Tác giả TTKh của bài thơ Hai Sắc Hoa Tigon họa lại, viết câu chuyện tình của mình:
1*-Một mùa thu trước, mỗi hoàng hôn/Nhặt cánh hoa rơi chẳng thấy buồn/Nhuộm ánh nắng tà qua mái tóc/Tôi chờ người đến với yêu đương *2-Người ấy thường hay ngắm lạnh lùng/Dải đường xa vút bóng chiều phong/Và phương trời thẳm mờ sương cát/Tay vít dây hoa trắng chạnh lòng/*3-Người ấy thường hay vuốt tóc tôi/Thở dài trong lúc thấy tôi vui/Bảo rằng: hoa giống như tim vỡ/Anh sợ tình ta cũng vỡ thôi *4-Thuở đó nào tôi đã hiểu gì/Cánh hoa tan tác của sinh ly/Cho nên cười đáp: Màu hoa trắng/Là chút lòng trong chẳng biến suy*5- Đâu biết lần đi một lỡ làng/ Dưới trời đau khổ chết yêu đương/ Người xa xăm quá, tôi buồn lắm!/ Trong một ngày vui pháo nhuộm đường*6- Từ đấy thu rồi, thu lại thu/ Lòng tôi còn giá đến bao giờ/ Chồng tôi vẫn biết tôi thương nhớ/ Người ấy, cho nên vẫn hững hờ*7- Tôi vẫn đi bên cạnh cuộc đời/Ái ân lạt lẻo của chồng tôi/Mà từng thu chết, từng thu chết/Vẫn giấu trong tim bóng một người*8-Buồn quá! Hôm nay xem tiểu thuyết/Thấy ai cũng ví cánh hoa xưa/Nhưng hồng, tựa trái tim tan vỡ/Và đỏ như màu máu thắm pha*9-Tôi nhớ lời người đã bảo tôi/Một mùa thu trước rất xa xôi/Đến nay tôi hiểu thì tôi đã/Làm lỡ tình duyên cũ mất rồi*10-Tôi sợ chiều thu phớt nắng mờ/Chiều thu, hoa đỏ rụng chiều thu/Gió về lạnh lẽo, chân mây trắng/Người ấy sang sông đứng ngóng đò*11-Nếu biết rằng tôi đã lấy chồng/Trời ơi, người ấy có buồn không?/Có thầm nghĩ tới loài hoa vỡ/Tựa trái tim phai, tựa máu hồng.
Bài thơ thuật lại có một cô gái, một vài năm trước đây, đã từng vương sợi tơ tình. Cứ mỗi hoàng hôn nàng nhặt cánh hoa tigon rơi nhưng chẳng thấy buồn và từng “chờ người đến với yêu đương.”Còn về phần chàng? Nàng nhận ra chàng đã tiên liệu tình duyên của họ sẽ trắc trở. Chàng sẽ không lấy được nàng. Nhiều dấu hiệu để lộ ra ý của chàng như thế(khổ 2 và 3). Nào “hay ngắm lạnh lùng”, ngắm “dải đường xa vút bóng chiều phong”, ngắm “phương trời thẳm mờ sương cát”, rồi “tay vít giây hoa trắng chạnh lòng”. Nào cử chỉ vuốt tóc nàng và thở dài khi thấy nàng vui và bảo “hoa giống như tim vỡ.”Chàng sợ mối tình của họ cũng sẽ tan vỡ thôi.
Trong khổ 4 và 5, nàng nói hồi ấy nàng không thấy cánh hoa tigon là dấu hiệu của tan tác, của sinh ly nên cười tỉnh bơ đáp nói màu hoa trắng là “chút lòng trong chẳng biến suy.” Cũng hoa tigon mà hai người nhìn khác nhau. Chàng nhìn nó với màu đỏ và như hình trái tim vỡ, còn nàng nhìn nó như màu trắng trong đầy hy vọng và tượng trưng sự chung thủy(chẳng biến suy). Nàng đâu có biết đường tình, một lần đi lỡ làng, thì sẽ sống dưới một “trời đau khổ chết yêu đương. ” Ngày ấy là ngày nàng lên xe hoa về nhà chồng, “ngày vui pháo nhuộm đường” và chàng đã đi xa.
Khổ 6, 7 nói về cuộc sống dưới một “trời đau khổ chết yêu đương”của nàng kể từ ngày cô nàng đi lấy chồng và người ấy đi xa. Trải qua bao mùa thu lòng nàng giá lạnh. Chồng nàng biết nàng vẫn con thương nhớ người ấy nên hững hờ, lạt lẽo với nàng. Nàng như sống hờ bên cạnh cuộc đời, và “từng thu chết, từng thu chết”giấu trong tim bóng một người.
Khổ 8 và 9. Trở lại chuyện hiện tại, nhân đọc Tiểu Thuyết Thứ Bảy, nàng mới thấyai kia cũng ví cánh hoa xưa, hoa tigon trong chuyện tình của chàng và nàng, như quả tim tan vỡ thắm đẫm máu hồng như nhận xét của chàng trước đây, một mùa thu trước rất xa xôi, mà nàng không hiểu. Sự đã xảy ra và nàng nhớ lại. Nay hiểu thì nàng đã “làm lỡ tình duyên cũ mất rồi”
Khổ thứ 10 mô tả nỗi buồn hiện tại của nàng sống trong những chiều thu. Nàng sợ những chiều thu đầy cảnh buồn bã ấy. Nắng thì “phớt nắng mờ”, Hoa thì“hoa đỏ rụng chiều thu.” Gió thì “gió về lạnh lẽo. Cảnh xa tít ở chân trời thì “chân mây trắng.” Còn hình ảnh người yêu cũ thì cảnh “người ấy sang sông đứng ngóng đò.”
Sau khi tuôn trào dòng tình cảm dành cho mối tình lỡ, thì tác giả đi đến kết luận ở khổ thứ 11 với giọng bi ai luyến tiếc tự hỏi nếu biết nàng lấy chồng thì “trời ơi người ấy có buồn không”, có nghĩ tới loài hoa tàn vỡ tựa như trái tim vỡ máu hồng?
Câu chuyện tình trong bài thơ Hai Sắc Hoa Ti Gon(HSHTG) của TTKh từa tựa như chuyện ngắn Hoa Ti Gon(HTG) của Thanh Châu. Tác giả Trần Đình Thu quả quyết hai câu chuyện tình đó là một. Trong truyện HTG, Thanh Châu viết chuyện tình của mình với người yêu là Trần Thị Vân Chung(TTVC) và trong bài thơ HSHTG, tác giả T.T.Kh, bà TTVC, viết chuyện tình của bà với người yêu là Thanh Châu.
Vì là tiểu thuyết nên Thanh Châu hư cấu làm 2 câu chuyện có chi tiết khác đi. Trong chuyện HTG địa điểm yêu đương xảy ra ở Hà Nội. Tuy cuối truyện ngắn Thanh Châu có nói người con gái, Mai Hạnh và họa sĩ già Lê Chất là người đồng hương sống ở Hà Nội. Trong khi ở thơ HSHTG, chuyện yêu đương xảy ra ở Thanh Hóa, nơi quê nhà. Trần Đình Thu viết nói “Trên chuyến tàu định mệnh Hà Nội - Thanh Hóa vào một chiều cuối thu trước đó, hai người đã gặp nhau để khởi đầu một mối tình đầy nước mắt.”
Trong Bài Thơ Thứ Nhât TTKh, kể câu chuyện tình của nàng bắt đầu từ tâm hồn phơi phới với “lòng thơ nguyên vẹn một làn hương.”Nhưng rồi một chàng nghệ sĩ(trong truyện ngắn của Thanh Châu, chàng là một họa sĩ trẻ và nghèo) từ đâu đến êm ái trao cho nàng một vết thương tình lỡ do vì một tai ác đưa đến “làm linh giấc mộng những ngày qua”, thổi tan âm điệu du dương trước, và tiễn người đi bến cát xa”. Còn nàng ở lại vườnThanh(xứ Thanh Hóa) có một mình nàng và sống một cách buồn thảm: “yêu trăng lặng lẽ rơi trên áo, yêu bóng chim qua, nắng lướt mành.” Trong truyện ngắn Thanh Châu dựng lên hình ảnh cô gái con nhà quí phái tây học. Nhà có giàn hoa Tây(hoa tigon của người Tây Phương). Hình ảnh cô gái nhà sang trọng vói tay hái hoa tigon đẹp như tranh làm say dắm chàng họa sĩ trẻ. Họa sĩ chỉ trông thấy nàng một vài lần nữa mà thôi rồi quên đi. Thanh Châu không kể chuyện tình giữa 2 người ngay từ lúc mới gặp nhau như TTKh kể trong HSHTG và trong Bài Thơ Thứ Nhất. Thanh Châu chỉ kể chuyện tình của chàng và nàng khi cô gái đã thành thiếu phụ và chàng họa sĩ đã già và trở nên giàu có. TTKh kể chàng nghệ sĩ và nàng yêu nhau say đắm từ thuở quen nhau rồi xa cách và nàng đi lấy chồng. Lúc đó tình của họ mới tan vỡ. Nàng héo hon âm thầm đau buồn sống bên người chồng đã đứng tuổi mà nàng không yêu(Biết đâu tôi một tâm hồn héo/Bên cạnh chồng nghiêm đứng tuổi rồi-Bài Thơ Thứ Nhât.)
Có một sự trùng lắp là thơ của TTKh, thơ của Vân Chung và truyện ngắn của Thanh Châu đều đề cập nhiều lần tới nùa thu. Họ đều yêu mùa thu, có ấn tượng về mùa thu. Và trước đó và sau đó không có ai có ấn tượng hoa tigon màu đỏ giống như hình quả tim vở thấm đẫm máu đào như thấy mô tả trong thơ của TTKh và trong truyện ngắn của Thanh Châu. Chuyện tình HSHTG và truyện HTG là một, Trần Đình Thu quả quyết.
Có điểm tương đồng trong truyện tình Màu Tím Hoa Sim và truyện tình Hai Sắc Hoa Tigon đó là truyện tình của những cặp trai gái mới lớn, đang phát thì, thể xác lẫn tâm hồn đang chín mùi, rạo rực. Họ thấm đậm văn hóa Pháp tự do lãng nạn mới được du nhập vào cho nên câu chữ trong các bài thơ tình của họ tự do để lộ tình của họ tuôn trào tràn trề lai láng. Tình yêu của họ không thể nén ở trong lòng. Một khi đã yêu thì không thể ngăn lại được. Hữu Loan ở cái tuổi 26, Lê Đỗ Thị Ninh(LĐTN) ở tuôi 17. Lê Chất, trong truyện ngắn ở tuổi 24. Thanh Châu ở tuổi 25(1912-1937. Wikipedia), Vân Chung ở tuổi 18(Trần Đình Thu). Ở cái tuổi yêu đương đắm đuối đó, một khi tình trắc trở thì hận ngàn thu. Trắc trở trong tình sử MTHS là tai nạn chết trôi sông của LĐTN, trong HSHTG là rào cảng gia thế chàng và nàng. Gia thế hai người chênh lệch một trời một vực mà nàng không thể vượt qua được. Nàng là con “dân Tây.” Chàng thuộc con dân dã. Nàng nuốt hận giữ kín tình lỡ ở trong lòng: “Anh hỡi, tháng ngày xa quá nhỉ?/Một mùa thu cũ một lòng đau/Ba năm ví biết anh còn nhớ/Em đã câm lời có nói đâu-Bài Thơ Cuối Cùng(BTCC).” Trong BTCC, TTKh viết “Đã lỡ thôi rồi chuyện biệt ly/Càng khơi càng thấy lụy từng khi/Trách ai mang cánh “ti gôn”ấy/Mà viết tình em được ích gì?”Rõ ràng nàng muốn dấu, muốn chôn chặt tình lỡ ở trong lòng. Tại vì có ai đem đăng Bài Thơ Đan Áo lên một tờ báo khác tờ tuần báo Tiểu Thuyết Thứ Bảy(TTB), ký tên là TTKh nên nàng giận chàng và BTCC này được nàng đăng lên TTB một năm sau(20.11.1937 đến 30.10.1938). Trong BTCC nàng viết trách móc chàng: “Chỉ có ba người đã đọc riêng/Bài thơ đan áo của chồng em/Bài thơ đan áo nay rao bán/Cho khắp người đời thóc mách xem.” Nàng trách “ai?” làm như thế là “giết đời nhau”. Nàng nhắn chàng: “Dưới giàn hoa máu tiếng mưa rung/Giận anh, em viết dòng dư lệ/Là chút dư hương điệu cuối cùng-BTCC.” Nàng nhắn chàng hãy bán thơ của mình đi, để yên nàng sống một mình. Cánh hoa(hoa tigon) tượng trưng lòng nàng nay nàng ghét(“những cánh hoa lòng, hừ đã ghét/Thì đem mà đổi lấy hư vinh-BTCC”). Nàng nói ngang trái thì đời hoa cũng đã úa rồi. Nàng cảm thấy “từng mùa gió lạnh sắc hương rơi-BTCC.”Nàng sống trong cảnh “buồng nghiêm thờ thẫn hồn eo hẹp-BTCC.”Nàng oán chàng từng phút từng giây. Nàng sợ rồi đây nếu không yên được thì chỉ có chết mà thôi. Tâm trạng bế tắt đến nỗi nàng kêu lên “đêm hỡi, làm sao tối thế này? –BTCC.”Nàng than “năm lại năm qua cứ muốn yên/ Mà phương ngoài gió chẳng làm quên-BTCC.”Nàng trách người làm vỡ lỡ duyên thầm kín chính là chàng, anh của em! Nàng than “tôi biết làm sao được hỡi trời-BTCC. ” Kết luận Bài Thơ Cuối Cùng, nàng viết “Mưa buồn mưa hắt trong lòng ướt/Sợ quá đi anh, có một người.”
Trái với Hữu Loan muốn “xổ hết”tâm can để vơi nỗi buồn tình lỡ thì TTKh muốn chôn chặt tình lỡ không muốn cho ai nhắc đến. Vì thế nên trên văn đàn Việt Nam mất hút tên tác giả TTKh sau 4 bài thơ được đăng. Do đó cho đến nay người đời không biết TTKh là ai. Bài thơ thứ 4, Bài Thơ Đan Áo, có nội dung như thế nào, đối với TTKh nó ghê gớm ra làm sao mà vì nó, nàng muốn “cắt đứt dây chuông” tình lỡ? Độc giả tự tìm google mà hỏi.
Giai thoại TTKh là ai? Theo người biết chuyện kể, thì nhiều người cho TTKh là Thâm Tâm(TT). Thập niên 1960s, trong tạp chi Phổ Thông, Nguyễn Vỹ viết một bài dài kể nói TT ngà ngà say cao hứng kể chuyện tình của mình. Người yêu của ông là nữ sinh Trần Thị Khánh có lần ngỏ ý muốn chàng đến xin cưới nàng. Vì chàng chưa có sự nghiệp nên tình lỡ. Rồi nàng sắp đi lấy chồng, TT thức suốt đêm làm bài thơ Hai Sắc Hoa Ti Gôn và 3 bài kia ký TTKh. Hoàng Tiến thì nói chính Trần Thị Khánh(TTK), người yêu của TT làm các bài thơ. Một số tác giả còn cho TTK là em gái họ của nhà thơ Tế Hanh nữa. Dựa vào bài thơ “Cô Gái Vườn Thanh”ký tên là Nguyễn Bính, có người cho TTKh là Nguyễn Bính. Rồi dư luận bàn đi tán lại lắng xuống.
Quãng giữa năm 1994 ông Thế Phong(TP) xuất bản sách “TTKh Nàng là Ai”cho biết TTKh là Trần Thị Vân Chung đang sống ở bên Pháp. “Chung” nghe giống như “Khánh”. Trần Thị Vân Chung có phải là Trần Thị Khánh(TTKh?). TP dựa vào lời kể của bà Thư Linh, bạn thân của Vân Chung. Trước khi sách ra đời, có nhiều bàn tán về tác giả TTKh. Con cháu của bà Vân Chung ở Saigon báo tin cho bà hay. Bà Vân chung gởi thư ngỏ về từ chối thẳng thừng nói “tôi không phải là TTKh” và từ bạn thân của minh là bà Thư Linh. Dư luận lại lắng xuống. Năm 2004 sách “Gỉai Mã Nghi Án Văn Học TTKh”ra đời. Tác giả Trần Đình Thu không dựa vào người biết chuyện kể lại như trước kia mà dựa vào phân tích văn học và tác giả để kết luận TTKh là ai. TĐT nghiên cứu tác phẩm và tác giả nhà văn Thanh Châu, nhà văn Vân Chung và 4 bài thơ ký tên TTKh để đi đến kết luận. TĐT còn phỏng vấn trực tiếp Thanh Châu những ngày cuối đời ở Tân Bình-TPHCM để kiểm chứng nữa. ./.
tháng 6-2017
ONGTAMPY.
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét