Thứ Năm, 3 tháng 5, 2018

' Maiakovski ở Việt Nam ' -- blog Nhị Linh

Mar 7, 2018

Maiakovski ở Việt Nam

Trước tiên, xem ở kia.

Maiakovski ở Việt Nam thì như thế nào? có thể như thế nào? tôi cũng muốn bắt đầu quy hoạch lại những gì thuộc về "ABC XYZ ở Việt Nam", xem các đường link ở phía dưới cùng.

Tôi thử lược lại một câu chuyện, liên quan chỉ đến một nhân vật, một nhà thơ. Suốt một thời gian dài, dường như Maiakovski chính là nhà thơ nước ngoài có sự hiện diện mạnh mẽ nhất tại Việt Nam, cùng Pablo Neruda.

Trước tiên, đương nhiên phải là Hoàng Ngọc Hiến. Ngay dưới đây sẽ là những gì thuộc lĩnh vực Maiakovski liên quan tới Hoàng Ngọc Hiến; tôi sẽ xếp theo trình tự niên đại.



1977 và 1979 (quyển bên tay phải dường như là quyển được biết đến rộng rãi hơn cả):


1987 và 1989:


Thập niên 90 có vẻ không có gì, đây là 2005:


Nếu tính cả quyển dưới đây (niên đại: 1987), có chút liên quan, thì dường như tôi đã đi trọn vẹn "bản solo Maiakovski của Hoàng Ngọc Hiến" (tất nhiên đấy là nếu chưa tính Lớn lên em làm gì hay Chuyện Pê tô béo ị béo tròn và Xim mảnh dẻ dáng thon thon, in tại Kim Đồng và Măng Non):


Một phát lệch ra, Sài Gòn, Thế Phong Đường Bá Bổn (niên đại: 1968; như vậy là lại thêm một nhát 1968 nữa):


Ta bắt đầu ngược thời gian xa hơn, thập niên 50; đúng mười năm trước Tốt lắm, năm 1957, là thời điểm của cuốn sách lừng danh này:


Hoàng Trung Thông và Trần Dần dịch Maiakovski:


Phần của Hoàng Trung Thông (dịch từ tiếng Trung):


Phần của Trần Dần (không thấy sách ghi, nhưng chắc hẳn dịch từ tiếng Pháp):


Nhưng, đâu (nên được coi) là mốc đầu tiên sự hiện diện của Maiakovski tại Việt Nam? Sau đủ mọi loại tìm kiếm, tôi nghĩ có thể coi cuốn sách dưới đây là cái đóng vai trò ấy.

Lần này, vai trò là Hoàng Trung Thông:


Vì cuốn sách rất, rất khó tìm và giờ đây không nhiều người biết đến nó nữa, dưới đây là trọn vẹn nội dung của nó luôn:

































Tôi có bỏ sót cái gì trong lĩnh vực "Maiakovski ở Việt Nam" không nhỉ?

Có một điều như sau: tôi đã nói ở kia, nếu ta tìm kiếm, sử dụng đến "search engine" của Thư viện Quốc gia Việt Nam, thì cầm chắc là không tìm được. Điều huyền bí nào khiến cho Thư viện Quốc gia của một đất nước không thể dùng để tìm kiếm?

Tất nhiên, xét theo lương tri mà nói, đó là hậu quả của một thời, tàn dư của một cái sự mới trông qua thì rất nhỏ nhặt nhưng gây tổn thất khủng khiếp: cái sự phiên âm. Người ta thích đọc sao cho dễ, và thế là, chỉ sau một thời gian ngắn, không còn có thể tìm được gì nữa. Một cái tên riêng không thống nhất là đủ xong phim mọi chuyện (đấy, ngay cả Maiakovski, viết thế nào?) Người ta thích dễ dàng một tí chút, và vậy là mọi thứ trở thành mê cung.

Điều này hơi giống một chuyện, cách đây một thời gian, một nhà sưu tầm sách (rất nhiều tham vọng trở thành nhà nghiên cứu chiên nghịp) bán một tập tài liệu Nhân văn-Giai phẩm, tức là chụp lại các bài báo đăng vào quãng thời gian ấy và đóng lại thành tập. Tôi cầm đến nó, và ngay lập tức thấy là nó đáng vứt đi: có nội dung các bài báo, nhưng không hề có chi tiết đăng ở đâu, báo nào, số mấy, ngày bao nhiêu, từ trang nào đến trang nọ. Cầm cái tập ấy đi một đoạn, tôi quẳng nó vào thùng rác ngoài đường: mấy cái thứ như thế, gây hại nhiều hơn là có chút lợi lộc nào. Cũng chỉ vì người ta thích dễ dàng một tí, một tí chút. Không biết về sau cái tập đó có được thêm những chi tiết kia vào để thoát kiếp mớ rác của nó hay không.

Nhưng một Thư viện Quốc gia phải hình dung được điều đó chứ, phải làm một cái việc hết sức đơn giản là "quy về một mối" phục vụ cho tìm kiếm chứ. Càng ngày tôi càng hay tự hỏi, thật ra Thư viện Quốc gia Việt Nam dùng để làm gì? Rất nhiều khả năng câu trả lời sẽ gây bất ngờ lớn: nó giấu đi, thay vì chứa đựng. Và bản thân nó cũng chẳng biết nó là gì nữa.


Trang cuối cùng cuốn sách 1954 trên đây:


Ở đây, ta thấy nảy sinh một điều rất hay: thật ra, bản dịch của Hoàng Trung Thông có hai ấn bản, cùng trong năm 1954; như thấy trong ảnh, đây là ấn bản nhì, tức là còn có ấn bản nhất nữa, và lần đầu thì in ở Việt Bắc, lần thứ hai, ở Hà Nội (đây có lẽ là một trong những gì đầu tiên in ở Hà Nội sau khi thay đổi chính quyền).

Và như vậy, chúng ta đã nối được vào với câu chuyện về những quyển sách trong thành phố (xem ở kia và ở kia).

Đây cũng là cách để thông báo là ngay sau đây, chúng ta sẽ tiếp tục câu chuyện ấy, cái câu chuyện "Hà Nội từ 1947 đến 1954" vẫn còn đang dở dang (thật ra còn chưa đi đến hết phần mào đầu, introduction etc.).





Guy de Maupassant ở Việt Nam
Alexandre Dumas ở Việt Nam
Jules Verne ở Việt Nam
Flaubert ở Việt Nam
Balzac ở Việt Nam
"Oceano Nox" ở Việt Nam
Sử ký Tư Mã Thiên ở Việt Nam
Dante ở Việt Nam
Céline ở Việt Nam
Ngọc lê hồn ở Việt Nam
Marina Tsvetaeva ở Việt Nam
Simone Weil ở Việt Nam
La Dame aux camélias ở Việt Nam
Alphonse Daudet ở Việt Nam
Shakespeare ở Việt Nam
Stevenson ở Việt Nam
Kim Bình Mai ở Việt Nam
Liêu trai chí dị ở Việt Nam
Boccaccio ở Việt Nam
Pierre Teilhard de Chardin ở Việt Nam
Borges ở Việt Nam
Georges Perec ở Việt Nam
Bonjour tristesse ở Việt Nam (+ Bản dịch Bonjour tristesse tiếng Việt thứ năm)
Nathaniel Hawthorne ở Việt Nam
Patrick Modiano ở Việt Nam
Malaparte ở Việt Nam
The Great Gatsby ở Việt Nam
Anna Karenina ở Việt Nam
Animal Farm ở Việt Nam
Émile Zola ở Việt Nam

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét