Giới thiệu họa sĩ Đinh Cường
Đề nghị của hai em Tuấn Anh & Bảo Vân trong entry #41 & 42 ở Cõi Đá Vàng (Quà tặng) đã gợi cảm hứng cho Nguyệt Mai thực hiện trang này. Chân thành cảm ơn hai em. Và Nguyệt Mai cũng xin được tỏ lòng biết ơn đến họa sĩ Đinh Cường đã giúp cho nguồn tư liệu thật quý giá. Hy vọng nó sẽ hữu ích cho những ai hằng yêu mến tranh Đinh Cường muốn tìm hiểu về ông.
“Nghệ thuật là đời sống riêng biệt, hiếm hoi. Tôi đã vẽ trong mọi hoàn cảnh, nơi chốn. Không biết để làm gì? Có lúc gần như tuyệt vọng, đôi khi thấy mình được cứu rỗi. Và tôi lại tiếp tục vẽ, tiếp tục suy nghiệm…
Xin đừng bắt tôi giải nghĩa tranh. Nó hiện ra đó và tôi đã hụt hơi, mệt mỏi. Thế giới xa lạ được dựng lên từ một hồi ức hay một bắt gặp vụt đến, rồi loang dần trên mỗi khoảng không đen. Khoảng không mà tôi đã đối diện trong những ngày tháng sống chìm lỉm câm nín, mỏi mòn, xô dạt tôi về gần với hư vô, tiếng vọng bi thảm của một hồi chuông lạ. Xin ghi nhớ một góc hành lang, nơi tôi đã đặt giá vẽ, đêm nào mưa bão thổi qua hay cơn nóng của một mùa hạ sắp tàn. Nơi đó tôi đã mài nhẵn ý thức, ném từng vô vọng, đổ từng hơi thở xuống những khung vải vốn hiền từ. Mỗi bức tranh là một hơi thở. Và nó thành hình tức là tôi đã chết. Tôi trở lại cùng người làm kẻ thưởng ngoạn. Nhìn sự mới lạ như lần đầu tiên mới đến. Xin hãy cảm, chớ đừng bao giờ tìm hiểu.”
Xin đừng bắt tôi giải nghĩa tranh. Nó hiện ra đó và tôi đã hụt hơi, mệt mỏi. Thế giới xa lạ được dựng lên từ một hồi ức hay một bắt gặp vụt đến, rồi loang dần trên mỗi khoảng không đen. Khoảng không mà tôi đã đối diện trong những ngày tháng sống chìm lỉm câm nín, mỏi mòn, xô dạt tôi về gần với hư vô, tiếng vọng bi thảm của một hồi chuông lạ. Xin ghi nhớ một góc hành lang, nơi tôi đã đặt giá vẽ, đêm nào mưa bão thổi qua hay cơn nóng của một mùa hạ sắp tàn. Nơi đó tôi đã mài nhẵn ý thức, ném từng vô vọng, đổ từng hơi thở xuống những khung vải vốn hiền từ. Mỗi bức tranh là một hơi thở. Và nó thành hình tức là tôi đã chết. Tôi trở lại cùng người làm kẻ thưởng ngoạn. Nhìn sự mới lạ như lần đầu tiên mới đến. Xin hãy cảm, chớ đừng bao giờ tìm hiểu.”
(Bày tỏ về hội họa của Đinh Cường)
(nguồn: http://bbqt.com/forum/index.php?/topic/4078-tranh-dinh-c%C6%B0%E1%BB%9Dng/)
*
(nguồn: http://bbqt.com/forum/index.php?/topic/4078-tranh-dinh-c%C6%B0%E1%BB%9Dng/)
*
Sơ lược tiểu sử:
Họa sĩ Đinh Cường tên thật là Đinh văn Cường, sinh năm 1939 tại Thủ Dầu Một.
Sống ở Sài Gòn, Huế, Đà Lạt.
1951-1957: Học sinh trường Trung học Pétrus Ký, Sài Gòn.
1963: Tốt nghiệp Cao Đẳng Mỹ Thuật Huế.
1964: Tốt nghiệp Giáo Khoa Hội Họa Cao Đẳng Mỹ Thuật Gia Định.
1962, 1963: Huy chương bạc Triển Lãm Mùa Xuân, Sài Gòn.
1962: Giải thưởng Đệ Nhất Triển Lãm Quốc Tế Mỹ Thuật Sài Gòn – do Tòa Đại Sứ Trung Hoa
1963: Tranh dự Triển Lãm Quốc Tế Lưỡng Niên tại Viện Bảo Tàng Mỹ Thuật Cận Đại Ba Lê
1964: Triển Lãm với Tôn Nữ Kim Phượng, Trịnh Cung tại Phòng Thông Tin Sài Gòn
1964: Triển Lãm tại Washington DC, do nhà sưu tập James L. Brogdon
1964: Tranh dự Triển Lãm Mỹ Thuật Quốc Tế tại Tunis (Tunisie)
1966: Tranh dự Triển Lãm Mỹ Thuật Quốc Tế tại Tokyo
1968: Tranh dự Triển Lãm Mỹ Thuật Quốc Tế tại New Dehli
1967, 1969: Tranh dự Triển Lãm Mỹ Thuật Quốc Tế tại Sao Paulo
1968: Tranh dự Triển Lãm Hội Họa Việt Nam tại Washington DC, Toà Đại Sứ VNCH bảo trợ
1974: Tranh dự Triển Lãm South- East Asia Art Exhibition, Singapore
1965 – 1967: Giáo sư hội họa trường Nữ Trung Học Đồng Khánh, Huế.
1967 – 1979: Giảng dạy tại trường Cao Đẳng Mỹ Thuật Huế
1989: Định cư tại Hoa Kỳ. Hiện sống tại tiểu bang Virginia.
Trong thời gian từ 1962 đến 1975, họa sĩ Đinh Cường đã triển lãm chung và riêng trên 20 lần tại các thành phố Huế, Ðà Nẵng, Sài Gòn, Ðà Lạt, Pleiku, Nha Trang. Sau 1975, ông cũng có nhiều cơ hội bày tranh riêng hoặc chung với các họa sĩ Trịnh Công Sơn, Bửu Chỉ, Đỗ Quang Em… tại Sài Gòn. Những cuộc triển lãm rất thành công tiêu biểu sau 1975 tại hải ngoại có thể kể:
– Tháng 2 -1990 tại McLean, Virginia USA
– Tháng 6 -1991 tại Georgetown Art Gallery, Washington DC, USA
– Tháng 9 -1991 tại Le Jardin du Boisé, Montréal, Canada
– Năm 1993 được Smithsonian Museum, Washington, DC chọn Triển Lãm An Ocean Apart.
– Năm 1994 tại Metro Gallery, George Mason University, Virginia
– Năm 2005 tại Viet Art Gallery, Houston, Texas
– Năm 2010 tại Annam Heritage, Paris
Ngoài hội họa, Đinh Cường còn rất thành công trong nhiều bộ môn khác. Thơ, tiểu luận về hội họa, hoặc hồi ký, tạp ghi về bằng hữu được đăng trên các tạp chí văn học nghệ thuật: Hợp Lưu, Văn, Văn Học, Thế Kỷ 21, Thư Quán Bản Thảo, Quán Văn,…
Những tác phẩm sau đây có sự đóng góp của Đinh Cường:
– Trịnh Công Sơn: Cuộc Ðời – Âm Nhạc – Thơ – Hội Họa & Suy Tưởng (nhà xuất bản Văn Hóa Sài Gòn, 2001)
– Hai Mươi Năm Văn Học Việt Nam Hải Ngoại 1975-1995 (nhà xuất bản Đại Nam, Glendale, 1995)
– Trịnh Công Sơn: Thư tình gửi một người (nhà xuất bản Trẻ, 2011)
Sống ở Sài Gòn, Huế, Đà Lạt.
1951-1957: Học sinh trường Trung học Pétrus Ký, Sài Gòn.
1963: Tốt nghiệp Cao Đẳng Mỹ Thuật Huế.
1964: Tốt nghiệp Giáo Khoa Hội Họa Cao Đẳng Mỹ Thuật Gia Định.
1962, 1963: Huy chương bạc Triển Lãm Mùa Xuân, Sài Gòn.
1962: Giải thưởng Đệ Nhất Triển Lãm Quốc Tế Mỹ Thuật Sài Gòn – do Tòa Đại Sứ Trung Hoa
1963: Tranh dự Triển Lãm Quốc Tế Lưỡng Niên tại Viện Bảo Tàng Mỹ Thuật Cận Đại Ba Lê
1964: Triển Lãm với Tôn Nữ Kim Phượng, Trịnh Cung tại Phòng Thông Tin Sài Gòn
1964: Triển Lãm tại Washington DC, do nhà sưu tập James L. Brogdon
1964: Tranh dự Triển Lãm Mỹ Thuật Quốc Tế tại Tunis (Tunisie)
1966: Tranh dự Triển Lãm Mỹ Thuật Quốc Tế tại Tokyo
1968: Tranh dự Triển Lãm Mỹ Thuật Quốc Tế tại New Dehli
1967, 1969: Tranh dự Triển Lãm Mỹ Thuật Quốc Tế tại Sao Paulo
1968: Tranh dự Triển Lãm Hội Họa Việt Nam tại Washington DC, Toà Đại Sứ VNCH bảo trợ
1974: Tranh dự Triển Lãm South- East Asia Art Exhibition, Singapore
1965 – 1967: Giáo sư hội họa trường Nữ Trung Học Đồng Khánh, Huế.
1967 – 1979: Giảng dạy tại trường Cao Đẳng Mỹ Thuật Huế
1989: Định cư tại Hoa Kỳ. Hiện sống tại tiểu bang Virginia.
Trong thời gian từ 1962 đến 1975, họa sĩ Đinh Cường đã triển lãm chung và riêng trên 20 lần tại các thành phố Huế, Ðà Nẵng, Sài Gòn, Ðà Lạt, Pleiku, Nha Trang. Sau 1975, ông cũng có nhiều cơ hội bày tranh riêng hoặc chung với các họa sĩ Trịnh Công Sơn, Bửu Chỉ, Đỗ Quang Em… tại Sài Gòn. Những cuộc triển lãm rất thành công tiêu biểu sau 1975 tại hải ngoại có thể kể:
– Tháng 2 -1990 tại McLean, Virginia USA
– Tháng 6 -1991 tại Georgetown Art Gallery, Washington DC, USA
– Tháng 9 -1991 tại Le Jardin du Boisé, Montréal, Canada
– Năm 1993 được Smithsonian Museum, Washington, DC chọn Triển Lãm An Ocean Apart.
– Năm 1994 tại Metro Gallery, George Mason University, Virginia
– Năm 2005 tại Viet Art Gallery, Houston, Texas
– Năm 2010 tại Annam Heritage, Paris
Ngoài hội họa, Đinh Cường còn rất thành công trong nhiều bộ môn khác. Thơ, tiểu luận về hội họa, hoặc hồi ký, tạp ghi về bằng hữu được đăng trên các tạp chí văn học nghệ thuật: Hợp Lưu, Văn, Văn Học, Thế Kỷ 21, Thư Quán Bản Thảo, Quán Văn,…
Những tác phẩm sau đây có sự đóng góp của Đinh Cường:
– Trịnh Công Sơn: Cuộc Ðời – Âm Nhạc – Thơ – Hội Họa & Suy Tưởng (nhà xuất bản Văn Hóa Sài Gòn, 2001)
– Hai Mươi Năm Văn Học Việt Nam Hải Ngoại 1975-1995 (nhà xuất bản Đại Nam, Glendale, 1995)
– Trịnh Công Sơn: Thư tình gửi một người (nhà xuất bản Trẻ, 2011)
*
Đỗ Long Vân viết cho lần triển lãm tranh sơn dầu Đinh Cường
tại Alliance française de Dalat, Noël 1965
tại Alliance française de Dalat, Noël 1965
Il fut un temps où c’était toute une histoire pour un home qui voulait s’exprimer adéquatement de se défaire du joug des vieilles règles. Quelles règles reste-t-il à défaire aujourd’hui? Tout est devenu trop facile en ces temps atroces où la politesse veut qu’on hurle avec les loups, où l’injure est un moyen de parvenir, où la folie a l’air de se vendre bien et où jusqu’à la révolution amuse et enrichit les riches et affame les pauvres qu’elle laisse toujours plus affamés. La peinture de Dinh Cuong, au milieu de tout ce tintamare frivole, étonne presque par son air de timidité.
Nut éclat. Aucune dissonnance. Une pâte sombre et dense, légère malgré cela, et qui chante comme de l’or. C’est un or nocturne dont toute la lumière est tournée vers l’intérieur. Cela ennuie tout d’abord, et puis l’on finit par aimer cette pudeur obstinée, qui, pour sembler sans audace, n’en est pas moins durement conquise. Il suffit d’ailleurs de regarder Cuong au travail et l’on voit que le charme simple et lisse qui séduit lentement en ses toiles. Jamais Cuong ne l’a atteint du premier coup, mais qu’il est l’aboutissement de longs essais où se conjuguent le hasard et l’on ne sait quelle fatalité. Ses toiles débutent toujours dans l’éclat. Cela commence comme une explosion de fleurs et, presque toujours, cela devient un océan de nuit bleue et noire, non la vieille nuit sanglante qui obsède la mémoire de son souvenir, mais la jeunesse du monde dont tous les trésors enfouis s’ éveillent pour illuminer de leur éclat fragile cette première nuit qui s’appellerait aussi bien l’aurore. Car voilà que du fond de la terre des lueurs nous viennent, que l’ espace s’entr’ouvre dans un envol d’acier, que des cristaux scintillent, tandis qu’au-dessus de l’abîme, des villes en dérive tentent d’aller ensemble…
On reproche volontiers à la peinture de Cuong de ne pas être une image de son temps. Il est vrai qu’il se donne dans l’abstraction avec plaisir. Qu’est-ce c’est pourtant que l’abstraction aujourd’hui, sinon cette absence au coeur d’un monde dévasté, et de laquelle, sous peine de choir dans le délire, il faut que chacun tente de faire son pouvoir? Naguère on en a suscité des monstres. Les monstres maintenant s’ennuient dans les musées et seule demeure l’absense, subtile et sans visage, qui menace l’homme de toute parts et l’assaille jusqu’en son coeur. Ah! Les heureuses époques où l’on avait encore à détruire! Aujourd’hui l’homme doit faire son oeuvre avec des ruines, la nuit, le désert. Cela est son malheur, mais l’espace infiniment ouvert devant lui est aussi la plus grande chance dont il puisse rêver. Sachons gré à Cuong de l’avoir tentée. Car l’audace qu’appelle cette aventure est peut- être infiment plus grave que beaucoup de nos vieilles folies. Un artiste pourtant n’a que faire de paraître audacieux. Il cherche tout comme chacun, et à tâtons, un juste accord entre divers matériaux que lui propose le monde, et au coeur de l’impossible où il est allé, il est admirable que Cuong a tout simple-construit quelques silhouettes de femme. Son art néglige le paysage et la nature morte et passe spontanément de l’abstraction aux figures humaines d’un réalisme grave qu’il éclaire de poésie. Nul souci chez lui de torturer la ligne, mais sur le bleu pâle d’une mer abstraite, soudain fémit le tendre dessin d’un corps nu. Pas de modelé. Nul soupçon de chair. Ce n’est qu’une épure encore, et telle, dans son idéalité, elle émeut avec la douceur du mensonge. Mais du mensonge, elle a aussi la monumentalité et cette grande femme debout, encore qu’infiniment naïve et flexible, surgit, dans sa matinale transparence, sur la mer calme, à peine tirée de l’espace qui l’entoure, comme le visage invraisemblablement humain de l’espoir. On peut appeler cela la Naissance de Vénus. Et à tout prendre, pourquoi pas? La femme est née, je veux dire l’homme, et it lui faut maintenant bâtir sa demeure. Un artiste n’a que faire d’exprimer son temps. Il le construit.
Nut éclat. Aucune dissonnance. Une pâte sombre et dense, légère malgré cela, et qui chante comme de l’or. C’est un or nocturne dont toute la lumière est tournée vers l’intérieur. Cela ennuie tout d’abord, et puis l’on finit par aimer cette pudeur obstinée, qui, pour sembler sans audace, n’en est pas moins durement conquise. Il suffit d’ailleurs de regarder Cuong au travail et l’on voit que le charme simple et lisse qui séduit lentement en ses toiles. Jamais Cuong ne l’a atteint du premier coup, mais qu’il est l’aboutissement de longs essais où se conjuguent le hasard et l’on ne sait quelle fatalité. Ses toiles débutent toujours dans l’éclat. Cela commence comme une explosion de fleurs et, presque toujours, cela devient un océan de nuit bleue et noire, non la vieille nuit sanglante qui obsède la mémoire de son souvenir, mais la jeunesse du monde dont tous les trésors enfouis s’ éveillent pour illuminer de leur éclat fragile cette première nuit qui s’appellerait aussi bien l’aurore. Car voilà que du fond de la terre des lueurs nous viennent, que l’ espace s’entr’ouvre dans un envol d’acier, que des cristaux scintillent, tandis qu’au-dessus de l’abîme, des villes en dérive tentent d’aller ensemble…
On reproche volontiers à la peinture de Cuong de ne pas être une image de son temps. Il est vrai qu’il se donne dans l’abstraction avec plaisir. Qu’est-ce c’est pourtant que l’abstraction aujourd’hui, sinon cette absence au coeur d’un monde dévasté, et de laquelle, sous peine de choir dans le délire, il faut que chacun tente de faire son pouvoir? Naguère on en a suscité des monstres. Les monstres maintenant s’ennuient dans les musées et seule demeure l’absense, subtile et sans visage, qui menace l’homme de toute parts et l’assaille jusqu’en son coeur. Ah! Les heureuses époques où l’on avait encore à détruire! Aujourd’hui l’homme doit faire son oeuvre avec des ruines, la nuit, le désert. Cela est son malheur, mais l’espace infiniment ouvert devant lui est aussi la plus grande chance dont il puisse rêver. Sachons gré à Cuong de l’avoir tentée. Car l’audace qu’appelle cette aventure est peut- être infiment plus grave que beaucoup de nos vieilles folies. Un artiste pourtant n’a que faire de paraître audacieux. Il cherche tout comme chacun, et à tâtons, un juste accord entre divers matériaux que lui propose le monde, et au coeur de l’impossible où il est allé, il est admirable que Cuong a tout simple-construit quelques silhouettes de femme. Son art néglige le paysage et la nature morte et passe spontanément de l’abstraction aux figures humaines d’un réalisme grave qu’il éclaire de poésie. Nul souci chez lui de torturer la ligne, mais sur le bleu pâle d’une mer abstraite, soudain fémit le tendre dessin d’un corps nu. Pas de modelé. Nul soupçon de chair. Ce n’est qu’une épure encore, et telle, dans son idéalité, elle émeut avec la douceur du mensonge. Mais du mensonge, elle a aussi la monumentalité et cette grande femme debout, encore qu’infiniment naïve et flexible, surgit, dans sa matinale transparence, sur la mer calme, à peine tirée de l’espace qui l’entoure, comme le visage invraisemblablement humain de l’espoir. On peut appeler cela la Naissance de Vénus. Et à tout prendre, pourquoi pas? La femme est née, je veux dire l’homme, et it lui faut maintenant bâtir sa demeure. Un artiste n’a que faire d’exprimer son temps. Il le construit.
DO LONG VAN
*
Bửu Ý dịch
nhân Triển lãm tranh Đinh Cường tại Trung tâm văn hoá Đức, Sài Gòn 1967
nhân Triển lãm tranh Đinh Cường tại Trung tâm văn hoá Đức, Sài Gòn 1967
Thời trước, đối với kẻ nào muốn diễn tả lòng mình trung thực mà cởi bỏ gông cùm những lề luật cũ, thật là cả một vấn đề. Ngày nay còn những lề luật nào phải cởi bỏ nữa? Tất cả đã hóa ra dễ dàng thái quá giữa các thời buổi tàn khốc này, thời buổi mà lễ độ bắt con người tru theo loài lang sói, lời thô lỗ là phương tiện để đi tới, cơn điên có vẻ cao giá và thậm chí cách mạng đi mua vui và thêm của cải cho bọn giàu và bắt đói bọn nghèo mà cách mạng làm cho đói mãi thêm. Tranh Đinh Cường, giữa cái bát nháo hư phù ấy, hầu như khiến người kinh ngạc vì vẻ e dè của anh.
Không rực rỡ. Không lạc điệu. Một chất màu ủ và quánh, mà vẫn nhẹ nhàng, và reo ca như vàng kim. Một thứ dạ kim với bao nhiêu hào quang quay trở vào bên trong. Điều này thoạt tiên bắt chán, cuối cùng ta lại đem lòng yêu mến cái e ấp tri quyết ấy, nó có vẻ như không táo gan, nhưng không phải vì thế mà không khổ công chinh phục. Phương chi chỉ cần nhìn Cường làm việc và ta thấy cái đẹp đơn sơ và bóng láng quyến rũ chầm chậm ở tranh anh, không bao giờ Cường đạt được liền ngay lúc đầu, mà nó là kết thúc của nhiều dò dẫm dài hơi, nơi kết liên của ngẫu nhiên và một tiền định nào đó không hiểu. Tranh của anh luôn khởi đi từ trong ánh rực rỡ. Bắt đầu như một vỡ òa của hoa, và hầu như luôn luôn, trở thành đại dương đêm xanh đen, không phải cái đêm cổ tích đẫm máu ám ảnh ký ức bằng kỷ niệm, nhưng là tuổi trẻ của trần gian với hết thảy kho tàng vùi chôn choàng dậy hầu soi tỏ bằng ánh sáng mong manh cái đêm đầu tiên ấy, cũng có thể gọi luôn là buổi lê minh. Vì chưng, đã đến với ta kia, từ cùng thẳm địa cầu, từng đợt sóng, không gian hé mở trong một vỗ cánh ánh thép, những mảnh thủy tinh nhấp nháy, trong khi bên trên vực thẳm, bao thành phố rắp tâm phiêu dạt theo nhau…
Thiên hạ tha hồ phàn nàn tranh Cường không phải là phản ảnh của thời đại. Quả có thế, anh thích thú hiến thân cho trừu tượng. Song, trừu tượng ngày nay là gì, nếu chẳng phải là sự vắng bóng một cõi đời đổ nát trong lòng mình, và để khỏi rơi vào mê sảng, mỗi cá nhân phải dụng tâm chế biến sự vắng bóng kia thành quyền hạn của nó? Trước đây không lâu, người ta đã từng khơi quái vật dậy. Bây giờ chúng ủ rũ trong viện bảo tàng và duy còn lại sự vắng bóng, tinh diệu và vô diện, tư bề đe dọa con người cùng là xô xát con người vào cùng tận tâm can. Ôi! Những thời diễm phúc độ nào trong đó con người vẫn còn có những cái gì để hủy phá! Nay con người buộc lòng dựng nghiệp bằng hoang tàn, bằng đêm, bằng sa mạc. Khổ cho nó là thế, nhưng không gian phơi mở vô tận trước mắt cũng là điều may mắn tối đại mà con người có thể ước mơ. Chúng ta hãy bằng lòng Cường đã bắt lấy dịp may. Bởi cái táo bạo mà cuộc phiêu lưu kia kêu đòi, nó muôn phần nghiêm trọng hơn nhiều thứ điên cuồng xưa cũ của ta. Tuy nhiên, người nghệ sĩ làm ra táo bạo mà chi. Nó giống mọi người nào khác, truy tầm mò mẫm một hòa hợp chính xác giữa những chất liệu khác nhau mà cõi đời đề ra cho nó, và giữa lòng thiên nan vạn nan nơi nó đi tới, đáng ca ngợi thay, Cường đã theo một con đường tắt, dựng nên vài bóng đàn bà. Nghệ thuật của anh lãng xao phong cảnh cùng tĩnh vật và vụt đi từ trừu tượng đến khuôn mặt người với một lối tả chân trang trọng mà anh chiếu rạng bằng thơ. Ở nơi anh, không có mối bận tâm dày vò đường nét, nhưng bên trên lớp xanh nhạt của biển trừu tượng, hốt nhiên gờn gợn nét vẽ tươi non của một hình người khỏa thân. Không đường nét nổi bật. Không bợn xác thịt. Chỉ một hình vẽ không thôi, mà như thế, trong ý tính của nó, nó truyền cảm bằng cái nhẹ nhàng của hư tưởng. Thế nhưng từ hư tưởng, nó cũng có cái hùng vĩ lâu đài và hình đàn bà thẳng người cao lớn kia, dù đang còn hồn nhiên uyển chuyển, đột hiện, trong vẻ trong suốt tinh sương, trên biển lặng, vừa mới tách ra từ không gian vây bọc, tựa hồ khuôn mặt phi nhân tính của hy vọng. Có thể gọi đó là buổi Chào Đời của Vệ Nữ. Mà ngẫm cho cùng, không phải thế sao? Người đàn bà đã chào đời, tôi muốn nói con người, và giờ đây nó cần xây đắp chỗ nương thân. Nhà nghệ sĩ diễn tả thời đại mình làm gì. Nó dựng nên thời đại.
Không rực rỡ. Không lạc điệu. Một chất màu ủ và quánh, mà vẫn nhẹ nhàng, và reo ca như vàng kim. Một thứ dạ kim với bao nhiêu hào quang quay trở vào bên trong. Điều này thoạt tiên bắt chán, cuối cùng ta lại đem lòng yêu mến cái e ấp tri quyết ấy, nó có vẻ như không táo gan, nhưng không phải vì thế mà không khổ công chinh phục. Phương chi chỉ cần nhìn Cường làm việc và ta thấy cái đẹp đơn sơ và bóng láng quyến rũ chầm chậm ở tranh anh, không bao giờ Cường đạt được liền ngay lúc đầu, mà nó là kết thúc của nhiều dò dẫm dài hơi, nơi kết liên của ngẫu nhiên và một tiền định nào đó không hiểu. Tranh của anh luôn khởi đi từ trong ánh rực rỡ. Bắt đầu như một vỡ òa của hoa, và hầu như luôn luôn, trở thành đại dương đêm xanh đen, không phải cái đêm cổ tích đẫm máu ám ảnh ký ức bằng kỷ niệm, nhưng là tuổi trẻ của trần gian với hết thảy kho tàng vùi chôn choàng dậy hầu soi tỏ bằng ánh sáng mong manh cái đêm đầu tiên ấy, cũng có thể gọi luôn là buổi lê minh. Vì chưng, đã đến với ta kia, từ cùng thẳm địa cầu, từng đợt sóng, không gian hé mở trong một vỗ cánh ánh thép, những mảnh thủy tinh nhấp nháy, trong khi bên trên vực thẳm, bao thành phố rắp tâm phiêu dạt theo nhau…
Thiên hạ tha hồ phàn nàn tranh Cường không phải là phản ảnh của thời đại. Quả có thế, anh thích thú hiến thân cho trừu tượng. Song, trừu tượng ngày nay là gì, nếu chẳng phải là sự vắng bóng một cõi đời đổ nát trong lòng mình, và để khỏi rơi vào mê sảng, mỗi cá nhân phải dụng tâm chế biến sự vắng bóng kia thành quyền hạn của nó? Trước đây không lâu, người ta đã từng khơi quái vật dậy. Bây giờ chúng ủ rũ trong viện bảo tàng và duy còn lại sự vắng bóng, tinh diệu và vô diện, tư bề đe dọa con người cùng là xô xát con người vào cùng tận tâm can. Ôi! Những thời diễm phúc độ nào trong đó con người vẫn còn có những cái gì để hủy phá! Nay con người buộc lòng dựng nghiệp bằng hoang tàn, bằng đêm, bằng sa mạc. Khổ cho nó là thế, nhưng không gian phơi mở vô tận trước mắt cũng là điều may mắn tối đại mà con người có thể ước mơ. Chúng ta hãy bằng lòng Cường đã bắt lấy dịp may. Bởi cái táo bạo mà cuộc phiêu lưu kia kêu đòi, nó muôn phần nghiêm trọng hơn nhiều thứ điên cuồng xưa cũ của ta. Tuy nhiên, người nghệ sĩ làm ra táo bạo mà chi. Nó giống mọi người nào khác, truy tầm mò mẫm một hòa hợp chính xác giữa những chất liệu khác nhau mà cõi đời đề ra cho nó, và giữa lòng thiên nan vạn nan nơi nó đi tới, đáng ca ngợi thay, Cường đã theo một con đường tắt, dựng nên vài bóng đàn bà. Nghệ thuật của anh lãng xao phong cảnh cùng tĩnh vật và vụt đi từ trừu tượng đến khuôn mặt người với một lối tả chân trang trọng mà anh chiếu rạng bằng thơ. Ở nơi anh, không có mối bận tâm dày vò đường nét, nhưng bên trên lớp xanh nhạt của biển trừu tượng, hốt nhiên gờn gợn nét vẽ tươi non của một hình người khỏa thân. Không đường nét nổi bật. Không bợn xác thịt. Chỉ một hình vẽ không thôi, mà như thế, trong ý tính của nó, nó truyền cảm bằng cái nhẹ nhàng của hư tưởng. Thế nhưng từ hư tưởng, nó cũng có cái hùng vĩ lâu đài và hình đàn bà thẳng người cao lớn kia, dù đang còn hồn nhiên uyển chuyển, đột hiện, trong vẻ trong suốt tinh sương, trên biển lặng, vừa mới tách ra từ không gian vây bọc, tựa hồ khuôn mặt phi nhân tính của hy vọng. Có thể gọi đó là buổi Chào Đời của Vệ Nữ. Mà ngẫm cho cùng, không phải thế sao? Người đàn bà đã chào đời, tôi muốn nói con người, và giờ đây nó cần xây đắp chỗ nương thân. Nhà nghệ sĩ diễn tả thời đại mình làm gì. Nó dựng nên thời đại.
Đỗ Long Vân
+Bửu Ý
chuyển ngữ
+Bửu Ý
chuyển ngữ
*
Bài TCS viết cho lần triển lãm tranh sơn dầu Đinh Cường
tại Đại Học Duyên Hải Nha Trang 1974
tại Đại Học Duyên Hải Nha Trang 1974
Ðã hơn mười năm, kể từ những ngày còn lang bạt cùng bằng hữu, những chuyến xe đò thoăn thoắt đi về, nối liền tiếng chim cao nguyên với loài hải âu vùng bể. Rồi lời sóng chưa kịp tan đã vội vàng nghe ra điệu suối. Kỳ thú như một cơn gió lăng loàn. Nhưng hôm nay gió phần nào đã đuối sức. Những hoa tươi lá nõn, giờ đây, đã hết trong tôi những ngày phồn thịnh. J’ai cueilli ce brin de bruyère – L’automne est morte, souviens- t’en. Sự tàn úa kia một phần vì cảnh đời bức bách, phần khác bởi chúng tôi đã khéo chiều chuộng thời gian.
Có một kẻ lì lợm đam mê kỷ niệm. Nơi tâm hồn hắn, tôi sững sờ bắt gặp đứa bạn trẻ trung ngày xưa. Trên mảnh đất riêng tư, âm vang hơn mười năm kia vẫn còn tươi tắn. Nếu biết khóc hãy yếu lòng vào những phút này, nơi mà lòng ngưỡng vọng còn nguyên vẹn về một đóa quỳ, một loài chim lạ, một con đường hiu hắt sương mù…
Ðinh Cường chính là kẻ không chịu lãng quên đó. Cường vừa ra đi vừa ở lại. Uống chén rượu hôm nay mà nhớ chén rượu ngày xưa: ” nhớ không Sơn rượu chiều Ðơn Dương, bạn cùng ta uống cạn…” Biết trở về cũng là một cách tri ân những hội ngộ trong đời.
Có người họa sĩ quá cố nói rằng: Trước khung vải tôi mãi mãi là một đứa bé. Trong Ðinh Cường cũng có một thứ hoàng tử bé suốt đời song hành với hắn. Khi tôi cầm đàn hát cho Cường nghe về cái cội nguồn kia của sông bể: “…Từng lời bể sông nghe ra từ độ suối khe…” – thì lúc bấy giờ, tôi biết rằng chú hoàng tử bé trong Cường cũng đang sửa soạn trở về rong chơi trên những núi đồi, phố thị của quá khứ.
Rong chơi là một thứ kinh vương giả trong tâm hồn Ðinh Cường. Cứ lên đường, dù cao nguyên dù biển, là đã nghe thấy trong Cường vang lên một tiếng reo vui mãn nguyện. Ði không chỉ là sứ mệnh của đôi chân, mà đi, với Cường, là lòng ngưỡng vọng linh thiêng về một tiếng gọi. Tiếng gọi của một thế giới tự mình tìm thấy từ những ngày còn trẻ trung. Tìm thấy và nhớ mãi. Nỗi nhớ ấy như một dòng suối ám ảnh, bức bách, chỉ chờ một cơn bão để biến thành sông, thành biển, là đôi chân tù túng lại lơ đãng thong dong lên đường. Ði để nhận ra một cách buồn bã những gì thiên nhiên đã đánh mất mà mình vẫn còn lưu giữ lại trong tranh.
Tôi là người khách vãng lai thường trực của Atelier Ðinh Cường. Ðêm cũng như ngày. Thế giới tranh của Cường đối với tôi không có gì xa lạ, bởi vì chúng tôi đã cùng sống trong thế giới ấy từ những ngày lòng chưa hề vướng bận về một tiếng thở dài.
Trên những phím đàn dương cầm yên tĩnh trong Atelier của Cường, tôi vẫn nghe ra mỗi ngày những âm thanh xưa cũ bay la đà trên những núi đồi hoa lá, tháp chuông, trong mắt, trong tóc thiếu nữ, trong những màu sắc nóng lạnh của những bức tranh tuy hôm nay mà cũng là của những ngày xưa nữa.
Trên những phím đàn dương cầm yên tĩnh trong Atelier của Cường, tôi vẫn nghe ra mỗi ngày những âm thanh xưa cũ bay la đà trên những núi đồi hoa lá, tháp chuông, trong mắt, trong tóc thiếu nữ, trong những màu sắc nóng lạnh của những bức tranh tuy hôm nay mà cũng là của những ngày xưa nữa.
TRỊNH CÔNG SƠN
7-1974
7-1974
*
Bây giờ, Nguyệt Mai mời các bạn nhẹ bước vào thế giới tranh của họa sĩ Đinh Cường để cảm nhận, bạn nhé!
CHÂN DUNG
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
*
.
.
.
*
.
.
.
.
.
.
.
(nguồn:- tư liệu của họa sĩ Đinh Cường)
*
Theo một ý kiến của bác Lãng Tử, xin phép đưa thêm một số tranh họa sĩ Đinh Cường vẽ thi sĩ Bùi Giáng (copy từ internet):
Bùi Giáng trong mỗi sát na. (Sát na là thuật ngữ nhà Phật hay sử dụng, chỉ đơn vị ngắn nhất của thời gian. Sát na chỉ thời gian chớp nhoáng của mỗi biến đổi).
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
NGUYỆT MAI
thực hiện
------------------------------------------------------
trích lại từ https://123hoang.wordpress.com/
===========================
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét