Thursday, 11 September 2014
Phạm Thiên Thư
Phạm Thiên Thư
tên thật: Phạm Kim Long
(01/01/1940 - .........) Hải Phòng
nhà thơ, [tu sĩ Phật giáo]
Thân như sương tụ trên cành tâm mai
tặng Phan Nguyên
1/9/2014
Phạm Thiên Thư
Phạm Thiên Thư (bên trái) + Phan Nguyên
-Phạm Thiên Thư tên thật là Phạm Kim Long, sinh ngày 01- 01-1940
-Phạm Thiên Thư tên thật là Phạm Kim Long, sinh ngày 01- 01-1940
- quê cha: Thái Bình
-quê mẹ: Bắc Ninh
-sinh quán: Lạc Viên, Hải Phòng
-trú quán: Trang trại Đá Trắng, Chi Ngãi, Hải Dương (1943-1951)
Sài Gòn, tp.HCM (1954 đến nay)
-từ 1964-1973: tu sĩ, làm thơ
-năm 1973, đoạt giải nhất Văn chương toàn quốc với tác phẩm Hậu Kiều - Đoạn Trường Vô Thanh.
từ 1973 - đến nay: Nghiên cứu, sáng lập và truyền bá môn dưỡng sinh Điện công Phathata (Pháp-Thân-Tâm)
trong bài Phạm Thiên Thư, Người Thi Hóa Kinh Phât, Hà Thi viết: "Nhà thơ họ Phạm tuy xuất hiện khá muộn (1968), nhưng cũng đã đóng góp vào văn học khá nhiều tác phẩm, đặc biệt là những thi phẩm ở dạng khá độc đáo: thơ đạo!
- một số thơ của ông được phổ thành ca khúc đã mang lại một số đông công chúng yêu thích thơ ông: Em Lễ Chùa Này, Ngày Xưa Hoàng Thị, Động Hoa Vàng, Gọi Em Là Đóa Hoa Sầu...
- thơ Phạm Thiên Thư cứ vấn vít nửa đời nửa đạo thật khác thường, làm cho độc giả ngẩn ngơ, bất ngờ... Thế giới thi ca Phạm Thiên Thư giúp chúng ta khám phá thêm những cửa ngõ mới lạ, phong phú về tôn giáo, tình yêu và thiên nhiên."
-Phạm Thiên Thư từng là một tu sĩ Phật giáo, Pháp danh Tuệ Không, ông viết Động Hoa Vàng những ngày đầu ngấm giáo lý nhà Phật và thực sự đã làm nên tên tuổi Phạm Thiên Thư với những tác phẩm thi hóa các Kinh Thơ, Kinh Hiếu, Kình Hiền Ngu, Kinh Kim Cương. Những tác phẩm đẹp và hiếm trong văn học Việt Nam.
- ông nói: " Tôi tu theo cách của mình, tu để sống cuộc đời của mình, nuôi dưỡng lối tư duy và trí tuệ của mình"
Đợi nhau tàn cuộc hoa này
Đành như cánh bướm đồi tây hững hờ
Tìm trang lệ ố hàng thơ
Chữ xưa quyên giục bây giờ chim đi...
(theo thivien.net)
Buồn buồn tôi hỏi cái tôi
Cái vừa đến - Cái đi rồi - Lạ nhau!
Phạm Thiên Thư
Tác phẩm đã in
Thơ Phạm Thiên Thư
(chưa tìm thấy bìa sách)
(1968)
Kinh Ngọc
(thi hóa Kinh Kim Cương)
Động Hoa Vàng
(thơ 1971)
Phạm Duy phổ nhạc
thơ Phạm Thiên Thư
thơ Phạm Thiên Thư
Đạo Ca 1
Đạo Ca 2
Đạo Ca 3
Đạo Ca 4
Đạo Ca 5
Đạo Ca 6
Đạo Ca 7
Đạo Ca 8
Đạo Ca 9
Đạo Ca 10
Hậu Kiều - Đoạn Trường Vô Thanh
(1972)
Giải thưởng Văn học toàn quốc.
(miền Nam Việt Nam. 1973)
Kinh Thơ
Suối Nguồn Vi Diệu
Kinh Hiền
(thi hóa Kinh Hiền Ngu)
gồm 12.000 câu lục bát
Quyên Từ Độ Bỏ Thôn Đoài
(thơ)
Ngày Xưa Người Tình
Trại Hoa Đỉnh Đồi
(thơ, 1975)
Vua Núi Vua Nước
Huyền Ngôn Xanh
Từ Điển Cười
24.000 bài tứ tuyệt Tiếu Liệu Pháp
'kỷ lục Việt Nam:
người đầu tiên viết từ điển cười bằng thơ.' (2007)
Hát Ru Việt Sử Thi
Nhân Gian
thơ
Những Lời Thược Dược
Huyền Ngôn Xanh
Từ Điển Cười
'kỷ lục Việt Nam:
người đầu tiên viết từ điển cười bằng thơ.' (2007)
Hát Ru Việt Sử Thi
Nhân Gian
thơ
Những Lời Thược Dược
thơ Phạm Thiên Thư
nhạc Phạm Duy
tiếng hát Đức Tuấn
Ngày Xưa... Hoàng Thị
Em tan trường về
đường mưa nho nhỏ
đường mưa nho nhỏ
Chim non giấu mỏ
Dưới cội hoa vàng
Bước em thênh thang
Bước em thênh thang
Áo tà nguyệt bạch
Ôm nghiêng cặp sách
Vai nhỏ tóc dài
Anh đi theo hoài
Gót giày thầm lặng
Ðường chiều úa nắng
Mưa nhẹ bâng khuâng
Em tan trường về
Cuối đường mây đỏ
Anh tìm theo Ngọ
Dáng lau lách buồn
Tay nụ hoa thuôn
Vương bờ tóc suối
Tìm lời mở nói
Lòng sao ngập ngừng
Vai nhỏ tóc dài
Anh đi theo hoài
Gót giày thầm lặng
Ðường chiều úa nắng
Mưa nhẹ bâng khuâng
Em tan trường về
Cuối đường mây đỏ
Anh tìm theo Ngọ
Dáng lau lách buồn
Tay nụ hoa thuôn
Vương bờ tóc suối
Tìm lời mở nói
Lòng sao ngập ngừng
Lòng sao rưng rưng
Như trời mây ngợp
Hôm sau vào lớp
Nhìn em ngại ngần
Em tan trường về
Ðường mưa nho nhỏ
Trao vội chùm hoa
Ép vào cuốn vở
Thương ơi! vạn thuở
Biết nói chi nguôi
Em mỉm môi cười
Anh mang nỗi nhớ
Hè sang phượng nở
Rồi chẳng gặp nhau
Ơi mối tình đầu
Như đi trên cát
Bước nhẹ mà sâu
Mà cũng hòa mau....
Tưởng đã phai màu
Ðường chiều hoa cỏ
Mười năm rồi Ngọ
Tình cờ qua đây
Cây xưa vẫn gầy
Phơi nghiêng dáng đỏ
Áo em ngày nọ
Phai nhạt mấy màu
Chân theo tìm nhau
Còn là vang vọng
Ðời như biển động
Xoá dấu ngày qua
Tay ngắt chùm hoa
Mà thương mà nhớ
Phố ơi! muôn thuở
Giữ vết chân tình
Tìm xưa quẩn quanh
Ai mang bụi đỏ
Dáng ai nho nhỏ
Trong cõi xa vời
Tình ơi!...Tình ơi...
Đưa Em Tìm Động Hoa Vàng
thơ Phạm Thiên Thư
nhạc Phạm Duy
tiếng hát Ngọc Hạ
Đưa Em Tìm Động Hoa Vàng
Lên non tìm động hoa vàng nhớ người
Thôi thì thôi đừng ngại mưa mau
Đưa nhau ra tới bên cầu nước xuôi
Sông này đây chẩy một giòng thôi
Mấy đầu sông thẵm khóc người cuối sông
Nhớ xưa em chưa theo chồng
Mùa Xuân may áo áo hồng đào rơi
Mùa Thu em mặc áo da trời
Sang Đông lại khoác lên người áo hoa
Rằng xưa có gã từ quan
Lên non tìm động hoa vàng nhớ nhau
Thôi thì em chẳng còn yêu tôi
Leo lên cành bưởi khóc người rưng rưng
Thôi thì thôi mộ người tà dương
Thôi thì thôi nhé đoạn trường thế thôi
Nhớ xưa em rũ tóc thề
Nhìn trăng sao nỡ để lời thề bay
Đợi nhau tàn cuộc hoa này
Buồn như cánh bướm đồi Tây hững hờ
Rằng xưa có gã từ quan
Lên non tìm động hoa vàng ngủ say
Thôi thì thôi để mặc mây trôi
Ôm trăng đánh giấc bên đồi dạ lan
Thôi thì thôi chỉ là phù vân
Thôi thì thôi nhé có ngần ấy thôi
Chim ơi chết dưới cội hoa
Tiếng kêu rơi rụng giữa giang hà
Mai ta chết dưới cội đào
Khóc ta xin nhỏ lệ vào thiên thu.
Phạm Thiên Thư
(...)
---------------------------------------------
trích một phần từ blog phan nguyên
===========================
NỮ THI SĨ TUỆ MAI CÓ MỘT THỜI
TỪNG LÀ M VỢ THẬT SỰ CỦA TU SĨ, THI NHÂN PHẠM THIÊN THƯ.
- từ 1971, Tuệ Mai bớt sáng tác; vì để toàn tâm theo dõi, góp ý vào việc sáng tác của thi sĩ Phạm Thiên Thư; qua 2 tác phẩm "Đoạn Trường Vô Thanh" + "Đại hùng ca"-- cùng lúc bà chuẩn bị cho riêng mình 2 bản thảo thơ" Đồng dao" +" Dạo Khúc Tuệ Mai" ( chưa xuất bản).
- mặt khác,[ Tuệ Mai rời xa 'ông chồng cư sĩ ở đường Trần Hoàng Quân( Saigon 10) để "giao du thân mật' với tu sĩ thi nhân Phạm Thiên Thư-- và, sau 30/4/ 1975; có một thời gian đã " làm vợ thật sự", cho tới khi qua đời vào năm 1983.] (*)
( theo http://phunuviet.org/ )
--------------------
(*) những chữ trong [.... ] của Bt.)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét