05/07/2018
Lại nghi án đạo văn : phát giác của nhóm Nguyễn Phúc Anh, đối với Nguyễn Xuân Diện
Ví dụ, hiện tại có các nghi án đối với ông Nguyễn Đức Tồn (Giáo sư ngành ngôn ngữ), đọc ở đây; hay nghi án đối với ông Nguyễn Huệ Chi (Giáo sư ngành văn học), đọc ở đây. Rồi thì, ông Nguyễn Đức Tồn lại tố các ông khác, trong đó có ông Trần Ngọc Thêm (đọc ở đây). Bản thân đương kim Bộ trưởng Bộ Giáo dục Phùng Xuân Nhạ cũng dính nghi án (đọc ở đây).
Xử lí với nghi án đạo văn trong học thuật Việt Nam thật đáng buồn. Có khi lâu ngày thành ra đánh bùn sang ao, hòa cả làng (ví dụ ở đây). Nên có nhóm vừa đưa ra vấn đề "liêm chính học thuật". Cùng trong khu vực Đông Á, ở Nhật Bản hay Hàn Quốc, đạo văn thực sự thì ngay lập tức sẽ mất toàn bộ, rất nghiêm khắc (ví dụ ở đây hay ở đây, ở đây, ở đây).
Xử lí với nghi án đạo văn trong học thuật Việt Nam thật đáng buồn. Có khi lâu ngày thành ra đánh bùn sang ao, hòa cả làng (ví dụ ở đây). Nên có nhóm vừa đưa ra vấn đề "liêm chính học thuật". Cùng trong khu vực Đông Á, ở Nhật Bản hay Hàn Quốc, đạo văn thực sự thì ngay lập tức sẽ mất toàn bộ, rất nghiêm khắc (ví dụ ở đây hay ở đây, ở đây, ở đây).
Từ mấy tháng nay, trên Fb, nhóm Nguyễn Phúc Anh đang truy cứu một nghi án nữa, là dành cho ông Nguyễn Xuân Diện (Viện Nghiên cứu Hán Nôm).
Mấy ngày trước, nhóm Nguyễn Phúc Anh đã cho đăng bài đầu tiên trên mặt báo. Để rộng dư luận, đưa bài đó về đây đánh số đầu tiên. Vì là bài đăng chính thức đầu tiên.
Các thông tin liên quan, các phản luận, các phân tích nghiêm túc sẽ cập nhật ở phần bổ sung như mọi khi.
---
Bài chính thức đầu tiên (trên tờ Văn hóa Nghệ An vừa ra)
---
BỔ SUNG
.
0.
"
Sau những bài viết của tôi về ông Tiến sĩ đạo văn, nghiên cứu viên cao cấp, nhà Hán Nôm học tự xưng hàng đầu của Viện Nghiên cứu Hán Nôm Nguyễn Xuân Diện, cùng thành tích nghiên cứu khoa học rởm của ông ta (rất rởm, từ luận án Tiến sĩ đến toàn bộ nghiên cứu trở lại đây) thì gần đây, bắt đầu có một chiến dịch truyền thông bôi nhọ tôi diễn ra trên mạng internet.
Rất vui thưa các quý ông. Đề nghị tiếp tục.
Đến Wikipedia còn không chịu nổi những kẻ gian dối này, họ đã xoá những thông tin sai lầm vô văn hoá viết về tôi trên đó
Phát hiện của ông @Trương Ngọc Hà nào đó hay comment chửi bới tôi trên mạng.
Xin chân thành cảm ơn ông.
https://www.facebook.com/anhnp86/posts/1103957736409183
"
Nguyễn Phúc Anh
Nguyễn Phúc Anh | |
---|---|
Sinh | Nguyễn Phúc Anh Xã Phúc Thọ, trấn Đông Anh, Hà Nội, Việt Nam |
Nơi cư trú | Hà Nội, Việt Nam |
Tên khác | Phúc Ông, NPA |
Quốc tịch | Việt Nam |
Học vị | Tiến sĩ |
Học vấn | Đại học Quốc gia Hà Nội Đại học Thủ đô Tokyo |
Nghề nghiệp | Giảng viên khoa Văn Học trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội (2009 - 2014) Nghiên cứu sinh Đại học Harvard (2014 - 2018) Thỉnh giảng viên quỹ Asian Graduate Fellow của Viện Nghiên cứu Á châu, Đại học Quốc gia Singapore Cán bộ Đại học Quốc gia Hà Nội (từ 2018) |
Cân nặng | 220.5℔ |
Con cái | 1 |
Website | http://nguyenphucanh.net |
Nguyễn Phúc Anh (sinh ngày 12 tháng 08 năm 1986 tại Hà Nội) là một nghiên cứu gia Hán Nôm và nhân chủng học Việt Nam[1].
Mục lục
[ẩn]Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]
Ông Nguyễn Phúc Anh (Hán Nôm: 阮福英), tự Long Anh (隆英), hiệu Phúc Ông (福翁), sinh ngày 12 tháng 08 năm 1986 tại xã Phúc Thọ, trấn Đông Anh, Hà Nội.
Thuở nhỏ, ông học trường Trung học phổ thông chuyên Hà Nội - Amsterdam, sau đó thi ngành Hán Nôm khoa Văn Học trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. Ngay năm nhất, Nguyễn Phúc Anh được trao thưởng đồng thời cấp Đại học Quốc gia Hà Nội và cấp chính phủ, được vinh danh tại Quốc Tử Giám Hà Nội với luận án Luận giải nhan đề tác phẩm 'Văn tâm điêu long' của tác giả Lưu Hiệp[2][3].
Ngay sau lễ tốt nghiệp, ông được quyết định giữ lại trường làm cán bộ Đoàn Thanh Niên, văn thư - lưu trữ kèm công tác chính là dạy môn Hán Nôm Cơ Sở.
Bước sang giai đoạn 2014 - 2018, ông được trường cử đi học tiến sĩ ngành xã hội nhân chủng tại Đại học Thủ đô Tokyo với tư cách đương nhiệm nghiên cứu sinh Hán Nôm Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam. Được một năm, ông tạm gác việc học để sang Mỹ dự khóa ngắn hạn chuyên nghiên cứu tài liệu lưu trữ của Viện Yên Kinh[4], nội dung bao hàm những chương mục liên đới lịch sử - văn hóa Việt Nam từ hậu kỳ trung đại về sau. Đề tài ông chọn tập trung vào vai trò đang nổi của chủ nghĩa dân tộc Việt Nam trong bối cảnh tương quan các nước Đông Á (Trung Hoa, Đài Loan, Triều Tiên, Hàn Quốc và Nhật Bản) cùng một số quốc gia cựu cộng sản. Chuỗi nghiên cứu này có mối liên hệ mật thiết với lý tưởng về một xã hội cởi mở hơn khi đặt vấn đề xem xét một cách phê phán những ảnh hưởng mang tính ý thức hệ của chủ nghĩa dân tộc đối với xã hội Việt Nam thời sau Đổi Mới. Thành quả hoạt động này là việc công bố khoảng 20 luận văn nghiên cứu lịch sử giao lưu văn hóa giữa các nước Đông Á bằng nhiều thứ tiếng. Ông cũng dịch và tham gia dịch nhiều chuyên luận và bài viết từ tiếng Anh, tiếng Hán và tiếng Nhật sang tiếng Việt.
Từ thành công bước đầu này, Nguyễn Phúc Anh quyết định chuyển hẳn hướng nghiên cứu sang nhân loại học, bao gồm : Chủ nghĩa dân tộc, chính trị căn cước, trị tâm thuật và chủ nghĩa tân tự do ở Việt Nam cùng các nước hậu cộng sản khác.
“ | Vấn đề nghiên cứu sử học hiện nay tôi thấy ở Việt Nam là mọi người vẫn bị kẹt mãi trong câu chuyện chân/ngụy, thật/giả. Tôi nghĩ sử học nên đặt những câu hỏi khác sớm. Quan trọng trong thực hành nghiên cứu lịch sử là giải thích tiến trình hình thành quan điểm, "sự thực lịch sử" đó chứ không phải chỉ ra nó chân/hay nguỵ. Nếu chúng ta thừa nhận không có sự thật lịch sử thì tại sao ta phải cố chứng minh rằng cái sự kiện này là đúng hay sai ? Giám định văn bản học không nhằm mục đích để tìm ra văn bản đáng tin hơn. Bản thân nó không phải là ngành khoa học. Nó là một thao tác khoa học, thao tác xử lý tư liệu. Nhờ vào thao tác này một nhà nghiên cứu có thể thiết lập những lý giải của mình về lịch sử, đem đến cho người đọc một cảm giác về sự đáng tin, nghiêm túc và tận gốc rễ của nghiên cứu lịch sử đó. Và nhờ thế nghiên cứu lịch sử đó trở nên đáng tin hơn, theo tiêu chuẩn "đáng tin" của thời đại nhà khoa học đang sống. Anh vẫn có thể dùng Thiên Nam Dư Hạ Tập cho cực nhiều nghiên cứu. Vẫn dùng được. Không chỉ lịch sử ngụy tạo văn bản. Có thể nói về lịch sử hình thành di sản, sự khác biệt trong cách thức kẻ sĩ Việt Nam và trí thức Pháp nhìn về vấn đề di sản, từ khi nào khái niệm bảo tồn di sản được đưa vào Việt Nam, trí thức bản địa có ý thức về bảo tồn không ? Việc họ lấy từ thơ Trung Quốc để làm thành thơ Lê Thánh Tông có căn cứ trên sự tương đồng thi học nào ? Động cơ tiền bạc và vị lợi có phải là một yếu tố tạo nên lịch sử ? Lịch sử của quá trình thực dân hóa ở Việt Nam ? Lịch sử thư tịch Hán Nôm và quá trình sử liệu hóa thư tịch Hán Nôm (vốn chưa bao giờ mang tính sử liệu)... Vấn đề như tôi đã nói, là đặt câu hỏi như thế nào và trả lời nó ra sao. Tôi đồng ý việc chỉ ra tính chất tạo tác của Thiên Nam Dư Hạ Tập và Binh Thư Yếu Lược để cấu trúc lý giải lịch sử của một lớp nghiên cứu mới. Nhà khoa học cần làm thế, để thiết lập nên diễn giải của mình về quá khứ. Cái em nghĩ cần tránh ở đây là cách đặt câu hỏi về chuyện thật/giả chỉ để mà chứng minh nó là thật/giả mà thôi. Nó không còn là những câu hỏi năng sản trong nghiên cứu nữa. Xử lý văn bản và diễn giải sử liệu là hai THAO TÁC quan trọng thì đúng, còn nâng nó lên thành khoa học thì tôi e là có vấn đề về mặt khoa học luận. | ” |
— Nguyễn Phúc Anh, Đáp Trần Trọng Dương về hướng nghiên cứu sử học tại Việt Nam hiện đại, 2017 |
Công trình[sửa | sửa mã nguồn]
Luận văn[sửa | sửa mã nguồn]
- Nguyễn Phúc Anh, “Luận giải nhan đề tác phẩm Văn tâm điêu long của Lưu Hiệp“, in trên Tạp chí Hán Nôm, số 6 năm 2007, tr.65-71.
- Nguyễn Phúc Anh, “Tổng thuật những thành tựu nổi bật nhất trong nghiên cứu Văn tâm điêu long hiện đại ở Trung Quốc”(Some Achievements of Wenxindiaolong Studies in Modern China), Tạp chí Văn học nước ngoài, số 6 năm 2009, tr.107-120.
- Nguyễn Phúc Anh, “Tình hình nghiên cứu Văn tâm điêu long trong giai đoạn cổ điển và sự ra đời của Văn tâm điêu long học hiện đại“, Thông báo Hán Nôm học, Nhà xuất bản Thế giới, năm 2010, tr.37-89.
- Nguyễn Phúc Anh, “Bối cảnh tri thức và sự hình thành Hóa nguyên luận của Lê Văn Ngữ” (Intellectual Context and The Formation of Le Van Ngu’s Theory of Creation), Tạp chí Hán Nôm, số 3 năm 2010, tr.27-44.
- Nguyễn Phúc Anh, “Tính hai mặt của chủ thể thông diễn – Khảo sát những diễn dịch của Nguyễn Phúc Ưng Trình về Khổng Tử”, Tạp chí Hán Nôm, số 2 năm 2011, tr.56 – 67.
- Nguyễn Phúc Anh, “Từ việc khảo sát các hệ bản “Tứ thư Ngũ kinh đại toàn” ở Việt Nam bàn về vai trò của hệ thống Đại toàntrong khoa cử truyền thống”, Tạp chí Hán Nôm, 110, 1 (2012), tr.28-45.
- Phuc Anh Nguyen, Dang Quynh Trang, “Studies of Hung Vuong by Foreign Scholars and Diachronic Chinese Ones in Particular”, Vietnam Social Sciences, 146, 6, 2011, pp.67-78 (English).
- Phuc Anh Nguyen, “Examining Tendencies of Combining Chengyi (程頤)’s and Zhuxi (朱熹)’s Zhouyi-Studies (易學) in East Asian Classical Studies (東亞經學)”, Suoi Nguon Review, General Publishing House, 2012, Ho Chi Minh City, pp.292-314 (Vietnamese).
- Nguyễn Phúc Anh, “Luận ngữ tinh hoa và thực chất thái độ “tôn Khổng” của Nguyễn Phúc Ưng Trình”, Hội thảo Kinh điển Nho gia ở Việt Nam, Trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn, Đại học quốc gia Hà Nội, tháng 12 năm 2009 (không in kỉ yếu. Email me to read full text)
- Nguyễn Phúc Anh, “Thông diễn mới về thiên Nguyên đạo 原道 trong Văn tâm điêu long 文心雕龍 của Lưu Hiệp“, Hội thảo “Nghiên cứu và đào tạo khoa học xã hội nhân văn ở Việt Nam: Thành tựu và kinh nghiệm”, Trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn, Đại học quốc gia Hà Nội, tháng 11 năm 2010 (Hội thảo không in kỉ yếu).
- Nguyễn Phúc Anh, “Xu hướng kết hợp Dịch học Trình – Chu trong Kinh học Đông Á”, Hội thảo Quốc tế “Chu Hi với Nho học Đông Á” 試論東亞國家經學的程朱易學結合趨向, Trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn, Đại học quốc gia Hà Nội, tháng 8 năm 2010 (Hội thảo không in kỉ yếu, tôi đã viết lại bài viết này theo một hướng tiếp cận khác. Email me to read full text).
- Nguyễn Phúc Anh, Đặng Quỳnh Trang, “Tín ngưỡng thờ Hùng Vương qua con mắt học giả Trung Quốc lịch đại”, Hội thảo Quốc tế Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên trong xã hội đương đại (Nghiên cứu trường hợp tín ngưỡng thờ Hùng Vương ở Việt Nam)[Ancestor worship in contemporary society – With a Case Study of the Worship of Hùng Kings in Vietnam], Thành phố Việt Trì, Phú Thọ, 2011.
- Nguyễn Kim Sơn, Nguyễn Phúc Anh, “Tình hình nghiên cứu và giảng dạy kinh điển Nho gia tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn”, Hội thảo Quốc tế BESETOHA 12, Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2010.
- Nguyễn Phúc Anh, “Về vấn đề sử dụng các cơ sở dữ liệu điện tử phục vụ nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn”, Tọa đàm Cán bộ trẻ với hoạt động nghiên cứu khoa học, Đoàn Trường ĐHKHXH&NV, Hà Nội, tháng 5 năm 2011.
- 阮福英、邓琼庄, 越南京族的亭文化与城隍崇拜:对清化省、菁莪亭研究, 防城港巿:《2011 防城港巿京族民俗文化研讨会》会议文件, 2011, 27-32.
Dịch thuật[sửa | sửa mã nguồn]
- Trần Ích Nguyên, “Mối quan hệ giữa ca dao trường thiên tự sự của người Hán và sử thi - Lấy Hắc ám truyện của vùng Hồ Bắc và Ca tử sách của Đài Loan làm đối tượng bàn luận”, (dịch từ nguyên bản tiếng Trung), in trên Sử thi Việt Nam trong bối cảnh sử thi châu Á, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội 2009, trang 555-583.
- Trần Chiêu Anh, Nho học Đài Loan: Khởi nguồn, chuyển hóa và phát triển, Nhà xuất bản ĐHQG Hà Nội sắp in năm 2011.
- Tài liệu Hội thảo quốc tế Quốc sư Khuông Việt và Phật giáo Việt Nam đầu kỷ nguyên độc lập, Học viện Phật giáo Việt Nam tại Sóc Sơn – Hà Nội phối hợp với Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn Hà Nội tổ chức, tháng 3 năm 2011.
Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]
- ^ PhD Phuc Anh Nguyen 1 2
- ^ Nhận ra chính mình trong "ngôi nhà khoa học"
- ^ Lên Thái Sơn
- ^ Nhiều ngộ nhận về Đại học Harvard
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét