Saturday, 9 April 2011
Phan Nguyên
Phan Nguyên
(1951 - .......) Hà Nội
Nghệ sĩ thị giác. Nhà giáo
"Người mượn dấu thời gian."
Sinh quán Hà Nội.
Đại học Văn khoa Sài Gòn ban Triết.
Đại học Sorbonne Paris
Dạy Pháp văn và điều hành một trung tâm huấn nghiệp tại Pháp.
Tự học hội họa.
Sáng tác tranh từ thập niên 80.
Đã cộng tác với các tạp chí: Peuples du Monde, Hợp Lưu, Diễn Đàn.
*
"Ngẫm cho cùng, cái vẽ nó không nhất thiết nằm ở đề tài, ở trường phái này nọ, hiện thực hay trừu tượng, nó cũng không nằm ở những chất liệu được sử dụng như sơn, vải, gỗ, giấy; tất cả chỉ là cái cớ, là phương tiện phục vụ cho cái Tâm anh có hay không trong động tác vẽ mà thôi. Được cái Tâm ấy ... là hạnh phúc lắm rồi."
PN
Tác phẩm mới
Âm Dương Của Trời A9
120cm x 120cm
Tranh phù điêu
Bốn biến khúc cho một chủ đề : Vũng Áng
Collage
Thoát xác 1
Thoát xác 2
Thoát xác 3
Thoát xác 4
Tác Phẩm Tiêu Biểu
Tranh
Rythmes & Impulsions
(Nhịp Điệu & Xung Lực)
Impulsion III
Rythme V17
Rythme V15
Rythme V1
Rythme V13
Rythme V15
Espace Inconnu
(Không Gian Huyền Hoặc)
Espace Inconnu 9
Espace Inconnu 14
Espace Inconnu 11
Espace Inconnu 10
Espace inconnu 5
Espace Inconnu 7
Espace Inconnu 2
Espace Inconnu 1
Espace Inconnu 3
Fractus H
("Mảnh" H)
Fractus H 1
Fractus H15
Fractus H14
Fractus H9
Fractus H5
Fractus H12
Fractus 2000
("Mảnh" năm 2000)
Fractus 2000 XX14
Fractus 2000 XX17
Fractus 2000 XX12
Fractus 2000 XX16
Fractus 2000 XX3
Fractus 2000 XX7
Papyrus
Papyrus 04
Papyrus 05
Papyrus 20
Papyrus 14
Papyrus 13
Papyrus 19
Papyrus 10
Papyrus 6
Papyrus 12
Papyrus 1
Papyrus 9
Dans l'éternité des Papyrus
Marc Larchet
Marc Larchet
Sự vĩnh cửu trong tranh "Papyrus"
Trần Vũ chuyển ngữ
Trần Vũ chuyển ngữ
Tôi biết Phan Nguyên đã từ lâu, từ nhiều năm nay. Lần gặp gỡ đầu tiên tại Paris, tôi đã bị cuốn hút bởi loạt tranh mang tên "Fractus", Xung lực bẩm sinh toát ra từ hội họa Phan Nguyên lao đến tôi những rung động nội tâm mãnh liệt.
Tôi đã trở lại nhiều lần để thấm nhiễm những tóe vỡ từ tranh "Fractus". Một tổng thể hài hòa mang dấu vết một nhân cách sáng tạo, nghiêm cẩn và một lối chơi họa.
Tôi đã tìm hiểu họa sĩ. Hiểu hành động sáng tạo đã gây men biết chừng nào trong hiện thân của ông.
Phan Nguyên thích khảo sát những cảm giác gây ra từ một chất liệu, một phóng bút có thể đem đến trong quá trình tạo tác. Tiến trình phối tạo tác phẩm mời gọi rung động thân xác. Chính nhu cầu giao tiếp cọ sát này của thể xác với vật chất đã làm nền cho loạt tranh mới mang tên "Papyrus". Biên giới giữa họa và điêu khắc nhòa lẫn ở đây, dù thoạt nhìn, không bật ra tức khắc chiều đẽo gọt của vật liệu.
Với Papyrus, Phan Nguyên khiến chúng ta sửng sốt. Không có mối liên hệ tiên khởi nào với hội họa của ông trước đây.
Một trang tài năng mới của ông đang được viết.
Tôi cố ý dùng chữ "Trang" và "Viết" vì những bức Papyrus, như tên gọi của chúng, gợi ước vọng vĩnh cửu của con người, muốn mã hóa thông điệp để thiết lập với đồng loại một quan hệ khả tri.
Chúng ta có thể tìm thấy trong loạt tranh ba mươi bức này, gốc rễ chung với một số biểu hiện hồng hoang: Họa trên vách đá tiền sử, chữ tượng hình Ai Cập, ký hiệu của thổ dân Úc, bùa chú thần linh... Nhưng tác phẩm Phan Nguyên thật ra không dính với các thời đại hay những biểu thị tư duy vừa kể. Họa của ông ngẫu sinh, ngẫu phát theo ước muốn đùa với hình tượng, tựa như tự nẩy sinh từ một vô thức, họa Phan Nguyên đến từ những sâu thẳm của tâm hồn, từ xung động dục tính của một kiếp nhân sinh, nhân tình.
Sự chờ đợi của khách thưởng ngoạn như thế, không để "hiểu" mà để "cảm", để bị mê hoặc, cám dỗ, gọi mời vào trong từng mỗi bức tranh.
Vì ở đây mỗi bức tranh là một thực thể duy nhất.
Ở phút thưởng ngoạn đầu tiên, lướt nhìn toàn bộ, một mẫu số chung bật ra: Những nan quạt màu sắc và ánh sáng cuộn lại trong pha trộn bất tận của ba sắc tố chính, vàng, tím, và đất cháy (ochre). Chúng ta có cảm tưởng, nhìn từ xa, đang khảo sát một lao động thuộc da. Ấn tượng tự nhiên do chất liệu sử dụng mang đến.
Nhưng hãy đến gần vì mỗi bức họa xứng đáng được nhìn gần. Độ nổi xuất hiện, nhiều tầng với cách vẽ tinh vi của sơn acrylic. Những hình tượng trong vũ trụ, hình thể động vật hay thánh thư tuồng như được khắc lên chất liệu, thực ra bằng giấy bột.
Lối chơi xé giấy cũng làm nền cho loạt tranh Papyrus, Một lối chơi bản năng, thân xác, gây bất ngờ cho cả họa sĩ lẫn người xem tranh. Rồi lối chơi dao, cách cắt dán, độ dầy mỏng của sơn khiến chúng ta lọt thỏm chính giữa thiên hà, trong hành lang xoắn ốc của những chuyển động, chạm trán một thế giới bí hiểm.
Ở đây, bức tranh, một mảnh giấy thuộc - ở kia, bức họa thành một bảng mã.
Chúng ta không ngừng tới lui ngắm mỗi bức tranh, để rồi trở lại trước từng bức, chiêm nghiệm tất cả những đặc tính của nó.
Cũng như vũ trụ, loạt tranh "Papyrus" là một tổng thể gồm những tế bào duy nhất.
Fractus V
("Mảnh" V)
Fractus 94 V20
Fractus 94 V32
Fractus 93 V10
Fractus 94 V14
Fractus 94 V36
Fractus 93 V40
Fractus 98
("Mảnh" 98)
Fractus 98.5
Fractus 98.1
Fractus 98.2
Fractus 98.4
Espace V
Espace V8
Espace V3
Espace V1
Espace V14
Espace V11
Espace V15
Les Quatre Saisons
Printemps
Acrylic
(40cm & 40cm)
Été
(40cm & 40cm)
Automne
(40cm & 40cm)
Hiver
(40cm & 40cm)
Tranh vẽ bằng muỗng & cà phê
Đọc HƯƠNG CÔ QUẠNH của PHAN NGUYÊN
Một truyện ngắn kỳ lạ đến ngỡ ngàng. Một bức tranh trừu tượng rất nhiều màu sắc, hình dáng, góc độ…đan vào nhau đẹp…nghẹn thở, nhưng người xem ngơ ngác…
Bởi người xem chỉ hiểu được đúng một màu sắc, một hình dáng, một góc độ…họ quan tâm mà thôi.
Thử nhắm mắt lại: chỉ nghe tiếng sóng biển, biển- thứ rượu vang sóng sánh sẫm màu trong chiếc ly duy nhất - sự việc, sự vật nhòe lẫn vào nhau không tài nào tách bạch riêng rẽ nổi, nhắm mắt im lặng lâu chút nữa, đột nhiên ngửi thấy mùi hương, không bằng khứu giác, mà bằng toàn bộ sự tập trung ý thức để nhận thức, và…từ từ hiểu, hay đúng hơn: từ từ thấm LINH HỒN của truyện ngắn này.
Bởi người xem chỉ hiểu được đúng một màu sắc, một hình dáng, một góc độ…họ quan tâm mà thôi.
Thử nhắm mắt lại: chỉ nghe tiếng sóng biển, biển- thứ rượu vang sóng sánh sẫm màu trong chiếc ly duy nhất - sự việc, sự vật nhòe lẫn vào nhau không tài nào tách bạch riêng rẽ nổi, nhắm mắt im lặng lâu chút nữa, đột nhiên ngửi thấy mùi hương, không bằng khứu giác, mà bằng toàn bộ sự tập trung ý thức để nhận thức, và…từ từ hiểu, hay đúng hơn: từ từ thấm LINH HỒN của truyện ngắn này.
Một truyện ngắn không dễ đọc chút nào. Lạ!
Tên truyện: Hương cô quạnh. Trạng thái cô quạnh này tôi không nhìn thấy, hay có lẽ với Phan Nguyên cảm giác lẻ loi đi tìm ý nghĩa của đời mình được đặt tên là sự cô quạnh? Tôi chỉ nhìn thấy một không - thời gian nhất định nào đó (bắt buộc) phải xảy ra trong một đời sống , khi nhân vật NGƯỜI của chúng ta đột ngột dừng lại giữa con đường của (bản năng) hăm hở, dừng lại, kinh ngạc…thấy đất lở dưới chân hắn.
Đứng chôn chân giữa trời, không chạy, không đi, không động đậy, hắn chợt nhận ra vòng quay của đời mình, không những vậy, từ từ chậm chạp, hắn nhìn thấy vòng quay này đan chéo dọc ngang với biết bao vòng quay khác, của những kẻ xa lạ, nhìn thấy thế gian ở góc độ từ trước tới nay hắn không hề biết… Cuộc gặp gỡ với những người khác. Mỗi người sống quanh chúng ta với những cá tính riêng biệt, tựa hồ đại diện cho một khía cạnh nào đó của đời sống, nhìn họ, hiểu họ, ta mới có cơ may biết về chính đời sống của ta?
Câu chuyện chỉ có ba nhân vật, không thể nói nhân vật nào cần thiết hơn, hấp dẫn hơn hay cuốn hút người đọc hơn, chỉ có thể ngẫm nghĩ: tại sao lại có nhân vật này?
Ông già Rossy là phần ký ức lưu trữ, là những mảng hoài bão bảo tồn tình cảm, cảm xúc, rất u sầu, rất buồn bã, nhưng không thể thiếu, không thể làm khác của đời sống người. Nhân vật này như muốn nói: con người là một sinh vật quái gở tự ràng buộc bản thân nhiều nhất trong mọi ngóc ngách đời sống của nó, đến nỗi chỉ cần một( khoảnh khắc) tự nó cắt đi một sợi dây ràng buộc do chính nó giăng ra, cũng đủ tạo nên một cuộc cách mạng dữ dội khiến đời sống nó thay đổi hẳn.
Và trong xã hội người, kẻ nọ là động lực, là chất liệu giúp kẻ kia chuyển hóa, là một phần sống hữu cơ của kẻ kia. Ông già Rossy đã giúp nhân vật TÔI (Phan Nguyên?) tìm lại thứ tạo ra chất liệu đời sống của mình: TÌNH YÊU ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG, vào thời điểm nhân vật TÔI này không hề chờ đợi mà…cứ ung dung thế thôi. Sự vô tư không hề biết trước ngày mai là ân sủng quý báu nhất con người nhận được từ Sự Sống. Vì vô tư như vậy, nó mới CẢM được tất cả những gì nó chưa hề biết đến, cũng như chỉ đến cuối truyện người ta mới (thấp thoáng) gặp lại bóng hình ông già Rossy từ hình ảnh nhân vật chính.
Những trang viết tả mùi hương không thể nắm bắt từ từ ẩn vào trạng thái sống thường nhật của nhân vật TÔI là những trang viết rất tuyệt. Như thể linh nghiệm, như thể trực giác…vô ngôn.
Nhân vật nữ trong truyện, tuyệt đẹp, được tác giả tạo dựng hình dạng bằng chính bản chất của nhân vật này: bản chất VÔ HÌNH của TÌNH YÊU NGƯỜI. Nàng luôn luôn tắm trong mùi hương của hoa, sống giữa hoa-cái Đẹp, đấy là giấc mơ nâng niu ngàn đời với giấc mộng YÊU và được YÊU của con người. Anna, người đàn bà không thể mất của HƯƠNG CÔ QUẠNH cũng là hình ảnh người đàn bà vĩnh cửu trong những mối tình người siêu thực và cảm động. Rốt cuộc, hình hài hiện diện cũng chỉ để con người hoàn toàn khẳng định nhận thức trong suốt của nó về thế gian mà thôi.
Và thêm một điều tuyệt diệu: đây là một”cây cọ” cầm bút!
Toàn bộ truyện ngắn này của Phan Nguyên hiện lên trong tâm trí tôi cứ như một bức vẽ, một câu chuyện được kể lại dưới dạng VẼ, không kém phần sâu đậm với những mảng màu, những hình dạng, những đặc thù họa tiết lạ lẫm. Là một bức họa vì thời gian của câu chuyện như thể bị xóa nhòa, tình tiết của câu chuyện như thể lồng quện vào nhau, tất cả chỉ như trên một mặt bằng, cùng xảy ra, cùng hòa nhập lẫn nhau, không thể khác. Một bức tranh dành khả năng trừu tượng hóa cho tất cả những kẻ nào thích”nếm”, "ngửi” đời sống của nó bằng trí tưởng tượng vô tận!
Màu sắc trong từng câu văn của Phan Nguyên tạo nên một truyện ngắn hết sức kỳ dị. Một lời khuyên cho tác giả: có lẽ anh (PN) nên viết truyện…tâm linh. Chắc chắn thành công. Bởi những đoạn văn như thực như mơ của anh được tẩm liệm bằng một thứ thảo dược đặc biệt để tạo ra một thế gian đặc biệt, vừa giả vừa thực, thoắt ẩn thoắt hiện,và khi chợt (thành công) gợi nhắc đến cái thế gian vô hình này , ai đột nhiên cũng hiểu ra nó, thậm chí lập tức nhận ra ngay mùi hương riêng của nó, dù tất nhiên, chẳng phải ai cũng biết cách giãi bày ấn tượng của mình về nó.
Bởi thế, không thể đọc HƯƠNG CÔ QUẠNH của Phan Nguyên chỉ… một lần.
Nguyễn Hồng Nhung.
(Budapest. 2015.december.07)
(Budapest. 2015.december.07)
Truyện Ngắn
Hương Cô Quạnh
Nhà xoay lưng về những đợt sóng vỗ nhịp từng hồi lên vách núi, thường xanh màu rong rêu, nhưng giờ là nền đen mờ mờ bên bờ vực lởm chởm đá, nối liền với biển sâu hút tận chân trời. Thật ra, khó mà phân biệt được trời đất âm dương lúc không giờ một ngày hè oi bức nơi ven biển. Từ bao lơn phòng sau nhìn xuống, không gian như khối đen lơ lửng, đặc quánh, bao trùm nuốt chửng cả vạn vật sinh linh. Ðã bao lần tôi đứng đây căng mắt dõi vào màn đêm mênh mông vô tận, mà cảm thấy chơi vơi một nỗi cô đơn vô cớ đến rợn người.
Trên bao lơn nhỏ như lưỡi mèo liếm vào khoảng không, tôi đứng nghe tiếng sóng rì rào, cố hình dung ra nhan sắc thiếu nữ trọ luân phiên cùng phòng chưa từng gặp, nhưng trước mặt, chỉ có màn đêm đang mở nụ cười tươi đỏ chót. Gió bắt đầu lạnh. Mưa lất phất rơi. Tôi quay vào ngả lưng lên chiếc giường nệm đơn kê sát cửa, chăn gối còn phẳng phiu, tay vẫn mân mê thỏi son nhặt được dưới chân bàn lúc nãy và nghĩ thầm, chắc nàng còn trẻ lắm...
- Vâng. Ðộ ngoài hai mươi... Vâng, cô ta cũng lui tới cách tuần như ông... ông thông cảm, tôi chỉ còn căn phòng ấy.
Già Rossy ngập ngừng, vẻ ái ngại như việc bất đắc dĩ phải trả lời rồi rời ghế ngồi, lưng đổ về phía trước, lấy hộp thuốc trong túi bảo tôi hút thử, của Hòa Lan, loại sợi thô, thơm mùi mận, hút vào êm, ngọt, không rát cổ... Già lảng sang chuyện khác thật khéo mỗi khi tôi hỏi han những điều Già cho là rắc rối. Mỗi sáng khi xuống cầu thang, tôi đều gặp Già Rossy ngồi lọt thỏm trong chiếc ghế bành cũ kỹ ngay cửa sổ phòng khách, vén màn nhìn ra dốc đường bộ vắng tanh không một bóng người. Dốc lát đá ô vuông thoai thoải dẫn đến đường cái để có xe xuống phố. Chiều về, mở cổng vào sân, tôi vẫn thấy vầng trán nhăn nheo trên cặp lông mày rậm bạc vắt chéo nơi khung kính, tưởng như chưa hề lay động. Chỉ có đôi mắt Già hơi sáng lên vì một niềm vui gặp gỡ. Nhiều lần thành lệ, tôi dành cho Già khoảng thời gian ngắn ngủi lúc đi hoặc về để nhàn tản ngồi lại với tách cà phê, với ly rượu mạnh, cùng nhồi một tẩu thuốc nhả khói lâng lâng, và để nghe Già kể chuyện bằng giọng đặc sệt miền nam đảo Corse. Già cũng thú chơi ống vố như tôi nhưng vố của Già đẽo hình sọ người, xương trắng phau, cũng lạ. Già nói để nhìn thẳng vào mặt thần chết cho quen vì bà vợ đã theo lão này cả chục năm về trước...
- Cũng là lẽ tự nhiên thôi, tôi còn sống đến hôm nay mới không bình thường ông ạ! Ðời sao mà lắm chuyện phản tự nhiên đến thế!
- Chuyện gì nữa hả Già ?
- Ôi! thiếu gì... chuyện cá voi lao vào bãi đá chết cả đàn năm ngoái năm kia chẳng hạn! Chuyện thiên hạ thích đi tu dưới phố! Chuyện ngừa thai phá thai! Chuyện ông độc thân không vợ! Cả chuyện thần chết nữa... Tôi có gặp lão ta rồi đấy, trong căn nhà này, nói chẳng ai tin!
Già nói chậm rãi, mắt nhìn mông lung, cái sọ người trên môi Già gật lên gật xuống biểu đồng tình và tiếp tục phun khói. Tôi nổi gai ốc, nhưng hiểu Già là người to gan can đảm, xem cái chết chẳng ra gì. Qua làn khói bay, Già kể từ ngày vợ nhắm mắt nắm tay bảo Già đừng buồn, rồi sẽ còn gặp lại nhau, Già không đi biển nữa, chỉ quanh quẩn đơn độc trong phòng khách, từ đi-văng qua khung cửa sổ rồi từ cửa sổ đến ô truyền hình, ngày đêm không tắt. Căn phòng của vợ chồng lúc trẻ cạnh phòng tôi Già cũng khoá cửa bỏ trống. Thỉnh thoảng ra đường, là để đưa tang một người bạn tri âm tri kỷ nào đó năm xưa. Già nhìn về phía đồng hồ quả lắc dựng đứng, to đen như hung thần giữ cửa.
- Chỉ có nó hiểu thôi! Nhân chứng của một đời người!
Tôi lắng nghe tiếng quả lắc đong đưa tích tắc đều đặn tưởng cùng một nhịp tim đập với thời gian, và nhớ đến nhà thơ đã từng hát những lời ai điếu cho hòn đảo xanh dương châu ngọc này. Nhà thơ ấy đã yên nghỉ nơi một góc trời xa xôi ngập nắng. Bạn thơ ơi, vĩnh biệt.
- Thế truyện của ông đến chương nào rồi?...
Tôi trở lại với Già Rossy sau cái vẫy tay chào hướng về phương bắc và chợt thấy giọng cực nam nước Pháp nghe cũng dễ chịu, có duyên, có lẽ quen tai nên cảm chăng? Già cười bảo cái gì chả vậy, quen rồi cảm, cảm rồi yêu, rồi nghiện là chuyện tự nhiên.
- Không khéo ông sẽ không rời đảo được đâu!
- Vâng, có thể lắm.
Cái ống vố của Già gật gật với tôi. Già rót thêm rượu vào ly, đưa lên ngang mặt và ngả người theo hương bốc.
- Từ ngày ông ở đây tôi cũng đỡ trơ trọi, ngày bớt dài đêm bớt lạnh lẽo. Tôi không đi xa và không leo dốc được nữa. Bạn bè lần lượt theo lão thần chết cả rồi, chẳng còn ai.
- Còn cô gì ...?
- Vâng... cô... Anna... Phải rồi... Phải rồi, hai người không thể gặp nhau...
Tôi giữ im lặng. Già nhìn vào ly rượu vàng óng ánh.
- Khi ông về thì cô ta đã đi khỏi, thỏi son tôi sẽ đưa lại... Anna còn trẻ và tốt bụng lắm, đến giúp tôi mọi việc những khi ông đi vắng, và ngủ lại đây, cùng người làng Bonifacio cả...Cô ta còn quên gì nữa không?
Tôi lắc đầu rồi xin mượn Già hình ảnh cái ống vố kia để mai đây đưa vào truyện.
Nhưng có một thứ không thể vay, cũng không trả được mà Anna thường để quên, để lại trong phòng dai dẳng suốt cả tuần, đó là một mùi hoa rất lạ. Nửa hương Quỳnh nửa Phù Dung. Cũng không hẳn là hoa mà một mùi hương mát dịu như trăng đêm, lành lạnh như sương sớm, càng về khuya càng trong, càng đượm, càng ngát, ru tôi vào giấc ngủ nhẹ của thiên thần. Không biết nó đến từ đâu mà cứ thoang thoảng khắp phòng, luồn lách khắp nơi, ươm trong chăn, ủ trong gối, miên man day dứt mãi không tan. Có điều rất lạ, ra khỏi phòng là mùi hương khựng lại như bị dao cắt, đứt gọn như có ranh giới vô hình nào nó không vượt qua nổi và tôi không ngửi thấy nó nữa. Không ngửi thấy nhưng nó tiếp tục ám ảnh, bám riết lấy cân não, in đậm trong trí nhớ không tài nào quên. Ðúng như Già Rossy đã nói. Thoạt đầu tôi bỡ ngỡ, vài ngày sau quen, vài tuần sau cảm rồi đâm nghiện, và bây giờ, lần đầu tiên trong đời tôi biết nhớ một mùi hương... nôn nao như nhớ một người tình. Tôi vẫn tưởng ký ức chỉ ghi nhận âm thanh, hình ảnh và màu sắc ...
Tôi đem chuyện hỏi Già Rossy vào một buổi tối mưa dầm gió bấc. Những căn nhà mái đỏ san sát bên sườn núi đã tắt đèn, gối đầu lên nhau ngủ vùi im lặng. Chỉ có gió rít nhẹ qua khe hở chỗ tôi ngồi, và bên ngoài hai cánh cửa chớp bật qua tạt lại vẫy gọi từng cơn. Già đốt lò sưởi cho thêm ấm áp. Thắp ngọn nến hồng để giữa hai ly rượu trên chiếc bàn vuông thấp, vẻ mặt tư lự.
- Thật không? Hay ông tưởng tượng, đôi khi cũng lên lầu sao tôi không hay biết?
Tôi cam đoan với Già là không bịa và kể lại hiện tượng hương hoa lạ lùng kia. Nó đang bị tù hãm trong căn phòng nhỏ hẹp, dứt khoát không tan, bay toả ra ngoài, dù tôi có để cửa mở trông ra biển vẫn thế. Không lẽ chỉ mình tôi ngửi thấy. Nhưng Già Rossy không tin. Nheo mắt nhìn tôi nghi ngờ, và hạ thấp giọng.
- Thế ông có gặp Anna chưa?
- Chưa lần nào!
Già bảo để hỏi Anna xem sao, trong căn nhà này mùi gì mà Già chẳng tường tận, mùi ẩm mốc trên bốn bức tường đá ong vào mùa đông lạnh giá, mùi dầu thông trên giường tủ bàn ghế khô cong lúc mùa hạ, mùi oải hương, mùi bông giấy, mùi chăn mền tẩm mồ hôi trộn với khói thuốc thành thứ mùi ngai ngái không tên, và át đi tất cả là mùi gió biển quanh năm tanh tanh mặn mặn. Chưa bao giờ Già nghe nói đến mùi của Anna, hương hoa trong phòng có bao lơn nhìn xuống biển, bình thường vẫn chỉ ngập mùi thời gian bụi bám. Tôi hiểu, Già nhớ mùi như một kinh nghiệm của khứu giác, không như tôi với mùi hương của nàng. Già gõ ống vố lên gạt tàn và châm lửa nhả ra cụm khói xanh đậm đặc. Tối nay Già không dùng vố sọ người, thay bằng ống điếu dài khắc hình những thai nhi cuộn tròn châu đầu nơi mồi lửa, cuống nhau chạy dài đến cuối cán dính lên môi Già rồi chui thẳng vào mồm. Tôi chắc Già còn nhiều thứ quái đản hơn thế.
- Ông còn thấy hiện tượng gì nữa?
Tôi nhìn Già ngồi đối diện lò sưởi, ánh sáng lập loè nhảy múa trên khuôn mặt đầy đặn hằn sâu nếp nhăn như sóng biển, tóc bạc trắng bạt ra sau bồng bềnh gió khơi, nhưng đôi mắt Già buồn. Buồn vời vợi. Già hỏi dửng dưng không cần câu trả lời. Và tôi, tôi vẫn ngửi thấy mùi hương nồng nàn của Anna phảng phất đâu đây. Ngửi bằng trí nhớ. Nó không ở ngoài mà ở trong tôi, có thật, vật chất như tim gan, nó nhập vào tôi và ... nó sống.
Tôi hỏi Già làm thế nào gặp được Anna.
- Mai tôi phải rời Bonifacio đi Florence, tuần sau sẽ về.
- Ông định gặp để làm gì?
- Ðể nhìn thấy mùi hương bằng da bằng thịt. Người đã cho tôi thêm một khung trời.
Tôi nói với Già là tôi tỉnh táo chứ không mộng mị hay tưởng tượng kiểu tiểu thuyết gia đang tìm hứng. Ðó là sự thật. Già vỗ vai tôi, nhỏ nhẹ.
- Vâng tôi tin ông... Chúc ông ngủ ngon.
Nhưng đêm hôm ấy Già thức rất khuya, không ngủ, lục đục mãi và hình như có tiếng bước chân Già chậm chạp lên cầu thang, lách cách mở cửa vào phòng đôi vợ chồng hồi còn trẻ.
Anna đã mở cho tôi một khung trời mới, nói đúng hơn, một không gian khác thường. Không như Già Rossy nhớ mùi gió biển, mùi mồ hôi, hay mùi khói thuốc. Tôi nhớ mùi hương của Anna như nhớ người tình, bằng cảm xúc, bằng mộng mơ, bằng ảo giác, triền miên cả đêm lẫn ngày. Thời gian đầu, mùi hương chỉ nhẹ nhàng phất phơ như gió thoảng, làm cho cơ thể và đầu óc thư giãn, bớt được cơn lừ đừ mệt nhọc sau những giấc ngủ trưa. Mặt trời đổ những tia nắng chói chang lên mái nhà Già Rossy hừng hực nóng, cảnh vật ngoài kia thẳng đứng, im lìm chịu trận cái oi bức ngộp thở giữa trưa hè, và biển bốc hơi. Nhưng trong phòng tôi thì vẫn mát rượi một mùi hương cực kỳ quyến rũ, nó vuốt ve mơn trớn khắp người và cho tôi cái cảm giác lâng lâng, phe phẩy của một chiếc quạt trầm hương. Không gì thú vị bằng. Nó lả lơi, khêu gợi, bắt tôi phải để ý đến nó, và dụ dỗ tôi đến xiêu lòng phải thay đổi một số thói quen. Già Rossy cũng ngạc nhiên bảo.
- Dạo này thấy ông ít ra đường, không viết lách ban đêm, lại viết ban ngày?
Tôi nói với Già không hiểu sao tôi không thức đêm được nữa. Cứ xâm xẩm tối là mắt mỏi rũ vì một cơn buồn ngủ kéo đến rất nhanh, không cưỡng lại được. Già nghĩ tại tôi làm việc quá sức đó thôi. Nhưng tôi biết không phải thế. Vì một lý do khác.
Có lần vui chơi với bạn bè, tôi đã thử một loại nha phiến gốc Nam Mỹ, hút vào, không gian căng phồng ra với thứ ánh sáng vàng vọt lung linh của ngọn đèn dầu lạp, mọi vật chung quanh như chuyển động quay cuồng, người dập dềnh nhẹ tênh và cơn buồn ngủ tức thời ập đến. Ngủ mà như thức, thức thì như mơ và sáng ra đầu nặng như đeo chì. Tôi chợt khám phá là tôi buồn ngủ vì mùi hương của Anna trong trạng thái gần tương tự như thế, nhưng dễ chịu, sảng khoái gấp trăm lần. Mùi hương trong căn phòng này khác với mùi hương ma tuý, nó làm tôi say nhưng không mệt, khi thức dậy vẫn hăng hái làm việc, viết lách như mọi ngày. Từ đó, tôi thèm những buổi hoàng hôn lúc mặt trời lặn xuống biển và nghiện những giấc ngủ đầy khoái cảm, ấp ủ cùng mùi hương. Thời gian sau, tôi còn nghiệm được nhiều điều rất lạ. Già Rossy hay bảo Già ngủ lúc nào... không biết. Nhưng tôi trái lại, chỉ cần nhắm mắt mơ màng, tôi đã biết mùi hương lượn lờ đến bên cạnh, ve vãn, kể lể, ôm ấp xác thân và óc não dần dần tê dại đi. Một luồng gió mát từng bước xâm nhập vào người, chạy khắp châu thân từ trong huyết quản, từ đầu xuống vai, từ vai đến bụng rồi toả rộng râm ran đến tận mười đầu ngón chân tay, và tôi sung sướng tưởng mình có thể hoá thân thành muôn loài, thành chim thành bướm, thành núi thành sông, thành ngàn vạn phấn hoa bay của rừng già.
Chỉ có điều đáng tiếc, Già Rossy cũng lên phòng những khi tôi đi vắng, cũng ngủ lại vài đêm nhưng Già không cảm được gì. Vì Già không ngửi thấy mùi hương của Anna. Già nghĩ ngợi nhiều, không hiểu và có vẻ buồn, một hôm Già nói.
- Vậy là ông may mắn, hạnh phúc hơn tôi!
Trên bao lơn nhỏ như lưỡi mèo liếm vào khoảng không, tôi đứng nghe tiếng sóng rì rào, cố hình dung ra nhan sắc thiếu nữ trọ luân phiên cùng phòng chưa từng gặp, nhưng trước mặt, chỉ có màn đêm đang mở nụ cười tươi đỏ chót. Gió bắt đầu lạnh. Mưa lất phất rơi. Tôi quay vào ngả lưng lên chiếc giường nệm đơn kê sát cửa, chăn gối còn phẳng phiu, tay vẫn mân mê thỏi son nhặt được dưới chân bàn lúc nãy và nghĩ thầm, chắc nàng còn trẻ lắm...
- Vâng. Ðộ ngoài hai mươi... Vâng, cô ta cũng lui tới cách tuần như ông... ông thông cảm, tôi chỉ còn căn phòng ấy.
Già Rossy ngập ngừng, vẻ ái ngại như việc bất đắc dĩ phải trả lời rồi rời ghế ngồi, lưng đổ về phía trước, lấy hộp thuốc trong túi bảo tôi hút thử, của Hòa Lan, loại sợi thô, thơm mùi mận, hút vào êm, ngọt, không rát cổ... Già lảng sang chuyện khác thật khéo mỗi khi tôi hỏi han những điều Già cho là rắc rối. Mỗi sáng khi xuống cầu thang, tôi đều gặp Già Rossy ngồi lọt thỏm trong chiếc ghế bành cũ kỹ ngay cửa sổ phòng khách, vén màn nhìn ra dốc đường bộ vắng tanh không một bóng người. Dốc lát đá ô vuông thoai thoải dẫn đến đường cái để có xe xuống phố. Chiều về, mở cổng vào sân, tôi vẫn thấy vầng trán nhăn nheo trên cặp lông mày rậm bạc vắt chéo nơi khung kính, tưởng như chưa hề lay động. Chỉ có đôi mắt Già hơi sáng lên vì một niềm vui gặp gỡ. Nhiều lần thành lệ, tôi dành cho Già khoảng thời gian ngắn ngủi lúc đi hoặc về để nhàn tản ngồi lại với tách cà phê, với ly rượu mạnh, cùng nhồi một tẩu thuốc nhả khói lâng lâng, và để nghe Già kể chuyện bằng giọng đặc sệt miền nam đảo Corse. Già cũng thú chơi ống vố như tôi nhưng vố của Già đẽo hình sọ người, xương trắng phau, cũng lạ. Già nói để nhìn thẳng vào mặt thần chết cho quen vì bà vợ đã theo lão này cả chục năm về trước...
- Cũng là lẽ tự nhiên thôi, tôi còn sống đến hôm nay mới không bình thường ông ạ! Ðời sao mà lắm chuyện phản tự nhiên đến thế!
- Chuyện gì nữa hả Già ?
- Ôi! thiếu gì... chuyện cá voi lao vào bãi đá chết cả đàn năm ngoái năm kia chẳng hạn! Chuyện thiên hạ thích đi tu dưới phố! Chuyện ngừa thai phá thai! Chuyện ông độc thân không vợ! Cả chuyện thần chết nữa... Tôi có gặp lão ta rồi đấy, trong căn nhà này, nói chẳng ai tin!
Già nói chậm rãi, mắt nhìn mông lung, cái sọ người trên môi Già gật lên gật xuống biểu đồng tình và tiếp tục phun khói. Tôi nổi gai ốc, nhưng hiểu Già là người to gan can đảm, xem cái chết chẳng ra gì. Qua làn khói bay, Già kể từ ngày vợ nhắm mắt nắm tay bảo Già đừng buồn, rồi sẽ còn gặp lại nhau, Già không đi biển nữa, chỉ quanh quẩn đơn độc trong phòng khách, từ đi-văng qua khung cửa sổ rồi từ cửa sổ đến ô truyền hình, ngày đêm không tắt. Căn phòng của vợ chồng lúc trẻ cạnh phòng tôi Già cũng khoá cửa bỏ trống. Thỉnh thoảng ra đường, là để đưa tang một người bạn tri âm tri kỷ nào đó năm xưa. Già nhìn về phía đồng hồ quả lắc dựng đứng, to đen như hung thần giữ cửa.
- Chỉ có nó hiểu thôi! Nhân chứng của một đời người!
Tôi lắng nghe tiếng quả lắc đong đưa tích tắc đều đặn tưởng cùng một nhịp tim đập với thời gian, và nhớ đến nhà thơ đã từng hát những lời ai điếu cho hòn đảo xanh dương châu ngọc này. Nhà thơ ấy đã yên nghỉ nơi một góc trời xa xôi ngập nắng. Bạn thơ ơi, vĩnh biệt.
- Thế truyện của ông đến chương nào rồi?...
Tôi trở lại với Già Rossy sau cái vẫy tay chào hướng về phương bắc và chợt thấy giọng cực nam nước Pháp nghe cũng dễ chịu, có duyên, có lẽ quen tai nên cảm chăng? Già cười bảo cái gì chả vậy, quen rồi cảm, cảm rồi yêu, rồi nghiện là chuyện tự nhiên.
- Không khéo ông sẽ không rời đảo được đâu!
- Vâng, có thể lắm.
Cái ống vố của Già gật gật với tôi. Già rót thêm rượu vào ly, đưa lên ngang mặt và ngả người theo hương bốc.
- Từ ngày ông ở đây tôi cũng đỡ trơ trọi, ngày bớt dài đêm bớt lạnh lẽo. Tôi không đi xa và không leo dốc được nữa. Bạn bè lần lượt theo lão thần chết cả rồi, chẳng còn ai.
- Còn cô gì ...?
- Vâng... cô... Anna... Phải rồi... Phải rồi, hai người không thể gặp nhau...
Tôi giữ im lặng. Già nhìn vào ly rượu vàng óng ánh.
- Khi ông về thì cô ta đã đi khỏi, thỏi son tôi sẽ đưa lại... Anna còn trẻ và tốt bụng lắm, đến giúp tôi mọi việc những khi ông đi vắng, và ngủ lại đây, cùng người làng Bonifacio cả...Cô ta còn quên gì nữa không?
Tôi lắc đầu rồi xin mượn Già hình ảnh cái ống vố kia để mai đây đưa vào truyện.
*
Nhưng có một thứ không thể vay, cũng không trả được mà Anna thường để quên, để lại trong phòng dai dẳng suốt cả tuần, đó là một mùi hoa rất lạ. Nửa hương Quỳnh nửa Phù Dung. Cũng không hẳn là hoa mà một mùi hương mát dịu như trăng đêm, lành lạnh như sương sớm, càng về khuya càng trong, càng đượm, càng ngát, ru tôi vào giấc ngủ nhẹ của thiên thần. Không biết nó đến từ đâu mà cứ thoang thoảng khắp phòng, luồn lách khắp nơi, ươm trong chăn, ủ trong gối, miên man day dứt mãi không tan. Có điều rất lạ, ra khỏi phòng là mùi hương khựng lại như bị dao cắt, đứt gọn như có ranh giới vô hình nào nó không vượt qua nổi và tôi không ngửi thấy nó nữa. Không ngửi thấy nhưng nó tiếp tục ám ảnh, bám riết lấy cân não, in đậm trong trí nhớ không tài nào quên. Ðúng như Già Rossy đã nói. Thoạt đầu tôi bỡ ngỡ, vài ngày sau quen, vài tuần sau cảm rồi đâm nghiện, và bây giờ, lần đầu tiên trong đời tôi biết nhớ một mùi hương... nôn nao như nhớ một người tình. Tôi vẫn tưởng ký ức chỉ ghi nhận âm thanh, hình ảnh và màu sắc ...
Tôi đem chuyện hỏi Già Rossy vào một buổi tối mưa dầm gió bấc. Những căn nhà mái đỏ san sát bên sườn núi đã tắt đèn, gối đầu lên nhau ngủ vùi im lặng. Chỉ có gió rít nhẹ qua khe hở chỗ tôi ngồi, và bên ngoài hai cánh cửa chớp bật qua tạt lại vẫy gọi từng cơn. Già đốt lò sưởi cho thêm ấm áp. Thắp ngọn nến hồng để giữa hai ly rượu trên chiếc bàn vuông thấp, vẻ mặt tư lự.
- Thật không? Hay ông tưởng tượng, đôi khi cũng lên lầu sao tôi không hay biết?
Tôi cam đoan với Già là không bịa và kể lại hiện tượng hương hoa lạ lùng kia. Nó đang bị tù hãm trong căn phòng nhỏ hẹp, dứt khoát không tan, bay toả ra ngoài, dù tôi có để cửa mở trông ra biển vẫn thế. Không lẽ chỉ mình tôi ngửi thấy. Nhưng Già Rossy không tin. Nheo mắt nhìn tôi nghi ngờ, và hạ thấp giọng.
- Thế ông có gặp Anna chưa?
- Chưa lần nào!
Già bảo để hỏi Anna xem sao, trong căn nhà này mùi gì mà Già chẳng tường tận, mùi ẩm mốc trên bốn bức tường đá ong vào mùa đông lạnh giá, mùi dầu thông trên giường tủ bàn ghế khô cong lúc mùa hạ, mùi oải hương, mùi bông giấy, mùi chăn mền tẩm mồ hôi trộn với khói thuốc thành thứ mùi ngai ngái không tên, và át đi tất cả là mùi gió biển quanh năm tanh tanh mặn mặn. Chưa bao giờ Già nghe nói đến mùi của Anna, hương hoa trong phòng có bao lơn nhìn xuống biển, bình thường vẫn chỉ ngập mùi thời gian bụi bám. Tôi hiểu, Già nhớ mùi như một kinh nghiệm của khứu giác, không như tôi với mùi hương của nàng. Già gõ ống vố lên gạt tàn và châm lửa nhả ra cụm khói xanh đậm đặc. Tối nay Già không dùng vố sọ người, thay bằng ống điếu dài khắc hình những thai nhi cuộn tròn châu đầu nơi mồi lửa, cuống nhau chạy dài đến cuối cán dính lên môi Già rồi chui thẳng vào mồm. Tôi chắc Già còn nhiều thứ quái đản hơn thế.
- Ông còn thấy hiện tượng gì nữa?
Tôi nhìn Già ngồi đối diện lò sưởi, ánh sáng lập loè nhảy múa trên khuôn mặt đầy đặn hằn sâu nếp nhăn như sóng biển, tóc bạc trắng bạt ra sau bồng bềnh gió khơi, nhưng đôi mắt Già buồn. Buồn vời vợi. Già hỏi dửng dưng không cần câu trả lời. Và tôi, tôi vẫn ngửi thấy mùi hương nồng nàn của Anna phảng phất đâu đây. Ngửi bằng trí nhớ. Nó không ở ngoài mà ở trong tôi, có thật, vật chất như tim gan, nó nhập vào tôi và ... nó sống.
Tôi hỏi Già làm thế nào gặp được Anna.
- Mai tôi phải rời Bonifacio đi Florence, tuần sau sẽ về.
- Ông định gặp để làm gì?
- Ðể nhìn thấy mùi hương bằng da bằng thịt. Người đã cho tôi thêm một khung trời.
Tôi nói với Già là tôi tỉnh táo chứ không mộng mị hay tưởng tượng kiểu tiểu thuyết gia đang tìm hứng. Ðó là sự thật. Già vỗ vai tôi, nhỏ nhẹ.
- Vâng tôi tin ông... Chúc ông ngủ ngon.
Nhưng đêm hôm ấy Già thức rất khuya, không ngủ, lục đục mãi và hình như có tiếng bước chân Già chậm chạp lên cầu thang, lách cách mở cửa vào phòng đôi vợ chồng hồi còn trẻ.
*
Anna đã mở cho tôi một khung trời mới, nói đúng hơn, một không gian khác thường. Không như Già Rossy nhớ mùi gió biển, mùi mồ hôi, hay mùi khói thuốc. Tôi nhớ mùi hương của Anna như nhớ người tình, bằng cảm xúc, bằng mộng mơ, bằng ảo giác, triền miên cả đêm lẫn ngày. Thời gian đầu, mùi hương chỉ nhẹ nhàng phất phơ như gió thoảng, làm cho cơ thể và đầu óc thư giãn, bớt được cơn lừ đừ mệt nhọc sau những giấc ngủ trưa. Mặt trời đổ những tia nắng chói chang lên mái nhà Già Rossy hừng hực nóng, cảnh vật ngoài kia thẳng đứng, im lìm chịu trận cái oi bức ngộp thở giữa trưa hè, và biển bốc hơi. Nhưng trong phòng tôi thì vẫn mát rượi một mùi hương cực kỳ quyến rũ, nó vuốt ve mơn trớn khắp người và cho tôi cái cảm giác lâng lâng, phe phẩy của một chiếc quạt trầm hương. Không gì thú vị bằng. Nó lả lơi, khêu gợi, bắt tôi phải để ý đến nó, và dụ dỗ tôi đến xiêu lòng phải thay đổi một số thói quen. Già Rossy cũng ngạc nhiên bảo.
- Dạo này thấy ông ít ra đường, không viết lách ban đêm, lại viết ban ngày?
Tôi nói với Già không hiểu sao tôi không thức đêm được nữa. Cứ xâm xẩm tối là mắt mỏi rũ vì một cơn buồn ngủ kéo đến rất nhanh, không cưỡng lại được. Già nghĩ tại tôi làm việc quá sức đó thôi. Nhưng tôi biết không phải thế. Vì một lý do khác.
Có lần vui chơi với bạn bè, tôi đã thử một loại nha phiến gốc Nam Mỹ, hút vào, không gian căng phồng ra với thứ ánh sáng vàng vọt lung linh của ngọn đèn dầu lạp, mọi vật chung quanh như chuyển động quay cuồng, người dập dềnh nhẹ tênh và cơn buồn ngủ tức thời ập đến. Ngủ mà như thức, thức thì như mơ và sáng ra đầu nặng như đeo chì. Tôi chợt khám phá là tôi buồn ngủ vì mùi hương của Anna trong trạng thái gần tương tự như thế, nhưng dễ chịu, sảng khoái gấp trăm lần. Mùi hương trong căn phòng này khác với mùi hương ma tuý, nó làm tôi say nhưng không mệt, khi thức dậy vẫn hăng hái làm việc, viết lách như mọi ngày. Từ đó, tôi thèm những buổi hoàng hôn lúc mặt trời lặn xuống biển và nghiện những giấc ngủ đầy khoái cảm, ấp ủ cùng mùi hương. Thời gian sau, tôi còn nghiệm được nhiều điều rất lạ. Già Rossy hay bảo Già ngủ lúc nào... không biết. Nhưng tôi trái lại, chỉ cần nhắm mắt mơ màng, tôi đã biết mùi hương lượn lờ đến bên cạnh, ve vãn, kể lể, ôm ấp xác thân và óc não dần dần tê dại đi. Một luồng gió mát từng bước xâm nhập vào người, chạy khắp châu thân từ trong huyết quản, từ đầu xuống vai, từ vai đến bụng rồi toả rộng râm ran đến tận mười đầu ngón chân tay, và tôi sung sướng tưởng mình có thể hoá thân thành muôn loài, thành chim thành bướm, thành núi thành sông, thành ngàn vạn phấn hoa bay của rừng già.
Chỉ có điều đáng tiếc, Già Rossy cũng lên phòng những khi tôi đi vắng, cũng ngủ lại vài đêm nhưng Già không cảm được gì. Vì Già không ngửi thấy mùi hương của Anna. Già nghĩ ngợi nhiều, không hiểu và có vẻ buồn, một hôm Già nói.
- Vậy là ông may mắn, hạnh phúc hơn tôi!
*
Từ ngày mang trong người tinh hương của loài hoa xa lạ, tôi như được thêm đôi cánh bay bổng, thênh thang giữa đời. Nhìn đâu cũng thấy sáng ra, màu sắc đậm hơn, tươi hơn, có khi đi giữa thành phố dầy đặc sương mù mà vẫn nhìn tỏ mặt người. Những dốc đường quanh co khúc khuỷu, với nhà cửa thấp tầng xếp cạnh nhau như bát úp, ở ngã ba nào đó, nay bỗng quen thuộc như đã từng đi qua, nhưng rộng, cao, và thoáng hơn với màu gạch cua tươi rói. Hàng cây Tùng Bách bên kia đồi uốn khúc lên tận đỉnh, trước không hề thấy, nhưng giờ cũng xanh um màu lá mạ, thản nhiên với mây trời. Tai mắt tôi trở nên bén nhậy tinh tế lạ thường. Có nhiều đêm, tôi nghe được hơi thở của Già phập phồng dưới nhà mặc dù rất nhẹ, Già đã ngủ say. Ở trên phòng qua mấy lần cửa kính, tôi vẫn biết táo đang rụng ngoài sân và lá đang bay đầy ngõ. Nghe nói, thị giác cho phép con người nhìn thấy chính mình, giống như khi xem tranh ta chỉ thấy chính ta. Nhưng trong cái nhìn hiện tại tôi lại không thấy tôi, mà chỉ thấy Anna, một nàng hương cô quạnh và thèm sống. Bằng một quyền lực vô hình nàng đã biến tai mắt tôi thành tai mắt của nàng. Tôi nhìn thấy những gì nàng muốn thấy, nghe được những gì nàng muốn nghe, và cảm được những gì nàng đang cảm.
Như lúc này, tôi biết Anna đang muốn về thăm một nơi chốn cũ. Nàng không phải dân đảo Corse. Quê hương nàng không phải nơi đây mà tận phương trời Ðông Bắc, quanh năm tuyết phủ ngập đường. Tôi thấy gió lạnh se sắt làn da giữa mùa hè nắng gắt, tai nghe văng vẳng những tiếng lục lạc trên bờm ngựa phi. Tiếng chuông nhỏ trong veo như tiếng thuỷ tinh leng keng xa dần... xa dần và Anna bật khóc. Khóc vì một nỗi xa xôi dặm trường. Tôi buồn vui theo tâm trạng của nàng, khi đi qua từng vùng kỷ niệm thời thơ ấu. Có ai biết nàng không thích những buổi chiều mưa dầm dề trên thành phố biển, nhưng lại mê nhìn tuyết rơi? Tuyết rơi phủ trắng những cánh đồng vạn dặm trên xứ sở nàng, cũng như ở đây, tuyết bay trắng biển, trắng núi, trắng những căn nhà mái đỏ, trắng những dốc đường quanh co, trắng tâm hồn thiếu nữ và trắng cả những cuộc đời còn son trẻ. Tôi còn biết nàng yêu nhạc cổ điển và thích nhảy múa, những lúc ấy, trong đầu tôi lại reo vui một vũ điệu Caucasien bập bùng ánh lửa cùng với nhịp vỗ tay rộn ràng. Và đâu đó thấp thoáng một khuôn mặt thuỷ thủ phong trần, cằm vuông, lông mày xếch ngược. Nàng nói với tôi trong giấc mộng du là nàng yêu đời và muốn sống. Bao nhiêu tâm ảnh hiện ra như cuộn phim muôn màu, khi tỏ khi mờ, nhưng tôi vẫn chưa từng đối diện Anna. Không biết Anna đã lưu lạc đến đây từ bao giờ? Nàng đang ở đâu mà tôi chưa được thấy nhan sắc? Có điều chắc chắn, đeo trên thân xác tôi, mùi hương của nàng thoát được căn phòng chật hẹp ra ngoài. Và tôi đã mở cho nàng đôi cánh cửa tự do.
Như lúc này, tôi biết Anna đang muốn về thăm một nơi chốn cũ. Nàng không phải dân đảo Corse. Quê hương nàng không phải nơi đây mà tận phương trời Ðông Bắc, quanh năm tuyết phủ ngập đường. Tôi thấy gió lạnh se sắt làn da giữa mùa hè nắng gắt, tai nghe văng vẳng những tiếng lục lạc trên bờm ngựa phi. Tiếng chuông nhỏ trong veo như tiếng thuỷ tinh leng keng xa dần... xa dần và Anna bật khóc. Khóc vì một nỗi xa xôi dặm trường. Tôi buồn vui theo tâm trạng của nàng, khi đi qua từng vùng kỷ niệm thời thơ ấu. Có ai biết nàng không thích những buổi chiều mưa dầm dề trên thành phố biển, nhưng lại mê nhìn tuyết rơi? Tuyết rơi phủ trắng những cánh đồng vạn dặm trên xứ sở nàng, cũng như ở đây, tuyết bay trắng biển, trắng núi, trắng những căn nhà mái đỏ, trắng những dốc đường quanh co, trắng tâm hồn thiếu nữ và trắng cả những cuộc đời còn son trẻ. Tôi còn biết nàng yêu nhạc cổ điển và thích nhảy múa, những lúc ấy, trong đầu tôi lại reo vui một vũ điệu Caucasien bập bùng ánh lửa cùng với nhịp vỗ tay rộn ràng. Và đâu đó thấp thoáng một khuôn mặt thuỷ thủ phong trần, cằm vuông, lông mày xếch ngược. Nàng nói với tôi trong giấc mộng du là nàng yêu đời và muốn sống. Bao nhiêu tâm ảnh hiện ra như cuộn phim muôn màu, khi tỏ khi mờ, nhưng tôi vẫn chưa từng đối diện Anna. Không biết Anna đã lưu lạc đến đây từ bao giờ? Nàng đang ở đâu mà tôi chưa được thấy nhan sắc? Có điều chắc chắn, đeo trên thân xác tôi, mùi hương của nàng thoát được căn phòng chật hẹp ra ngoài. Và tôi đã mở cho nàng đôi cánh cửa tự do.
*
Tuần sau tôi trở về, cố tình sớm hơn mọi lần nhưng Anna đã lại đi mất. Trước tôi một ngày. Không hiểu sao nàng tránh gặp mặt. Hỏi Già Rossy Già cũng không muốn trả lời. Tôi tặng Già chai rượu cùng hộp thuốc Hoà Lan, hỏi thăm Già vài câu vội vã rồi nóng lòng muốn lên phòng. Căn phòng vẫn trông ra biển, vẫn sạch sẽ và ngập mùi hương. Nhưng lần này tim tôi loạn lên vì trên nền gối trắng, nằm nghiêng một nhánh hoa Vàng. Vàng Mai. Nhưng sao hoa vẫn tươi như vừa mới cắt? Khi tôi cầm lên hoa liền đổi màu, lần lượt ngũ sắc như kính vạn hoa thuở nhỏ lấp lánh muôn hình, biến, hiện rồi tan. Tôi biết Anna tinh nghịch và nàng đang ở đâu đây, rất gần. Hình như có một nụ cười dịu dàng trên mặt gương gợn sóng. Vài cánh chim mòng biển chao qua chao lại ngoài kia, cất tiếng gọi trên cao, tha thiết lúc chiều về. Bầu trời xuống thấp và bóng tối đang lướt vào từ ngoài khơi...
Tôi nghe bước chân Già lên cầu thang mở khoá vào phòng bên cạnh. Có tiếng cử động sột soạt của da thịt trên mặt vải khô cứng và giọng nói chậm rãi quen thuộc của Già.
- Cố uống bát thuốc này đi ... cho mau lại sức...
- Cố lên nào...
- Ðêm nhiều sao, chắc mai trời đẹp đấy...
Già thì thầm như vỗ về tình nhân. Ðột nhiên, nhộn nhịp những bước chân người nện trên sàn gỗ, qua lại, hối hả, tấp nập lên xuống cầu thang, rồi đập cửa phòng tôi thình thình vang dội. Tôi bật dậy... Nhưng hành lang không có ai, phòng kế bên vẫn khoá cửa im ỉm và trong nhà, tuyệt nhiên vắng lặng. Chỉ có tiếng quả lắc đong đưa tích tắc một mình với bóng đêm vì Già Rossy đã tắt đèn yên giấc. Trăng đã lên cao. Ðồng hồ tay chỉ ba giờ rưỡi.
Những hôm sau, tôi vẫn nghe nhiều tiếng động lạ vang vang trong giấc nửa khuya và bóng dáng Anna chập chờn ẩn hiện. Không biết tỉnh hay mơ?... Tôi thấy một buổi chiều lang thang xuống phố, bắt gặp mùi hương lơ lửng ngang đầu, rồi dẫn đường tôi đến một tiệm ăn nổi trôi trên mặt biển, lênh đênh như bèo dạt giữa đại dương. Tiệm lại trang hoàng theo lối cổ kính, sang trọng, đông khách, nhưng khi tôi bước vào mọi người đều đứng dậy bỏ đi. Còn lại một thiếu nữ tóc nâu cắt ngắn ngồi xoay ra ánh mặt trời, lưng trần vai thon, để lộ một nốt ruồi son với nước da trắng sữa. Tôi biết chắc chắn là Anna, vì từ thân thể nàng ngào ngạt toả ra thứ hương thơm kỳ diệu. Chỉ ba bước nữa thì chạm được vai nàng mà chân tôi không nhấc nổi, toàn thân như bị đóng đinh dính chặt xuống đất. Nhưng bỗng chốc, nàng chạy ra cửa ôm chầm lấy một chàng trai, hôn môi đắm đuối, và bóng đổ dài rơi vãi phía sau, bâng khuâng ngỡ ngàng. Tôi còn gặp Anna thêm nhiều lần khác. Nàng ngồi trên ghế của Già nhìn mây bay vùn vụt qua cửa sổ, những tảng mây đen cuồn cuộn đầy ắp không gian. Không bắt được dung nhan của nàng, nhưng tôi vẫn cảm được nỗi mong chờ u uẩn trong lòng người thiếu nữ. Nàng nói với tôi là nàng lạnh lắm. Và mới đêm qua, thấp thoáng bóng nàng đứng trên bao lơn ngắm xuống biển, hình như có lúc, nàng đến ngồi bên đầu giường nhìn tôi ngủ như mơ...
Tôi kể cho Già Rossy nghe những giấc mơ kỳ lạ và cố tình quên những đoạn vô cùng ướt át, say sưa với nàng. Già rót cà phê mời tôi buổi sáng sớm và bảo dạo này Già hay lục đục, đang dọn căn phòng hai vợ chồng thuở trước cho Anna. Ðể khỏi phiền tôi. Già nhìn tôi đăm đăm qua làn khói thuốc, vẫn bằng đôi mắt ướt buồn bất tận.
- Ông yêu nàng hương rồi!
- Anna là ai? - Nàng đang ở đâu? - Già làm ơn cho tôi gặp mặt!
- Vâng... ông yên tâm... để tôi bảo Anna. Tuần sau trở lại ông sẽ gặp...
Lần cuối tôi trở về căn nhà có phòng sau nhìn xuống biển, Già Rossy không ra đón, cũng không thấy Già ngồi nhìn ra đường như thường lệ, và phòng khách âm u không ánh đèn. Cảnh nhà yên bình, mát lạnh, hoang vắng. Tiếng quả lắc vẫn tích tắc đều đặn như những dấu hỏi đong đưa nghìn trùng. Bình thường Già báo trước những khi có việc phải xuống phố, nhưng đã lâu rồi Già có đi đâu? Linh tính báo điều không hay, tôi đảo một vòng rồi lên lầu. Trời tối đen, tiếng sóng biển ùa vào từ cửa bao lơn mở rộng, trên bàn, tôi thấy ống vố của Già chặn lên một mảnh giấy trắng. Vết nhăn nhúm trên nệm giường chứng tỏ có người vừa ngồi ở đây, và nét chữ Già nắn nót viết cho tôi mấy dòng.
Tôi nghe bước chân Già lên cầu thang mở khoá vào phòng bên cạnh. Có tiếng cử động sột soạt của da thịt trên mặt vải khô cứng và giọng nói chậm rãi quen thuộc của Già.
- Cố uống bát thuốc này đi ... cho mau lại sức...
- Cố lên nào...
- Ðêm nhiều sao, chắc mai trời đẹp đấy...
Già thì thầm như vỗ về tình nhân. Ðột nhiên, nhộn nhịp những bước chân người nện trên sàn gỗ, qua lại, hối hả, tấp nập lên xuống cầu thang, rồi đập cửa phòng tôi thình thình vang dội. Tôi bật dậy... Nhưng hành lang không có ai, phòng kế bên vẫn khoá cửa im ỉm và trong nhà, tuyệt nhiên vắng lặng. Chỉ có tiếng quả lắc đong đưa tích tắc một mình với bóng đêm vì Già Rossy đã tắt đèn yên giấc. Trăng đã lên cao. Ðồng hồ tay chỉ ba giờ rưỡi.
Những hôm sau, tôi vẫn nghe nhiều tiếng động lạ vang vang trong giấc nửa khuya và bóng dáng Anna chập chờn ẩn hiện. Không biết tỉnh hay mơ?... Tôi thấy một buổi chiều lang thang xuống phố, bắt gặp mùi hương lơ lửng ngang đầu, rồi dẫn đường tôi đến một tiệm ăn nổi trôi trên mặt biển, lênh đênh như bèo dạt giữa đại dương. Tiệm lại trang hoàng theo lối cổ kính, sang trọng, đông khách, nhưng khi tôi bước vào mọi người đều đứng dậy bỏ đi. Còn lại một thiếu nữ tóc nâu cắt ngắn ngồi xoay ra ánh mặt trời, lưng trần vai thon, để lộ một nốt ruồi son với nước da trắng sữa. Tôi biết chắc chắn là Anna, vì từ thân thể nàng ngào ngạt toả ra thứ hương thơm kỳ diệu. Chỉ ba bước nữa thì chạm được vai nàng mà chân tôi không nhấc nổi, toàn thân như bị đóng đinh dính chặt xuống đất. Nhưng bỗng chốc, nàng chạy ra cửa ôm chầm lấy một chàng trai, hôn môi đắm đuối, và bóng đổ dài rơi vãi phía sau, bâng khuâng ngỡ ngàng. Tôi còn gặp Anna thêm nhiều lần khác. Nàng ngồi trên ghế của Già nhìn mây bay vùn vụt qua cửa sổ, những tảng mây đen cuồn cuộn đầy ắp không gian. Không bắt được dung nhan của nàng, nhưng tôi vẫn cảm được nỗi mong chờ u uẩn trong lòng người thiếu nữ. Nàng nói với tôi là nàng lạnh lắm. Và mới đêm qua, thấp thoáng bóng nàng đứng trên bao lơn ngắm xuống biển, hình như có lúc, nàng đến ngồi bên đầu giường nhìn tôi ngủ như mơ...
Tôi kể cho Già Rossy nghe những giấc mơ kỳ lạ và cố tình quên những đoạn vô cùng ướt át, say sưa với nàng. Già rót cà phê mời tôi buổi sáng sớm và bảo dạo này Già hay lục đục, đang dọn căn phòng hai vợ chồng thuở trước cho Anna. Ðể khỏi phiền tôi. Già nhìn tôi đăm đăm qua làn khói thuốc, vẫn bằng đôi mắt ướt buồn bất tận.
- Ông yêu nàng hương rồi!
- Anna là ai? - Nàng đang ở đâu? - Già làm ơn cho tôi gặp mặt!
- Vâng... ông yên tâm... để tôi bảo Anna. Tuần sau trở lại ông sẽ gặp...
*
Lần cuối tôi trở về căn nhà có phòng sau nhìn xuống biển, Già Rossy không ra đón, cũng không thấy Già ngồi nhìn ra đường như thường lệ, và phòng khách âm u không ánh đèn. Cảnh nhà yên bình, mát lạnh, hoang vắng. Tiếng quả lắc vẫn tích tắc đều đặn như những dấu hỏi đong đưa nghìn trùng. Bình thường Già báo trước những khi có việc phải xuống phố, nhưng đã lâu rồi Già có đi đâu? Linh tính báo điều không hay, tôi đảo một vòng rồi lên lầu. Trời tối đen, tiếng sóng biển ùa vào từ cửa bao lơn mở rộng, trên bàn, tôi thấy ống vố của Già chặn lên một mảnh giấy trắng. Vết nhăn nhúm trên nệm giường chứng tỏ có người vừa ngồi ở đây, và nét chữ Già nắn nót viết cho tôi mấy dòng.
Anna là vợ yêu quý nhất đời tôi.
Chiếc chìa khoá này sẽ cho ông biết sự thật.
Lão thần chết đang cỡi sóng vẫy gọi ngoài kia.
Tôi đã quyết về với biển.
Tôi bước ra bao lơn nhìn xuống vực sâu thăm thẳm một màu, tay cầm chìa khoá phòng vợ chồng Già Rossy hồi còn trẻ. Trong phòng, một bộ xương người nằm thẳng trên mặt nệm vàng úa, và chung quanh rải đầy hoa, tràn ngập những hoa, hoa khắp nơi, hoa trên giường, hoa dưới đất, hoa leo lên tường, hoa bám lấy trần nhà, hoa khô, hoa héo, hoa tươi. Nhiều vô kể. Già đã ướp xác Anna bằng trăm nghìn loài hoa đủ màu đủ sắc và hương thơm lừng.
Tôi vẫn chưa được biết dung nhan của nàng, và mãi mãi không bao giờ biết. Tôi xuống nhà theo mùi hương bay, đến ngồi vào chiếc ghế bành ngay cửa sổ phòng khách, vén màn nhìn ra dốc đường bộ vắng tanh và... thấy Già. Già Rossy.
Tôi bước ra bao lơn nhìn xuống vực sâu thăm thẳm một màu, tay cầm chìa khoá phòng vợ chồng Già Rossy hồi còn trẻ. Trong phòng, một bộ xương người nằm thẳng trên mặt nệm vàng úa, và chung quanh rải đầy hoa, tràn ngập những hoa, hoa khắp nơi, hoa trên giường, hoa dưới đất, hoa leo lên tường, hoa bám lấy trần nhà, hoa khô, hoa héo, hoa tươi. Nhiều vô kể. Già đã ướp xác Anna bằng trăm nghìn loài hoa đủ màu đủ sắc và hương thơm lừng.
*
Tôi vẫn chưa được biết dung nhan của nàng, và mãi mãi không bao giờ biết. Tôi xuống nhà theo mùi hương bay, đến ngồi vào chiếc ghế bành ngay cửa sổ phòng khách, vén màn nhìn ra dốc đường bộ vắng tanh và... thấy Già. Già Rossy.
Phan Nguyên
Paris hè năm 2000
Nói Chuyện Với Tách Cà Phê:
tản văn facebook
1
Nàng ...
Mình cứ gọi là Nàng vì không còn cách nào để nhớ ra tên người con gái ấy! Chỉ nhớ mang máng một khuôn mặt thiên thần rất xinh xắn, tóc vàng da trắng, một khuôn mặt trẻ thơ hiền hậu ... cực kỳ tương phản với thân hình phì nhiêu đồ sộ của Nàng.
Nhớ một thời sống trong căn phòng nhỏ chót vót trên cao một toà nhà cổ kính quận 15. Những căn phòng năm bầy mét vuông ấy thường dành cho người ăn người làm hoặc sinh viên nghèo thuê tạm trú... Có cầu thang riêng nhưng đi bộ. Leo đến nơi với sức trai trẻ vẫn mỏi nhừ và chỉ về để ngủ. Các bạn gọi là "tổ chim cu". "Nid de coucou" mùa Hè nóng như lò nướng, mùa Đông rét run chỉ sưởi bằng bếp điện cá nhân dã chiến. Nhưng ngược lại có cả bầu trời mơ mộng đầy sao với những nóc nhà phố nhấp nhô, những ô cửa sổ lấp lánh nhả khói về đêm và chỉ cho riêng mình. Và tĩnh lặng. Một sự tĩnh lặng đến cô độc. Không nơi nào buồn và cô độc hơn những "tổ chim cu" ấy.
Nhớ cái thời làm phục vụ cho một quán ăn... Chỉ bưng bê buổi tối còn ngày lang thang khắp các thư viện. Nhớ tinh cờ một hôm đã gặp Nàng ngược chiều trên vỉa hè, chỉ qua mặt nhau đã nghĩ "đầu bằng quả quýt đít bằng cái thúng" ... Buồn cười rồi quên!
Và nhớ nhất một cơn bệnh nặng, thập tử nhất sinh, trúng dịch Cúm đầu Đông làm chết cả trăm người già trên toàn nước Pháp. Nhớ mãi những cơn sốt nóng lạnh run bần bật trong chăn, một mình, cả tuần không ngóc đầu dậy nổi, cũng chỉ vì không biết thuốc men, không ăn uống ... Mà cũng chẳng còn sức lên xuống mua bán gì từ bẩy tầng trời sao đó nữa !
Nằm đó chỉ có chờ chết. Chết thật không ai biết! Chết xình không ai hay! Một người già thân quen đã chết như thế! Đến khi bốc mùi mới có người gõ cửa!
Nhớ một tối cùng đường, gắng sức gõ lên tường để cầu cứu ...Gõ rất lâu ... May sao ...mở cửa thì thấy Nàng ... Nàng ở phòng bên cạnh mà không biết, cũng chẳng bao giờ gặp nhau, cũng lạ! ... Chỉ nhớ duy nhất một lần mình nghĩ xấu "đầu bằng quả quýt đít bằng cái thúng".
Và rõ ràng, nhờ Nàng mà mình còn sống...thoát được cơn bệnh hiểm nghèo... Không có Nàng thì chẳng biết ra sao. Nàng chăm sóc thuốc men, bắt ăn bắt uống, thường xuyên qua lại trông nom. Tối nào Nàng cũng mang về cho ăn một tô súp nóng kiểu Pháp. Sáng nào Nàng cũng bắt uống sữa, uống thuốc trước khi bước ra cửa. Ròng rã gần tháng mình mới nhấc người dậy được. Vàng vọt tong teo!
Một tối Nàng cúi hôn lên trán và bảo "Anh may lắm đấy " ..."Chỉ tí nữa thì chết". Rồi Nàng ôm chặt hôn lên môi, lên má, những cái hôn nhẹ nhàng của một người tình! Nhưng hình như là tình "mẫu tử". Và cả những cái hôn nóng bỏng với sức nặng trăm cân của cơ thể Nàng. Năm đó Nàng chỉ ngoài 20 tuổi.
Nhưng tháng sau thì mình phải dọn đi nơi khác ... Cải lương như "tình chỉ đẹp khi còn dang dở". Hôm chia tay mình hứa sẽ trở lại thăm Nàng. Chắc chắn!
Nhưng cuộc sống đưa đẩy, dòng đời tất bật, mình đã không một lần quay lại và ngày càng xa mãi.
Cũng có một dịp nơi sân ga, thoáng thấy Nàng ngồi trên đường tàu điện đang chuyển bánh, Nàng quay lại nhìn mình và mỉm cười.
Một chuyến tàu trên cả vạn chuyến tầu lướt qua nhau dưới đường hầm khét lẹt đông người như kiến ... Những chuyến tầu dài bất định ngả đi tám hướng ... Và như thế chúng ta đã thất lạc nhau giữa Paris trên những chuyến tầu ngược chiều ...Và Nàng đã đi vào dĩ vãng.
Giờ đây tóc đã bạc, ngồi gõ mấy dòng trong tiệm cà phê để cảm ơn và xin lỗi ... Đã vô tâm không quay lại thăm Nàng. Một Thiên Thần bé nhỏ cô đơn... Tình cờ gặp như một cơn gió thoảng.
(Ngày cuối cùng năm 2017)
2
Trước đêm Noel
Hôm nay dậy pha ly cà phê rồi sửa soạn đưa con đi học. Thứ bẩy mà vẫn phải đi học. Học gì mà nhiều thế! Chả bù mình hồi xưa chỉ học nửa buổi còn cả ngày rong chơi!
Đưa nó đến trường rồi mình chọn một cà phê yên tĩnh, vắng người, thưởng thức một ngày nắng đẹp hiếm hoi lành lạnh như mùa Thu Paris.
Từ rất lâu mình vẫn có cái thú dậy ra đường thật sớm. Ở Paris mình thường là khách đầu tiên gọi cà phê khi chân ghế vẫn còn chổng ngược lên trời... quán còn đang quét dọn chuẩn bị mở cửa ... Là người đầu tiên nhặt những tờ báo sáng khi có người đưa thư ném vào ... Và chờ nghe thành phố râm ran thức dậy. Tuyệt vời nhất nếu được ngồi cà phê bờ biển để nhìn mặt trời lên ... Chờ những tia nắng ấm áp chạm vào da thịt khi tiết trời còn se lạnh. Và những tiếng chào nhau buổi sáng... khách hàng ko quen ...và rồi sẽ quen.
Người Pháp chào nhau không quen là bình thường , chỉ là lịch sự trao cho nhau một niềm vui đầu ngày, yên bình, thoải mái, thân thiện. Pháp ko có cà phê cóc hay cà phê vỉa hè hay cà phê gốc me nhưng cũng bầy bàn ghế ra đường, ngăn nắp đẹp đẽ, sạch sẽ và giá tiền đắt hơn ngồi trong nhà, ngồi trong nhà đắt hơn khi đứng quầy! Lạ thế!
Và không có góc đường nào không có tiệm cà phê. Một thứ văn hóa cà phê tuyệt vời.
Người VN bây giờ nghĩ cho cùng cũng thừa hưởng thú văn hóa đó sau một trăm năm đô hộ của người Pháp ... Và còn rất nhiều thứ khác!
Về VN mình bị tước đi cái quyền làm khách hàng đầu tiên vì mọi người dậy sớm hơn mình... Bước ra đường đã nghe rần rần xe cộ vì mình là người dậy trễ!
Sáng nay trời se lạnh có cảm giác như Thu Paris ... Ngày mai đã là đêm Noel! Mình tìm một quán cà phê yên tĩnh vắng vẻ để... làm biếng và làm thinh !
Nhưng giờ thì đã đông người và chung quanh toàn các bạn trẻ đang tụ tập ... địt mẹ đụ má om sòm! Chấm phẩy ồn ào ... văng tứ tung với những chuyện nhân sinh thế sự. Hay sinh sự với nhân thế ?
Mình viết những dòng chữ này... với cái điện thoại di động... Như đang chuyển động theo âm vang của thế kỷ ?
Nhập gia tùy tục. Nhập giang tùy khúc!?
ps/ Giới trẻ bây giờ chửi thề văng tục nhiều và khắp nơi, cả trai lẫn gái. Một căn bệnh lây lan rất nhanh mà các bậc cha mẹ chẳng làm gì được, chỉ còn biết than ôi! Nhưng biết bao nhiêu căn bệnh khác trong cái nền giáo dục xhcn này phải thay đổi, sửa chữa! Nói "nhập gia tùy tục" ở đây là ý... kệ! mặc chúng ... Mình vẫn cứ ngồi cf. Dĩ nhiên đàn bà thì cũng nên tránh!
3
Một buổi trưa nắng gắt.
Nó cho mình xem một xấp hình đen trắng và hỏi "mày thích ko?"... Dĩ nhiên là thích!
Năm đó mình còn rất trẻ nhưng lại học chung với người lớn trong một trường dạy Anh Văn, ngay góc đường ông Thích Quảng Đức tự thiêu.
Nó đến tuổi sắp phải đi lính. Trong lớp Nó ngồi chung bàn và cạnh mình nhưng chẳng học hành gì, chỉ chép bài lấy lệ. Trong túi Nó có xấp hình các kiểu nam nữ cuốn cuộn nhau ở mọi tư thế để xem chung dưới gầm bàn học.
Lần đầu tiên được "hàm thụ" chuyện trai gái. Xem cũng thích! Thấy ruột gan cứ lộn tùng phèo ... Và ám ảnh! Ám ảnh khôn nguôi ...
Thời đó chưa có môn giáo dục sinh lý ở nhà trường, cha mẹ anh em cũng chẳng bao giờ nói đến. Trẻ con thường phải tự mày mò tìm hiểu và khám phá mọi điều bí ẩn. Và Nó đã là ông thầy "vạn năng".
Một hôm Nó hỏi "mày thử chưa?" "chưa" "mày có tiền ko?" "có" "mai tao dắt mày đi".
Hôm sau Nó đèo mình với chiếc xe đạp cọc cạch giữa trưa nắng gắt đổ lửa... Vòng vèo bụi bặm ... Nó còng lưng đạp, áo ướt đẫm mồ hôi! ... Rồi qua cầu Khánh Hội.
Bên kia cầu toàn là đất đỏ và nhà lá lụp xụp ven đường. Những quán nước nhô ra mặt đường xiêu vẹo đón khách ... Nó tạt vào một quán có người ngồi hút thuốc và chào "Má khỏe ko má" ....
Và mình nhớ mãi cái buổi ban đầu "không thể nào quên" khi leo lên giường nan kẽo kẹt che màn với một bà lùn lùn mập mập. Nó bảo "Em dạy nó đi".
Mà thật! dạo đó mình chưa xem phim "hành động " nên cũng ko biết lên như thế nào, thậm chí để vào đâu!!!
"Làm vầy nè! Làm vầy nè!"...
Và trong tiếng còi xe inh ỏi một buổi trưa nắng gắt nhớp nháp mồ hôi... khoái lạc như được ị trong quần hồi còn bé ... mình đã trở thành đàn ông! ...
Còn Nó, năm sau Nó đi thẳng từ ghế nhà trường để trở thành "người muôn năm cũ". Đi thẳng vĩnh viễn vào cõi âm u. Nghe tin Nó bị bắt lính quân dịch và bị việt cộng đâm chết trong rừng cao su ngoại thành Sài Gòn ... Lúc đang ngủ say vào một đêm tối đen mù mịt. Nó tên là Xú Há ... Người Việt gốc Hoa... Năm đó nó 18 còn mình 13.
4
Tiền Thưởng Noel
Thật ra việc cũng chẳng có gì khó. Thoải mái là đằng khác. Chỉ cần thức dậy sớm mua vài ổ bánh mì baguettes và chuẩn bị bơ mứt, cà phê, cacao, sữa cho nóng. Tất cả phải sẵn sàng trước 7giờ sáng rồi giao ka. Dĩ nhiên tới nhận việc đúng 7giờ tối. Khoảng giữa hai đầu giây thời gian ấy thì muốn làm gì thì làm. Thường thì mình ôn bài, đọc truyện, sách báo, nghe nhạc với cái radio nhỏ bằng bàn tay. Muốn ngủ thì căng ghế bố kiểu tây ra mà nằm mà ngáy. Mùa Noel năm ấy sao mình thèm ngủ nhiều thế .
Tuổi trẻ ... nằm đâu ngủ đó ...Ăn chay nằm đất là chuyện thường... Chỉ có điều ko đêm nào được ngủ yên. Những đêm tuyết rơi lạnh lẽo thì buồn muốn khóc ! Những năm đầu Châu âu... đắp chăn thật ấm vẫn thấy lạnh ! Lạnh từ bên trong.
Khách ra vào nơi đây chỉ toàn những cặp trai gái, tình nhân, già trẻ có đủ ... Cứ chốc chốc lại có tiếng gõ cửa trong đêm khuya khoắt... nhộn nhip nhất là sau 1giờ đêm. Việc của mình là ghi tên họ vào sổ, trao chìa khóa với hai cái khăn trắng và cục xà phòng thơm rẻ tiền ... Và lấy tiền khi họ trở ra. Chỉ có thế nhưng đêm nào cũng thiếu ngủ, thiếu ngủ kinh niên. Triền miên.
Mùa đông năm đó có một khách quen thường lui tới về đêm hỏi mình:
"Mày sinh viên còn đi học à?"
"Ko ngủ được hả, xin lỗi nhé!"
Một cô gái trẻ khoảng ba mươi tuổi, tóc nhuộm hung và ngực căng phồng chỉ che hai đầu vú . Khuôn mặt đày đặn xinh xắn. Mỗi đêm nàng ra vào khoảng ba bốn lần với đủ loại đàn ông khác nhau... Ko bao giờ quên vui vẻ cảm ơn hay xin lỗi vì đã làm phiền!
Một hôm ... trước đêm Noel nàng chống cằm nhìn mình :
- Mai tao về Espagne có lẽ ko gặp lại mày nữa đâu!
- ...........
- Mày muốn không? Lên với tao!
Mình muốn ... nhưng cặp mắt cay xè ... Nếu có lên lầu chắc cũng chỉ lăn ra ngủ.
- Không muốn hả ... vậy thôi nhé !
Rồi nàng mở ví để một trăm quan lên quầy như món tiền từ giã. Khi nàng bước ra ngoài... Một luồng gió lạnh ùa vào làm rùng mình và nhớ mãi.
Lần đầu tiên trong đời mình cầm tiền "thưởng" từ tay một cô gái điếm. Và cũng với loại tiền này mình đã bước qua được một mùa Đông Paris trong một khách sạn thổ tả ở quận 20. Tây gọi là hotel de passe!
Mùa Noel năm đó Mỹ ném bom Hà Nội.
5
Đường sách.
Sáng nay ngồi cà phê bên hông nhà thờ Đức Bà. Bạn mời nơi Đường Sách. Cứ đến đây là gặp những nhà văn nhà thơ nhà báo trẻ tuổi ngồi rải rác nhâm nhi cà phê dưới những lùm cây bóng mát.
Thật cũng rất thú vị khi mình thích yên tĩnh và xa phố phường xe cộ. Một con đường nhỏ rợp bóng mát với khách bộ hành nhiều quốc tịch thong thả nhìn ngó. Một bên đường dành cho những tiệm sách, những nhà xuất bản, một bên dành cho những tiệm ăn uống cà phê. Một không gian khá thân thiện. Phải nói một sáng kiến hay của Sài gòn. Nghe đâu Hà Nội cũng có nhưng lại vắng tanh như chùa Bà Đanh!
Cách đây hơn năm mình cũng có đến đây cà phê chờ xem dân Sài Gòn biểu tình chống Trung Quốc ... Và nghe phát thanh từ giàn loa rất to nói về tình hình xã hội việt nam trước 75... Hình như dân chúng miền Nam lúc bấy giờ rất khổ cực, đàn bà toàn làm đĩ kiếm sống và thanh niên toàn nghiện ngập ma túy xì ke. (sic)
Hôm đó cuộc biểu tình đã không xẩy ra sau tiếng chuông nhà thờ đổ đúng 9h giờ sáng. Cuộc biểu tình đã bị dập tắt ngay trong trứng nước vì xe bus an ninh đã trực chờ sẵn! .
Nhưng hôm nay thì thật yên tĩnh ...khách du lịch tản bộ thong dong một ngày cuối năm mát mẻ, thời tiết của đuôi bão TemBin đã đi trượt qua sài gòn và để lại những cơn mưa bụi.
Bên cạnh mình có vài nhà báo, những người thường rất nhạy cảm với những điều "nhạy cảm" của đất nước.
Trước mặt mình là dòng chữ "Hạt Giống Tâm Hồn" là " Phụng Sự Để Dẫn Đầu" là "Khơi Nguồn Tri Thức ". Những khẩu hiệu tuyệt vời trên các quầy sách đầy màu sắc. Mình cũng mê sách từ bé... Lướt qua các hàng sách mình đột nhiên tự hỏi, lấy gì để nuôi dưỡng "tâm hồn" và khơi "nguồn tri thức" khi ko có tự do tư tưởng và tự do xuất bản !?
Trên con đường chỉ dài trăm mét, đa số là sách khoa học thường thức, sách thiếu nhi, truyện, tiểu thuyết các tác giả xưa nay nổi tiếng và đặc biệt rất nhiều sách dịch nước ngoài, đủ loại.Tất cả đều đã được kiểm duyệt kỹ lưỡng, chắc chắn! Đi đến cuối đường mới có hai ba quầy sách cũ và có thể tìm thấy vài tác giả của Văn học miền Nam trước 75. Nói cho đúng, nan quạt văn hóa cũng có mở ra chút đỉnh từ mươi năm nay. Nhưng so với những đường sách mình đã đi qua trên thế giới thì chưa thấm gì. Đường sách Sài Gòn chỉ tương đương với một chợ sách nhóm họp cuối tuần nơi một tỉnh lẻ ở Pháp, Anh hay Ý... Nhưng thôi ... có còn hơn không.
Dù sao vẫn cảm thấy vui khi nhìn cha mẹ dắt con cái đến đây vui chơi và đọc sách mua sách. Con đường rợp bóng mát này có vẻ đang tích cực phổ biến nền văn hóa đọc ... Nhưng câu hỏi đặt ra cho lương tâm cha mẹ và tất cả chúng ta là tuổi trẻ đọc sách gì... Có sách gì để đọc? Bao giờ ngành xuất bản mới được tự do, mới được cởi trói và hết kiếm duyệt? Ngắn gọn ... Bao giờ mới hết chính sách ngu dân?
Người bạn hẹn mình cà phê hôm nay đã đến, người đang trở về từ một nước Đông Âu hậu cộng sản. Bạn thấy gì?
6
Một buổi sáng trước Tết
Trên đường phố Sài gòn lần đầu mình về thăm nhà sau "giải phóng", một thanh niên quặt quẹo, tay ôm cột bong bóng đủ màu sắc chạy theo gọi tên minh. Nhìn kỹ nhận ra ngay thằng Mười hàng xóm, chơi với mình khi xưa còn bé...
Nhận ra ngay vì nó bị tật bẩm sinh, chân tay quặt quẹo, đi đứng như bị điện giật và luôn ngửa mặt nhìn trời.
Lâu ngày tình cờ gặp lại, nó mừng rỡ cười nói ú ớ chảy cả nước mắt ... nước miếng...không biết cười hay khóc!.
Nó làm mình nhớ về đám trẻ con năm bẩy đứa trong cái xóm nghèo khi xưa gia đình mới bỏ của di cư vào Nam, đã từng kết bạn bắn bi đánh đáo với chúng nó, đánh quay, tạt lon, tạt hình... thời mà trẻ con phải tự nghĩ ra trò chơi chứ không như bây giờ .
Nó kéo mình vào một quán vỉa hè để kể chuyện xưa chuyện nay ... Như trút một món nợ đeo đẳng từ đời nào. Cũng lạ, Mười chỉ bị ám ảnh và kể nhiều nhất về những cái chết của bạn bè, người thân trước đó. Tỉ mỉ từng người.
Như Bố nó đạp xích lô bị xe đụng đem về nhà vài ngày rồi chết. Chẳng ai đền đồng nào! Thằng Hương anh nó chết trận hồi "Mùa hè đỏ lửa" ... Chị dâu lấy người khác về ở chung nhà nhưng vẫn thắp nhang thờ chồng cũ, ảnh còn gắn huy chương.
Còn Vinh em thằng Quang mới mười tuỗi chết đuối trong thùng phuy nước mưa, nó ngã chúi đầu một mình ngay sau nhà mà không ai biết... Thằng Bông thì chết lảng nhách, già đầu mà còn ngu, leo nóc nhà gỡ con diều băng bị điện giật té xuống chết ko kịp ngáp... Con Lan em nó sau bán bar, lấy chồng Mỹ biệt kích rồi biệt luôn đi đâu không ai nhớ!
Cũng năm Mậu Thân, Sáu Sắc khóm trưởng bị việt cộng ám sát bằng bốn viên đạn vào ngực khi giắt tay con nhỏ ra khỏi nhà sáng sớm.
Thằng Năm Hí thì mới chết đây sau 75. Nó treo cổ nơi cầu cá tra trên kênh Nhiêu Lộc ... Tự tử vì chán đời, vì sống không lối thoát!
Và anh em thằng Bờ thằng Bụi theo việt cộng nhảy núi v.v và nhiều nữa.
Nhưng thật ra mình chỉ còn nhớ mặt vài người mang máng ... thời gian sống trong một xóm nghèo gần đường xe lửa ... lầy lội cống rãnh. Tối đến taxi không dám vào vì nổi tiếng toàn dân "anh chị"...Nếu không "anh chị" thì việt cộng nằm vùng ... hoặc cả hai...
Mười ôm cột bong bóng vào lòng rồi cười cười bảo, bà Tư cháo vịt, mẹ nó trước khi qua đời đã cưới cho một con vợ khùng, câm điếc từ dưới quê mang lên, vợ chồng sống trên nền nhà cũ... Đã vậy thường xuyên cào cấu vì thích ghen tuông, sinh được thằng con trai lành lặn nhưng câm điếc giống mẹ... Mình vui theo câu chuyện và chợt nghĩ không hiểu nó làm tình kiểu gì với vợ khi chân tay mình mẩy co giật như thế?
Nó bảo cái xóm nghèo sau "giải phóng" vẫn vậy, người nghèo còn nghèo hơn, vẫn buôn thúng bán bưng, vẫn xích lô ba gác, còn phải ăn bo bo, chỉ có mấy bọn công an là khá giả... "Y tá Đức Lai chích dạo khi xưa cũng nằm vùng giờ thành bác sĩ ! ... Năm Mậu Thân việt cộng trong xóm ra mặt và bị bắt gần hết! "...
Rồi đột ngột nó chống tay đứng dậy bảo phải đi, phải bán hết chỗ bong bóng không thì đói. Mình cho nó món tiền ... Nó ngước ngước mặt rồi lùi dần... trên con đường sài gòn vẫn mùi khói xe khét lẹt!
Sau dịp Tết đó mình không còn thấy cái cột bong bóng nhiều màu của Mười bay trên nền trời thành phố "mang tên Bác" nữa... Đó là lần cuối.
***
Sáng nay pha ly cà phê đầu năm và châm điếu thuốc ... Mình lại nhớ đến Mười vì chính nó là người đã châm điếu thuốc đầu tiên đưa mình hút khi mới lớn ... Khởi sự cho một quá trình nghiện ngập từ thuốc vấn, thuốc lá, thuốc pipe vòng quanh trái đất ... cách đây hơn nửa thế kỷ.
Và kỷ niệm không thể quên một lần sang sân nhà nó xem cắt cổ vịt ... Bà Tư đạp cánh dưới chân và bẻ cổ con vật tội nghiệp ra sau ... bất chợt hai giọt nước trong veo trào ra từ hai khóe mắt đen nhánh đang nhìn mình...
Nó khóc kìa bà Tư! ...
Lần đầu tiên chứng kiến một con vịt trào nước mắt khi sắp chết... Hai giọt nước mắt sáng trong như hai hạt ngọc.
Ai cũng bảo Mười là đứa con út bị quả báo, quặt quẹo ú ớ vì nghề tổ tông...Vì mẹ nó giết vịt nhiều quá!
Cái xóm nghèo khi xưa có tên là Cống Bà Xếp!
Ngấn Đêm
Phỏng vấn
Mấy câu hỏi với họa sĩ Phan Nguyên
Huỳnh Hữu Ủy (HHU)- Xin anh cho biết một vài nét về tiểu sử
Phan Nguyên (PN) - Tôi sinh quán Hà Nội, di cư vào Nam năm 54 cùng gia đình, thuở nhỏ học trường Tây, lên đại học theo ban Triết, sang Pháp học sư phạm rồi dạy học. Có thời gian mở trường dạy Pháp văn và làm cố vấn một trung tâm huấn nghiệp tại Paris. Tự lập rất sớm, làm đủ thứ nghề để kiếm sống từ khi còn là sinh viên, và xuyên suốt những giai đoạn này là vẽ, mày mò tự học, là vọc sơn không ngừng.
HHU- Như vậy anh vẽ tranh từ lúc nào?
PN- Con đường đến với hội họa của tôi có phần gay go khổ cực hơn vì không được đào tạo ở trường lớp nào cả. Tự học là chính, thầy của tôi là những bạn bè họa sĩ tây và ta, là sách vở, viện bảo tàng, những cuộc triển lãm quốc tế hàng năm. Có điều tôi thích vẽ và mê tranh từ khi còn nhỏ, ngồi đâu vẽ đấy bạ gì vẽ nấy, đến khi sang Pháp tôi mới được thực sự tiếp cận với hội họa phương tây, được xem tranh các bậc thầy trên thế giới một cách có hệ thống. Đến khoảng những năm 80 tôi mới bắt đầu sáng tác.
HHU- Anh theo đuổi hội họa như một nghề tay trái? anh có đủ thời gian để tập trung cho việc sáng tác hay không?
Phan Nguyên (PN) - Tôi sinh quán Hà Nội, di cư vào Nam năm 54 cùng gia đình, thuở nhỏ học trường Tây, lên đại học theo ban Triết, sang Pháp học sư phạm rồi dạy học. Có thời gian mở trường dạy Pháp văn và làm cố vấn một trung tâm huấn nghiệp tại Paris. Tự lập rất sớm, làm đủ thứ nghề để kiếm sống từ khi còn là sinh viên, và xuyên suốt những giai đoạn này là vẽ, mày mò tự học, là vọc sơn không ngừng.
HHU- Như vậy anh vẽ tranh từ lúc nào?
PN- Con đường đến với hội họa của tôi có phần gay go khổ cực hơn vì không được đào tạo ở trường lớp nào cả. Tự học là chính, thầy của tôi là những bạn bè họa sĩ tây và ta, là sách vở, viện bảo tàng, những cuộc triển lãm quốc tế hàng năm. Có điều tôi thích vẽ và mê tranh từ khi còn nhỏ, ngồi đâu vẽ đấy bạ gì vẽ nấy, đến khi sang Pháp tôi mới được thực sự tiếp cận với hội họa phương tây, được xem tranh các bậc thầy trên thế giới một cách có hệ thống. Đến khoảng những năm 80 tôi mới bắt đầu sáng tác.
HHU- Anh theo đuổi hội họa như một nghề tay trái? anh có đủ thời gian để tập trung cho việc sáng tác hay không?
PN- Nếu hiểu nghề tay phải là nghề kiếm sống, miếng cơm manh áo, thì hội họa là nghề tay trái, nhưng sinh hoạt này từ lâu đã tốn nhiều tim óc nhất của tôi. Hiện nay tôi đang chuyển sang tay phải đề có thể dành tất cả thời giờ cho hội họa và sống bằng những tác phẩm mình làm ra. Hơn nữa, có thời gian để làm tất cả những gì mình muốn rất khó, đặc biệt vẽ tranh lại càng khó hơn, phải rảnh rỗi vài ngày liền, tâm can phải thanh thản, bứt ra được những lo âu phiền toái hằng ngày trong cuộc sống, phải làm việc ở một nơi cố định. Nhưng mình vẫn phải làm vì vẽ là một nhu cầu như ăn, như ngủ, như hơi thở vậy thôi.
HHU- Chắc anh cũng theo dõi các trường phái lớn trên thế giới, vậy tranh của anh chịu ảnh hưởng của trường phái nào?
PN- Vâng, ở Paris tôi có dịp tìm hiểu sâu hơn những giai đoạn phát triển của hội họa, từ Cổ Điển đến Hiện Đại, từ Dã Thú, Biểu Tượng, Ấn Tượng, Siêu Thực, Lập Thể, Trừu tượng và nhiều xu hướng khác hiện nay. Gần như một điều bắt buộc và cần thiết cho những ai muốn sáng tác. Nó giúp cho người họa sĩ biết mình đang đứng ở chỗ nào và đang đi về đâu. Tôi đã thử nhiều bút pháp, chịu nhiều ảnh hưởng ở mỗi lúc khác nhau, thử nghiệm nhiều lối vẽ. Hiện nay theo một số nhà phê bình, tranh của tôi thuộc trường phái Trừu Tượng Trữ Tình với chiêu pháp của nhóm Action Painting. Nói trữ tình là để phân biệt với xu hướng Trừu Tượng Hình Học của Mondrian. Nhưng sáng tác bao giờ cũng là kế thừa, tiếp nối những cái cũ, tìm tòi, cố gắng khai phá những cái mới và qua đó thể hiện bản chất của chính mình một cách tự do, nếu không thì chỉ là sao chép.
HHU- Anh có cho rằng vẽ tranh trừu tượng dễ hơn tranh hiện thực hay không? và khi vẽ anh dựa trên nguồn cảm hứng nào?
PN- Ở đây có hai vấn đề: Vẽ tranh trừu tượng "dễ" và nguồn cảm hứng khi sáng tác... Có thể nói chuyện hàng giờ nhưng tôi xin ngắn gọn như thế này: Vẽ kiểu gì thì vẽ, dễ hay không là do cái tạng của mỗi người. Vẽ tranh trừu tượng tưởng dễ mà không dễ, coi vậy mà không phải vậy, nhiều người nghĩ rằng cứ đổ sơn lên vải rồi bôi lung tung là có trừu tượng. Sự thực, tranh trừu tượng nó có cái nguyên lý của nó trong nhịp điệu, màu sắc, bố cục, nét vẽ v.v....Nó là thơ của không gian, là nhạc không lời, và cái chất thơ nhạc của không gian này cũng không phải đơn giản, dễ cảm nhận, nắm bắt được ngay. Những bậc thầy của phái Lập Thể khi xưa như Braque, Picasso cũng đã đứng trước ngưỡng cửa của Trừu Tượng nhưng phân vân không bước vào, có lẽ vì họ cho rằng, bỏ tất cả hình thể đi thì tranh không còn là tranh nữa. Nhưng hội họa cũng như âm nhạc có nhất thiết phải tượng hình hay không? Câu hỏi này đã được giải quyết từ lâu và tranh trừu tượng đã phát triển như một tất yếu lịch sử của hội họa gần trăm năm nay. Dĩ nhiên cũng phải có cặp mắt khá sành nghệ thuật mới phân biệt được tranh trừu tượng với những mảng màu đổ lên vải mà hồn tranh không có. Mỗi họa sĩ khi vẽ một bức tranh trừu tượng, như ném thêm một nhịp cầu để xem bên kia bờ hiện thực nó là cái gì? thế thôi! Tôi thấy vừa khó lại vừa nguy hiểm, vì không khéo anh có thể trở thành "dễ dãi chủ nghĩa" lúc nào không hay!
HHU- Còn nguồn cảm hứng của anh khi sáng tác?
PN- Giải thích thế nào ?... Thực ra, cảm hứng có thể đến từ nhiều phía, từ không gian ngoại cảnh tác động vào tâm hồn mình, từ những bức xúc nội tâm mà bật ra, từ trực cảm, từ tâm cảm, nhiều khi linh cảm được điều gì thì chụp bắt nó ngay, nó là quá trình đi từ vô thức đến nhận thức, từ độc thoại đến đối thoại. Khi xưa tôi vẽ những gì tôi nhìn thấy, bây giờ tôi vẽ những điều tôi cảm thấy. Khi ngồi trước giá vẽ, tôi không chuẩn bị một ý nghĩ nào cả ngoại trừ sơn cọ phải sẵn bên tầm tay và im lặng tuyệt đối. Khi một tín hiệu nào đó bất chợt rung động tâm can mình, thì màu gọi màu, nét nọ gọi nét kia, không biết đang làm gì nhưng cứ thế tranh nó kéo mình đi, như nói chuyện một mình, như đối thoại với tranh. Có thể kéo dài nhiều ngày và chỉ ngưng khi thực sự thỏa mãn hoặc biết mình không thể làm hơn được nữa. Được một bức tranh đẹp thì vui không tả xiết...
Nhưng ngẫm cho cùng, cái vẽ nó không nhất thiết nằm ở đề tài, ờ trường phái này nọ, hiện thực hay trừu tượng, hữu hình hay vô hình, nó cũng không nằm ở những chất liệu được sử dụng như sơn, vải, gỗ, giấy; tất cả chỉ là cái cớ, là phương tiện phục vụ cái tâm anh có hay không trong động tác vẽ mà thôi ! Được cái tâm ấy đã là hạnh phúc lắm rồi.
HHU- Theo anh thế nào là một bức tranh đẹp?
PN- Cái đẹp thường là một tình cảm chủ quan, tự giác và tự do của mỗi người, nó vô cùng. Nhưng một bức tranh đẹp thường phải có tác dụng làm cho người xem thấy một khoái cảm nào đó, nó tác động trực tiếp vào thị giác, tri giác, trực giác và thỏa mãn những hứng thú tinh thần của người xem. "Cái đẹp là một thế giới ảo nhưng một bức tranh đẹp phải có khả năng đánh thức những gì còn ngủ yên trong tâm hồn và làm rung động lòng người", tôi nhớ có ai đã nói đại khái như thế, vì xem tranh cũng như nghe nhạc, ta cần cảm nhận hơn cần hiểu. Mặt khác, sáng tạo nghệ thuật luôn luôn là một hoạt động chủ quan của nghệ sĩ. Cái đẹp trong tác phẩm chỉ phản ánh những khái niệm đẹp của người làm ra nó.
"Le laid peut être beau, le jolie... jamais" *
câu này là của Gauguin.
HHU- Nhiều người cảm nhận được tính chất Việt Nam qua những tác phẩm của anh, vậy khi sáng tác, anh có chủ tâm thể hiện tính chất này hay không?
PN- Tôi rất vui khi có ai đó cảm nhận được tính chất ấy, nhưng thú thật tôi không bận tâm mấy, cũng không chú trọng một cách đặc biệt. Nếu có tính chất Việt Nam thì tự nó sẽ hiện ra trong tranh vì tranh cũng là người. Có quan niệm cho rằng phải thể hiện tính chất VN bằng những hình ảnh đầy ắp tình tự quê hương như mẹ bồng con, mẹ nằm võng, áo dài, guốc mộc, chùa chiền đình miếu v.v... Cũng hay, nhưng tôi nghĩ tâm hồn người việt nam rất phong phú, rất đa dạng, đa tầng, đa chiều mà chúng ta cần phải khám phá, khai thác, nó nằm trong từng mạch máu của mỗi người chứ không chỉ ở những biểu tượng ước lệ kia. Tóm lại khi vẽ, tôi không cố tình áp đặt tính chất nào cả. Tranh của tôi chỉ là một sự gợi ý, người xem tranh có thể đến với tất cả hỉ nộ ái ố tham sân si cùng gốc rễ của họ. Tranh vẽ xong, nó không còn là của tôi nữa.
HHU- Anh có dịp về Việt Nam chưa?
PN- Tôi có về một vài lần, để thăm gia đình, bè bạn.
HHU- Nhận xét chung của anh về hội họa Việt Nam như thế nào hiện nay?
PN- Tôi thấy có nhiều họa sĩ tài hoa, kỹ thuật điêu luyện. nhưng có cảm tưởng họ ít tìm tòi cái mới. Có thể vì giao lưu văn hóa còn hạn hẹp, họ ít được ra nước ngoài và ảnh hưởng của nền kinh tế du lịch quá mạnh chăng? (đây chỉ là cảm tưởng qua một vài chuyến đi, do đó có thể không chính xác). Hiện nay ở Việt Nam, họa sĩ sống được, họ vẽ ra tiền (không phải chơi chữ đâu!) Họ sống khá giả hơn trước và tập họp thành những nhóm sáng tác ở khắp ba miền. Mâu thuẫn, đố kỵ nhau cũng nặng nề, nhiều khi chỉ vì ranh giới địa phận, chứ không phải thuần túy nghệ thuật! Nhưng nói chung, hội họa Việt Nam đang có một sức sống rất lớn, vì cái anh vẽ vời được tự do hơn cái anh viết lách. Tôi tin rằng, một vài năm nữa hội hạo Việt Nam đối với thế giới sẽ không là một câu chuyện ngoài lề. Muốn được như vậy, đội ngũ những nhà phê bình nghệ thuật phải mạnh mẽ hơn, người buôn tranh phải làm ăn quy củ hơn, không thật-giả vàng-thau lẫn lộn. Tác phẩm và tác quyền cần được bảo vệ tích cực hơn, nghĩa là dần dà chúng ta phải bắt kịp những tiêu chuẩn quốc tế về mọi phương diện.
HHU- Anh thích tranh của họa sĩ Việt Nam nào nhất?
PN- Những họa sĩ xưa và nay, trong và ngoài nước tôi thích cũng nhiều, mỗi người mỗi vẻ, phong cách bút pháp rất khác nhau. Cho tới nay, tôi vẫn chưa thấy ai vượt qua Nguyễn Phan Chánh với tranh lụa hay Nguyễn Gia Trí với sơn mài, hai vị này vẫn là những đỉnh cao về mặt kỹ thuật truyền thống. Riêng về sơn dầu có tranh của Võ Đình, Lê Bá Đảng, Hồ Hữu Thủ, Đỗ Quang Em, Nguyễn Trung, Đinh Cường, Bửu chỉ, Nguyên Khai v.v... Tối mến cái tài và rất phục cái tâm cái trí cùng nỗ lực của họ đối với hội họa.
HHU- Những họa sĩ khác trên thế giới?
PN- Picabia, Wols, Pollock, Zao Wou Ki, Tapies v.v...
HHU- Anh thích nhà văn nhà thơ Việt Nam nào nhất?
PN- Hiện nay tôi thích cái chất nhân bản trong truyện Nguyễn Huy Thiệp, cái chất khai phá thử nghiệm, cố gắng làm mới văn chương của Phạm Thị Hoài, cái chất nghịch ngợm tàn bạo và trí tưởng tượng phong phú của Trần Vũ. Cả ba đều độc đáo trong thể truyện ngắn và sẽ để lại dấu ấn trong văn học VN. Còn những tác phẩm chói sáng qua lăng kính chính trị một thời thì... một thời rồi thôi. Dĩ nhiên còn nhiều văn tài khác như Võ Phiến, Nguyễn Mộng Giác, Bảo Ninh, v.v... Riêng về thơ tôi vẫn thích Bùi Giáng, Xuân Diệu, Hoàng Cầm và đang tìm cái hay, cái mới lạ, cái chất "hậu hiện đại" ở những nhà thơ trẻ như Chân Phương, Trân Sa, Hoàng Hưng, Khế Iêm, Đỗ Kh.
HHU- Anh có một loạt tranh mang tên "Fractus", anh có thể cho biết tại sao?
PN- Đó là những bức tranh khổ nhỏ bằng hơn bàn tay, vẽ trên giấy những lúc có ít thời giờ, lâu ngày nhìn lại thấy cũng vui, vì chúng là những dấu tích trong một khoảnh khắc nào đó trong cuộc sống của mình, là những cảm xúc rơi rớt nên tôi đặt là "Fractus"(Mảnh vỡ). Nhiều người lầm tưởng là những phác thảo, những esquisse để vẽ lại tranh lớn nhưng không phải. Đấy là những bản chính và duy nhất. Lắm khi tôi yêu những bức tranh khổ nhỏ này hơn cả những tấm lớn hai ba thước.
HHU- Anh đã triển lãm được bao nhiêu lần và có gặp những khó khăn, trở ngại nào?
PN- Tôi bầy tranh rất ít, được vài lần cá nhân, tham dự các salon và triển lãm tập thể thì không nhớ bao nhiêu, còn trở ngại thì có nhiều. Hiện nay ở Pháp cũng như Châu Âu nói chung, nền kinh tế đang xuống dốc, nạn thất nghiệp ngày càng trầm trọng, tâm lý làm ăn rụt rè tính toán rất kỹ, cho nên các chủ galerie cũng ít dám mạo hiểm với nghệ sĩ. Là người buôn bán, họ chỉ bầy tranh khi nắm chắc lợi nhuận trong tay và ngay lập tức chứ không dám đầu tư lâu dài như xưa. Nhưng nếu có tiền anh vẫn có thể bày tranh bất cứ nơi nào và rồi ai xem ai mua? Mặt khác thị trường tranh ảnh ở Pháp rất bảo thủ so với Mỹ hay Nhật Bản. Paris sẻ không còn đóng vai trò tiên phong và ngã tư văn hóa của thế giớ mà là Tokyo hay New York. Nhưng cái khó nhất đối với một họa sĩ sáng tác vẫn là vẽ và tác phẩm, nó là một cuộc tình khó hiểu và đầy cạm bẫy, tốn công tốn của, biết thế nhưng nhiều người vẫn lao vào để "bỏ mạng" cho vui.
HHU- Theo anh phải làm những gì để trở thành họa sĩ?
PN- Phải vẽ thực lòng, phải dám sống chết với hội hạo, không chơi chơi mà chơi thật. Tôi nghĩ không ai "trở thành" nghệ sĩ... mà có "là" nghệ sĩ hay không từ khi lọt lòng mẹ. Nó là bản chất, bản năng trời cho của một con người, ta thường nói cái "máu nghệ sĩ" là vì vậy; và dĩ nhiên, với thời gian, qua học tập, tu luyện, khổ luyện anh mới phát huy được những khả năng trời cho ấy, có vậy thôi.
HHU- Anh có muốn nói thêm điều gì về hội họa hay nghệ thuật nói chung?
PN- Ở thời đại ngày nay, mọi người đều nhận thấy một điều: là nghệ thuật đang trên đà bị "quốc tế hóa". Liệu sẽ có nguy cơ làm giới hạn mọi trí tưởng tượng, nghèo nàn hóa mọi bộ óc sáng tạo, dẫn đến một nền hội họa đồng phục, đơn điệu, na ná như nhau hay không? Và rồi nghệ thuật sẽ đi về đâu? Sự lo âu này có cái lý của nó nhưng tôi nghĩ rằng: nghệ thuật chỉ hiện hữu khi thực sự có những bộ óc sáng tạo, dù ở bất cứ chân trời nào, và một người sáng tạo đích thực bao giờ cũng là một tài năng cá biệt, độc nhất khả dĩ thoát ra được những lề thói thông thường ở thời đại mình sống. Người nghệ sĩ dù muốn hay không, vẫn có một quê hương, gốc rễ cội nguồn, vẫn phải sống trong cõi đời này với tất cả hệ lụy của nó, với những trào lưu cũ mới, với những hoài nghi, thất vọng, mơ ước, sợ hãi của ngày hôm nay và những hy vọng của ngày mai. Hơn nữa, một trường phái hội họa, một trào lưu văn học chỉ là phương cách biểu hiện thực tại sống trong một không gian thời gian nhất định nhưng chắc chắn không ổn định, bất biến vì cuộc sống là sinh động, biến thái không ngừng. Mọi thể chế chính trị rồi cũng sẽ bị thay đổi, mọi nền văn minh đều có thể tiêu vong, mọi hình thái nghệ thuật rồi cũng sẽ suy tàn và sự hiện hữu của chúng ta hôm nay, cũng chỉ là một ánh chớp trong cõi vô cùng.... Nghệ thuật sẽ đi về đâu?... chả biết, chỉ biết còn con người thì còn sáng tạo, còn sáng tạo thì còn nghệ thuật... bài học duy nhất mà nghệ thuật cho tôi là bài học nhân ái.
HHU- Xin cảm ơn họa sĩ Phan Nguyên.
* Tạm dịch: Cái xấu có thể đẹp, cái xinh xinh...(thì) không bao giờ (đẹp).
Tham khảo thêm về tác giả Phan Nguyên:
Văn Học Việt Nam Hải Ngoại 1975-1995.
(Đại Nam, California,1995)
Nghệ Thuật Tạo Hình Việt Nam Hiện Đại.
Huỳnh Hữu Ủy (2010)
Không Gian Huyền Hoặc
Có một bức họa của Phan Nguyên, in lại trong một tạp chí nào đó, tôi được thấy từ lâu và nhớ mãi.
Toàn bức vẽ, màu vàng là chính, một màu vàng lát gừng, đùng đục, nằng nặng. Một hình tượng ở giữa, xoáy lên, ngược chiều kim đồng hồ - nghĩa là cùng chiều với một cơn bão dữ. Sơn vàng có pha trắng và vàng đất sét (ochre) làm thành một chất liệu dày, đặc, câm nín. Nét tung tóe của hình tượng lại chứng tỏ trong đó có một năng lực ngầm, một thứ lửa ngún. Những vết nâu, đỏ, nương theo mảng sơn vàng bị rách nát - bởi cán cọ hay bởi dao vẽ - tạo nên thế quay cuồng của hình tượng trên và trong một nền, một không gian, trống vắng yên tĩnh.
Mãi đến năm 1995, tôi mới thấy lại bức tranh ấy. In trong Tập II của bộ Văn học Việt Nam Hải Ngoại, 1975 - 1995 (Đại Nam, California, 1995).
Và mãi đến bốn năm sau, 1999, tôi mới gặp họa sĩ Phan Nguyên lần đầu tiên ở Paris, Pháp quốc.
Con người dáng dấp điệu nghệ, cung cách đàng hoàng, ăn nói điền đạm ấy đã đem cả dông tố lòng mình dàn trải trên mặt tranh.
Họa phẩm trên được vẽ mười năm trước, 1992, có tên là Xung Động III. Từ đó, Phan Nguyên đi qua nhiều giai đoạn. Giai đoạn nào cũng mang vết tích vật vã, trăn trở, truy lùng. "Xung Động" (Impulsion), Không Gian Huyền Hoặc" (Espace Inconnu), "Mảnh Vụn" (Fractus), chỉ những nhan đề tranh không thôi đã nói lên hành trình tìm kiếm cái "không nắm bắt được".
Trực diện với hiện hữu nhiệm màu, biến hóa khôn lường, người nghệ sĩ không thể không băn khoăn, đau khổ. Tranh Phan Nguyên là tiếng kêu trầm thống của con người trong "không gian huyền hoặc" ấy.
Saint-Exupéry viết trong "Hoàng tử Bé" (Le Petit Prince): "nhà cửa, trăng sao, sa mạc, cái đẹp của chúng là cái vô hình"
Cái vô hình, chính là cái "không nắm bắt được". Đi tìm, và biểu hiện cái vô hình là hạnh phúc vô tận - mà cũng là con đường gian nan vô cùng - của Phan Nguyên. Tôi chỉ còn biết, trong cõi mịt mùng, chúc cho thuyền buồm anh no gió ngoài khơi...
Toàn bức vẽ, màu vàng là chính, một màu vàng lát gừng, đùng đục, nằng nặng. Một hình tượng ở giữa, xoáy lên, ngược chiều kim đồng hồ - nghĩa là cùng chiều với một cơn bão dữ. Sơn vàng có pha trắng và vàng đất sét (ochre) làm thành một chất liệu dày, đặc, câm nín. Nét tung tóe của hình tượng lại chứng tỏ trong đó có một năng lực ngầm, một thứ lửa ngún. Những vết nâu, đỏ, nương theo mảng sơn vàng bị rách nát - bởi cán cọ hay bởi dao vẽ - tạo nên thế quay cuồng của hình tượng trên và trong một nền, một không gian, trống vắng yên tĩnh.
Mãi đến năm 1995, tôi mới thấy lại bức tranh ấy. In trong Tập II của bộ Văn học Việt Nam Hải Ngoại, 1975 - 1995 (Đại Nam, California, 1995).
Và mãi đến bốn năm sau, 1999, tôi mới gặp họa sĩ Phan Nguyên lần đầu tiên ở Paris, Pháp quốc.
Con người dáng dấp điệu nghệ, cung cách đàng hoàng, ăn nói điền đạm ấy đã đem cả dông tố lòng mình dàn trải trên mặt tranh.
Họa phẩm trên được vẽ mười năm trước, 1992, có tên là Xung Động III. Từ đó, Phan Nguyên đi qua nhiều giai đoạn. Giai đoạn nào cũng mang vết tích vật vã, trăn trở, truy lùng. "Xung Động" (Impulsion), Không Gian Huyền Hoặc" (Espace Inconnu), "Mảnh Vụn" (Fractus), chỉ những nhan đề tranh không thôi đã nói lên hành trình tìm kiếm cái "không nắm bắt được".
Trực diện với hiện hữu nhiệm màu, biến hóa khôn lường, người nghệ sĩ không thể không băn khoăn, đau khổ. Tranh Phan Nguyên là tiếng kêu trầm thống của con người trong "không gian huyền hoặc" ấy.
Saint-Exupéry viết trong "Hoàng tử Bé" (Le Petit Prince): "nhà cửa, trăng sao, sa mạc, cái đẹp của chúng là cái vô hình"
Cái vô hình, chính là cái "không nắm bắt được". Đi tìm, và biểu hiện cái vô hình là hạnh phúc vô tận - mà cũng là con đường gian nan vô cùng - của Phan Nguyên. Tôi chỉ còn biết, trong cõi mịt mùng, chúc cho thuyền buồm anh no gió ngoài khơi...
Xem Tranh Phan Nguyên
Nguyễn Thanh Nhã:
Triển lãm Phan Nguyên, một khám phá
Bạch Thái Quốc:
Rendre Visible
Dương Mạnh Trí:
Xem tranh Phan Nguyên
Hoài Văn:
Xem Tranh Phan Nguyên
Vidéo trên Youtube
Epaint
Digital Painting
Sexus
Au commencement - In the beginning
Ý Tưởng Sự Tượng Hình
Tặng họa sĩ đương đại Phan Nguyên
Sexus 60
ngực vú đàn bà lộ trần cổ quái
phập phồng triệu năm huyền bí
dưỡng chất cuồng lưu sôi sục
chờ ngày tự nhiên phụt lửa
đàn ông dương vật lập thể khôi hài
cứng cóng gật đầu ngưỡng vọng cảm xúc
luẩn quẩn trí khôn trừng mắt
xác tín dị bản cuộc đời từ khe hở
những sợi lông xoắn xít mượt mịn
uống giọt thời gian âm âm trỗi dậy
hàng triệu cái đuôi ve vẩy đứt lìa
không có vết thương nào rỉ máu (?)
chạy theo chuỗi lượng tử liên tục lóe sáng
trong đường ống dục sắc trơn trượt
có thể hấp lực tự nhiên cuốn hút rụng cánh
nhiều linh hồn đang bay
phát hiện sự luân chuyển dập dềnh
hai tay với không thể sờ được nụ cười
sự trân mình và rung đùi
dòng dung nham chảy tràn thơm ngát
TN 11/2012
Femme Infidèle
Người Đàn Bà Ngoại Tình
Tượng đá 50cm
(thất lạc tại Paris)
Paris 1973
Rue Tournon. Paris 6è. 1973
Jordan Gallery. London. 1979
1983
Picadilly circus. Paris 1972
Nha Trang 1998
4S Riverside Garden Sài Gòn,2011
Côn Đảo 2014
Honfleur 1999
Au troisième temps de la valse !
Nhà văn TTNgH vẽ PN
Hs Đinh Cường ghi
Hs Đinh Cường ghi
Hs Bửu Chỉ ghi
Hs Philip Scot ghi
Hs Trịnh Cung ghi
Sơn dầu trên vải của Hs Thanh Trí
Hs Lê Thánh Thư ghi
Hs Lý Trực Sơn ghi
Hs Thanh Trí ghi
Hs Nguyễn Đại Giang ghi
Nhà văn Trần Thị NgH ghi
Hs Vũ Hòa ghi
Hs Đức Hòa ghi
Hs Đặng Dương ghi
Hiện sống và làm việc tại Paris, Hà Nội, Sài Gòn
Xem tranh Phan Nguyên trên mạng
Trở về
Chân Dung Văn Nghệ Sĩ
Danh Sách Tác Giả
Emprunt Empreinte
MDTG là một webblog "mở" để mỗi ngày một hoàn thiện, cập nhật sáng tác mới cho từng trang và chỉ có thể hoàn hảo nhờ sự cộng tác của tất cả các tác giả và độc giả.
MDTG xin chân thành cảm ơn sự ủng hộ tinh thần của các văn hữu đã gởi tặng hình ảnh và tư liệu đến webblog từ nhiều năm qua.
--------------------------------
trích từ blog phan nguyên
================
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét