nhà văn Nguyễn Đức Quỳnh [ 1909- 06/ 06/ 1974 saigon] -- ảnh: Cao Lĩnh
LÊ THỊ HUỆ
Lê Thị Huệ: Một số nhân vật được ông nhắc đến trong câu trả lời trước, gây tò mò vì những huyền thoại ở chung quanh họ. Ví dụ Nguyễn Đức Quỳnh. Nguyễn Đức Quỳnh đươc nhiều người truyền tụng là một nhà lý luận về chính trị, triết học, văn học. Nhưng ông ta không để lại vết tích, trước tác cụ thể bao nhiêu. Ông có thể cho biết cảm tưởng của ông về nhân vật Nguyễn Đức Quỳnh.
hồ nam- vương tân nói về nhà văn tiền chiến nguyễn đức quỳnh
LÊ THỊ HUỆ
thực hiện phỏng vấn
Lê Thị Huệ: Một số nhân vật được ông nhắc đến trong câu trả lời trước, gây tò mò vì những huyền thoại ở chung quanh họ. Ví dụ Nguyễn Đức Quỳnh. Nguyễn Đức Quỳnh đươc nhiều người truyền tụng là một nhà lý luận về chính trị, triết học, văn học. Nhưng ông ta không để lại vết tích, trước tác cụ thể bao nhiêu. Ông có thể cho biết cảm tưởng của ông về nhân vật Nguyễn Đức Quỳnh.
Vương Tân: Nhà văn Nguyễn Đức Quỳnh là một huyền thoại. Ông tự nhận là hậu duệ của Nguyễn Thiện Thuật, người anh hùng Bãi Sậy quê ông. Nguyễn Đức Quỳnh sinh năm 1909 tại Trà Bồng , Hưng Yên-Bắc Việt. Con nhà khá giả học trường Tây bạn học với Cousseau, sau này làm chánh mật thám Đông Dương, một người Pháp, có nhiều ảnh hưởng chánh trị tại Đông Dương. Chính nhờ là bạn Cousseau mà Trương Tửu chủ nhà xuất bản Hàn Thuyên phải mời Nguyễn Đức Quỳnh làm giám đốc chánh trị nhà xuất bản Hàn Thuyên cùng chủ bút tạp chí Văn Mới của nhà xuất bản Hàn Thuyên để Nguyễn Đưc Quỳnh lo kiểm duyệt sách và báo của nhà xuất bản Hàn Thuyên không gặp trở ngại.
Nguyễn Đức Quỳnh học trường Tây rồi đi lính Lê Dương, một sắc lính quốc tế của quân đội Pháp. Được sang Pháp học, Nguyễn Đức Quỳnh học đậu kỹ sư điện ở Pháp nhưng về nước lại đi viết báo và dạy học tư. Chứ không làm quan. Tờ báo đầu tiên Nguyễn Đức Quỳnh cộng tác là báo Khoa Học của nhà khoa học Nguyễn Công Tiễu cháu ba đời Nguyễn Công Trứ và là anh vợ nhà văn nhà giáo Trương Tửu.
Nguyễn Đức Quỳnh khởi sự viết nghiên cứu về dân tộc ít người ở Tây Nguyên sau mới viết tiểu thuyết. Những tiểu thuyêt Thằng Kinh ,Thằng Cu So (viết về Cousseau), Thằng Phượng của Nguyễn Đức Quỳnh được nhà văn Vũ Ngọc Phan khen ngợi hết lời trong bộ Nhà văn Hiện Đại Việt Nam. Nhưng tác phẩm độc đáo nhất của ông, Nguyễn Đức Quỳnh lại ký bút danh Hà Việt Phương có tựa đề Làm Lại Cuộc Đời đăng toàn bộ trên báo Đời Mới. Và tác phẩm Ai Có Qua Cầu ký bút danh Hoài Đồng Vọng nhà xuất bản Quan Điểm in và phát hành lại được người đọc chú ý hơn
Nguyễn Đức Quỳnh là nhân vật thích làm quân sư cho thiên hạ. Hết làm quân sư cho Cousseau lại làm quân sư cho tướng Nguyễn Sơn được tướng Nguyễn Sơn cho về Hà nội móc nối với Cousseau. Vụ này nhà xuất bản Công an ở Hà nội có cho in cả một cuốn tiểu thuyết với tựa đề Câu Lạc Bộ Chính Khách do nhà văn đai tá công an Việt Cộng Lê Tri Kỷ viết bôi bác Nguyễn Đức Quỳnh và nói rõ vụ án Đinh Xuân Cầu, Nguyễn Văn Hướng bị bắt ở khu tư về vụ chiến khu Phục Việt. Rồi Nguyễn Đức Quỳnh làm cố vấn chánh trị cho trung tướng Nguyễn văn Hinh nổi loạn chống thủ tướng Ngô Đình Diệm. Và Nguyễn Đức Quỳnh làm cố vấn chính trị cho bộ trưởng Công Dân Vụ Ngô Trọng Hiếu. Cố vấn chánh trị cho bộ trưởng phủ thủ tướng Nghiêm Xuân Hồng. Nói về chuyện tại sao mình hay làm quân sư quạt mo Nguyễn Đức Quỳnh thường tâm sự với Vương Tân rằng biết thì phải nói. Thiên hạ xin ý kiến thì phải cho. Trả lời thắc mắc của Vương Tân rằng tại sao ông làm cố vấn cho tới hai vị tướng đều là lưỡng quôc tướng quân là Nguyễn Sơn và Nguyễn Văn Hinh. Ông nói cả hai đều là tướng tài nên Pháp và Trung Quốc đều phong tướng. Trả lời câu hỏi tại sao ông làm cố vấn cho bộ trưởng Ngô Trọng Hiếu nhân vật thứ ba trong chế độ Ngô Đình Diệm mà lại bị mật vụ Dương Văn Hiếu bắt, ông Nguyễn Đức Quỳnh nói ông bị bắt là do lệnh của ông Ngô Đình Nhu.
Theo nhà quân sư Nguyễn Đức Quỳnh thì người chịu nghe lới ông nhất là bộ trưởng phủ thủ tướng Nghiêm Xuân Hồng của thủ tướng Nguyễn Khánh nhưng cơ sự không đi đến đâu là vỉ tướng Khánh tuy phục luật sư Nghiêm xuân Hồng nhưng lại ưng nghe lời người anh em cột chèo Phạm Quang Tước một ông cò cảnh sát nắm ngành mật vụ hơn là nghe lời bộ trưởng Nghiêm Xuân Hồng.
Câu hỏi mà nhà văn Nguyễn Đưc Quỳnh thường trả lời Vương Tân loanh quanh là ông có làm tham mưu cho bạn Cousseau của ông không. Ông nói Cousseau là ngươi Pháp giỏi và biết điều, nhưng ông ta ít nghe lời Nguyễn Đưc Quỳnh. Nếu ông nghe lời Nguyễn Đức Quỳnh thì không xẩy ra vũ nổ tầu Amyot D ‘inville và Đinh Xuân Cầu, Nguyễn Văn Hướng không bị đi tù Lý Bá Sơ.
Nhà văn Nguyễn Đức Quỳnh để lại nhiều sách và một bộ hồi ký chưa in. Quan trọng là ông có truyền nhân là nhà báo Lý Đai Nguyên. Ông Nguyễn Đức Quỳnh có hai dòng con. Dòng lớn có Nguyển Đức Kim là nhà doanh nghiệp lớn ở Hà nội giầu cỡ tỷ tỷ phú, và ba con trai dòng nhỏ là nhà văn Duy Sinh Nguyễn Đức Phúc Khôi, nhà báo Nguyễn Đức Quỳnh Kỳ (nhân vật lớn trong võ phái Vo vinam, nhà báo Nguyễn Đức Kình
Nhà văn Nguyễn Đức Quỳnh qua đời ngày 6 tháng 6 năm 1974 vì ung thư bảo tử dù đươc người học trò cưng Trần Ngọc Ninh hết sức chạy chữa. Nhưng bị di căn vẫn không qua khỏi tay tử thần. Hiện nhà báo Nguyễn Đức Quỳnh Kỳ còn giữ đươc một số di cảo của nhà văn Nguyễn Đức Quỳnh, nhất là tập nhật ký của ông.
Cái di sản đáng nhờ của Nguyễn Đưc Quỳnh để lại cho anh em là việc ông lập Đàm Trường Văn Nghệ Viễn Kiến tại nhà ông cạnh chùa Từ Quang của Hòa Thượng Thich Tâm Châu một diễn đàn mở để anh em văn nghệ sĩ trẻ già tha hồ phát biểu ý kiến đưa ra những tác phẩm mới cùng nhau trao đổi. Theo một số nhà văn thì sở dĩ năm 1963 ông Ngô Đình Nhu phải ra lệnh cho mật vụ bắt Nguyễn Đức Quỳnh và truyền nhân của ông là nhà báo Lý Đai Nguyên vì cho rằng Đàm Trường Văn Nghệ Viễn Kiến là cái ngòi nổ sẽ làm sập chế độ độc tài. Nếu Vương Tân không nhanh chân trong vụ này cũng bị mật vụ tóm.
HỒ NAM-VƯƠNG TÂN
(1930- 2015)
-----------------------------
trích từ www.gio-o.com
==================
HỒ NAM-VƯƠNG TÂN
(1930- 2015)
-----------------------------
trích từ www.gio-o.com
==================
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét