Thứ Bảy, 2 tháng 6, 2018

'về tác giả Nhật Chiêu -- blog Phan Nguyên

Friday, 30 November 2012


Nhật Chiêu
















Nhật Chiêu

(1951 ..........) Sài Gòn
tên Thật:  Phan Nhựt Chiêu
nhà văn, nhà giáo, dịch giả



Nhật Chiêu ( trái) + họa sĩ Phan Nguyên


































Chúa đánh vần: Tôi nặng tội
26/11/2012












Hiện là giảng viên của nhiều chuyên đề văn học và văn hóa tại Đại học KHXH & NV TP HCM và nhiều Đại học khác
Là tác giả của hàng trăm bài viết, biên khảo và dịch thuật, xuất hiện trên nhiều tạp chí chuyên ngành từ 1987 đến nay.
Nhật Chiêu bắt đầu viết truyện ngắn khi đã ngoài ... năm mươi tuổi.




Tâm hồn tạo ra cả thiên đàng và địa ngục. Vì vậy ta có thể lấy cái tâm của mình để sáng tạo những gì mà ta cho là tốt đẹp nhất. Và nếu ai cũng có cái tự do của một tâm hồn như thế thì mọi sự hư dối sẽ tan đi.

(Nh
ật Chiêu trả lời phỏng vấn báo Giáo dục TP/HCM)






































Tác phẩm đã xuất bản







tập truyện 















Ân ái với hư không
nxb Văn Hóa Văn Nghệ 2016











Tôi là một kẻ khác
nxb Văn Hóa Văn Nghệ 2016












Đi Dưới Mưa Hồng
nxb Văn Nghệ, 190 trang, 2007


Trần Xuân An: Đọc "Đi Dưới Mưa Hồng" của Nhật Chiêu




























Người Ăn Gió và Quả Chuông Bay Đi
nxb Hội Nhà Văn, 218 trang, 2007































Mưa Mặt Nạ
nxb Văn Nghệ, 180 trang, 2008

Trần Thị Minh Thu: Chút tản mạn về Mưa Mặt Nạ




























Viết Tên Trên Nước
nxb Thanh Niên, 120 trang, 2010

Văn Bảy: Ám ảnh "Viết Tên Trên Nước"

















Lời Tiên Tri Của Giọt Sương
truyện tuyệt ngắn & truyện một câu
nxb Hội Nhà Văn, 264 trang, 2011




Lời tiên tri của giọt sương – Từ văn bản đến văn bản 

Inrasara


Đọc "Lời tiên tri của giọt sương, tập truyện của Nhật Chiêu"/  NXB Hội Nhà văn, 2011








- cùng Nhật Chiêu tại Đà Lạt, 2008.





Sáng tạo không là cái gì độc sáng, như chủ nghĩa hiện đại quan niệm. Văn học cũng không gánh chức năng phản ánh hiện thực cuộc sống, như chủ nghĩa hiện thực đủ loại cho là như thế và ước mơ làm được như thế. Ít ra là với Lời tiên tri của giọt sương của Nhật Chiêu.



Không khó nhận ra Nhật Chiêu ít sống đời sống “hiện thực”, nên – ở tập truyện này – khó tìm thấy vốn sống như ta thường đòi hỏi nhà văn phải thế để kiến tạo tác phẩm nghệ thuật ngồn ngộn hơi thở cuộc sống. Nhật Chiêu chìm ngập trong đống sánh vở và giữa ngổn ngang ngôn từ với bộn bề ý tưởng. Sách vở giải thích sự giải thích về thế giới còn nhiều gấp ngàn lần chính sách vở giải thích thế giới, – ai nói thế?



Câu chuyện Lời tiên tri của giọt sương khởi đầu từ văn bản, từ vô số văn bản có mặt trước đó từng trôi qua con mắt và bàn tay Nhật Chiêu để hình thành một văn bản mới, khác. Nó là một thứ liên văn bản intertext đúng nghĩa hậu hiện đại.



Xuất phát điểm của mọi câu chuyện, người đọc đều có thể tìm ra địa chỉ hay chứng từ. Có khi từ một chữ (như Đạo, Nhại, Tề Vật luận, Được…), một cuốn tiểu thuyết (Người lạ hay Kẻ xa lạ của Camus, Buồn nôncủa Sartre, Cửa hẹp hay Khung cửa hẹp của Gide,…), một tập thơ hay một bài thơ (như Leaves of Grasscủa Whitman, bài thơ của thiền sư Ryôkan hay bài thơ “Con cóc” trong văn học dân gian Việt Nam) hoặc đơn thuần chỉ là một cái tên (Godot, Vua Lear, Tây Thi,…), để làm nên các truyện rất ngắn của Lời tiên tri của giọt sương. Ngắn như một bài thơ haicu, một truyện chớp, một ngụ ngôn hậu hiện đại, một câu đố, thậm chí có cái gì từa tựa một công án Thiền! Chúng mang ý nghĩa khác ý nghĩa của bản gốc, phản lại ý nghĩa có trước đó, trại hay sái ý nghĩa, hoặc mở ra một ý nghĩa mới lạ hơn. Không cần đến chú giải hay diễn giải dài dòng, để tùy kiến văn, phông văn hóa, sự trải nghiệm hay óc tưởng tượng, người đọc có thể thả sức liên tưởng, từ đó – diễn ngôn chúng.



Tất cả truyện trong Lời tiên tri của giọt sương đều thoát thai từ chữ và qua chữ.


Như vậy, sáng tạo không gì hơn là ăn theo, cưỡng bức hay tái tạo ngôn ngữ có sẵn để tạo ra thế giới ngôn ngữ khác. Không chút ảo tưởng về “độc sáng”, Nhật Chiêu ý thức sâu thẳm tình trạng đó, và đã làm đượcLời tiên tri của giọt sương độc đáo.

“[N]gôn ngữ tạo ra thế giới, các giới hạn ngôn ngữ của tôi là các giới hạn của thế giới tôi” – L. Wittgenstein nói thế. Nghĩa là, con người khi còn là con người thì bất khả thoát khỏi ngôn ngữ. Nhật Chiêu không thể thoát khỏi ngôn ngữ, hàng đống ngôn ngữ đi qua đời anh, ám ảnh và thao túng anh, làm nên con người anh – một văn bản.

Nhìn trăng hay đang đi dưới trăng, trăng kia hết còn là trăng đơn thuần tôi đang ngắm hay soi lối tôi đi. Sau “trăng”, cạnh “trăng” và qua “trăng”, tôi thấy thấp thoáng bóng Hàn Mặc Tử say trăng, ôm trăng ngủ. Xa hơn, tôi không thể không nhớ đến giai thoại Lý Bạch nhảy xuống sông ôm bóng trăng, tôi biết là Vũ Hoàng Chương đã viết câu thơ bi thiết “trăng của nhà ai trăng một phương“. Đi gữa mùa trăng hiện tại, tôi bị ám bởi mấy màu trăng tôi từng nhìn thấy qua bao nhiêu bức tranh của các họa sĩ trường Ấn tượng ở trời Tây, để rồi tôi cũng có thể than vãn theo kiểu Nguyễn Trọng Tạo: “Không còn ánh trẳng ngà cho thi sĩ làm thơ“.

Mênh mông tri kiến cùng bạt ngàn kỉ niệm về trăng khiến trăng hết còn là trăng “thực”, mà đã thành trăng của kí ức, trí tưởng và tri kiến của tôi về trăng. Tôi đánh mất khả năng nhìn trăng như là trăng.

Nhà văn ít vốn sống “thực”, cứ tạm cho là vậy. Nhưng không phải vì lí do đó mà hắn không thể lấy kinh nghiệm từ vốn sống dù hạn hẹp hay ít ỏi tới đâu, để sáng tác. Nhật Chiêu không làm thế, bởi anh hiểu, mỗi kinh nghiệm, mỗi tri kiến sở đắc dù từ chính “đời sống thực” hay từ lí giải về đời sống cũng chỉ là một thứ diễn ngôn. Diễn ngôn từ diễn ngôn qua diễn ngôn bằng diễn ngôn. Trùng trùng điệp điệp. Diễn ngôn đến mất hết hệ quy chiếu với hiện thực, với bản gốc của văn bản, cắt đứt mọi liên hệ giữa văn bản và hiện thực. Tác giả của Lời tiên tri của giọt sương sẵn sàng nhặt “hiện thực diễn ngôn” ấy bất kì đâu, để sáng tác. Và kêu đòi người đọc nhập cuộc đồng sáng tạo với tác giả. Sáng tạo mở rộng ý hướng của tác giả, hay chống lại ý nghĩa tác giả ý đồ gán cho mỗi truyện.

Thế giới hiện tại tràn ngập thông tin. Hiện thực hôm nay là thứ hiện thực ngụy tạo, vật thế vì giả tạosimulation. Mọi hình ảnh đều là thứ hình ảnh phi căn nguyên image-without-an-original. Phi căn nguyên đếnTòa Tháp Đôi chưa… sụp đổ, cuộc chiến Iraq không hề… xảy ra – theo cách nhìn của Baudrillard. Nhưng hiện thực đau khổ của con người là có thực.

Làm sao thoát khỏi sự triền phược của chằng chịt ngôn từ, để tiếp cận với cái “thực” kia? Nhưng nhà văn thì không thể không dùng đến ngôn từ. Nhật Chiêu đã từ ngôn từ và qua ngôn từ để làm nên văn bản nghệ thuật Lời tiên tri của giọt sương. Ngay cả ý hướng sử dụng thuần ẩn dụ hay kí hiệu, tác phẩm của nhà văn cũng phải thông qua xác ngôn từ. Khi ngôn từ được dùng với sự tinh tế đặc biệt, nó có thể đạt được hiệu quả nghệ thuật.



“Bức tranh”


Giữa sa mạc. Để làm dịu cơn khát của mình họa sĩ đã vẽ trên cát một con suối.

Khi chàng bỏ đi, một mạch nước ngầm đã tràn lên bức tranh khe suối ấy.

Đoàn lữ hành đã tìm thấy xác chàng họa sĩ cách đó không xa. Dẫu sao đi nữa, họ đã uống nước thỏa thuê.


Dẫu sao đi nữa, hiệu quả kia vẫn là hiệu quả nghệ thuật, đến từ ngôn từ và qua ngôn từ. Và người đọc thưởng ngoạn tác phẩm Lời tiên tri của giọt sương cũng không thể không thông qua sự có mặt của ngôn từ. Điều chắc chắn là những ngôn từ này đã dẫn người đọc tiếp cận được với hiện thực, một hiện thực khác với hiện thực ta từng quan niệm. Bởi dẫu sao đi nữa, hiện thực này cũng đã góp phần mình làm đa dạng nghệ thuật và làm phong phú đời sống tinh thần của con người.






Sài Gòn, 28-11-2011
















 Biên Khảo











Basho và thơ Haiku

nxb Văn Học, 1994












Nhật Bản Trong Chiếc Gương Soi
nxb Giáo Dục, 172 trang, 1995
















Câu Chuyện Văn Chương Phương Đông
nxb Giáo Dục,1997









Thơ Ca Nhật Bản

nxb Giáo Dục, 1998






Văn Học Nhật Bản

nxb Giáo Dục, 2000














3000 thế giới thơm

nxb Văn Nghệ, 2007













Dịch Phẩm









Tình Trong Bóng Tối

Tanizaki Junichiro
nxb Văn Nghệ, 1989











Tiếu Lâm Nhật Bản

nxb Văn Hóa, 1993






Tuyển Tập Truyện Ngắn Hiện Đại Nhật Bản
nxb Trẻ, 2 tập, 1996







Con Lừa Vàng
Lucius Apuleius
nxb Phụ Nữ, 2004







Cuộc phiêu lưu của một chú lừa vàng







Cách thời đại của chúng ta hơn 18 thế kỷ, người La Mã đã mang đến cho nền văn chương nhân loại một tác phẩm trào lộng xuất sắc:

Con lừa vàng của Lucius Apuleius

Con lừa vàng ra đời từ thế kỷ thứ II và được dịch sang tiếng Việt vào thế kỷ thứ XX, hàng triệu người đọc của 18 thế kỷ qua đã cùng Con lừa vàng phiêu lưu vào một thế giới đầy lôi cuốn và kỳ ảo.



Apuleius sinh ở Maudara – một thuộc đại La Mã ở Bắc Phi vào đầu thế kỷ thứ hai, Apuleius đã du lịch nhiều nơi, cuộc đời trải qua nhiều chìm nổi. Vì thế mà cuộc phiêu lưu của Lucius(nhân vật chính trong truyện Con lừa vàng) phảng phất bóng dáng những biến cố trong cuộc đời chìm nổi của Apuleius.



Vào thời đó, nhiều người vẫn lầm tưởng Con lừa vàng   là tiểu sử thật sự của Apuleius. Thật ra Apuleius chỉ đưa một vài biến cố trong cuộc đời mình vào tác phẩm và dựa theo câu truyện ngắn hơn ở Hi Lạp (kể về cuộc phiêu lưu của chàng Lucius) để viết thành Con lừa vàng.



Bản dịch tiếng Việt Con lừa vàng gồm 19 chương, mỗi chương là một sự kiện xẩy đến với Lucius từ khi chàng là một thanh niên bình thường đến khi chàng bị hóa thành lừa, bị mang đi khắp nơi và cuối cùng được trở về với hình dạng con người sau khi đã trải qua nhiều gian khó hiểm nguy, thậm chí có nhiều lần suýt chết.


Vì là một chàng trai có tham vọng bí ẩn là nghiên cứu pháp thuật nên Lucius đã không ngần ngại tán tỉnh Fotis - cô hầu gái của ngôi nhà chàng tá túc khi đến Thessaly để tìm cách học được phép thuật của bà chủ. Rốt cuộc khi mưu đồ học phép thuật của Lucius thành công cũng là lúc chàng bị hóa thành một chú lừa vàng thay vì thành chim, do dùng lộn thuốc.

Ngay trong đêm Lucius bị hóa thành lừa, ngôi nhà chàng đang ở bị cướp tấn công, con lừa Lucius bị bọn cướp dùng để vận chuyển của cải mà chúng cướp được. Tình ngay lý gian, Lucius bị kết tội là kẻ chủ mưu gây nên vụ cướp.

Lucius bị nhốt trong sào huyệt của bọn cướp cùng với cô tiểu thư Charite xinh đẹp bị bắt để tống tiền. Nhân lúc bọn chúng kéo nhau đi cướp bóc, Lucius cõng Charite chạy trốn. Cuộc đào tẩu không thành công, bọn cướp bàn nhau đưa ra nhiều biện pháp độc ác nhất để xử tử Charite cùng chú lừa vàng.

Kế hoạch của chúng chưa kịp thực hiện thì băng cướp nhận thêm một thành viên mới tự xưng là thủ lĩnh của một đảng cướp hùng mạnh từng làm mưa làm gió khắp miền Macedonia. Thực ra đó chính là Tlepolemus - hôn phu của Charite. Với 2000 đồng vàng, Tlepolemus đã khiến bọn cướp tin tưởng và bầu chàng làm thủ lĩnh. Ngay đêm đó, bằng các thùng rượu có pha thuốc mê, Tlepolemus dọn sách ổ bọn cướp và đưa hôn thê trở về trên lưng chú lừa vàng Lucius

Chưa kịp hưởng thụ những chuỗi ngày sung sướng do lòng biết ơn của Charite mang lại, Lucius bị rơi vào tay mụ vợ bần tiện của gã quản lý ngựa cho gia đình Charite. Mụ bắt Lucius quần quật xay ngũ cốc suốt ngày đêm. Đến khi được thả ra đồng cỏ để hít thở khí trời, Lucius lại bị cả một bầy ngựa đực quần cho một trận tơi bời. Chưa hết, chàng còn bị rơi vào tay một thằng bé chăn lừa hung ác bày đủ trò để hành hạ chú lừa tội nghiệp. Khi thoát khỏi tay thằng bé cũng là lúc Lucius nghe được hung tin về cái chết của hai vợ chồng cô tiểu thư Charite. Họ chết do âm mưu thâm độc của một kẻ si mê Charite từ lâu nhưng không được nàng đáp lại.

Sau đó, Lucius bị mang ra bán đấu giá. Chàng lần lượt rơi vào tay bọn tu sĩ hoạn, người trồng rau, viên hội đồng, người nuôi thú. Sau bao nhiêu hiểm nguy, Lucius cũng trốn thoát được đến vùng Cenchreaa – một thị trấn trứ danh xứ Corith. Tại đây chàng được gặp nữ thần Trăng Isis – bà chúa vô song của nhân loại. Lucius của nữ thần ban phép thoát khỏi kiếp lừa sau khi chàng đã tuyên thệ sẽ tận tụy phục vụ thần nữ suốt đời.

Trong tiểu sự thật của Apuleius, ông cũng là một tín đồ trung thành của giáo phái thờ nữ thần Isis.

Trong những chuỗi ngày phiêu bạt, Apuleius đã chứng kiến biết bao những cảnh đời. Từ tầng lớp quý phái đến những người bình dân hay bọn trộm cắp. Mỗi giai tầng có một cuộc sống riêng nhưng rồi cũng khổ đau, hạnh phúc như nhau. Tất cả đều được Apuleius ghi nhớ và đưa vào tác phẩm của mình, làm nên một cuốn tự truyện vừa hư vừa thực, lôi cuốn sự say mê của người đọc bao thế hệ qua.

Tuy ra đời từ thế kỷ thứ II nhưng ý nghĩa xã hội của Con lừa vàng không kém phần hiện đại. Giọng văn dí dỏm, trào lộng của tác phẩm chưa hề trở nên quê mùa dẫu đã sống qua 18 thế kỷ. Mỗi thế hệ người đọc tìm thấy ở đó những tư tưởng hiện đại, mới mẽ phù hợp với thời đại mà mình đang sống

Vì mượn cốt truyện có sẵn từ trước (truyện Con lừa của Lucius xứ Patra hay truyện Con lừa của Lucian xứ Samosata) nên Apuleius có đưa vào tác phẩm cả huyền thoại Cupic và Psyche. Huyền thoại này khá dài, chiếm đến ba chương sách lại không liên quan gì đến sự diễn tiến của cốt truyện nên người dịch đã lượt bỏ đi phần này nhằm giúp người đọc tập trung hơn vào các sự kiện chính diễn ra trong tác phẩm. Tuy nhiên trong Con lừa vàng vẫn đầy ắp những câu chuyện truyền kỳ và truyện cười dân gian của nền văn học Hi – La xa xưa.

Bản dịch tiếng Việt Con lừa vàng dựa theo bản tiếng Anh của Roert Graves, đồng thời tham khảo thêm bản dịch Anh của W. Adlington. Người dịch đã nổ lực rất nhiều trong việc chuyển từ một tác phẩm văn học cổ La Mã, lời văn còn nhiều rối rắm phức tạp thành một bản dịch gọn gàng, trong sáng. Giúp người đọc đễ dàng tiếp nhận và tìm đến với ý nghĩa sau cùng của tác phẩm.

Bản dịch Con lừa vàng của dịch giả Nhật Chiêu do nhà xuất bản Phụ Nữ phát hành vào tháng 9/2004, khổ sách gọn đẹp, bìa in bắt mắt. Với những giá trị kể trên, thiết nghĩ đây là một cuộc sách đáng tìm đọc.    ./.


(...) 


--------------------------------------------------
trích một phần tử blog Phan Nguyên
-------------------------------------------------






















Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét