Thứ Hai, 30 tháng 4, 2018

' đễ tưởng nhớ một cố nhân: " nhà văn Doãn Dân "/ Văn Nguyên Dưỡng -- source: http://hungviet.org/



Để tưởng nhớ một cố nhân, nhà văn Doãn Dân


Văn Nguyên Dưỡng
Huy hieu SD22BB.JPG

Đúng như Trần Hoài Thư đã viết, SĐ22BB như Sư đoàn Trừng giới, nơi đi đày của mọi quân nhân thuyên chuyển về đó, nếu hiểu trên góc cạnh nào đó. Trong thực tế, các tư lệnh là những tướng lãnh được tiếng đạo đức và nhân hậu trong QLVNCH như Tướng Nguyễn văn Hiếu và Tướng Lê Ngọc Triển mà tôi được biết khi thuyên chuyển ra đó, trong tình trạng của một sĩ quan bị đi đày. Những vị tư lệnh chưa hề sử dụng kỷ luật với thuộc cấp, dù là sĩ quan hay binh sĩ. Chính thời gian hơn một năm ở đó tôi thực sự trưởng thành. Vì chính ở sư đoàn nầy, một quân nhân bị “đi đày” như tôi đã nhận rõ hơn tín hiệu của kiếp sống con người, tín hiệu của Định Mệnh, một quyền lực vô hình nhưng hiện hữu giữa chúng tôi, trong đó có Đại tá Lê Đức Đạt, Thiếu tá Bửu Ký và Trung uý Trần Doãn Dân, hay nhà văn Doãn Dân, một số các bạn khác như nhà văn Trần Hoài Thư, họa sĩ Lê Thanh và tôi.
Trước tháng 1, năm 1969, tôi phục vụ ở các cơ quan trung ương ngành Quân Báo. Chức vụ sau cùng là Quyền Chỉ huy trưởng Trung Tâm Quân Báo (TTQB). TTQB là một trong ba cơ quan lớn cuả ngành Quân Báo trực thuộc Phòng II/BTTM/QLVNCH. Hai cơ quan khác là Đơn vị 101 và Trường Quân Báo. TTQB là một đơn vị kỹ thuật gồm các khối như Khối Ước Tính Tình báo, Khối Thẩm Vấn Tù binh, Khối Khai thác Tài liệu, Khối Khai thác Chiến cụ, Khối Khai thác Không ảnh và Khối Quản trị nhân viên toàn ngành Quân Báo của QLVNCH kể cả các Biệt Đội Quân Báo cạnh các đại đơn vị Đồng minh. Riêng Khối Quản Trị/TTQB sau khi tôi thuyên chuyển ra SĐ22BB trở thành Trung Tâm Quản Trị Quân Báo vì TTQB giải thể. Thực ra trước đó, các Khối tình báo kỹ thuật nói trên, từ năm 1967 trở đi, chỉ còn chịu hệ thống hành chánh và quản trị cuả TTQB nhưng về phương diện kỹ thuật trở thành các Trung tâm Tình báo Hỗn Hợp giữa Phòng II/BTTM/QLVNCH và Phòng II Bộ Tư lệnh Lực lượng Viện Trợ Hoa Kỳ tại Việt Nam -BTL/LLVT/HK/VN, hay J2/MACV. Một trong những trung tâm phối hợp nầy là Trung Tâm Khai Thác Tài Liệu Hỗn Hợp Việt Mỹ gọi là Combined Documents Exploitation Center, hay CDEC, nơi mà nhà văn Doãn Dân đã phục vụ một thời gian, từ cuối năm 1969 trở đi đến khi thuyên chuyển ra SĐ3BB ở Quảng Trị và hy sinh ở vùng chiến trường hoả tuyến nầy cuối tháng 4, năm 1972.
Định mệnh như một thứ gì đó thường trớ trêu, không chỉ là những thử thách đắng cay hay ngọt bùi trong kiếp sống của một con người mà còn là sự phán quyết cuối cùng của một vị Thẩm phán Tối cao, quyền uy và thấu triệt. Do sự phán quyết của Người, có những người chết rồi mà còn lưu danh thiên cổ, có kẻ nằm xuống vô danh, mãi mãi không ai còn biết họ ở đâu, mất hình hài thể xác, cũng có người nằm xuống, còn di cốt, còn nấm mồ. Nhưng hình như mọi người tưởng chừng như đã mất đi vĩnh viễn, vẫn hiện diện trong trí nhớ hay kỷ niệm của nhiều người khác. Tôi đã mục kích cả hai trường hợp nầy một thời gian không lâu, chỉ mấy năm sau khi tôi bước chân xuống phi trường Qui Nhơn và đáo nhậm đơn vị mới, Phòng 2/SĐ22BB ở Bà-Gi, vào ngày ba mươi Tết, tháng 2 dương lịch, năm 1969.
Sau trận Tổng Công Kích & Tổng Khởi Nghĩa Tết Mậu Thân 1968 cuả CSVN vào 33 thành phố và tỉnh lỵ, 64 quận lỵ và 29 căn cứ quân sự quan trọng ở miền Nam, nhất là sự tàn sát dã man quần chúng ở Cố đô Huế, bất kể người già, đàn bà hay trẻ thơ, với những nấm mồ tập thể của nhiều nghìn người vô tội, người ta nhận thấy rõ ràng hơn giá trị cuả những bản hiệp ước, những thỏa ước những cam kết ngưng bắn chỉ là những tờ giấy vụn hay những thứ của-bỏ vứt trong sọt rác, và thân phận con người chỉ là con giun con kiến trong con mắt của những người Cộng sản Việt Nam. Không nơi nào của miền Nam không thể là vùng của lửa đạn, nhưng Vùng I Chiến Thuật thực sự là vùng hoả tuyến. Nếu là quân nhân, từ các tỉnh miền tây, miền đông, hay vùng Sài gòn, hoặc ở các tỉnh miền nam Trung phần, mươi người thuyên chuyển ra đó, còn được mấy người trở về. Tôi may mắn không bị đưa ra vĩ tuyến sau khi người ta muốn lột chức vụ giao cho tay chân thân tín. Trong Tết Mậu Thân, tôi là Chỉ huy phó TTQB, đến lần tấn công vào Saigòn trong tháng 5, 1968 cuả CSBV, tôi giữ chức vụ Quyền Chỉ huy trưởng Trung tâm nầy. Tháng 6, vị tân Trung tá Trưởng Phòng II/BTTM/QLVNCH cho tôi học khóa Anh ngữ cấp tốc để theo học Khoá Tình Báo dành cho các sĩ quan cao cấp Đồng minh ở Hoa Kỳ. Tôi lên đường sang Holibird, Maryland, Hoa Kỳ đầu tháng 8. Mãn khóa, tôi trở về Sàigòn. Ngày 5, tháng 1, 1969, sau khi trình diện ông nầy, lúc đó đã thăng Đại tá và giữ chức vụ Trưởng Phòng II/ BTTM đã nửa năm qua. Khi trở xuống Ban Hành Chánh, thay vì nhận giấy nghỉ phép sau khi du học, tôi nhận ngay một Lệnh Thuyên Chuyển đặt thuộc quyền sử dụng của Phòng 2/ SĐ22BB và một Sự Vụ Lệnh phải lên đường trình diện đơn vị mới ngày 6, tháng 1. Nghĩa là chưa đầy 24 giờ sau khi về nước. “Chiếu cố” nhau đến thế là cùng. Ông Trưởng phòng nầy, lúc còn mang cấp Thiếu tá và Trung tá được vi “Đại tá tiền nhiệm che chở, cho có đất dung thân và tận tình giúp đỡ. Ông Đại tá tiền nhiệm là một cấp chỉ huy nhân hậu, nhưng khá dễ tin, đã nuôi ong tay áo. Cờ đến tay, ông tân Trưởng Phòng II/BTTM kiêm Trưởng ngành Quân Báo phất bạo, gây tiếng vang không mấy đẹp và gieo nỗi sợ sệt lẫn bất mãn trong toàn ngành. Đối với ông, đưa đi hỏa tuyến để trừng trị nhân viên dưới quyền gần như là một thông lệ.
Nếu không cho phép nghỉ sau khóa học thì tôi tự động nghỉ, bề nào cũng bị đuổi ra khỏi Saigòn, thì dù có ra Bình Định trễ một vài tuần đâu hệ trọng gì. Tuy nhiên tôi cũng điện thoại cho Thiếu tá TT, Trưởng Phòng 2/SĐ22BB, nói với anh là tôi sẽ trình diện trễ. Anh TT cùng học chung khóa Tình báo cao cấp đó với tôi và cùng về chung một chuyến bay, sau khi anh và tôi ngao du chung với nhau bằng đường bộ xuyên lục địa trong suốt hơn mười ngày trên hành trình từ miền Đông sang miền Tây Hoa Kỳ để đến Travis Air Force Base chờ chuyến bay về nước. Nghỉ ở Saigòn hơn ba tuần, bỗng tôi chợt muốn ra Bình Định xem ở đó ăn tết như thế nào. Ngày ba mươi Tết tôi ra thành phố Qui Nhơn trên một chuyến bay của Air Vietnam. Tôi làm anh TT bất ngờ. Anh giữ tôi ở ăn tết với gia đình anh. Khi theo học khóa kể trên tại Fort Holibird, anh TT ở một phòng sát phòng tôi, và hai người sử dụng chung một phòng tắm thông nhau giữa hai phòng ngủ. Anh và tôi cùng cấp bậc, hợp tính tình, nên trở thành đôi bạn thân. Khi trở về nước anh bất ngờ khi “phải nhận” người bạn -có thể nói là rất thân- đặt thuộc quyền sử dụng của anh. Dĩ nhiên là tôi bị lột chức không có lý do. Cho du học rồi sau đó thuyên chuyển đi đơn vị xa, hay cho “ngồi chơi xơi nước”, là các biện pháp “đì” của một ít cấp chỉ huy ngày đó. Hay thật! Nói ra thì e có sự hiểu lầm làm xấu lây cho tập thể, nên nhiều nạn nhân đã ngậm quả bồ hòn mà cho là ngọt. Và tôi cũng đã từng. Anh TT hiểu rõ như vậy, nên hình như anh đã trình tình trạng của tôi cho Trung tá LKL Mưu Trưởng Sư đoàn biết, trước khi tôi trình diện. Qua ngày mồng một, anh TT đưa tôi vào Bà-Gi, nơi Bộ Tư lệnh Sư Đoàn đóng quân, trình diện Trung tá LKL. Ông thông cảm hoàn cảnh của tôi nên tiếp tôi niềm nở.
Chính vị Tư Lệnh Sư đoàn, Thiếu tướng Nguyễn văn Hiếu, một lương tướng mẫu mực của QLVNCH, được mọi người kính trọng và thương mến, cũng được tường trình về tình trạng và việc tôi vừa mới đi học ở Mỹ về với anh TT, cũng vui vẻ tiếp tôi. Trung tá LKL nói với anh TT là cho tôi sự tự do lựa chọn muốn ở Saigòn, hay muốn ở Bà-Gi, hay trong phố Qui Nhơn thì Sư Đoàn sẽ thu xếp cho. Hoặc muốn về Saigòn lúc nào cũng được. Tôi thành thực cám ơn sự hiểu biết và thông cảm của các vị chỉ huy này. Nhưng tôi nghĩ là không nên phụ lòng những vị đó, nên phụ giúp Thiếu tá TT trong công việc. Tôi được cấp một căn nhà trong cư xá sĩ quan của sư đoàn ở Bà-Gi, một xe jeep, một tài xế, và một binh sĩ phục vụ, vì tôi đến đơn vị một mình, không có gia đình. Căn nhà của tôi ở đầu dãy nhà, đối với tôi như một thứ gác trọ không hơn kém. Và, căn nhà kế bên là của gia đình Trung uý Trần Doãn Dân, cũng là nhân viên của Phòng 2 Sư Đoàn.
Mấy chung trà ngon, mấy thức mứt ngọt, mấy ly cúc tữu cay thơm mà tôi thưởng thức trong những ngày Tết kế tiếp của muà Xuân năm đó là của chính do người hàng xóm nhà bên cạnh tiếp đãi khi mà, ở cái xứ đi đày đó -tôi như một lãng tử vô gia đình- làm tôi ấm lòng. Tâm trạng tôi lúc đó, khi đối ẩm với ông bàng lân, không biết là tôi có đọc hai câu thơ của Thế Lữ: “Rũ áo phong sương trên gác trọ. Lặng nhìn thiên hạ đón xuân sang” hay không” Nhưng chắc chắn là tôi có đọc thơ, nếu không phải là của ai đó thì là thơ của tôi. Ông bàng lân này chính là nhà văn Doãn Dân. Nhờ mấy ngày Tết trà dư tữu hứng này tôi mới được biết Trung uý Dân là nhà văn Doãn Dân. Từ đó, trước hành lang giữa hai căn nhà của anh và của tôi, Doãn Dân đặt một sạp gỗ nhỏ cuả một người ngủ, tuy nhiên thừa rộng “để anh Dân và tôi bày biện thức nhậu lai rai với rượu đế hoặc bia, hay chỉ uống trà suông nói chuyện phiếm, mỗi buổi tối khi vừa lên đèn. Thực tình, tôi chỉ biết Doãn Dân lúc đó đã và đang viết một số chuyện ngắn, có thể đã có sách xuất bản, nhưng tôi chưa hề đọc qua một tác phẩm nào của anh, cũng như anh biết tôi có làm thơ và đã xuất bản tập thơ “Vùng Đêm Sương Mù” ở Saigòn mấy năm trước, nhưng cũng có thể anh chưa đọc một bài thơ nào trong tập thơ đó cuả tôi. Thực ra, sau khi xuất bản tập thơ trên xong vào giữa 1966, tôi bận rộn dài dài trong sáu tháng còn lại và trọn năm kế tiếp 1967. Lúc đó tôi là Chỉ huy phó TTQB, được sự uỷ nhiệm của Đại tá HVL, Trưởng Phòng II/BTTM kiêm Chỉ huy trưởng TTQB, thành lập hơn mười Biệt Đội Quân Báo hoạt động cạnh các đại đơn vị Hoa Kỳ và Đồng Minh. Chiến cuộc gia tăng, Hoa Kỳ đưa quân vào nhiều tôi bận rộn cả ngày đêm, nên đã không còn có thì giờ thơ với thẩ”n và cũng không thế đọc chuyện của nhà văn nào, dù là của Doãn Quốc Sĩ, Mai Thảo, Dương Nghiễm Mậu, Nguyễn Mạnh Côn, Thảo Trường, hay Doãn Dân. Rồi thì xãy ra trận Tết Mậu Thân, rồi đi học ở Hoa Kỳ, cho đến khi bị “đi đày”. Hơn nữa, tôi cũng không muốn làm thơ đăng trên bất cứ tờ báo hay tạp chí nào suốt thời gian tôi phục vụ trong quân đội, trừ một bài duy nhất đăng trong một số nào đó của Tập San “Bách Khoa”, bài ‘Màu Thời Gian”, hình như do Thế Phong gởi cho Toà Soạn Bách Khoa thì phải. Cho đến khi ngồi đối ẩm với Doãn Dân, chẳng ai biết tôi là ai. Tôi cũng vậy, tôi chỉ biết người ta bằng cái “tiếng” mà không học được một “miếng” nào của họ. Doãn Dân và tôi có một thứ giống nhau “không coi mình bằng ai nhưng cũng không để ai coi mình bằng thứ người gì đó”. Và có lẽ vì vậy mà chúng tôi quí trọng nhau lắm.
Mỗi chiều “lai rai” mấy chỉ hoặc uống trà và đàm đạo với nhau như vậy, Doãn Dân và tôi thường bàn bạc với nhau về các tác phẩm của các nhà văn lớn trên thế giới nhiều hơn, hay các tác phẩm của nhóm Tự lực Văn Đoàn. Đặc biệt là Doãn Dân thường nói về các tác phẩm với những nhân vật chính mẫu người “người hùng” vô danh cuả Lê văn Trương là một nhà văn viết rất nhiều về các chuyện phiêu lưu mà dòng văn học chính không muốn đề cập đến, hay các tác phẩm của Vũ Trọng Phụng như Số Đỏ, Giông Tố hay Vỡ Đê… Có lẽ trong Doãn Dân tiềm ẩn nỗi thương cảm nào đó dành cho thân phận của những nhân tài không có đất phát triển khi nói về các nhân vật của Lê văn Trương, trong khi có lắm kẻ không hẳn đã hơn người nhưng vẫn “phất” như ai trong “Số Đỏ”, hoặc những tên ác ôn hay dùng quyền lực đè nén những người bất hạnh của Vũ Trọng Phụng. Anh cũng thương cảm cho số phận của những nghèo khổ, khốn cùng, bị lớp người bề thế trong xã hội đè nén, mà bất lực khi muốn vùng vẫy vượt thoát số kiếp, nhưng “số đỏ” không bao giờ đến với họ. Phải chăng Doãn Dân nói về thân phận cuả một lớp người có tài mà “bất khả” trong xã hội, hay anh muốn nói về chính thân phận của anh, một người ôm hoài bảo lớn, nhưng chưa nhìn thấy tương lai” Và, có lẽ tôi cũng vậy chăng nên tôi hiểu anh dễ dàng lắm, nghe anh nói nhiều lắm về kiếp sống của con người, nhất là con người trong chiến tranh, như thời kỳ nhiễu nhương của chúng tôi, chết ngày hôm qua, chết ngày hôm nay, chết vội vàng tức tửi, không nói được hết lời… làm sao tiếng tiếng vọng vang được xa xôi vào thời gian hay tuôn sâu vào ngưỡng cửa của hậu thế!.. Kiếp con người sao mà khổ đến vậy, ngắn ngủi đến vậy. Và cũng chính con người, sao mà bạc ác đến vậy, nhẫn tâm và vô tình đến vậy. Họ giết người bên này hay bên kia dòng sông, trên cánh đồng bờ ruộng, hay trong đô thị phố phường”.. Con người đánh mất lương tri và tình yêu ở đâu” Có phải họ đã ném tất cả vào biển lưả chiến tranh, phải không” Phải không! Vì vậy khi nhìn thấy ngọn lửa chiến tranh diễn ra tàn khốc từ nhiều năm trước nên thơ tôi làm thơ như tiếng gầm kinh sợ của một loài muông thú nhìn ánh lửa trong buổi cổ hoang, hay như tiếng hót não nề của một loài chim lạ cô độc nhìn ánh sấm động trong vùng trời đất hoang dã mù sương. Làm sao mà nhìn cho ra! Còn Doãn Dân thì sao”
Doãn Dân, người miền Bắc, chững mực, rất ít nói, cũng không hay cười, nhưng khi trò chuyện với tôi, gần như anh muốn trút bớt bầu tâm sự nặng chĩu trong trong lòng anh. Ở trên, là những gì anh nói, tôi nhớ ít nhiều và lập lại. Nhưng hỡi ơi, tôi có đọc được gì của anh đâu mà hiểu rõ anh hơn! Hình như anh còn mang tâm sự khác nữa. Có lẽ là một thứ chịu đựng khác hữu hình nhưng vô ngôn, như chính sự im lặng của anh. Gia đình đông là hạnh phúc nhưng là nỗi khổ tâm. Những người có tâm hồn, có tri thức, biết trút tâm sự vào đâu khi mà không có người muốn đón nghe, thì trút vào những trang giấy vốn dĩ là vật vô tri nhưng hữu tình sẵn sàng nghe tiếng nói tận cõi sâu thẩm trong tâm tư của mình. Đi tìm một chân trời mới trong hư vô bằng trí tưởng tượng và tạo hình ảnh phản diện cuả hiện thực thiếu mỹ, cảm, là lối thoát của một tâm sự bưng bít. Đó là nỗi khổ của kiếp làm người. Và đó cũng là định mệnh. Tôi thông cảm anh vì chính tôi cũng đã nhận thấy những điều đó. Vã lại, lúc đó tôi đang phải chịu đựng sự bất công của xã hội dù là một xã hội thu hẹp giữa những con người mặc áo nhà binh. Trong những tháng đầu năm đó, hàn huyên thân mật với nhau, nên tôi coi Doãn Dân như một người thân, và là một người em, vì tuổi tác cuả anh nhỏ hơn tôi ít nhất là bốn năm tuổi và, dĩ nhiên trẻ hơn tôi, nên tôi thường gọi Doãn Dân là “chú”. Chú là tiếng xưng hô rất thân mật và đậm đà thương mến của một người miền Nam với một người bạn thân nhỏ tuổi hơn. Nhưng không ngờ tiếng gọi nầy không hợp tai hiền nội của Doãn Dân. Một lần ở sở về nhà trễ, không thấy Doãn Dân ngồi ngoài sạp gỗ ở hành lang như thường ngày, tôi bước đến bên ngoài cửa nhà Dân, định gọi anh, vô tình tôi nghe từ trong khung cửa đóng kín tiếng nói của chị Dân vọng ra. -“Tại sao anh cứ để cho ông Dưỡng gọi là chú mãi thế” “Chú” là gì anh biết không. Là đàn em của ông Dưỡng đó!” Không nghe tiếng Doãn Dân trả lời. Tôi đau lòng, buồn bã, và âm thầm bước đi, không nhìn lại, nhưng có cảm tưởng là cả anh chị Doãn Dân đã mở cửa ra và nhìn tôi từ phía sau. Đêm đó tôi rủ Lê Thanh, một Thiếu úy làm việc ở Phòng 3 Sư đoàn, xuống phố Qui Nhơn, uống đến say khướt, mãi gần một hai giờ khuya mới trở về Ba-Gi.
Thời gian đó, ngoài việc chơi thân và đàm đạo với Doãn Dân, tôi cũng chơi thân với Thiếu uý Lê Thanh, người miền Nam, độc thân nhỏ hơn tôi chừng tám tuổi, làm việc ở Phòng 3 Sư đoàn. Lê Thanh là một họa sĩ xuất thân ở Trường Mỹ Thuật Gia Định, tốt nghiệp Sĩ quan Trừ bị mấy năm trước. Ngày thường và lúc tỉnh, anh chỉ làm việc và vẽ tranh. Nét vẽ của Thanh thật tươi mát, phóng túng, tuy chưa quá lập thể siêu thực như một Picasso, chưa quá biến thể lộng lẫy như một Wassily Kandinsky – những nghệ nhân vẽ tranh như tiếng nói của suy tư, cuả màu sắc- ở đầu Thế kỷ 20, nhưng nét vẽ cuả Thanh mang dấu ấn của một nghệ nhân vừa thuộc phái ấn tượng lại vừa thuộc phái trừu tượng. Ảo ảnh và hiện thực quyện vào nhau, như có như không. Thanh là một nửa của Monet và một nửa của Renoir. Hình như Thanh là một Berthe Morisot thì đúng hơn. Nhưng không, Lê Thanh không theo trường phái của nhà nữ danh họa này. Lê Thanh là Lê Thanh, theo một trường phái riêng sáng tạo và phóng túng, gợi ảnh mà siêu hình, nên mỗi bức tranh là mỗi hiện diện của những giấc mơ. Thật tài hoa. Lúc Lê Thanh uống ngà ngà say thì thơ xuất ra như dòng suối trong chảy mạnh, dồn dập, thật mới mẽ, thật trữ tình, thực đẹp đẽ, rồi vì không ai ghi kịp, nên quên hết -những dòng thơ mà sau này tôi đọc thấy ở Trần Vấn Lệ, trôi chảy miên man. Thơ Lê Thanh chứa đựng một tâm hồn mà như chứa cả không gian man mác, vô tận. Tiếc rằng không còn một dòng thơ nào của Thanh. Khi Thanh tỉnh lại chỉ còn thấy sự trần truồng của thực tế và đã đánh mất cái tuyệt diễm vào hư vô. Vì vậy mà tôi quí mến Lê Thanh vô cùng. Biến thiên ngập tràn, rồi ly tán, tôi tìm Thanh từ hơn bốn thập niên qua, nhưng con phượng hoàng nầy đã như mất bóng tự nghìn xưa.
Một người nữa mà tôi chơi thân là Trung uý Phạm Đình Trọng, người miền Bắc, một tay làm tình báo sừng sõ, nhưng lại là người có tâm hồn, yêu thơ, thích nhạc biết đánh tây băng cầm và sành bình luận văn học. Ông này trước năm 1974 thăng lên cấp tá và làm quận trưởng một quận ở Cao Nguyên, hiện nay ở Morigan.
Ba người trẻ tuổi nầy, Doãn Dân. Lê Thanh và Phạm Đình Trọng, tôi thực sự quí mến. Tôi thường gọ”i các anh bằng “chú” khi xưng hô, và họ gọi tôi bằng anh. Tài hoa của họ làm cho tôi thán phục, và vì vậy tôi không thể làm nổi một bài thơ nào suốt thời gian đó, chỉ nghe và thưởng thức những gì họ nói với chất men. Vắng thì nhớ, như ghiền… Tài nghệ của họ đã thực sự làm tôi tịt ngòi. Tôi thật đau lòng khi nghe được tiếng nói củả chị Doãn Dân. Từ ngày buồn bã đó, chiều nào tôi cũng cùng Lê Thanh hay Phạm…Trọng, tôi gọi như vậy, xuống phố Qui Nhơn, đến Lệ Đá, hoặc quán, bar, nào đó uống túy lúy, “đến khuya mới trở về Bà-Gi, dù con đường từ phố về khoảng hai mươi cây số nầy đôi khi không an ninh. Dĩ nhiên là tôi ít thù tạc với Doãn Dân, mà chỉ gặp nhau ở nơi làm việc. Tôi gọi Doãn Dân bằng tên sau chữ “anh” hay bằng cấp bậc. Trông anh buồn thấy rõ và có lẽ cũng đau lòng như tôi.
Vào khoảng tháng 9 hay tháng 10, năm 1969 đó, anh Thiếu tá TT bấy giờ đã thăng cấp Trung tá được điều lên Pleiku làm Trưởng Phòng 2 QĐII & V2CT. Tôi thay thế anh làm Trưởng Phòng 2 SĐ22BB và dời lên ở dãy nhà ngói của cấp trưởng phòng và đơn vị trưởng của Sư Đoàn, cạnh nhà Tham Mưu trưởng. Tôi đã có trách nhiệm thực sự với đơn vị, nhưng đêm đêm vẫn thù tạc với người bạn mới là Đại uý Bác sĩ Trần Huy Thọ, Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn Quân Y cuả Sư Đoàn, ở căn nhà bên cạnh nhà tôi. Các bác sĩ quân y, trợ y, và hành chánh quân y trẻ cuả Thọ cũng thường “đến nhà cuả chúng tôi để họp đàn…văn nghệ, có cả Lữ Quỳnh. Đêm đêm chúng tôi thay phiên nhau nấu một soon mì Ramen lớn, ở bếp nhà tôi hay nhà Thọ, ăn chung với hàng chục hột vị luộc trộn cải xanh, và uống bia mua ở Quân Tiếp vụ, bàn chuyện văn chương, nghệ thuật hay ngâm thơ và đàn hát. Thỉnh thoảng có Trần Hoài Thư ở ĐĐ405 Thám Kích ghé chơi. Kể cả Lê Thanh, Phạm Trọng và đôi khi có cả Doãn Dân. Nhưng Dân bấy giờ trở nên thầm lặng hơn. Dù sao, đó cũng là thời kỳ đẹp đẽ nhất cho cả bọn chúng tôi. Những quân nhân yêu văn học, chuộng nghệ thuật, và suy tôn vẽ đẹp của thế giới đó với sự trân trọng, vui vẽ, nhưng vẫn giữ đúng phong cách riêng của từng người trong nhóm.
Sau đó không lâu, từ mấy tháng cuối năm 1969 trở đi, vì công việc tất bật với sự gia tăng hoạt động của các đơn vị địch ở khắp nơi trong “Khu vực Trách nhiệm Chiến thuật” của Sư Đoàn, nhất là vùng thung lũng An Lão, phía tây bắc Tam Quan và Bồng Sơn với các hoạt động mạnh mẽ cuả Sư đoàn 3 SaoVàng Cộng sản vùng liên ranh trách nhiệm giữa SĐ22BB và SĐ2BB đóng ở Quảng Ngãi. Tôi không còn rổi rảnh nữa. Lúc đó, Thiếu tướng Nguyễn văn Hiếu đã chuyển vào QĐ III & V3CT làm Tư lệnh SĐ5BB đã hơn nửa năm trước và Chuẩn tướng Lê Ngọc Triển thay thế Ông ở SĐ22BB. Tư lệnh phó là Đại tá Lê Đức Đạt. Trung tá LKL vẫn còn giữ chức Tham Mưu trưởng. Điều đáng ghi nhận là SĐ22BB có đến 4 trung đoàn bộ binh thay vì 3 như các sư đoàn khác. Ba Trung đoàn 40, 41 và 47 phụ trách khu vục tránh nhiệm vùng duyên hải từ ranh giới phía bắc Quận Tam Quan, Tỉnh Bình Định, đến Đèo Cả phía nam Quận Phù Khê, Tỉnh Tuy Hoà. Trong khi đó Trung đoàn 42 Bộ binh, Thiết đoàn 14 Kỵ Binh của Sư Đoàn và Đại đội 22 Trinh Sát (-) được đưa lên Tân Cảnh, phía bắc Tỉnh Kontum, tức vùng cửa khẩu quan trọng của Tây Nguyên để bảo vệ an ninh vùng nầy lên phía bắc đến căn cứ Dakto, và xuống phía nam đến Võ Định, để ngăn chận lực lượng Cộng Sản Bắc Việt gồm hơn hai sư đoàn của Tướng Hoàng Minh Thảo, tư lệnh Mặt Trận B-3 ở vùng Ben Het và Ba Biên Giới, còn gọi là vùng Tam Biên, có thể bất cứ lúc nào, tấn công vào Kontum. Tuy nhiên tình hình lúc đó có vẽ nghiêm trọng hơn ở vùng duyên hải liên ranh giữa SĐ2BB và SĐ22BB, nên một chiến dịch hành quân phối hợp được tổ chức giữa hai sư đoàn nầy.
Bấy giờ SĐ22BB lập Bộ Tư Lệnh Hành Quân nhẹ ở Bồng Sơn (Quận Hoài Nhân phía nam Quận Tam Quan). Tôi và toán Phòng 2/Hành Quân -là một trong những thành phần chính của BTL/HQ nhẹ- cũng lên theo Tướng Tư Lệnh Sư Đoàn lên đó. Trung uý Trọng, Trung uý Dân và mốt số sĩ quan, hạ sĩ quan, binh sĩ khác cùng “đi hành quân với tôi. BTL/HQ/SĐ đóng chung với Bộ Chỉ Huy Trung Đoàn 41 trực thuộc trên đồi Bồng Sơn.
Vào khoảng tháng 12, 1969, một buổi tối, Doãn Dân gặp riêng tôi. Anh trình bày là mong được thuyên chuyển. Đêm đó, hai người bạn lại tâm tình và tôi nói với Doãn Dân là tôi sẵn sàng giúp chuyển đơn với hảo ý nếu anh muốn thuyên chuyền về trung ương hơn là đi các đơn vị khác. Biết Doãn Dân khá Anh ngữ nên tôi khuyên anh nên làm đơn xin thuyên chuyển về một trong hai trung tâm hỗn hợp Việt Mỹ là CICV -Combined Inteligence Center Vietnam- hoặc CDEC – Combined Documents Exploitation Center- vì tôi cũng biết các trung tâm nầy đang rất cần các sĩ quan Quân Báo giỏi hay vững về Anh ngữ. Anh nghe theo tôi và làm đơn xin thuyên chuyển về CDEC. Không bao lâu sau đó, khoảng đầu năm 1970, Doãn Dân nhận được lệnh thuyên chuyển về CDEC theo đơn xin. Tôi cũng nghe tin chị Doãn Dân được thu nhận làm nhân viên dân chính do phía đối tác Hoa Kỳ chọn, mướn, và cùng làm việc chung với Doãn Dân ở Trung tâm Hỗn Hợp nầy. Tôi thực sự hài lòng vì giúp được một người bạn văn nghệ về một nơi mà bất cứ một sĩ quan Quân Báo nào cũng mong muốn, Saigòn. Khi tôi gợi ý cho Doãn Dân xin thuyên chuyền về CDEC ở trong vòng rào mới của BTTM/QLVNCH, tôi chỉ nghĩ là giúp anh như giúp một người bạn có đông con được về nơi đất lành có nơi ăn học, ở Bà-Gi không có một Trường Tiểu học cho trẻ con. Cũng để giúp cho chính anh có đất “dụng võ”. Không có một ý nào khác hơn. Tôi nhớ ngày trước khi còn làm CHP/TTQB, Bộ Chỉ huy đóng ở Phú Thọ, gần Cư xá Lữ Gia, nơi quản trị nhân viên toàn ngành Quân Báo, cuối năm 1966, không biết vì lý do gì Đại tá HVL Trưởng Phòng II/BTTM kiêm Chỉ Huy Trưởng TTQB, ba lần chỉ thị cho tôi làm lệnh thuyên chuyển Đại uý VHN làm việc ở Phòng II/BTTM, đi Vùng I/CT hoặc Vùng II/CT. Tôi lần lữa mãi, “đến lần chót khi Ông cự tôi tại sao không thi hành lệnh của Ông, tôi đã trình rằng Đại uý N. có bà mẹ già trên bảy mươi, mộ đạo, đi Nhà Thờ mỗí ngày, và một đàn con năm sáu đứa còn nhỏ dại, nếu bị đổi đi xa, ông ấy có bề gì thì Đại tá nghĩ sao về bà mẹ và bầy con nhỏ của ông ta” Đại tá HVL nín lặng và bỏ qua nhưng giao ông đại uý nầy xuống TTQB làm việc với tôi.
Về việc Doãn Dân, có khác một chút, nhưng tôi cũng hành xữ theo lương tâm của mình. Cho dù nếu có bạn của tôi nêu lên là Doãn Dân lần đó “bị” thuyên chuyển về Saigòn hơn là “được”, thì tôi cũng không thấy hối hận vì tôi làm đúng theo lương tâm và nhịp đập của trái tim tôi. Đó là về tình, còn về lý, tôi không muốn đề cập đến, nhưng có một ý kiến nhỏ. Ở Bà-Gi, cuộc sống không như ý, chị Doãn Dân dù có học thức nhưng theo chồng sống ở đó, không có việc làm mà chỉ lo việc nội trợ, nên chắc rằng gia đình không dư giả. Lương tháng của một trung uý, nuôi nấng năm con dại, người nội trợ tất phải thật vén khéo. Doãn Dân thuyên chuyền về Saigòn, nơi mà mọi quân nhân không phải là cấp tướng và đại tá ở các ngành yểm trợ tác chiến, đều mơ ước, nơi mà bốn đứa con gái còn nhỏ cuả Doãn Dân có trường lớp khang trang “để học hành, nơi chị Doãn Dân có việc làm trong một cơ sở hỗn hợp Việt Mỹ rất đứng đắn, được trả lương như một tư chức làm sở Mỹ, thường là gấp đôi lương sĩ quan cấp úy, do đó đời sống gia đình chắc chắn thoái mái hơn, an vui hơn và cũng an toàn hơn… Tuy nhiên tôi không cho rằng việc thuyên chuyến của Doãn Dân về Saigòn cuối năm 1969 là “bị” hay là “được”, nhưng chắc chắn là tốt đẹp hơn cho gia đình Doãn Dân.
Làm việc ở Saigòn đến một vài năm sau đó Doãn Dân mới thuyên thuyển ra đơn vị nào đó ở vùng hoả tuyến, thì việc nầy chính tôi cũng không thế nào biết được. Dĩ nhiên cần tìm hiểu vì sao Doãn Dân “bị” thuyên chuyển ra khỏi Saigòn và tử trận ở Quảng Trị” Ai thuyên chuyển Doãn Dân đi và vì lý do gi” Tôi nghĩ là rất nhiều sĩ quan ngành Quân Báo phục vụ ở Phòng II/BTTM, nhất là phục vụ ở CDEC trong thời gian từ đầu năm 1970 đến cuối năm1971 (hai năm) biết rõ. Tôi mong mỏi một vị nào đó, hiểu các việc nêu trên, xin vui lòng làm sáng tỏ. Còn một chi tiết khác cần được lưu ý là nếu Trung uý Trần Doãn Dân chỉ thuyên chuyển ra QĐI & V1/CT mà vẫn còn phục vụ trong ngành Quân Báo thì dù bị đi đày rõ ràng nhưng chưa hẳn là bị kỷ luật mà đôi khi vì nhu cầu công vụ, hay vì lòng thương ghét của thượng cấp. Nhưng nếu Trung uý Dân bị “loại ra khỏi ngành”, kèm theo phần phạt trọng cấm và thuyên chuyển ra một đơn vị tác chiến ở vùng hỏa tuyến này thì đó là hình thức kỷ luật nặng đối với một sĩ quan của ngành này. Vậy, nhà văn Doãn Dân bị đưa ra vùng hỏa tuyến trong trường hợp nào”
Trong thời gian đó thì tình trạng cá nhân của tôi trong ngành Quân Báo cũng không ổn vì dù các cấp chỉ huy SĐ22BB từ vị Tư lệnh, Tướng Triển, Tư lệnh phó Đại tá Đạt và Tham mưu trưởng Trung tá LKL, đều thích lối làm việc cuả tôi, và tôi cũng thích làm việc với các cấp chỉ huy hiểu biết và độ lượng như vậy. Tuy nhiên biển muốn lặng mà gió không ngừng, vì bao nhiêu đơn từ trước đây của tôi xin thuyên chuyển ra khỏi ngành Quân Báo và cả đến việc các cơ quan tình báo khác xin cho tôi về với các cơ quan nầy đều bị Trưởng Phòng II/BTMM, với tư cách Trưởng Ngành Quân Báo, từ chối. Trong đó có công điện của Phủ Đặc Uỷ Trung Ương Tình Báo, theo yêu cầu của Đai tá HVL, nguyên Trưởng Phòng II/BTTM, xin cho tôi về và chuyển tôi sang Paris đề làm phụ tá cho Ông vì lúc đó Ông là Trưởng lưới Tình báo của Phủ ĐUTƯTB ở Âu châu. Đó là dịp may bằng vàng của bất cứ một sĩ quan tình báo nào. Lần sau cùng, khi Tướng Triển Tư lệnh Sư đoàn, gởi công điện về Bộ Tổng Tham Mưu để xin chính thức điều chỉnh chức vụ Trưởng Phòng 2 SĐ22BB cho tôi, cũng bị Trưởng ngành Quân Báo từ chối, mặc dù Quyết định do chính Đại tướng Tổng Tham Mưu Trưởng QLVNCH ký. Ông Đại tá Trưởng Phòng II/BTTM nầy còn viết một bức thư riêng gởi Tướng Triển giải thích rằng trước đó tôi chỉ là một huấn luyện viên và là một sĩ quan quản trị và hành chánh nên không thể giữ chức vụ chỉ huy tình báo chiến trường ở cấp đại đơn vị chiến thuật quan trọng là Sư đoàn. Và, ông ta xin Tướng Triển chấp nhận một sĩ quan cấp tá khác có khả năng “về tình báo chiến trường thay thế tôi. Người đó là Thiếu tá BK. Tướng Triển cho tôi xem bức thư nầy và nói thêm là “Ông Đại tá này không ưa anh. Thôi để tôi giúp anh.” Sau đó, vị Tướng đầy lòng bao dung và nhân hậu nầy điện đàm giới thiệu tôi với Trung tướng Đồ Cao Trí, Tư lệnh QĐIII & V3CT. Lúc đó, Tướng Trí sắp mở cuộc Hành quân Toàn Thắng sang lãnh thổ Miên đang cần sĩ quan QB biết Pháp văn.
Trong ngày hôm sau Tướng Triển cấp cho tôi một Sự Vụ Lệnh về trình diện thẳng Trung tướng Trí, ở Biên Hoà. Đó là ngày 31 tháng 3, năm 1970. Hành trang của tôi nhẹ nhàng, chỉ mấy bộ quân phục, mấy bộ thường phục, xếp vào chiếc valise nhỏ, được trực thăng chỉ huy của Tư lệnh đưa về sân bay quân sự Qui Nhơn và lên một C-130 của lực lượng Hoa Kỳ bay về Saigòn trong buổi trưa cùng ngày. Trước khi rời Bồng Sơn, không kịp chào từ biệt Đại tá Lê Đức Đạt, Tư Lệnh Phó và Trung tá LKL Tham Mưu Trưởng, nhưng tôi vẫn luôn mang ơn và nhớ hai vị nầy vì đã chiếu cố và đã cùng tôi chia sẽ niềm vui chung khi cùng nhau “butterfly”, chữ mà Đại tá Đạt thường dùng khi gọi Trung tá LKL, Trung tá H, Trưởng phòng 1 SĐ, và tôi, họp để xoa Mạt Chược. Thứ thú giải trí hấp dẫn này, chắc hiện nay vẫn còn được Đại tá LKL dùng “để tiêu khiển thì giờ ở đâu đó trên đất Mỹ, nhưng Đại tá Lê Đức Đạt đã trở thành người thiên cổ ở Tân Cảnh trong năm 1972. Tôi nhớ một người và xót thương một người… Khi tôi từ giã các chiến hữu thuộc toán Phòng 2 Hành quân trước khi ra sân bay trực thăng ở Bồng Sơn tôi thật cảm động khi thấy có một số nhân viên rơi nước mắt, trong đó có Hạ sĩ Bẹ tài xế, và binh nhất Kiên, người phục vụ thân tín từ hơn một năm trước, khi tôi mới đáo nhậm đơn vị ở Bà-Gi. Cũng không kịp từ giã Lê Thanh, người bạn trẻ nghệ nhân tài hoa của tôi. Tôi mất liên lạc với anh từ đó. Bây giờ anh ở đâu!.. Có niềm vui và nỗi buồn nào hơn cho tôi, lúc đó”.. Ngày hôm sau, 1, tháng 4, năm 1970, tôi trình diện Trung tướng Trí và ngay trong ngày đó Ông chỉ định tôi làm Sĩ quan Liên lạc của Ông ở Sway-Riêng. Sau đó, tôi được đưa sang Kompong Cham, cũng làm Sĩ quan Liên lạc cho QĐIII & V3CT QLVNCH cạnh BTL Quân Khu I Quân đội Miên.
Tháng 6 năm đó, tôi trở về Biên Hoà và làm việc ở Phòng 2/QĐIII & 3CT. Cuộc hành quân ngoại biên vẫn tiếp diễn với những thắng lợi lớn lao, phá tan hầu hết các căn cứ điạ cuả CSBV trong vùng biên giới Việt-Miên như Lưỡi Câu và Mõ Vẹt. Các lực lương hành quân cuả Trung Tướng Trí tiến xa vào lãnh thổ Miên, yểm trợ cho quân đội của Chính phủ Lon Nol và bắt đầu hành quân thủy, bộ, đưa hàng chục ngàn Việt Kiều ở Miên về nước. Tôi cũng thường theo Bộ Tư Lệnh Hành Quân nhẹ của Trung tướng, lúc đó ở Hiếu Thiện, Tỉnh Tây Ninh và sau đó dời vào tỉnh lỵ. Đến cuối năm, tôi nhận được nhiều tin vui về các cấp chỉ huy và bạn bè cũ ở SĐ22BB. Chuẩn tướng Lê Ngọc Triển thăng Thiếu tướng và được điều về Saigòn giữ chức vụ Tham Mưu Phó Hành quân BTTM/QLVNCH. Đại tá Lê Đức Đạt thăng chức Tư lệnh SĐ22BB thế Tướng Triển. Trung tá LKL thăng Đại tá và được bổ nhậm giữ chức vụ Tham Mưu Trưởng QĐII & V2CT. Đạ”i uý Bác sĩ Trần Huy Thọ thăng Thiếu tá, Phạm Đình Trọng thăng Đại uý và lên làm việc với Trung tá TT ở Phòng 2 QĐII & V2CT. Lê Thanh thăng Trung uý. Trần Hoài Thư thuyên chuyển về miền Nam. Không biết ở đâu. Khi làm Trưởng phòng 2 SĐ22BB, trên nguyên tắc, tôi chỉ huy và lập kế hoạch hành quân cho Đại đội Thám Kích 405, đơn vị của Trần Hoài Thư và Đại đội Trinh Sát Sư Đoàn. Đáng lẽ Đại đội Trinh Sát phải được sử dụng thi hành những nhiệm vụ khó khăn và nguy hiểm để sưu tầm tin tức ở các căn cứ địa hay mật khu của địch, kể cả đột kích ở các vùng sâu bắt cóc hay giết cán bộ cấp cao và nguy hiểm của chúng. Nhưng thường thì đơn vị nầy trên thực tế nhận những nhiệm vụ tế nhị hơn như canh phòng, tháp tùng bảo vệ Tư Lệnh Sư Đoàn, khi ở hậu cứ hay hành quân, hoặc trấn giữ một vài cứ điểm nhỏ nhưng quan trọng cuả Sư đoàn. Vậy mà, bao nhiêu trách nhiệm nguy hiểm trong vùng địch kiểm soát, đột kích, thám kích, tiền thám hay viễn thám kể cả tăng viện và là mũi tấn công chính trong một trận đánh dữ dội, đều giao cho Đại đội Thám Kích 405. Vì vậy sĩ quan, hạ sĩ quan và binh sĩ của đơn vị nầy phải là quân nhân tình nguyện hoặc được chọn lựa trong thành phần có kinh nghiệm trận mạc, gan lì và nhất là sự bền bĩ chịu đưng gian khổ ở các đơn vị tác chiến khác của Sư Đoàn. Mặc dù Đại Đội Thám Kích không có trong Bảng Cấp Số của Sư Đoàn, nhưng do tính chất cuả nhiệm vụ khi thành lập -vì nhu cầu chiến trường- nên tính mệnh của mọi cấp trong ĐĐ/TK như “chỉ mành treo chuông” mỗi một khi được sử dụng. Ai vào thám kích mà ra khỏi được, không chết, ít nhất cũng mang theo vài chiếc thẹo trên mình. Trần Hoài Thư rời miền Trung vào miền Nam không biết được mấy Chiến thương Bội tinh”
Việc tôi về làm việc ở Phòng 2 QĐIII & V3CT không theo thủ tục thông thường làm ông Đại tá Trưởng Phòng II/BTTM lúc đó bực tức nhưng Ông biết rằng Trung tướng Đổ Cao Trí đã nhận tôi thì mọi việc về tôi đã ngoài tầm tay của Ông rồi. Nhưng có điều đáng buồn là vì chuyện không “trị” được tôi trước đó nên Ông quay sang kiểm soát chặt chẽ và trị các thuộc cấp khác ở Phòng 2/BTTM và các cơ quan Quân Báo trung ương trực thuộc. Ông đuổi ra khỏi Saigon hàng chục sĩ quan cấp tá và cấp uý mà Ông cho là ương ngạnh và không phải là người của Ông từ các đơn vị Quân Báo ở các Vùng Chiến Thuật thuyên chuyển về. Trong những sĩ quan cấp tá bị “tống” đi xa có Trung tá TVB, Thiếu tá PNT, Thiếu tá TĐL (hiện ba ông này đều ở Mỹ) còn sĩ quan cấp úy đếm không hết. Phải chăng trong số nầy có Trung uý Trần Doãn Dân, tức nhà văn Doãn Dân” Điều nầy tôi không dám khẳng “định mà chỉ nêu lên như một câu hỏi. Thực sự, tôi không được biết chính xác Doãn Dân bị thuyên chuyển ra vùng hoả tuyến từ bao giờ, và vì lý do gì, vì từ ngày tôi bị tận tình “chiếu cố”, tôi không muốn nghe gì và biết gì về “triều đại” độc tôn của Đại tá Trưởng ngành QB nữa. May là, khi tôi về lại Phòng II/ BTTM, khoảng đầu năm 1972, thì nơi nầy đã đổi chủ. Vị Trưởng Phòng II/BTTM và Trưởng ngành QB mới là một cấp chỉ huy học thức rộng, phục vụ rất lâu năm trong ngành. Ông nhân hậu, rất lịch thiệp và nhã nhặn với thuộc cấp, đối xữ chí công vô tư đối với tất cả nhân viên toàn ngành. Dĩ nhiên Ông được sự kính trọng và mến phục của mọi người. Lúc đó nhà văn Doãn Dân hình như đã không còn làm việc ở CDEC nữa.
Từ hơn bốn mươi năm qua tôi không còn muốn nhắc đến chuyện cũ nữa vì không muốn gợi nhớ lại thời kỳ buồn bã cuả chính tôi. Nhưng hôm nay, theo yêu cầu của Trần Hoài Thư và mong mỏi của mọi người, nhất là người trong giới làm văn học muốn tìm hiểu rõ hơn về cái chết oan nghiệt của nhà văn Doãn Dân, một sĩ quan Quân Báo, ở chiến trường Vùng I Chiến Thuật, nên tôi viết câu chuyện nầy. Chỉ mong góp một chút ánh sáng. Một sĩ quan hi sinh là thiệt thòi cho quân đội, ông ta trở thành một anh hùng, có thể là vô danh, nhưng một nhà văn mất sớm là thiệt thòi lớn cho một nền văn học. Riêng tôi, tôi cũng muốn tìm rõ hơn về cái chết cuả Doãn Dân.
Vâng, chính tôi đã cho Doãn Dân từ SĐ22BB – nơi mà nhà văn Trần Hoài Thư ví như là một nơi trừng giới của mọi quân nhân bị kỷ luật hay đi đầy- rời vùng đất chết về Saigòn, một nơi tốt đẹp nhất và an toàn nhất của mọi người mặc quân phục, nếu không phải là địa đàng của miền Nam thời chiến. Nhưng ai đã đuổi Doãn Dân ra vùng hoả tuyến một thời gian khá lâu sau đó, vì lý do gì” Ông ở đơn vị nào nữa sau khi Ông rời CDEC và trước khi Ông tử trận trên đường thuyên chuyể”n đến SĐ3BB” Tôi có thể nói rằng khi ở SĐ22BB và trước khi Dân thuyên chuyển về CDEC, Saigon, Doãn Dân vẫn tôn trọng tôi. Tôi vẫn quí Doãn Dân như một nhà văn. Ông ta không hề xúc phạm tôi, và tôi cũng vậy. Cũng cần nói rõ, tôi không hề dùng quyền hạn hay áp dụng kỹ luật với thuộc cấp. Suốt hơn hai mươi năm trong quân ngũ, tôi chỉ bị người ta phạt nhưng không “để ai hà hiếp, nên chẳng bao giờ tôi hà hiếp và chưa hề phạt trọng cấm hay khinh cấm bất cứ một thuộc cấp của tôi. Đó là danh dự, cũng là niềm hãnh diện cuả tôi.
Có một điều tôi nghĩ rằng tôi cần nói rõ là Doãn Dân không “bị trả về Saigòn” sau khi bị thượng cấp đập bàn cự nự vì một lần đi phép về trình diện đơn vị trễ. Và Doãn Dân, vì bảo vệ vinh dự của mốt sĩ quan đã cũng lớn tiếng thách thức thượng cấp… Điều này chỉ đúng một phần vì chính tôi biết rõ và nghe rõ sự đối đáp giữa Trung tá TT, Trưởng Phòng 2/SĐ22BB lúc đó, và Doãn Dân. Trung tá TT đáng lý không quá nóng giận với một sĩ quan thuộc cấp. Đó là điều đáng tiếc. Vì bình thường Ông trầm tỉnh và đôn hậu, ai cũng mến mặc dù Ông rất ít nói và làm việc rất cẩn trọng. Trung uý Dân cũng vậy. Bình thường Dân lễ độ, giữ đúng kỷ luật, làm việc giỏi và thận trọng, nhưng lần đi phép đó không hiểu vì sao anh không giao lại một tài liệu quan trọng mà anh phụ trách cho Trung tá TT làm ông nầy chới với và phải chờ nhiều ngày. Tôi không ngờ chuyện đã xãy ra mà cả hai đều có lỗi lầm. Nhưng sau đó Trung tá TT tỏ ra hiểu biết và không áp dụng kỷ luật với Trung úy Dân. Thực ra, với quyền hạn đối với sĩ quan cấp úy thuộc cấp, Trung tá TT có thể phạt Trung uý Dân 7 ngày trọng cấm và xin gia tăng, cũng có thể đề nghị Tư lệnh Sư đoàn đưa người thuộc cấp này làm Sĩ quan Quân Báo ở cấp Tiểu đoàn, đâu cần phải “trả về Saigòn” nếu Ông muốn kỷ luật Trung uý Dân. Theo qui chế, một Trưởng phòng 2 cấp Sư đoàn chỉ có thể trả một sĩ quan dưới quyền về Phòng 2 Quân Đoàn mà thôi. Việc trả về trung ương chỉ áp dụng cho sĩ quan Quân Báo cấp Tá và phải do Tư lệnh Sư Đoàn ký đề nghị “hoàn trả” nếu không muốn sử dụng nữa, hay như trường hợp muốn cách chức Trưởng phòng 2 Sư đoàn hay một sĩ quan cấp Tá khác trực thuộc phòng đó. Cũng có trường hợp hoàn trả các sĩ quan Quân Báo về ngành nầy, dù là cấp tá hay cấp uý, nếu trước đó các sĩ quan này được biệt phái làm việc trong các cơ quan khác của Chính phủ hay các ngành khác của QLVNCH.
Việc Trung uý Dân cải vã với Trung tá TT ngày đó không liên quan gì đến việc Doãn Dân được thuyên chuyển về Saigòn sau đó. Cũng nên nhắc lại, Doãn Dân về Saigòn là khi tôi làm Trưởng Phòng 2/ SĐ22BB vào khoảng cuối năm 1969 hay đầu năm 1970, Vì vậy, việc xãy ra giữa Trung tá TT và Trung uý Dân diễn ra vào khoảng tháng 5 hay tháng 6, năm 1969.
Một điều nữa tôi thật không ngờ -mà tôi cho là do định mệnh- là: tại sao một chiến sĩ với năm tháng dài sống trong một đơn vị đánh nhau, luôn đối diện với tử thần từng giờ, từng ngày như Trần Hoài Thư, đã từ đất chết về được cõi sống, và tại sao một người an lành trong ngành tình báo trung ương, ở vùng đất địa đàng, như Doãn Dân, đã bị đưa ra vùng hoả ngục và hi sinh ở đó”
Phải chăng là định mệnh”
Còn nữa, định mệnh ác nghiệt còn đến với Thiếu tá BK, người mà vị Đại tá Trưởng Phòng II/BTTM lúc đó nhất định yêu cầu Tướng Lê ngọc Triển chấp nhận cho từ Saigòn ra Bình Định làm Trưởng Phòng 2/ SĐ22BB thay thế tôi năm 1970. Sau đó, Thiếu tá BK và toán Phòng 2/Hành quân theo Bộ Tư Lệnh nhẹ của Sư Đoàn đi hành quân trên Tây Nguyên và hi sinh ở Tân Cảnh với cả toán nhân viên cuả Ông trong muà Hè, năm 1972.
Khi tôi đang giữ chức vụ Trưởng Phòng 2/ SĐ5BB, và đang bị bao vây ở An Lộc với Tướng Lê văn Hưng, ngay trong “muà hè đỏ lưả” đó. Một đêm, tôi đang ở trong hầm chỉ huy của BTL/HQ/SĐ, thì khoảng 2 giờ khuya, nhận điện thoại cuả Đại tá HNL, vị Trưởng Phòng II/BTTM mới tôi đề cập ở trên, cho biết một tin buồn. Nguyên văn câu nói của Ông: -“Dưỡng, tôi gọi báo cho anh một tin buồn và một tin mừng. Buồn vì tôi vừa được báo cáo là Bộ TL/HQ nhẹ cùa SĐ22BB ở Tân Cảnh đã bị địch tràn ngập. Đại tá Lê Đức Đạt, Tư lệnh Sư Đoàn, và Thiếu tá BK người thay anh ở đó, đã mất tích. Tôi mất một cán bộ tình báo. Mừng là mừng cho anh. Có thể, sẽ không có chuyện gì xãy đến. Anh sẽ về an lành.” Đại tá HNL tin tưởng như vậy. Tôi nghe tin nầy như một người chợt tỉnh sau một giấc mộng dữ. Định mệnh là như vậy hay sao” Hay sự mất tích cuả Thiếu tá BK là tín hiệu của thứ “định mệnh” lạ nào đó của chính tôi! Tháng 6, 1972, An Lộc được giải vây và chiến thắng. Tôi được thăng cấp tại mặt trận và yên lành trở về. Tôi thương tiếc người chỉ huy cũ, Đại tá Lê Đức Đạt, đã từng “butterly” với chúng tôi. Tôi thương tiếc Thiếu tá BK, người đã chết thay cho tôi ở SĐ22BB. Đến hôm nay, đã hơn bốn mươi năm qua, vẫn không có tin tin tức gì về những vị nầy. Họ đã thành người thiên cổ cả rồi! Họ đã thành những vị anh hùng cuả QLVNCH. Phải chăng là Định mệnh”
Giả thử Doãn Dân còn tiếp tục ở lại SĐ22BB cho đến muà Hè năm 1972 mà không về Saigòn đầu năm 1970, và tôi không rời chức vụ Trưởng Phòng 2/ SĐ22BB mà vẫn còn ở Bà- Gi, Bình Định -ít khi vị TL/SĐ thay người chỉ huy tình báo tác chiến ở cấp chiến thuật quan trọng nầy- thì chúng tôi sẽ như thế nào trong Trận Tân Cảnh, mùa Hè 1972″ Định mệnh quyết định số phận của mỗi người ra sao”
Định mệnh. Định mệnh. Tất cả chỉ là Định mệnh mà thôi!.. Thực sự có phải như vậy hay không” Cõi đất trời nào sẽ trả lời cho tôi”
Văn Nguyên Dưỡng
[cựu trung tá [ QLVNCH] Nguyễn văn Dưỡng]

   
 
Văn Nguyên Dưỡng [ i.e. Nguyễn Văn Dưỡng  Bạc Liêu/ Nam Bộ 1934-   ]
đã xuất bản: - TRƯỜNG CA SƯƠNG MÙ , thơ - nxb Mai Lĩnh, Saigon 1966.)
- The Tragedy of The Vietnam War , xnb Mc. Farland, USA  2008
v.v....

Google image
      (Bt)

 source: http://hung-viet.org/p18a18879/dinh-menh



-----------------------------------------------------
trích lại từ dongsongcu.wordpress.com/
===============================

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét