Nguyễn Đức Sơn - Lão quái dị trên đồi Phương Bối
27/10/2015
Khi thấm mệt tôi đi luồn ra núi
Cuối chiều tà chỉ gặp cỏ hoang sơ
Bước lủi thủi tôi đi luồn vô núi
Nghe nắng tàn run rẩy bóng cây khô
Chân rục rã tôi đi luồn ra núi
Hồn rụng rời trước mặt bãi hư vô.
(Nguyễn Đức Sơn - Một mình đi luồn vô luồn ra trong núi chơi)
Cuối chiều tà chỉ gặp cỏ hoang sơ
Bước lủi thủi tôi đi luồn vô núi
Nghe nắng tàn run rẩy bóng cây khô
Chân rục rã tôi đi luồn ra núi
Hồn rụng rời trước mặt bãi hư vô.
(Nguyễn Đức Sơn - Một mình đi luồn vô luồn ra trong núi chơi)
Nhà thơ Nguyễn Đức Sơn được người đời phong hiệu là ba kỳ nhân trong làng văn nghệ Miền Nam trước năm 1975 cùng với Bùi Giáng và Phạm Công Thiện. Cuộc đời của ông dị thường giống như những nhân vật quái dị trong kiếm hiệp Kim Dung. Họ quái dị không phải chỉ ở ngoại hình, động tác mà chủ yếu là ở cách sống và hành xử không giống ai, đi ngược lại lẽ thường của cuộc sống.
Nếu như trong Tiếu ngạo giang hồ nhân vật Tiêu tương dạ vũ Mạc Đại tiên sinh, thân là chưởng môn phái Hành Sơn, nhưng luôn xuất hiện với bộ dạng một người ăn mày gầy gò đau khổ, chơi một cây dao cầm cũ kỹ và miệng luôn hát bài Tiêu tương dạ vũ, ông được xưng tụng là “cầm trung tàng kiếm, kiếm phát cầm âm” (Trong đàn giấu kiếm, kiếm phát tiếng đàn), võ công lợi hại nơi chốn giang hồ. Nói như nhà văn Vũ Đức Sao Biển “Con người quái dị ấy thoạt ẩn thoạt hiện, mang phong cách của một đạo gia Lão Trang, ung dung tiêu sái giữa cuộc đời. Duy có tiếng đàn và điệu ca Tiêu Tương dạ vũ của tiên sinh luôn luôn trĩu nặng nỗi u buồn, chưa thoát khỏi vòng hệ luỵ của cuộc sống, như dòng nước có đi mà không bao giờ có lại. Mạc Đại là hình ảnh tiêu biểu của một thứ trích tiên bị đoạ”. (1)
Cuộc đời nhà văn Nguyễn Đức Sơn cũng kỳ dị tương tự như vậy. Ông sinh năm 1937 tại làng Dư Khánh, tỉnh Ninh Thuận. Từng theo học Đại học Văn khoa Sài Gòn nhưng nửa chừng bỏ học, làm thơ sớm với bút hiệu Sao Trên Rừng, còn trẻ nhưng chớm hoài nghi và thắc mắc những câu hỏi siêu hình. Trước năm 1975 ông mưu sinh bằng nghề dạy kèm ngoại ngữ, ở trong chùa Tây Tạng, thị xã Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. Kết hôn với cô Nguyễn Thị Phượng, cháu của sư trụ trì chùa, Phượng là cháu mồ côi đẹp như Đầm Lai, nên bạn bè thường gọi là Phượng lai.
Sau năm 1975, ông thất nghiệp, không thể dạy kèm tiếng Anh vì không ai học, thời gian ấy tiếng Nga đang là mốt thời thượng, ngự trị tất cả các trường trung học, đại học, tôi nhớ hầu như các giáo sư dạy tiếng Anh và tiếng Pháp chính qui đều bị thất sủng, giảm biên chế hay chuyển sang các công việc khác, như làm văn phòng, thư viện thì thầy giáo dạy kèm tiếng Anh như ông thất nghiệp là việc đương nhiên. Sống lây lất mấy năm tại Bình Dương, đến năm 1979 ông dẫn cả nhà lên ngọn núi Phương Bối, Lâm Đồng, sinh sống. Thời ấy, sống trên dãy núi Đại Lào hẳn nhiên mưu sinh bằng nghề làm nương làm rẫy. Hãy tưởng tượng một người đàn ông ốm yếu với chiếc xe đạp cọc cạch, hàng ngày thồ đống củi gần 10 cây số đến chợ làng bán để nuôi đàn con nheo nhóc 9 đứa và một người vợ ốm yếu thì cuộc sống của ông cùng quẫn và nhếch nhác đến mức nào. Nhiều người, lên án ông đã để con mình thất học. Theo tôi, có lẽ vì một lý do nào đó nên một thầy giáo, một nhà thơ như ông lại chủ động không cho con mình đi học, không cho con mình bén máng đến chốn bụi trần, sống xa lánh tách biệt với xã hội, đi ngược lẽ thường của cuộc sống là một lý do chẳng đặng đừng, nhưng cái thế bắt buộc phải vậy. Từ đó, gia đình ông ăn chay trường, con ông hầu như đều tu tại gia, trong các am thất trên núi, giai đoạn đói khát một người con trai của ông hái trúng nấm độc, ăn và chết, gây cho ông một cú sốc.
Dân trong vùng Đại Lào đồn thổi ông là người quái dị, ham đọc sách nhưng lại đối xử hà khắc, gia trưởng với vợ con, đêm về nghe tiếng ông hò hét vang xa khắp rừng thông. Tính ông ngông cuồng, nói chuyện chửi bới, văng tục một cách tự nhiên trước mọi người, không kể bất cứ ai, còn thích làm trò khỉ, banh mồm, nhăn răng, trợn mắt. Ông sống riêng một mình trong một tịnh thất nhỏ làm bằng gỗ, chưa có bất cứ người nào bước chân vào, vì ông đái chung quanh góc nhà nói là để diệt mối. Những chi tiết này, làm tôi nhớ đến những dị nhân sống trong các tịnh cốc kiếm hiệp Kim Dung. Thực hư cuộc đời của ông ra sao tôi không biết, nhưng với riêng tôi, người có tâm hồn nâng niu từng bước chân con đi, dõi theo từng bước con lật tập phải là người có tình cảm sâu lắng, tuy bên ngoài bao giờ ông cũng hành xử trái ngược với lòng mình, tâm hồn ông là một trời mâu thuẫn, hãy xem ông nhìn con tập lật:
Nắm tay lật úp đi con
Co thân tròn trịa như hòn đá lăn
Muốn cho đời sống không cằn
Tập cho quen mất thăng bằng từ đây
(Nhìn con tập lật)
Co thân tròn trịa như hòn đá lăn
Muốn cho đời sống không cằn
Tập cho quen mất thăng bằng từ đây
(Nhìn con tập lật)
Xem cha đốt cỏ ngoài rừng
Nâng niu mẹ ẵm theo mừng không con
Có vài chiếc lá còn non
Gió xua lửa khói nổ giòn trên không
Nắng tà trãi xuống mênh mông
Bước theo chân mẹ cha bồng hư vô
(Đốt cỏ ngoài rừng)
Nâng niu mẹ ẵm theo mừng không con
Có vài chiếc lá còn non
Gió xua lửa khói nổ giòn trên không
Nắng tà trãi xuống mênh mông
Bước theo chân mẹ cha bồng hư vô
(Đốt cỏ ngoài rừng)
Ngày xưa, trong bài Mai kia ông từng viết
Mai kia tan biến hận thù
Giữa đêm sao chiếu mịt mù phương đông
Cha về ôm cả biển sông
Duỗi chân duỗi cẳng nằm không một đời
Cho con cha hứa một lời
Đuổi mây thiên cổ rong chơi tối ngày
Thu nào tóc bạc òa bay
Có con chỉ trỏ mới hay tuổi già
Cúi hôn trời đất đậm đà
Cha tan theo bóng trăng tà vạn niên
Mai kia tan biến hận thù
Giữa đêm sao chiếu mịt mù phương đông
Cha về ôm cả biển sông
Duỗi chân duỗi cẳng nằm không một đời
Cho con cha hứa một lời
Đuổi mây thiên cổ rong chơi tối ngày
Thu nào tóc bạc òa bay
Có con chỉ trỏ mới hay tuổi già
Cúi hôn trời đất đậm đà
Cha tan theo bóng trăng tà vạn niên
Thời thế đổi thay, ông có biết rằng ngày sau, con ông sẽ nghĩ về ông như thế nào khi cho con hình hài và cuộc sống như vậy.
Trong Mùa hạ, về Phương Bối, Hàm Anh viết:
(Phương Bối Am là một vùng đồi rộng ở Bảo Lộc từ Sài Gòn đi quốc lộ 20 lên Đà Lạt, qua cầu Đại Lào, bên tay trái, đi sâu vào xã Lộc Châu tới con dốc dẫn lên một vùng đồi rộng là Phương Bối Am. Thầy Nhất Hạnh đã xây một thiền thất giữa đồi thông mênh mông, thơ mộng ấy. Sau năm 1975, ngôi nhà bị sập, cả vùng đồi tan hoang, chỉ còn lại cái bể cạn lớn, khô nước, trơ bốn vách tường xi măng). Sơn đã đưa gia đình lên đó, che cái mái tranh, vách ván, cả nhà chui vào ở. Sơn, Phượng vợ Sơn cùng chín đứa con, bảy trai hai gái: Thạch, Vân, Thảo, Thủy, Không, Lão, Yên, Phương Bối, Tiểu Khê...” Những đứa trẻ lớn lên cũng hoang dại như núi rừng, không cách chi sinh sống được, nên tất cả đều lần lượt được gửi vào nương náu nơi cửa chùa. Ngoại trừ Thạch đã có cuộc sống riêng và cắt đứt liên hệ với gia đình, Thảo nằm kia từ lâu lắm, nấm mồ chơ vơ trên ngọn đồi yên ả mây bay. Vân từ chối cơ hội sang Pháp tu học, tạm quay về để gom tất cả bốn người em trai, nuôi ăn học lại dưới một mái nhà tại chân Phương Bối, trong đó Thủy đang theo học cao cấp Phật học tại Sài Gòn. Yên, Không, Lão rời chùa về nhà theo thế học”. (2)
Trong Mùa hạ, về Phương Bối, Hàm Anh viết:
(Phương Bối Am là một vùng đồi rộng ở Bảo Lộc từ Sài Gòn đi quốc lộ 20 lên Đà Lạt, qua cầu Đại Lào, bên tay trái, đi sâu vào xã Lộc Châu tới con dốc dẫn lên một vùng đồi rộng là Phương Bối Am. Thầy Nhất Hạnh đã xây một thiền thất giữa đồi thông mênh mông, thơ mộng ấy. Sau năm 1975, ngôi nhà bị sập, cả vùng đồi tan hoang, chỉ còn lại cái bể cạn lớn, khô nước, trơ bốn vách tường xi măng). Sơn đã đưa gia đình lên đó, che cái mái tranh, vách ván, cả nhà chui vào ở. Sơn, Phượng vợ Sơn cùng chín đứa con, bảy trai hai gái: Thạch, Vân, Thảo, Thủy, Không, Lão, Yên, Phương Bối, Tiểu Khê...” Những đứa trẻ lớn lên cũng hoang dại như núi rừng, không cách chi sinh sống được, nên tất cả đều lần lượt được gửi vào nương náu nơi cửa chùa. Ngoại trừ Thạch đã có cuộc sống riêng và cắt đứt liên hệ với gia đình, Thảo nằm kia từ lâu lắm, nấm mồ chơ vơ trên ngọn đồi yên ả mây bay. Vân từ chối cơ hội sang Pháp tu học, tạm quay về để gom tất cả bốn người em trai, nuôi ăn học lại dưới một mái nhà tại chân Phương Bối, trong đó Thủy đang theo học cao cấp Phật học tại Sài Gòn. Yên, Không, Lão rời chùa về nhà theo thế học”. (2)
Và Phượng, người đàn bà đẹp một thời, nay tiều tụy xanh xao vẫn một lòng lặng lẽ bên ông như một cái bóng, chấp nhận cùng ông đi suốt cuộc đời cơ cực.
một ngày đau khổ chín trong tôi
tôi đến bên cây lẳng lặng ngồi
cây thả trái sầu trên nước lắng
mặt hồ tan vỡ ánh sao trôi
tôi đến bên cây lẳng lặng ngồi
cây thả trái sầu trên nước lắng
mặt hồ tan vỡ ánh sao trôi
thôi nhé ngàn năm em đi qua
hồn tôi cô tịch bóng trăng tà
trời sinh ra để chiều hôm đó
tôi thấy mây rừng bay rất xa
(Tôi Thấy Mây Rừng)
hồn tôi cô tịch bóng trăng tà
trời sinh ra để chiều hôm đó
tôi thấy mây rừng bay rất xa
(Tôi Thấy Mây Rừng)
Một đêm trăng mờ ảo
anh tìm về thăm em
phố buồn như hoang đảo
gió ngừng ru bên thềm
ánh đèn sao le lói
căn phòng sao đìu hiu
anh lặng người thầm hỏi
kiếp người sao tiêu điều
anh tìm về thăm em
phố buồn như hoang đảo
gió ngừng ru bên thềm
ánh đèn sao le lói
căn phòng sao đìu hiu
anh lặng người thầm hỏi
kiếp người sao tiêu điều
anh đi vòng sau nhà
một mình như bóng ma
giật mình anh nghe thấy
có tiếng gì bay xa
một mình như bóng ma
giật mình anh nghe thấy
có tiếng gì bay xa
rồi đêm trăng mờ ảo
anh lại về thăm em
như lá vàng lảo đảo
anh lui về trong đêm
(Đêm Thu)
anh lại về thăm em
như lá vàng lảo đảo
anh lui về trong đêm
(Đêm Thu)
Nhà thơ Nguyễn Đức Sơn là bậc tiền bối, tôi là kẻ hậu sinh không cùng thế hệ, lại chưa đọc hết những sáng tác của ông, nên không dám bình luận, chỉ biết rằng ngày xưa ông được làng văn sắp xếp là một trong tứ trụ thi ca của miền Nam cùng với Bùi Giáng, Thanh Tâm Tuyền, Tô Thùy Yên chắc chắn phải có được sự cảm phục của nhiều người trong văn giới, vì ngày ấy nếu không có thực tài thì không ai công nhận.
Nhà văn Võ Phiến, đã có nhận xét độc đáo về Nguyễn Đức Sơn:
"Hầu hết những ai bắt đầu xun xoe vào làng văn đều muốn tỏ ra khác người, nghĩa là ngông nghênh. Để có thể tha thứ những bậy bạ hư hỏng ở một kẻ nào, ta tắc lưỡi kêu: hắn trót có tí "máu văn nghệ" trong người. Trong đám văn nghệ với nhau thì nhố nhăng nhất phải thú thật là những chàng thi sĩ. Một nhà nho như ông Tản Đà mà để xứng danh thi sĩ ông cũng làm trò con nít: gửi thư lên chị Hằng, gánh thơ đi bán chợ trời v.v..Còn Chế Lan Viên thì thấy trăng sáng vội kêu: "Ta cởi truồng ra, ta cởi truồng ra " Nguyễn Đức Sơn không cần phải làm như thế. Hãy xem cốt cách của ông: điềm nhiên giản dị hơn biết bao:
Nhà văn Võ Phiến, đã có nhận xét độc đáo về Nguyễn Đức Sơn:
"Hầu hết những ai bắt đầu xun xoe vào làng văn đều muốn tỏ ra khác người, nghĩa là ngông nghênh. Để có thể tha thứ những bậy bạ hư hỏng ở một kẻ nào, ta tắc lưỡi kêu: hắn trót có tí "máu văn nghệ" trong người. Trong đám văn nghệ với nhau thì nhố nhăng nhất phải thú thật là những chàng thi sĩ. Một nhà nho như ông Tản Đà mà để xứng danh thi sĩ ông cũng làm trò con nít: gửi thư lên chị Hằng, gánh thơ đi bán chợ trời v.v..Còn Chế Lan Viên thì thấy trăng sáng vội kêu: "Ta cởi truồng ra, ta cởi truồng ra " Nguyễn Đức Sơn không cần phải làm như thế. Hãy xem cốt cách của ông: điềm nhiên giản dị hơn biết bao:
đầu tiên tôi thở cái phào
bao nhiêu phiền não như trào ra theo
nín hơi tôi thở cái phèo
bao nhiêu mộng ảo bay vèo hư không...
(Một mình nằm thở đủ kiểu trên bờ biển )
bao nhiêu phiền não như trào ra theo
nín hơi tôi thở cái phèo
bao nhiêu mộng ảo bay vèo hư không...
(Một mình nằm thở đủ kiểu trên bờ biển )
Cứ thế ông thở "đủ kiểu. Rồi qua một bài thơ khác ông lại "khoái trí nằm thở nữa". Một đằng cố gắng làm ra lạ đời nên phải cởi truồng, phải chọc trời ghẹo trăng cho to chuyện; một đằng vốn có bản lĩnh tự nhiên, nên chỉ nằm mà thở thong thả cũng đủ độc đáo chán. Trong thơ, ta đã mấy ai nghe những tiếng thở cái phào cái phèo ngang tàng như vậy? (Nhất là đọc cho đến hết bài "thở đủ kiểu" ta giật mình thấy không phải đó là cái ngông vô cớ, ta không ngờ những hơi thở ấy lại đưa ta đi xa đến thế.) Khi Chế lan Viên muốn cho khác thường, ông đòi: "Hãy cho tôi một tinh cầu giá lạnh", còn Nguyễn Đức Sơn thì chẳng xin một tinh cầu nào, cứ việc nằm ngay trên bờ biển mà vọc c... Khi Chế Lan Viên muốn tỏ ra ngông, ông đòi cởi truồng để tắm trăng; còn Nguyễn đức Sơn thì lại lăn cù trên bờ biển, rồi ngủ quên trên bờ biển, nửa khuya bị mưa ướt, thức dậy tự hỏi mình: "đã đời chưa con?” (3)
Thời trẻ, ông kiêu hãnh, xác định thế đứng của mình bằng cách tự chủ trương tờ “Mặt Đất”, trên trang 1 số 1, tháng 11-1965 ông viết :” Đấu trường của bọn trẻ tự động và ý thức nhất. Chủ trương biên tập Nguyễn Đức Sơn, vô gia cư, vô nghề nghiệp, vô địa táng. Tòa soạn lưu động tất hữu, và trường kỳ. Hiện tại không có địa chỉ liên lạc”. (4)
Với những lời thơ cao ngạo:
Tao viết văn làm thơ
Cho tụi bây quăng viết
Mặc dù tao không đời nào thèm giết
Những cái thứ cà rơ
(Thì ra)
Tao viết văn làm thơ
Cho tụi bây quăng viết
Mặc dù tao không đời nào thèm giết
Những cái thứ cà rơ
(Thì ra)
Nhà thơ Nguyễn Đức Sơn là tổng hợp của những nghịch lý, nơi ông không chỉ có những vần thơ ngông, với lối viết trịch thượng mà ông còn là một nhà thơ xuất thần với những vần thơ đẹp
rồi mai huyệt lạnh anh về
ru nhau gió thổi bốn bề biển xưa
trăng tà đổ bóng cây thưa
mộng trần gian đã hái vừa chưa em
(Tịch Mạc)
rồi mai huyệt lạnh anh về
ru nhau gió thổi bốn bề biển xưa
trăng tà đổ bóng cây thưa
mộng trần gian đã hái vừa chưa em
(Tịch Mạc)
Một lần tình cờ xem phóng sự trên tivi về người trồng thông trên Đại Lào - Lộc Châu - Lâm Đồng, hình ảnh một ông già gầy gò nhanh nhẹn chống gậy đi trên đồi thông, ngày ấy, tôi không biết đó là nhà thơ Nguyễn Đức Sơn, vì người ta chỉ giới thiệu là người gìn giữ những đồi thông và tự mình trồng ngàn cây thông trên Đại Lào. Nghe nói, ông đã từng bị thương khi bảo vệ tới cùng một tổ chim trên cây rừng Phương Bối do đám người có hung khí tới phá phách.
Nếu không có quỷ ma
Khó bề thấy được Phật
Đó là sự thật của trái đất
Nhưng nghĩ cho cùng tất cả đều trật lất
(Tất Cả Đều Trật Lất)
Khó bề thấy được Phật
Đó là sự thật của trái đất
Nhưng nghĩ cho cùng tất cả đều trật lất
(Tất Cả Đều Trật Lất)
Hơn ba năm trước, trong một lần tôi đi Đà Lạt tham dự triễn lãm phòng tranh của họa sĩ Đinh Cường, ngày ấy đến tham dự có Bửu Ý ở Huế, vợ chồng anh Nguyên Minh - chị Lan, anh Trương Văn Dân - Elêna ở Sài Gòn, anh chị Lữ Kiều - Thanh Hằng, trong căn nhà trên đỉnh dốc cheo leo giữa rừng chiều, lần đầu tiên tôi biết đến tên nhà thơ Nguyễn Đức Sơn, khi các anh bàn đi thăm Sơn Núi ở Bảo Lộc, lúc đó tôi chỉ biết ông là một người bạn của các anh, một nhà thơ trước năm 1975 lập dị sống xa lánh mọi người, không muốn tiếp xúc xã hội, thoát tục như Lão Trang.
Những bài thơ ông viết mang mang chất thiền :
một đêm sao ở trên rừng
đua nhau rụng xuống chào mừng nhân gian
hồn tôi cây cối liên hoan
rưng rưng tôi thấy trăm ngàn ước mơ
tuổi vàng suối mộng trời thơ
lớn lên tôi chết trên bờ hư không.
đua nhau rụng xuống chào mừng nhân gian
hồn tôi cây cối liên hoan
rưng rưng tôi thấy trăm ngàn ước mơ
tuổi vàng suối mộng trời thơ
lớn lên tôi chết trên bờ hư không.
(Trên bờ hư không)
Lão du sĩ trên núi Phương Bối ngày này vẫn sống trong mộng, canh giữ rừng thông, như ngày xưa trong một bức thư viết cho cha (5)
Sáng mênh mông
Ta đi thơ thẩn trong vườn hồng
Ô bông, ồ mộng, ồ không.
Ta đi thơ thẩn trong vườn hồng
Ô bông, ồ mộng, ồ không.
Bây giờ lão vẫn mộng, nhưng là mộng trên đồi thông với tình yêu màu xanh bất diệt.
Trên những con đường xinh tươi nhất
Tôi đi và hát một mình
Rừng cây xanh và rừng cây xanh
Trời trong xanh và mây trong xanh
Trên đồi cây xanh dưới đồi cây xanh
Tôi dừng lại để nghe chim hót
Và theo điệu riêng tôi lại hát
Cho rừng thêm xanh cho ngày thêm xanh
...
Tôi thấy đời như đang bé dại...
Tôi đi và hát một mình
Rừng cây xanh và rừng cây xanh
Trời trong xanh và mây trong xanh
Trên đồi cây xanh dưới đồi cây xanh
Tôi dừng lại để nghe chim hót
Và theo điệu riêng tôi lại hát
Cho rừng thêm xanh cho ngày thêm xanh
...
Tôi thấy đời như đang bé dại...
Mặc người đời đua nhau nơi chốn phồn hoa, thêu dệt nhiều giai thoại, xem ông như một “con quỷ làm thơ” (6), Nguyễn Đức Sơn, lão quái dị trên rừng Phương Bối, ngày ngày vẫn thong dong với trời thơ của riêng mình, một mình một cõi ta bà.
-------------------
(1) Vũ Đức Sao Biển, “ Kim Dung giữa đời tôi”
(2) Đinh Cường, “Nguyễn Đức Sơn - ngọn lửa tịch mịch” tr45, TC Quán văn số 24
(3) Tràng Thiên. “Nguyễn Đức Sơn “, tr 81-82, SĐD
(4) Trần Hoài Thư, “Có một thời... trích 1 đoạn về Nguyễn Đức Sơn”, tr 51, SĐD
(5) Đinh Cường, tr 44 SĐD
(6) Cách nói của nhà văn ĐPP
-------------------
(1) Vũ Đức Sao Biển, “ Kim Dung giữa đời tôi”
(2) Đinh Cường, “Nguyễn Đức Sơn - ngọn lửa tịch mịch” tr45, TC Quán văn số 24
(3) Tràng Thiên. “Nguyễn Đức Sơn “, tr 81-82, SĐD
(4) Trần Hoài Thư, “Có một thời... trích 1 đoạn về Nguyễn Đức Sơn”, tr 51, SĐD
(5) Đinh Cường, tr 44 SĐD
(6) Cách nói của nhà văn ĐPP
*Các bài viết được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
- --------------------------------
- trích từ voatiengviet.com
- ===================
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét