
Cởi xong cái nút buộc ấy để rồi quên đi, làm việc khác . Mình đọc vội xong tập của H.K. Phong để chuyển -- và đã chuyển cho T.Văn Thuỷ. Thấy H K Phong viết khá sinh động, mô-típ hi người lính đối địch viết chung một cuốn nhật ký là sáng tạo . Đọc xong, thấy HKPhong hơi cực đoan, nhưng nghe TV Thuỷ cho biết những nguồi cực đoan hơn lại phản đối Hoàng Khởi Phong ở Hải ngoại, làm mình lại thương HK Phong, người hẳn muốn có tiếng nói trung thưc giữa hai chiến tuyến ...
Đọc phần tự thuật của Thế Phong, thấy được cuộc sống hoàn toàn bằng ngòi bút của TPhong sau 1954 mà thèm . Vì bọn mình ở ngoài này dù viết giỏi đến mấy cũng không thể sống bằng ngòi bút, mà sống bằng" đồng lương cán bộ " . Các nhà văn có trình độ chuyên nghiệp lại làm việc kiểu nghiệp dư . Điều này hạn chế sự sáng tạo không ít . Nhất là
thời gian để viết thì eo hẹp vô cùng vì những việc sự vụ phải làm bởi đã ăn lương .
Đọc xong chắc sẽ có ý kiến mới . Phần đầu cho người đọc thấy tác giả rất thật khi kể về đời mình, phơi bầy cả những khiếm khuyết mà nhiều người viết khác che giấu, bỏ qua .
Ngược hoàn toàn với nhà văn Ng. Dậu [ nhà văn Hà nộ ] i (*) ], mà truyện nào ông cũng là nhân vật chính diện cao cả, độ lượng, được đàn bà mê ... Thói đạo đức giả được chia cho nhiều người viết, ở ông này tập trung rõ nhất .
Bà vợ nhà văn Thế Phong cũng" xứng đôi " với ông chồng ở sự hồn nhiên chân thực, mình rất thú cuộc nói chuyện hôm ấy. Nói về cá tính nhà văn không ai nói giỏi bằng ... vợ nhà văn !
Thôi, tạm dừng bút . Sắp có cuộc hội thảo về Băng Sơn ở Thư Viện Hà Nội . Phải đọc lại B Sơn, và chuẩn bị một chút. ./.
Thân
VÂN LONG
( ký tên )
------
(*) - chữ đứng trong [ ...] của Biên tập ( TP)
- Kiều Liên Sơn đã cho xuất bản một tập thơ, một tập truyện + bút ký và biên tập một tuyển tập gồm những cây bút của Hà nội trước 1954. " Viết trong Hà Nội 1950 - 1954 ".
( nxb Hà Nội ).
- hình như " TẠP CHÍ HÀNG KHÔNG VIỆT NAM " là tờ báo sau cùng Kiều Liên Sơn cộng tác -- trước khi qua đời ở Hà nội vào năm 2006.
THẾ PHONG
Sài gòn 13 September, 2019.
thư Kiều Liên Sơn gửi Thế Phong :
TẠP CHÍ
HÀNG KHÔNG VIỆT NAM
------------
ĐT : 2.71700
Hà Nội, ngày 20 tháng 1 năm 1997
Thế Phong thân,
Cũng đã từ lâu mình không vào Tp. HCM.
Công việc cũng bận, không biết từ nay đến tết có vào được không !
Mình lên danh sách số anh em cũ, gửi cho anh em,trong đó có TP
[ Thế Phong ] (*)và nhờ TP chuyển cho Lê Nguyên Ngư . [ Hồ Nam - Vương Tân ] .
Mọi việc ngoài này vẫn bình thường, số anh em cũ đang chuẩn bị ra tập hồi ức
" Hà Nội một Thời - Làng báo làng văn 1950 - 1954 ". TP có mẫu ( sic ) nào gửi ra kịp, bọn mình sẽ sắp xếp đưa vào cho vui ( nghĩa là tiếp theo tập " Viết trong Hà Nội 1950 -1954 " .
Sơ bộ, hôm nào vào nói chuyện nhiều, mình gửi lời thăm bà TP và cac cháu !
Chúc gia đình một năm mới mạnh khoẻ va hạnh phúc . Gặp bạn bè trong đó cho mình hỏi thăm . ./.
Thân
KIỀU LIÊN SƠN
(ký tên )
------------------------------------------------
- bài tu chỉnh ( 3 H 15 PM 13 Sept. 2019) .
--------------------------------------------------------------
II - TRẦN NGUYÊN ÁNH
( 19 xx -- 20 xx ]
...
...
tiểu sử tự-kể của Trần Nguyên Ánh
Tôi và Thế Phong bạn cùng học 1 lớp từ năm 1950 ở Hà nội -- (*)
Chợt nhớ, chợt quên, chiều ngày 19. 8. 1995 , tôi ghé thăm Anh --
vẫn tự nhiên như lúc còn đi học, nên gặp nhau vẫn TAO, MÀY vui vẻ .
Nhân dịp này Anh tặng tôi cuốn "T.T.KH , Nàng là Ai ?" mới xuất bản gân đây .
Đọc xong tôi mới viết thêm 4 câu chót trong bài thơ này -- để cảm thông với
"T.T.KH - Nàng là Ai ?"
Trong một đời người, những ai vướng mắc vào cái nghiệp Văn Thơ Hão Huyền đều ít nhất cũng bị dang dở "Yêu Đương" 1 lần !! Âu đó cũng là cái nghiệp của những người làm thơ !!
19. 8. 1995
-----
(*) - Trần Nguyên Ánh và Dương đức Dzư
cùng học với tôi một lớp ở Hà Nội năm 1950.
- tôi và Kiều Liên Sơn đã hoạt động văn chương,
báo chí ngay thập niên 50' s ở Hà nội .
- còn Trần Nguyên Ánh bắt đầu hoạt động văn chương, thơ phú
sau khi dư vào Nam ( 20/7/ 1954 ) .
- vì vậy, 2 bạn ấy cùng học một lớp, một trường
mà không hề biết nhau;
- hình như sau năm 2000, Trần Nguyên Ánh xuất cảnh
( tôi không rõ đến nước nào) và đã qua đời.
- cây bút Khải Triều, một bạn thân thiết của
Trần Nguyên Ánh, đã viết nhiều bài về tác giả T.N.Á.
TP.
Sài gòn, 13 September, 2019.
- một bài thơ Trần Nguyên Ánh gửi Thế Phong :
ĐỚN ĐAU MẤY KHÚC ĐOẠN TRƯỜNG
( Gửi THẾ PHONG để ghi lại một chiều
đến thăm Anh -- 9. 8. 1995 )
T.N.Á.
Quen nhau từ buổi thiếu thời ,
Tóc xanh sớm nhuộm buồn vui xa nhà .
Trời mây khói sóng Sông Hà,
Thăng Long hò hẹn Chiều pha dáng vàng !
Hồ Tây nhẹ gió mơn man ,
Lòng bâng khuâng nhớ trăng tan bồng bềnh !
Bốn phương ngùn ngụt chiến chinh,
Nước non chia chẻ chân mình bước đi !
Vào Nam hồn xác phân ly ,Mông mênh biển cả tái tê biển người !
Rầu rầu nắng hạ mưa rơi ,
Sài gòn đổi chủ đất trời ngửa nghiêng !
Chợt buồn, chợt nhớ, chợt quên ,
Ghé thăm ban cũ -- Ai tìm đến ai !
Tách cà-phê đắng , đùa rai " tao, mày " !
Văn chương thơ phú còn say ,
Tặng nhau cuốn sách đêm này đọc chơi !
Cảm thông tình vỡ tan rồi ,
Mới hay dang dở một đời còn vương !
Đớn đau mấy khúc đoạn trường !
TRẦN NGUYÊN ÁNH
ban đêm 19. 8. 1995
------------------------------------------------------------
kỳ sau : THƯ LINH [ Đặng thị Lạc 1924 - ]
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét