DALAT mộng mơ Đà… Lạt thật !/ Hoàng Vũ Đông Sơn
Nhận được lá thư có những dòng chưa thắm thiết tình người của một bà chị:
‘… đang chờ những thằng em nào lạc bước giang hồ đến xứ mộng mơ, tì, sẽ nấu cơm cho ăn và nhờ tụi nó đi uống cà phê giùm, mà, chưa đón được đứa nào cả. Giờ này đang buồn lắm …!’
Đọc thư, được lời như cởi tấm lòng, mẹ con thằng cu, sếp lớn, sếp bé của tôi chuẩn bị cho tiến lưng, gạo bị tượng trưng, rồi tống xuất ra khỏi nhà, với lời chúc thượng lộ bình an ! – và- lời dặn dò: Bố đi bao lâu cũng được. Vui thì cứ ở, buồn về ngay.
Hơn 20 năm, tôi mới có dịp đi xa, cách nhà tôi tới 300 cây số. Ba lô lên vai, lòng bồi hồi, vì, chỉ vài tiếng đồng hồ nữa được nhìn lại cảnh quang xưa cũ cùng những kỷ niệm của thuở tóc còn xanh mướt.
Hết địa giới Đồng Nai, xe vào địa phận Lâm Đồng. Từ đèo Chuối, xe từ từ lên dốc. Những núi đồi trùng điệp ngút ngàn, che chắn tầm nhìn, nhất là, khi xe chạy vào quãng giữa một kẽm chống, có cơ man, nào là bóng mát của những tàng cây cổ thụ ở vách núi 2 bên đường. Có nhiều lúc, hành khách trên xe phải đứng tim, khi có xe nghịch chiều vượt ẩu ở những đoạn đường đèo; một bên là vách núi dựng đứng, một bên là vực sâu thăm thẳm.
Càng lên cao, không khí càng thoáng đãng. Những giận hờn, cau mặt, nhíu mày, vì chật hẹp bởi ghế 2 chỗ lại 3 người ngồi, đã nhờ khí hậu mà nguôi ngoai, dẫn đến cánh đàn bà, con gái dúi vào tay nhau cục kẹo, miếng bánh, còn cánh đàn ông, con trai thì mời nhau điếu thuốc. Và, nói chuyện tầm phào về mưa, nắng, chậm, nhanh, về giá cả theo thời vụ, kiểu chọn mặt, móc hầu bao.
Tôi hí hửng, vì biết mình, không phải cơm hàng, cháo chợ, không phải ngủ tại khách sạn hay nhà nghỉ. Cái biệt thự 8 phòng có đầy đủ tiện nghi của bà chị nuôi mới phất lên, nhờ thay đổi thời thế, đang chờ tôi.
Đi không kẻ đưa ở bến xe Văn Thánh, đến không người đón ở bến Nhà Nghỉ Tình Đội, tôi đến Dalat không khác một anh Tây ba lô, trên chiếc xe Karosa số 50.7030.
Từ lúc qua đeo Prenn, thành phố Dalat đổi thay nhiều quá. Đường phố hỗn độn gạch đá, bụi đỏ tung mù trời. Những ngôi nhà mới bề thế mái bằng, mái nhọn, mọc lên như nấm. Những biệt thự có bề dày thời gian là đặc trưng của Dalat cũng đang được sửa chữa lại cho mới, để biến thành nhà hàng, khách sạn, hay, chỉ ít thì cũng ngăn ra từng phòng làm nhà nghỉ.
Tôi là người lên xe trước nhất và xuống xe sau cùng. Gia đình chủ xe thấy tôi ngơ ngao, từ lúc lên xe, suốt dọc đường, tôi đã trả lời họ, tôi đã từng sống ở Dalat, nhưng, lên Dalat bằng đường bộ, thì, đây là lần thứ 2 và lần thứ 1 bằng xe đò.
Ông bà chủ xe đò gọi giùm tôi chiếc xe gắn máy Simson quen biết, với lời dặn:
‘Đưa ông này tới đường Đồng Tâm, đầu đường là chợ Nam Thiên. Nếu có trở ngại gì thì đưa ông trở lại đây ngay’.
Chuyến đò nên quen, cổ nhận dạy, quả không sai.
Ra đến bờ Hồ, tôi yêu cầu ông Simson ngừng lại cho, tôi đi bộ một đoạn cho giãn gân cốt, sau 8 tiêng đồng hồ bị bó gối. Ông ta còn thông cảm và nhận lời ngồi uống với tôi tách cà-phê trong một quán nhỏ gần đó, để, nhìn trời, ngó đất, ngắm … mặt Xuân Hương, khi nắng chiều còn thoi thóp.
Ra đến bờ Hồ, tôi yêu cầu ông Simson ngừng lại cho, tôi đi bộ một đoạn cho giãn gân cốt, sau 8 tiêng đồng hồ bị bó gối. Ông ta còn thông cảm và nhận lời ngồi uống với tôi tách cà-phê trong một quán nhỏ gần đó, để, nhìn trời, ngó đất, ngắm … mặt Xuân Hương, khi nắng chiều còn thoi thóp.
Những ngôi biệt thự tân kỳ đã che khuất cả tầm nhìn lên đồi Cù, khách sạn Palace chỉ còn thấy mái, và nhà thờ Con Gà cũng chỉ còn phần trên của gác chuông ở trên đỉnh có con Gà trống đang chìm vào sương chiều tím ngắt.
Đến đường Đồng Tâm, mà đầu đường có chợ Nam Thiên, bà-đàn-chị lại có việc đang ở Sài Gòn, mặc dầu. tôi có thông báo trước bằng thư và nhờ Mai Hồng Khương (MHK)(xem ảnh dưới) nữ sĩ có việc lên trước đã thông báo giúp:
‘Đã lên và lên một mình. Chị M.T. không có nhà, như đã hẹn. Tôi trở về Sài Gòn ngay sáng sớm mai’.
Trong khi đang dùng bữa, thì MHK tới, cô cho biết:
‘Chị M.T. đã nhận được thư, đã nghe lời nhắn, nên hẹn: ‘Hôm nay (16 tháng giêng Bính Tí, tức thứ 3 ngày 5-3-1996′ sẽ về đón thằng em hiền lành, dễ thương nhất nước!’
Cô MHK khuyên tôi cố gắng chờ.
Mệt mỏi và chán nản, tôi điện thoại về cho ông chủ Đợi Nắng, để thông báo với đàn anh rằng:
‘Người ở Đà Lạt vẫn hát bài ‘Em ơi! Dalat váy!’. Đêm đêm, nếu ở trong phòng kín gió thì vẫn sống khỏe. Trừ trường hợp ‘nửa đêm giờ tí, canh 3’ muốn làm rể thần hồ Xuân Hương, ‘thần núi lâm viên, thì, mới sợ cái cột thủy ngân xuống 9 hay 8 độ như đài truyền hình thông báo từ mấy đêm hôm trước ‘.
Ông chủ Đợi Nắng khuyên tôi cố ở lại thêm 1 ngay và hẹn tới mai, sẽ cho biết quyết định đi hay không?
Mãi tới 20 giở 00 hôm sau, tôi mới nghe qua điện thoại:
‘Phái đoàn giang hồ vặt lên xe vào sáng sớm mai’
Tôi vội hỏi:
‘Đi bằng xe gì?’
‘Chưa biết’
‘Đến địa chỉ có điện thoại này’
‘Không biết đâu mà tìm mà kiếm. Cứ đón tại bến xe cho chắc ăn nhé!’
trái qua: MAI HỒNG KHƯƠNG, [thứ nữ Á Nam- Trần Tuấn Khải, hiện ở Hoa Kỳ.]
+ nhà phê bình văn học tiền chiến Thượng Sỹ- Nguyễn Đức Long [chết]
+ nhạc sĩ, dịch giả Lê Cao Phan (chết) + Thế Phong [ 1932- ] + Hoàng Vũ Đông Sơn (chết)
(ảnh : Lữ Quốc Văn / Saigon 1995)
(Bt)
***
Đàn anh ông chủ Đợi Nắng đã phán, tôi phải nghe thôi. Tự tôi thích đàn đúm, thích rủ rê, thì phải chịu đi mà lùng sục các bến xe từ Sài Gòn lên, đậu ở đâu, là đúng rồi. Dalat có tới 4 bến xe chính thức là bến Cũ, bến Mới, bến Tỉnh Đội, bến Công An và còn nhiều bến tự phát, do quý ông xe ôm chỉ dẫn tận tình và còn thân chinh đưa tới nơi mà vẫn chẳng thấy bóng các đàn anh, đàn chị. Đành chờ đến giờ có chuyến xe chót Sagon-Dalat của từng loại xe, theo lịch trình đã ghi ở bến xe mới. Mệt mỏi và tức bực, vì các đàn anh, đàn chị đã chơi tôi quá tễ, tôi vào quán ngồi nghỉ chân, uống một chai bia bự cho nguôi giận. Tôi cho MHK biết:
‘… tối nay tôi ra xe Karosa quen để mai về sớm. Chẳng còn một tí tẹo lý do nào để ở lại Dalat, dù thêm một khắc, để tự bêu giếu mình như thế này nữa’
Một ngày chờ mong đàn chị, môt ngày ngóng đợi đàn anh. Thật là phi lý toàn tập:
Tự mình chuốc lấy những nhiêu khê
Trách gì Dalat. Thật ngô nghê!
Bụi đỏ mơ màng theo gió cuốn
Hồ Xuân Hương … đặc quánh vùng mê
Trách gì Dalat. Thật ngô nghê!
Bụi đỏ mơ màng theo gió cuốn
Hồ Xuân Hương … đặc quánh vùng mê
Trong 2 ngày chờ mong. ngóng đợi đó, thì MHK đưa tôi đi túi bụi trên đường phố. Tôi nhớ mãi, khi qua đường 3 tháng 2, thấy tòa nhà Hội Kiến Trúc Sư Lâm Đồng nằm bên bờ nước kinh đen, đầy ứ những chất dư thừa của cư dân 2 bên bờ dồn xuống. Và lúc leo dốc lên đường Hoàng Văn Thụ, dinh thự có gắn bảng Khoa Học Công Nghệ & Môi Trường ở trong một khuôn viên rất rộng, nhưng, lại trơ trụi, không một bóng cây, một vạt cỏ, bụi phủ, rêu mờ.
Lên đồi, xuống dốc mỏi chân, tôi ngồi ở ghế đá bờ Hồ. Mùi vị nhân sinh nồng nặc. Thỉnh thoảng một cơn gió nhẹ làm xao mặt hồ nước xanh đặc quánh. Gió không đủ mạnh để làm nước hồ gợn sóng, nhưng, lại từng nhịp hất tung lên trời những bịch ny-lông, nhưng túi xốp đựng đồ ăn, giấy vụn bay lả tả. Những vỏ lon vỏ hợp bằng kim khi và các vỏ chai bằng nhựa va chạm nhau, tạo ra một âm thanh nghe thật vui tai – hồ này vẫn còn mang tên cũ Xuân Hương.
Để tiêu vặt cho xong quỹ thời gian ấy, MHK đưa tôi đến thư viện tỉnh Lâm Đồng. Cô giới thiệu tôi với vợ chồng một nghệ sĩ trẻ. Trẻ, so với tôi về tuổi tác. Đôi uyên ương này, trai tài là họa sĩ họ Vi và gái sắc là thi sĩ họ Nguyễn. Họ đã sống ở Dalat từ 19 năm nay, hàng ngày cứ nhìn thấy Dalat thay da đổi thịt, mà, tiếc nuối những cảnh thiên nhiên. Tạo hóa đã ban riêng cho thành phố Cao Nguyên Lâm viên này.
Bằng đường nét và màu sắc, họa sĩ Vi đã ghi lại những cái sắp mất của Dalat, là, những ngôi biệt thự có bề dày thời gian sẽ phải cắt cứa một phần hay toàn phần, vì, sự phóng đường, thông lối, hoặc, do tân chủ nhân muốn dứt khoát theo mới, hoàn toàn theo mới, với lối kiến trúc tân kỳ..
Tôi nhắc họa sĩ Vi, cố ghi lại chi tiết những ngôi nhà bây giờ đang còn là cũ, như: Tên chủ nhân cũ, tên kiến trúc sư vẽ đồ án, tên kỹ sư thực hiện đồ án và niên đại xây dựng, để bức họa có một tiểu sử.
Họa sĩ nói:
‘Một ý kiến hay. Nếu thực hiện được các chi tiết ấy, họa phẩm của em sẽ bất tử, khi Dalat đã hoàn toàn thay mới, đổi khác ‘.
***
Khi được biết điểm hẹn là Café Tùng, tôi và MHK bay tới. Đại phái đoàn có tới 5 người, thì đầu là trên cơ tôi tới cả chục lần: Ông bà T.T.KH. ,ông chủ Đợi Nắng( xem ảnh dưới) và 2 dượng giáo là Sầu Mê Điên và Anh Hết Tiền Rồi.(xem ảnh dưới).
Gặp được phái đoàn, tôi vừa mừng, vừa tức. Mừng, vì đã gặp được người thân trong cảnh tha hương ngộ cố tri, và tức, vì họ đã hành tôi cả nửa ngày, lên dốc, xuống đèo và cũng rất buốt, vì cái hầu bao rất khiêm nhường của tôi cứ lép dần, lép dần cho tới lép kẹp, vì, phải nói chuyện phải, quấy với mấy ông xe ôm vui tính ở miền đất cao.
Tôi ngồi xuống ghế, với thái độ, như một Trương Phi, và, trước mặt tôi là 4 trự: Đốc Bưu. Chỉ thiếu có bình rượu thật bự với một mớ cành liễu và lũ lâu la hò reo, cổ vũ, như trong truyện Tam Quốc mà La Quán Trung đã cực tả cái bực của Dực Đức.
Rất may cho cả làng là có bà Khê, sếp lớn của đàn anh Typong (xem ảnh dưới) đã xoa dịu tôi, bằng cách tỏ thiện cảm thương mến đàn em vất vả ngược, xuôi. Bà hỏi tôi uống gì cho đỡ mệt. Tôi chưa kịp trả lời, thì bà đã ngoắc người phục vụ của quán tiến ra. Tôi nói lời cảm bà chị Khê và người phục vụ. Dứt khoát không uống, bất cứ thứ gì – vì, dỗi hờn đang ngùn ngụt dâng.
Đến bây giờ vẫn còn tức, vì đã ở Dalat tới 5 ngày, mà, không uống được một tách cà phê ở Café Tùng, chỉ vì giận hờn. Thật là vô duyên!
Chị Khê và MHK tay bắt mặt mừng, tíu tít hỏi han nhau đủ thứ chuyện trên trời, dưới đất, lịch sự, cứ như 2 bộ trưởng ngoại giao cùng phe đang phác lập chương trình vãn hồi hòa bình cho một phần nhân loại đang đau thương.
Truớc khi rời quán, ông chủ Đợi Nắng đã chụp cho tôi 1 kiểu ảnh, đứng bên cạnh bức tranh của họa sĩ
Vị Ý (1923- 1983 Hoa Kỳ.) đã có mặt ở Café Tùng từ 33 năm nay. Tôi đang mong có tấm ảnh này để, để lên bàn thờ anh, trong ngày giỗ lần thứ 10, nhưng, lại là lần thứ nhất, tôi mới biết được ngày, tháng chính xác để cúng giỗ anh.
trái qua, hàng sau: họa sĩ Phan Diên + Sầu Mê Điên ( bút danh thi sĩ Thanh Chương, khi làm nhạc.)
hàng trước, ngồi: thi sĩ Phổ Đức ( chết) + Hoàng Vũ Đông Sơn ( chết) + Thế Phong (Typhong trong bài viết.)
(Bt)
trái qua: Thế Phong + Anh Hết Tiến Rồi ( ám chỉ nhạc sĩ Lê Hoàng Long 1929- ]
+ nhà văn Thanh Thương Hoàng [ Ông Chủ Đợi Nắng trong bài , hiện ở Mỹ.) --( tư liệu ảnh: TP)
(Bt)
Nhớ hồi sinh thời, anh đặt con trai tôi vào nôi, khi cháu mới ở Từ Dũ về, và nói:
‘Xin Quốc Tổ phù hộ độ trì cho cháu tôi mạnh khỏe, chóng lớn. Đời bác rồi không biết có được một thằng cu như cháu không? Mai mốt, có lẽ, bác phải vất vưởng ăn đồ thí thực, ăn cháo bồ dài lá mít của ngày rằm tháng 7 hằng năm đấy, cháu ạ.
‘Anh đứng lo, cháu nó sẽ mũ, gậy và hương khói giỗ tết bác, nếu nó được làm người’.
Tôi đã nửa đùa, nửa thật nói với anh như vậy. Không ngờ điều ấy lại là một sự thực. Thằng con tôi, cháu không được mũ, gậy bác, vì không gian cách trở, về đây nghỉ’
***
Rời quán, chị Khê về ngoại. Tất cả chúng tôi về chợ Nam Thiên, lấy ba lô ra khách sạn Thủy Tiên nghỉ. Tiện đường đi, chúng tôi ghé thăm nhà bà chị của dượng Anh Hết Tiền Rồi ở số 8 đường Hoàng Văn Thụ. Bà này là nguyên phó Chủ tịch tình Lâm đồng, cứ nằng nặc bát ‘chú và các ông về đây nghỉ’. Rất tiếc, không thể chiều theo ý bà, vì, ngay tối đó, chúng tôi đã đặt phòng ở Thủ tiên rồi.
Ngay từ giây phút rời Café Tùng, tôi đã phải đối đầu vối cuộc xa luân chiến. Bắt đầu, trận đánh là ông T.T.KH., ông ẫm ờ, ồm ồm cất giọng hát, lời thật mới do ông chế ra:
Phố núi cao, phố núi đầy sương
Cô khách nạ đi lên đi xuống
May mà có ên đời càng khó thêm!!!
Cô khách nạ đi lên đi xuống
May mà có ên đời càng khó thêm!!!
Tiếp đến, dượng Anh hết Tiền Rồi đặt câu hỏi lớn:
‘Hai ngày ở Dalat lạnh lẽo như thế này, mày đã ‘làm’ gì cho hết thì giờ? Khai mau!’
‘Đi ăn, đi uống, đi thư viện đọc sách, ngồi bờ hồ tìm tí Xuân Hương, viếng nhà thờ Con Gà Trống’, tôi ngây thơ cụ trả lời các đàn anh như vậy đó.
‘Thì cứ thành thực khai báo đi, từ việc đi ăn uống, đi đứng, nằm ngồi đêm, ngày ra sao. Anh em sẽ giữ kín cho. Sống để bụng, chết đem đi. Đừng sợ!’ – dượng Sầu Mê Điên vào cuộc bằng lời lẽ tốt đẹp đầy tình nghĩa.
‘Cảm ơn cả nón lẩn giầy rách thật bẩn của các đàn anh bô bô kính mến, đã quan tâm đến đàn em nhỏ dại này. Thế, đêm hôm qua, các anh không được…, nên bây giờ, ‘nó’ đã dội ngược, để phun ra như rắn hổ mang, vậy hả?’
Và cứ như thế, tôi bị luộc hội đồng suốt đêm ấy, cho đến gần trưa ngày hôm sau là 8 tháng 3, thì bắt đầu đổi tông. Mũi tiến công chuyển qua dượng Anh Hết Tiền Rồi. Bản chất trung thực và nóng nảy của dượng, vì nghe gà hóa cuốc, kiểu cụ cố Hồng ‘Biết rồi! Khổ lắm! Nói mãi!’, nên, dượng đã bị một quả lừa, một mình xơi cả một cái bánh phỉnh bự.
Lai rai chuẩn bị tinh thần cho dượng, từ nửa đêm về sáng, dượng chăm chỉ vuốt ngược tóc lên, cho nó khỏi ấm ớ, cứ bất khuất hoài. Dượng tập tành, lên giọng, gọi tất cả anh em là chú, xưng con, xưng cháu cho ngọt, cho ngon, để chuẩn bị đi ăn cơm khách, có heo quay, đùi gà rán, chả quế, chả chiên … là đậu hũ ky chế biến. Dượng tham gia tích cực cho bữa ăn, nào là, kê bàn, xếp ghế, đặt bát, so đũa, và khi ăn, thì giành độc quyền tiếp đồ ăn cho chủ nhân. Quan trọng nhất là khi ăn xong, dượng xăng xái dọn dẹp. Hình ảnh dượng loay hoay chui qua tấm màn gió hững hờ, đẹp ơi là đẹp! Dượng có danh xưng mới là Bê Lớn Bê To.
Thế là, tôi và dượng huề 1- 1.
Đáng lẽ vai nảy của dượng Sầu Mê Điên, nhưng, vì tật ‘Biết rồi! Khổ lắm! Nói mãi!’, nên, mới ra cớ sự. Kẻ bàng quan ‘bược cười’, nên, ưu ái tặng dượng bài thơ vô cùng to lớn:
Mong ngày mồng tám tháng ba
Dượng được bê dĩa chu choa là mừng
Mới đầu có tí ngập ngừng
Sau rồi quen thói bắt dừng khó ghê
Sau này, nào biết mô, tê ?
Rứa, răng… thì cũng đúng nghề chàng thôi
Cơm chay, Phật tính, Dượng hồi
Sớm chiêu, chiều mộ, Dượng ngồi bâng khuâng ...
Dượng được bê dĩa chu choa là mừng
Mới đầu có tí ngập ngừng
Sau rồi quen thói bắt dừng khó ghê
Sau này, nào biết mô, tê ?
Rứa, răng… thì cũng đúng nghề chàng thôi
Cơm chay, Phật tính, Dượng hồi
Sớm chiêu, chiều mộ, Dượng ngồi bâng khuâng ...
Sáng sớm 9 tháng 3, ông chủ Đợi Nắng ra đi từ 6 giờ, lấy cớ, là đi truy lùng cho ra ông T.T.KH… đã vô cớ trốn biệt anh em, để đi che dù cho sếp lớn, và, lại còn oang oang khoe ‘Củi to dễ nấu, chồng xấu dễ xài’. Ông còn có đại danh là Typong, chuyên gieo gió, để, bàn dân thiên hạ gặt bão giùm.
Chúng tôi đồ chừng rằng, ông chủ Đợi Nắng lại ra quán cơm chay ăn mảnh, hoặc, đã hẹn với quận chúa con thủy thần Hồ xuân Hương, nên, bắt anh em phải vào thất bất đắc dĩ.
Mãi 9 giờ sáng, ông mới nhẹ nhàng đẩy cửa vào phòng. Lửa cháy đùng đùng, nước sôi ngùn ngụt, chúng tôi bắt đầu luộc ông. Mới vừa tai tái, thì có cứu tinh. Ông bà Typong tới. Có mặt bà Khê, nên, chúng tôi xếp hồ sơ vụ việc. Thật là may cho ông. Tội nghiệp, thấy ông chủ Đợi Nắng suốt đời may mắn, dù bị du vào hoàn cảnh cũng có cứu tinh, vẫn ăn trên ngồi chốc trước thiên hạ. Đáng lẽ, ông phải là người bị luộc hội đồng cho nhừ, cho nát bét ra trước tiên mới phải đạo. Nhưng, nhờ mả tổ phát, hay sao đó, ông đã tọa hưởng kỳ thành, ông cứ ôm bụng cười thỏa thích 2 ngày 2 đêm. Thỉnh thoảng, ổng ra cái điều nhân nghĩa bà Tú Đễ, để, can bên nguyên một tiếng, bên bị một câu. Kiểu lửa cháy đổ dầu thêm, ở dạng góp ý, cho các chuyên gia suy diễn.
Được lắm! Hãy đợi đấy. Còn nhiều chuyện giang hồ vặt đang chờ chúng ta mà!
***
Chuyện đang vui, đang đi vào truyền thống văn hóa kinh điển, đang ngắm núi Lâm viên hiện ra trong nắng vàng, trước một bà chị Khê kính: Nuôi chồng khỏe, dạy con ngoan, để trở thành mẹ của hiện thời một bác sĩ, một kỹ sư…
Thế rồi, dượng Sầu Mê Điên thở dài một tiếng nặng nề, ngoằn ngoèo, như xe lên đèo Chuối. Dượng thỏ thẻ. Rằng:
‘Không ăn, không ngủ được, sắp bệnh rồi … Dalat bây giờ thay đổi nhiều quá. Tôi về thôi …!’
Anh em biết tỏng là dượng đã nhớ sếp lớn của dượng, nhưng, vẫn là phục cái chính, dượng sợ bị luộc, vì sẽ lần lượt tới phiên, mặc dù, dượng đã thủ rất kỹ. Chỉ với cái tội: Cả nước béo, tối thiểu cũng có da, có thịt, tại sao dượng còm, nên có nick Chương Còm, mà, xưa kia, văn sĩ Duyên Anh đã đặt cho bạn mình cái tựa, để viết thành một tiểu thuyết?
Nguyên nhân, cụ thể, thực chất và tinh thần của sự còm là gì? Trường hợp hình thành và không phát triển của sự còm?
Để dượng Sầu Mê Điên chuồn êm một mình, sợ dượng tủi, lần tới, không thèm đi với anh em, chúng tôi phải áp tống dượng về tới nhà.
Biết được quyết định chúng tôi, ông T.T.KH… mừng ra mặt. Mừng, vì lần này, đỡ phải chứng minh thế nào là củi to và dễ xài ở trong những trường hợp nào …
Bà chị, nguyên phó chủ tịch … của dượng Bê Lớn Đê To rất ngạc nhiên, với, những người khách miền xuôi đến, như mây bay, về như gió cuốn.
‘Sao các ông và chú nói ở chơi một tháng, tối thiểu là một tuần. Vì lẽ gì phải về ngay?’
‘Chúng em đều có công việc phải làm ngay, làm gấp, nên lại phải về… Vài ngày nữa, có thể lại lên lại, mà Saigon-Dalat gần mà!’ – dượng Bê lớn Đê to thay anh em, trả lời bà chị của dượng.
Dượng nói dối tỉnh bơ. Trừ ông chủ Đợi Nắng còn tí ti phong độ, còn 3 chúng tôi, đều là dượng giáo – theo ngôn từ bây giờ – đức ông chồng của các cô giáo hung hăng bám trường, bám lớp.
Đúng ra, chúng tôi cũng có ối việc làm ra đấy! Làm không hết việc, nhưng làm mà không ra tiền, chứ chả thất nghiệp bao giờ. Nhờ đức của vợ, vẫn được no cơm ấm cật, mà, không dâm dật tứ bề !!!
Có ăn nhạt mới thương mèo. Có là dượng giáo mới cảm thông được với dượng giáo. Không dám có một cử chỉ hay hành động lố lăng để làm giảm uy tín của vợ. Cảnh cơm nhà, quà vợ mãi hao mòn cả chí khí nam nhi, hỏng cả một thân thế, hư cả một kiếp người. Biết vậy, mà vẫn phải sống cho ra dáng, ra vẻ, vẫn phải sống mới đau buồn chứ!
Các cô giáo biết vậy, nên, ưa khuyến khích chồng nên có những chuyến đi giang hồ vặt, mỗi khi, các cô giáo được lãnh tiền thưởng, hay, tiền tăng tiết, với lý do đơn giản:
Đi cho biết đó biết đây
Ở nhà với vợ biết ngày nào khôn!
Ở nhà với vợ biết ngày nào khôn!
Ở nhà với vợ, khôn hay dại, vui hay buồn, còn tùy. Đi cũng còn tùy, đi với ai và đi đâu cho có ngoại cảnh thích hợp, như ông Hy Văn, nói:
Giang hồ bạn lữ câu tam hợp
Tùng cúc anh em cuộc tỉnh say
Tùng cúc anh em cuộc tỉnh say
Chuyến giang hồ vặt ngắn ngày của anh em chúng tôi tại thành phố núi buồn ít hơn vui. Dượng giáo như chúng tôi rất cảm động, khi thấy các cháu học sinh cấp 1 khoanh tay chào chúng tôi là ông, là bác rất cung kính. Các cháu cấp, cấp 3 không chào như cấp 1, nhưng, mỗi khi chúng tôi hỏi thăm đường hay nơi vần đến, các cháu đều lễ phép chỉ dẫn tường tận.
Chả biết con cháu chúng tôi và học trò của các bà vợ chúng tôi, khi ra đường gặp khách lạ có được phong dáng như các cháu ở Dalat không nhỉ?
Theo đề nghị của chị Khê, nặng, nhẹ, hồn ai nấy giữ – tất cả – cử bộ ra bến xe nhỏ ở chợ Đà Lạt. Nhưng, trước khi lên xe về, phải dạo phố đã.
Loanh quanh trên những đường có quán, chúng tôi đã bị lừa bịp, để tự cười mình. Chỉ có dượng Sầu Mê Điên là còn tức khí. Khi qua cửa tiệm bánh cuốn Thanh Trì, mà, bánh cuốn lại là bánh nhân có thịt, có giá trần, có rau húng quế, rau ngổ, rau răm và thịt heo nướng, chỉ có thiếu rau muống chẻ – chị Khê đã dành cho tôi cả tiếng đồng hồ để tìm mua giùm tôi, dù chỉ là một cành hoa tulipe, mà khắp chợ Dalat không có bán. Một người bán hoa quen biết cũ của chị, cho hay:
‘Có hoa tulipe đấy, vì Dalat có trồng mà, nhưng, muốn mua thì phải về Sài Gòn’.
***
Bù lại những cái ưu phiền vặt vãnh ấy, chúng tôi đã sống trọn vẹn với nhau 2 ngày, 2 đêm, rất vui ở khách sạn và nhà nghỉ trên phố núi. Những phút giây kỳ thú, chúng tôi đã cung hiến cho nhau đến cõi tuyệt vời của tình anh em, bằng hữu – mà chắc gì – một đời người, khó gặp được lần thứ 2 ở một chuyến giang hồ vặt trên cao nguyên Lâm viên.
Bốn câu thơ con cóc của tôi , cảm thán cái sự vô lý toàn tập, được dượng Sầu Mê Điên chuyển sang lục bát, nghe có vẻ tình cảm, lại nhiều chất thơ:
Tự mình chuốc lấy nhiêu khê
Trách gì sương phủ, u mê thế tình
Đồi thông gió cuốn trầm mình
Xuân Hương hồ lắng mênh mông mây mù
HOÀNG VŨ ĐÔNG SƠN + THANH CHƯƠNG
Trách gì sương phủ, u mê thế tình
Đồi thông gió cuốn trầm mình
Xuân Hương hồ lắng mênh mông mây mù
HOÀNG VŨ ĐÔNG SƠN + THANH CHƯƠNG
Dượng Sầu Mê Điên chuyển thể 4 câu thơ của tôi, nếu, tôi khen hay, nhưng chưa chắc đã hay đối với thiên hạ! Riêng với tôi, thì tuyệt vời đấy – ở chỗ – dượng Sầu Mê Điên đã an ủi tôi.
Tôi và Dượng ngang cơ nhau về tuổi tác.
Nịnh bợ Dượng ư, tôi chả được cái giải gì.
Còn, tên các anh, đàn chị – trừ bà Khê là tên thật – 2 người tên viết tắt, vì tôi thích thế, chứ chẳng là bí mật hay sợ xúc phạm. Những tên của dượng này, dượng nọ là tên vui, tên giả, hoặc là sước hiệu, đúng với phong dáng từng người.
Những cái tên thân mến anh em ban cho, chúng tôi chỉ dùng vơi nhau ở quán xá, hay lúc ở nhà, vắng bóng đàn bà con trẻ . *
Với chủ trương tự chê, rồi, anh em chê, để đời khỏi trách, may ra được hưởng trọn vẹn nghĩa đẹp của câu ca dao cách tân:
Trai thì Vô Kỵ làm đầu
Gái thì Bất Hối làm câu răn mình
Gái thì Bất Hối làm câu răn mình
Giả từ Dalat trong niềm vui và những lời hứa hẹn tái ngộ.
Riêng tôi, hơi quê, vì, không có quà cho sếp bé, không có tulip tặng sếp lớn của riêng mình. ./.
Hoàng Vũ Đông Sơn
—–
* – bà Khê là tên thật.
– Sầu Mê Điên, Ông chủ Đợi Nắng ra định cư ở nước ngoài, từ thập niên 2000.
Còn 3 vị trong nước:
– Hoàng Dzú Đông Sơn [Vũ: Miền Nam đọc lên, thành dzú], nay, ngồi phía sau xe gắn máy Honda, Thằng Phải Gió chở đi uống cà phê bên bờ sông Thanh Đa, chàng phải cặp nách chiếc ba toong.
– dượng Anh Hết Tiền Rồi [tác giả một ca khúc rất nổi tiếng, lời, có câu: ‘Ngày mai lênh đênh trên sông Hương, thương em thì thương rất nhiều … ‘ – giễu nhại, thành: ‘Thương em thì thương rất nhiều / mà Anh Hết Tiền Rồi] – nay, nhạc sĩ, tuổi 83, mới ngã, bị gãy giò.
(Bt)------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
tưởng niệm HOÀNG VŨ ĐÔNG SƠN [ i.e. Hoàng Ngọc Ấn 1939- 12/ 09/ 2014 saigon.] / Blog TP
=============================================================================
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét